45 năm
trước, Vu Lieberman chào đời trên con tàu chết máy và trôi giạt giữa
biển. Hai trực thăng của Không quân Anh đã lên đường giải cứu cô bé một
ngày tuổi này.
7h18
phút, ngày 2/5/1975, thuyền trưởng Anton Martin Olsen của tàu Clara
Maersk (Đan Mạch), nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu buôn Việt Nam
mang tên Trường Xuân đang trôi dạt trên biển Đông.
Trên
tàu có khoảng 3.600 người từ Sài Gòn ra đi. Họ đang đói khát, còn động
cơ tàu thì ngừng hoạt động. Ông Olsen lập tức ra lệnh cho con tàu chở
hàng của mình chuyển hướng và đến giữa trưa, bắt đầu cuộc giải cứu.
Không quân hoàng gia Anh giải cứu cô bé sơ sinh.
Sau khi
chuyển người từ Trường Xuân lên tàu mình, thuyền trưởng Olsen đưa
tàu Clara Maersk cập cảng Hong Kong. Hai ngày sau, ông thông báo một
công điện khẩn cấp yêu cầu đón 4 người tị nạn: một đứa trẻ sơ sinh ốm
yếu, anh trai 2 tuổi, người mẹ và một phụ nữ bị vỡ ruột thừa. Không
quân Hoàng gia Anh đã cử hai chiếc trực thăng đến giải cứu.
Cô bé -
với đôi vai cong hình chữ U và xương cổ bị gãy, mắt bịt kín do bị nhiễm
trùng - và ba người đồng hương của cô đã bay đến Bệnh viện quân đội ở
Hong Kong.
"Chúng
tôi được cảnh báo nhưng tại thời điểm đó chúng tôi không biết có bao
nhiêu người trên tàu", ông Jones, 68 tuổi, nói từ Anh.
Ngày ấy
Jones là một trung sĩ trong phi đội 28 của Không quân Hoàng gia Anh,
đóng tại sân bay quốc tế Kai Tak Hong Kong. Đến giờ Jones vẫn còn ký ức
rõ ràng về sự nguy hiểm, khó khăn trong nhiệm vụ không vận bốn người
này. "Không có đủ thời gian để đánh giá về những gì xung quanh", Jones
nói.
Trong khi
trực thăng của anh thả dây đón người phụ nữ Việt bị vỡ ruột thừa thì
đồng nghiệp của anh, Tim Bailey, trên chiếc trực thăng thứ hai đón bé sơ
sinh và hai người thân của bé từ boong tàu Clara Maersk.
Họ không
có thiết bị mang theo cho bé sơ sinh, điều này có nghĩa Bailey phải bế
cô bé trên tay. "Đó chắc chắn là một phút khiến bạn nín thở", Jones nói.
Trong
cuốn nhật ký của Jones đã ghi lại chuyến khứ hồi 2h50 phút từ căn cứ Kai
Tak đến tàu Clara Maersk và trở lại. "Thông thường chúng tôi không đi
ra biển như vậy", ông nói. Chiếc trực thăng có lượng nhiên liệu hoạt
động trong khoảng hai tiếng rưỡi.
Ngay sau
khi trở về Hong Kong, hai chiếc trực thăng này được làm sạch và chuẩn bị
tham gia hộ tống Nữ hoàng Elizabeth cuối ngày hôm đó. "Phi đội 28 của
chúng tôi sau đó được biết đến với tên "28 nick of time" vì chúng tôi
luôn luôn đi về đúng thời gian", Jones nói.
Mới đây,
Duc Nguyen, nhà sản xuất phim tài liệu người Mỹ gốc Việt ở California đã
tổ chức một triển lãm về những thuyền nhân tị nạn. Người lính không
quân Jones đã liên lạc với Duc Nguyen, qua đó nhờ kết nối với đứa trẻ sơ
sinh ốm yếu mà ông đã hỗ trợ giải cứu.
Ngày 2/5
vừa qua, ngày sinh nhật thứ 45 của Chieu Anh Vu Lieberman, cô và Jones
lần đầu tiên nói chuyện qua Zoom. "Tôi đã nhìn thấy bạn 45 năm trước.
Bạn đã không nhìn thấy tôi, nhưng đây là những bức ảnh bạn được chuyển
đến bệnh viện", Jones nói với Vu-Lieberman.
Họ đã
chia sẻ những hình ảnh, thông tin - những thứ được cho là mảnh ghép còn
thiếu để hoàn chỉnh "bức tranh cuộc đời" mình. "Đây là món quà sinh nhật
tuyệt vời nhất. Tôi có một cảm giác ớn lạnh chạy qua trong người",
Vu-Lieberman nói.
Vu-Lieberman sanh ra 2h sáng ngày 2/5 giữa biển Đông trên con tàu tị nạn, giờ là một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng.
Hiện là
một nhà thiết kế và điều hành thời trang thành công, Vu-Lieberman sống ở
quận Cam, California. Cô kể, mẹ đã không chia sẻ nhiều về ký ức đó. Khi
rời khỏi Việt Nam bà đang trong những ngày cuối cùng của thai kỳ.
Khoảng 2h sáng ngày 2/5, bà đã hạ sinh Vu-Lieberman ngay trên tàu. Không
sữa, không nước, không cơm cháo, một người dúi vào tay sản phụ miếng
cam thảo. Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái.
Cô bé ấy
về sau đã nỗ lực giành được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang
tại đại học hàng đầu New York. Đến giờ cô có một sự nghiệp rực rỡ với
các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Cô
cũng viết blog Truong Xuan baby để mãi nhớ mình là một đứa trẻ sanh ra
trên con tàu tị nạn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire