mardi 27 juin 2023

Nửa Hồn Xuân Lộc - Nguyễn Phúc Sông Hương

Trong ít ỏi những nhà thơ viết về cuộc chiến Việt Nam, ngoài Nguyễn Bắc Sơn, Cũng như người lính làm thơ Trạch Gầm, Nguyễn Phúc Sông Hương (NPSH) là một trong những nhà thơ được chúng ta nhắc đến nhiều …, một trong những lý do: đó là ông đã có những bài thơ nói lên cuộc chiến cam go nhưng rất anh dũng & bi tráng của người lính VNCH trong những ngày tàn cuộc chiến, chẳng hạn như “Nửa Hồn Xuân Lộc” hay “Tháng Tư… Lính không cần hớt tóc.”

lundi 26 juin 2023

Đắng Cay Của Một Người Tù

Nhà văn Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo…Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Xuất thân trong một gia đình nghèo. Di cư vào Nam năm 1954, ông từng làm đủ nghề : giữ xe đạp, quảng cáo cho gánh xiệc bán thuốc kiểu Sơn Đông mãi võ, kèm trẻ tư gia, theo Đại Việt Duy Dân lên Ba nmê thuột làm cách mạng được vài tháng bỏ xuống Long Xuyên dạy học ở các trường bán công Hòa Hảo được một thời gian lại về Mỹ Tho mở lớp trường dạy đàn guitare tại gia, rồi lại bỏ trở về Sài Gòn.

dimanche 25 juin 2023

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA RỪNG - Phan Nhật Nam

“ Rừng…
Rưng rưng nước mắt!
Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẳm,
Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong! “
 o O o
LT: Mùa Đông 1958, từ Đà Nẵng, gã thiếu niên 15 tuổi lần đầu được vào Nam. Xe lửa xuyên rừng Miền Đông Nam Bộ bắt đầu từ chặng Tánh Linh, Xuân Lộc, Long Khánh… Rừng ngờm ngợp, ngút ngàn thăm thẳm gây cảm xúc bừng bừng… Gã thúc giục đám bạn trong đoàn Hướng Đạo… Dậy xem rừng! Dậy coi rừng! Xuống ga Trảng Bom, Biên Hòa, đầu cửa rừng, Khu Quốc Gia Lâm Viên với hàng hàng cây sao cao vút hùng vĩ, gã đọc trên tấm bảng màu xanh lá cây dòng chữ hàm xúc… Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong! 

jeudi 22 juin 2023

Nhớ về giọng ngâm Hồ Điệp – Cánh bướm đã lạc giữa rừng đêm

Trời cuối thu rồi em ở đâu
Nằm trong đất lạnh chắc em sầu
Thu ơi, đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm đáy mộ sâu
Đó là bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Đinh Hùng đã từng được nghệ sĩ Hồ Điệp diễn ngâm trong chương trình thơ Tao Đàn phát trên đài phát thanh Sài Gòn nhiều lần trước 1975. Hồn thơ qua giọng ngâm tuyệt diệu như bay là đà dưới ánh trăng xanh mờ đục, đậm chất liêu trai.

Hồ Điệp, cánh bướm bên trời - Bích Huyền

Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu
Con bướm ép, thoát hồn mơ giấc ngủ
Anh trở gót, hương đưa về núi cũ
Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề
 
Những câu thơ ấy của Đinh Hùng mà nữ nghệ sĩ Hồ Điệp đã từng ngâm trong chương trình Thơ Văn Tao Đàn trên đài Phát thanh Sàigon. Tất cả đã xa quá là xa, nhưng Bh kính mời qtg và cb, chúng ta hãy cùng tưởng niệm nữ nghệ sĩ Hồ Điệp trong những giây phút Một Thoáng Hương Xưa này đây…

dimanche 18 juin 2023

Trái tim của một phóng viên Đức cho Việt Nam

Trái tim của một phóng viên Đức cho Việt Nam 

Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức - Việt Hà, phóng viên RFA

Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức
Việt Hà, phóng viên RFA

uwe-siemon-netto-1968.jpgHơn 40 năm về trước, phóng viên người Đức Uwe Siemon-Netto thuộc báo Springer Foreign News Service được cử đến Việt Nam để viết về cuộc chiến Việt Nam giai đoạn từ 1965 đến 1969, tức vào giai đoạn nóng bỏng nhất.




DẠ QUỲNH

Nhắc em lời hẹn dưới trăng
Một đêm Quỳnh nở hương băng trinh về
Ta ngồi dựa góc trời quê
Đợi mùa hoa trắng mải mê nửa đời


samedi 17 juin 2023

Nói về người Thượng, người Việt và Cao Nguyên

Hồi trước 1975 người Việt kêu những dân tộc thiểu số sống trên núi rừng là "người Thượng".Rất đơn giản,chữ 上 (thượng) có nghĩa ở phía trên và chữ 下(hạ) có nghĩa ở phía dưới
Ngoài Bắc họ kêu đầy đủ hơn là người ở miền thượng du ,dân thượng du là Mường, Thổ, Thái và Mán
Có vùng thượng du sẽ có miền trung du và hạ thu.Hạ du là đồng bằng,trung du là giữa đồng bằng và đồi núi

“GIÁ CHÚNG TA GIỮ TÂY NGUYÊN NHƯ MỘT BHUTAN” - Nhà văn Nguyên Ngọc

Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống.
Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.

vendredi 16 juin 2023

THÁNG SÁU TRỜI MƯA….

Nhạc phẩm Tháng Sáu Trời Mưa, phổ thơ Nguyên Sa của Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm, được nữ ca sĩ Ngọc Lan trình bày rất hay khó ai sánh nổi.

Ông là thế hệ nhạc sĩ sau 1975. Sanh ra và lớn lên tại Sài Gòn, Thủ Đô yêu dấu.



BỨC TƯỢNG “QUYẾT THẮNG”

Trong các bức tượng về đề tài người lính Việt Nam Cộng Hòa, tượng “Quyết Thắng” là tác phẩm được tạc sau cùng trong sự nghiệp sáng tác của Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu.
Với kinh nghiệm từ nhiều tác phẩm trước, ông Thu đã dành hết mọi tinh tế và cảm xúc để tạo nên một pho tượng sống động. “Tượng “Quyết Thắng” cao 4m, bằng bê-tông cốt thép mô tả hình ảnh của người lính Thủy Quân Lục Chiến trong tư thế ném lựu đạn. Chân trái co thấp bước tới trước, chân phải thẳng tạo thế đứng vững chắc. Cánh tay và bàn tay trái duỗi thẳng hướng về đích đến, tay phải đưa về phía lưng làm thân người lính vặn về phía sau, thế đứng này giúp cho người lính có thể ném trái lựu đạn đi xa nhất.

jeudi 15 juin 2023

ÁO HỌC TRÒ VÀ ÁO TRẬN - Như Thương

ÁO HỌC TRÒ VÀ ÁO TRẬN 
Như Thương 
 (Kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 19.6.2021) 
Thế hệ chúng tôi khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường vào thời điểm của những năm 1972 bắt đầu biết về NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA vì có những người bạn đã rời trường lớp lên đường tòng quân. Chúng tôi chợt thấy bạn mình trưởng thành hơn trong buổi bạn bè chia tay. Những người bạn ấy không còn vui chơi với thầy bạn nữa, mà cuộc đời của các bạn đã sang trang: ĐI LÍNH! Cầm bút trở thành cầm súng để bảo vệ quê hương. Tôi xin được viết chữ LÍNH bằng nét chữ hoa để Vinh danh các bạn.

mardi 13 juin 2023

Mười Hai Tháng Sáu – Vũ Hoàng Chương

Mười Hai Tháng Sáu – Vũ Hoàng Chương
Hôm nay, 12/6/2023 nhớ đến bài thơ Mười Hai Tháng Sáu của nhà thơ Vũ Hoàng Chương trên thi phẩm Mây, ấn hành năm 1943, tròn 8 thập niên.
Ngày 14, tháng 2 năm 2023, tôi viết bài Nhà Thơ Vũ Hoàng Chương & Những Hệ Lụy Cuối Đời khi vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin vào ngày 11/2: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature).

dimanche 11 juin 2023

70 Năm Tình Ca Việt Nam

70 Năm Tình Ca Việt Nam 

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) 
Trích từ SBS Radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn.;
DOWNLOAD: right click » Save Link As (Save Target As) 
 
 

samedi 10 juin 2023

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

nguyenducson3thumb-622.jpgMột trong bốn tứ trụ thơ

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 tại Dư Khánh, Ninh Thuận. Ông còn được biết qua bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông làm thơ rất sớm và đã in ra nhiều tập thơ và truyện ngắn từ đấu những năm 60 cho tới năm 1973. Ông có bài viết đăng trên những tạp chí hay các tờ chuyên đề rất nổi tiếng của miền Nam như Thế Kỷ Hai Mươi, Khởi Hành, Bách Khoa, Sáng Tạo, Thời Tập, Thời Nay, Trình Bày, Đối Diện, Mai, Văn, Văn Nghệ…
Giới văn nghệ miền Nam lúc ấy xem ông là một trong bốn tài năng thi ca mà có người gọi là tứ trụ thơ gồm: Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Bên cạnh đó ông còn nổi tiếng với tính lập dị và rất nhiều người cho rằng ông với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện nhập lại thành những dị nhân trong văn học.

Thơ Minh Đức Hoài Trinh phổ nhạc

- Trăng, Sao và Sương
-  MẸ BẢO TA ĐỪNG NHÌN QUA CỬA SỔ
-  BÀI THƠ CHO HUẾ
-  Ai về xứ Việt
-  Kiếp Nào Có Yêu Nhau
- Đừng Bỏ Em Một Mình
- NHỚ MẸ
- MƠ THẤY MẸ VỀ
- THỨC THÊM MỘT GIỜ NỮA
- ĐỢI EM VỀ 

vendredi 9 juin 2023

Minh Đức Hoài Trinh: kiếp nào có yêu nhau

Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua loạt ảnh hiếm chưa từng được công bố

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được biết đến nhiều trong âm nhạc với 2 bài hát nổi tiếng Kiếp Nào Có Yêu Nhau và Đừng Bỏ Em Một Mình, là những tuyệt phẩm nhạc trữ tình của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh trong những năm thập niên 1960.  

Minh Đức Hoài Trinh: kiếp nào có yêu nhau

 

Mây Trên Đèo Hải Vân - Minh Đức Hoài Trinh

Những ngày của Tết Mậu Thân là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Huế. Nỗi thê lương, kinh hoàng trở về cố đô Huế, với biến cố u buồn trở về với Tết Mậu Thân 1968 năm xưa, trước bao thảm cảnh chiến tranh chết chóc đổ nát từ thành phố đến cuộc đời của sinh linh tử nạn oan khiên.

Tết Mậu Thân 1968 là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Huế

Tôi xem hình và bài phóng sự của người người phóng viên đồng nghiệp là Trọng Kim của phóng viên chiến trường Minh Đức Hoài Trinh, hãy đi trở về Huế để chia sẻ nỗi đau này với dân tộc. Nhà báo Minh Đức Hoài Trinh cộng tác với đài phát thanh Pháp ORTF (Office de la Radiodiffusion et Television Francaise, tiền thân của đài RFI), bà phụ trách tin tức Việt Nam cho đài. Nhân kế hoạch tái chiếm Quảng Trị và Thừa Thiên năm 1968, bà và đoàn chuyên viên theo cánh quân Hoa Kỳ, Sư đoàn 1 Không Kỵ (The 1st Cavalry Division). Trong cuộc phản công lại chiến dịch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân của Cộng Sản(CSVN), cuối tháng Giêng năm 1968 quân Bắc Việt tung đợt Tổng Tấn Công vào ngay dịp Tết. Tết theo thông lệ là dịp lễ đón mừng năm mới cổ truyền tại Việt Nam, bao giờ cũng là thời gian thanh bình. Cuộc tấn công qui mô của CSVN đã khiến giới chức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phải sửng sốt khi quân CSVN âm mưu tấn công tiến chiếm Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

jeudi 8 juin 2023

Trăng, Sao và Sương - Cao Minh Hưng

Lần đầu tiên tôi có dịp biết thêm nhiều về Thi sĩ, Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh khi tôi có dịp phỏng vấn cô và phu quân của cô là Nhà văn Nguyễn Quang trong chương trình Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Talk Show.  Trước đây, tôi cũng có dịp gặp cô trong một vài buổi họp của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.  Người phụ nữ với vóc dáng nhỏ bé và yếu ớt vịn tay chồng đến tham dự những buổi họp.  Thường thì cô ít khi nào phát biểu, lặng lẽ đến, nghe và ra về. Tôi có thói quen dành ra vài giờ trước ngày thâu hình để tìm tài liệu về người khách mà tôi sẽ phỏng vấn trong chương trình talk show.  Trước đó, nhà văn Nguyễn Quang đã ân cần gửi cho tôi quyển sách “Ốc Muợn Hồn” của ông cũng như quyển sách “Văn Nghiệp và Cuộc Đời của Minh Đức Hoài Trinh” do ông thực hiện.

Trăng, Sao và Sương - Cao Minh Hưng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEixlA4wP22FeEiZKCaOUGSa0i6dug3dsMFsWjhTLGQGIYs5PC80Nv0cGPBFUZcYmDdQm1yxVH1aieQx6xXDYlFTNMHyMbdO9bgbPcBuXaWTQqgGNABsWzfseQQDehlenX9D1sQYs_plT_w/s320/1TS.jpgLần đầu tiên tôi có dịp biết thêm nhiều về Thi sĩ, Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh khi tôi có dịp phỏng vấn cô và phu quân của cô là Nhà văn Nguyễn Quang trong chương trình Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Talk Show.  Trước đây, tôi cũng có dịp gặp cô trong một vài buổi họp của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.  Người phụ nữ với vóc dáng nhỏ bé và yếu ớt vịn tay chồng đến tham dự những buổi họp.  Thường thì cô ít khi nào phát biểu, lặng lẽ đến, nghe và ra về.
Tôi có thói quen dành ra vài giờ trước ngày thâu hình để tìm tài liệu về người khách mà tôi sẽ phỏng vấn trong chương trình talk show.  Trước đó, nhà văn Nguyễn Quang đã ân cần gửi cho tôi quyển sách “Ốc Muợn Hồn” của ông cũng như quyển sách “Văn Nghiệp và Cuộc Đời của Minh Đức Hoài Trinh” do ông thực hiện.

Một chút kỷ niệm với chị Minh Đức Hoài Trinh - Nguyễn Hữu Nghĩa

minh-duc-hoai-trinhChị Minh Đức bằng tuổi mẹ tôi nhưng không bao giờ coi tôi như con cái hay ngay cả em út. Chị là mẫu người sinh ra để được chiều chuộng, không phải để che chở. Lần đầu khi nghe chị gọi bằng “anh”, xưng “em”, tôi tưởng chị đùa, và tôi mỉm cười, “liều mạng” gọi lại chị bằng “em”, chỉ một lần thôi.

Và chúng tôi thân nhau như thế, như hai người bạn nhỏ. Chị tin cậy tôi là người quý mến và bảo vệ chị khi gặp khó khăn. Và tôi làm nhiệm vụ của tôi như một đứa em vạm vỡ đối với một bà chị yếu mềm.

mercredi 7 juin 2023

Hoa Phượng trắng duy nhất tại Đà Lạt

Yêu người ! Yêu Phượng !
Yêu hoa đầu mùa





MỘT CHIỀU LẠ VỚI TRẦN QUANG LỘC

Một chiều Sài Gòn khoảng 8, 9 năm trước, tôi đến thăm gã bạn thơ. Trong căn phòng yên ắng khan khan vài ly rượu đưa hứng, giữa câu chuyện văn nghệ lai rai, bạn tôi bật máy mở nhạc: "Mày nghe thử bài này, mới!"
Và tôi nghe... "Đã hết rồi... những giấc mơ đầu, chiều hoàng hôn hoa khế rụng đầy sân..." - giọng hát Thanh Lam day dứt... - "có những chiều nghe rất lạ, một mùi hương xa vắng ngày xưa, quyện vào hồn thơm những đêm mưa..."

“Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang LộcNhững tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc như Về Đây Nghe Em, Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội… vẫn đang được ái mộ mặc dù đã được sáng tác từ trước năm 1975.
Nhạc của ông không bị lệ thuộc thời gian. Ca khúc “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” tuy được sáng tác vào năm 1972 nhưng người nghe khó phân biệt được nó với những ca khúc về Hà Nội trong thời gian gần đây.
Cũng tương tự, nhạc phẩm “Về Đây Nghe Em” tuy xuất hiện trước năm 1975, nhưng người nghe hải ngoại 40 năm sau vẫn tưởng Trần Quang Lộc sáng tác cho mình!

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc, với chiều tình ca “Về Ðây Nghe Em” vào ngày 12 tháng 12 tại Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley.Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị. Ông bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 60. Tuyển tập đầu tiên của ông “Hát Trong Dòng Sông Xưa” được xuất bản năm 1970.
Những tác phẩm nổi tiếng của Trần Quang Lộc như "Về Đây Nghe Em", "Em Còn Nhớ Huế Không", "Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội", "Chợt Nghe Em Hát" vẫn đang được ái mộ mặc dù đã được sáng tác nhiều năm về trước.

lundi 5 juin 2023

Dấu Ấn "Cung Tiến" - KÝ GIẢ LÔ RĂNG

Dạo này "được mùa" văn nghệ. Vừa đón tiếp ông bà Anh Ngọc hồi cuối tháng trước, tôi lại vừa nhận được thư và tape của ông bạn xa ... nhạc sĩ Cung Tiến ở tận Minnesota, miền cực bắc Hoa Kỳ. Sau "đêm Anh Ngọc" được vài ngày và bên nhà có lụt lớn ở miền Trung. "Trời hành cơn lụt mỗi năm" cái tai trời ách nước năm nay quá nặng, quá lớn, nỗi bi thương không biết nói thế nào cho hết. Một người bạn nói rằng: giả thử ông bà Anh Ngọc ở lại Sydney thêm 1 tuần nữa, đêm Anh Ngọc trở thành đêm "cứu lụt miền Trung" thì được việc quá ... Nhưng ông bà Anh Ngọc về Mỹ rồi thì tin lụt quê nhà mới tới ...

Nhạc sĩ Cung Tiến và những sáng tác và hoạt động

CungTien150.jpgNhạc sĩ Cung Tiến và những sáng tác và hoạt động âm nhạc trong những thập niên qua

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Chương trình văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm kính mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện với nhạc sĩ Cung Tiến về những sáng tác cũng như hoạt động âm nhạc của ông trong những thập niên qua.
Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney.

Những Ca khúc Cung Tiến - Bích Huyền

Bích Huyền: Những Ca khúc Cung Tiến

Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney.
Trong những năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.

Nhạc sĩ Cung Tiến và những sáng tác

HƯƠNG XƯA LƯU LUYẾN TIẾNG NGUYỆT CẨM
Đã mấy Thu Vàng nhân cố mơ?
Hương Xưa, Mắt Biếc nhớ Đôi Bờ
Cô Tô, Lệ Đá Xanh Hoài Cảm
Tấu khúc ngư trầm Nguyệt Cầm tơ
Bảy ca khúc có tên trong bài tứ tuyệt trên chưa phải là trọn vẹn gia tài âm nhạc của Cung Tiến, tuy nhiên, chúng phải được kể là những nhạc phẩm đặc sắc nhất mà ông để lại cho đời, nhất là những tuyệt phẩm mang âm hưởng bán cổ điển độc đáo, sang trọng, quý phái như “Hương Xưa”, “Nguyệt Cầm”, “Lệ Đá Xanh”. (Nguyễn Hoàng Dũng) 

Cung Tiến và Hoài Cảm, Thu Vàng, Hương Xưa

Related imageVới ba sáng tác trác tuyệt là Hoài Cảm, Thu Vàng và Hương Xưa lần lượt ra đời vào năm ông 14, 15 và 16 tuổi, Cung Tiến được xem như một hiện tượng âm nhạc Việt Nam vào thời gian Đệ Nhất Cộng Hòa, dù vậy khi hết Tú Tài chuyên ngành ông học là về kinh tế và ông được học bổng của Úc du học tại Sydney từ năm 1957.

Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi
Nhớ nhau muôn đời mà thôi!
 

LỆ ĐÁ XANH - MỘT BÀI THƠ, HAI BÀI HÁT

L’image contient peut-être : une personne ou plus et gros planKhông nhiều người biết bài hát nổi tiếng: "Nửa hồn thương đau” của Phạm Đình Chương được phổ nhạc từ bài thơ “Lệ đá xanh” của Thanh Tâm Tuyền. Điều thú vị nữa là nhạc sĩ Cung Tiến cũng đã phổ nhạc bài thơ này thành bài hát “Lệ đá xanh”.

Trong khi nhạc sĩ Cung Tiến hầu như sử dụng toàn bộ lời thơ thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương chỉ mượn ý, hay đúng hơn là chỉ một câu trong bài thơ:

Lệ đá xanh (Nhạc: Cung Tiến-Thơ: Thanh Tâm Tuyền)

THANH TÂM TUYỀN VỚI BÀI THƠ LỆ ĐÁ XANH HAY NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU
Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) vừa là một nhà thơ cũng là một nhà văn nổi tiếng ở miền Nam trước 30/4/75. Ông tên thật Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh, Nghệ An và mất ngày 22/3/2006 tại Minnesota, Hoa Kỳ do bệnh ung thư phổi. Hưởng thọ 70 năm cộng với 10 ngày tròn trĩnh.
Theo tiểu sử thì nhà thơ nhà văn Thanh Tâm Tuyền vào Nam khi còn rất trẻ. Vào đất Sài Gòn năm 1954 ông đã chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Sau đó, cùng nhà văn Mai Thảo (1927–1998) thành lập tạp chí Sáng Tạo năm 1957, lúc đó gồm Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Quách Thoại, Lý Hoàng Phong, Lữ Hồ, Trần Thanh Hiệp, Thanh Nam... cùng các họa sĩ Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Thanh. Năm 1960, tạp chí Sáng Tạo ra bộ mới, có thêm Cung Trầm Tưởng, Thạch Chương, Dương Nghiễm Mậu...

dimanche 4 juin 2023

CHIẾC ĐỒNG HỒ TINH XẢO MANG HÌNH ẢNH CỦA HAI BÀ TRƯNG

Trong hình là mẫu đồng hồ mới nhất mang tên “Christophe Claret Legend Unique Piece Hai Ba Trung” vừa được Christophe Claret - một thương hiệu đồng hồ nổi tiếng cao cấp đến từ Thụy Sĩ, thiết kế với hình ảnh của 2 vị nữ tướng dũng mãnh bậc nhất trong lịch sử của Việt Nam.

Ông Christophe Claret, người Thụy Sĩ sinh năm 1962 là một nghệ nhân của ngành đồng hồ cơ. Năm 1986 ông đã mở xưởng chế tác đồng hồ lấy tên mình, đặt tại thủ phủ Le Locle, Thụy Sĩ.

samedi 3 juin 2023

MỘT THỜI BỂ DÂU !

- Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Mạnh Côn – mất ngày 01/06/1979 trong ngục tù cộng sản bắc việt 
Sài Gòn sau 1975, khi cộng sản “vào thành”
Tôi bị gam giữ ở “An Ninh Nội Chính” (sau này là Sở Công An TP), rồi sau đó họ chuyển tôi về trại T20 số 4 Phan Đăng Lưu, khu C2 phòng 7. Tại đây tôi ở chung với anh Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (cựu Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã, giáo sư Đại học Vạn Hạnh), ký giả Đoàn Kế Tường (sau này ra tù, Tường cộng tác với Huỳnh Bá Thành, Phó Giám Đốc Công An Thành Hồ, viết cho tờ Công An Thành Phố, ký tên Đoàn Thạch Hãn), ông Nguyễn Văn Trương, chủ nhà sách và nhà xuất bản Khai Trí…

vendredi 2 juin 2023

Nhạc sĩ Xuân Tiên

NHẠC SĨ XUÂN TIÊN cây đại thụ của tân nhạc VN vừa qua đời ngày 2 tháng 6 năm 2023 , tại thành phố Sydney nước Úc, hưởng thọ 102 tuổi. NS Xuân Tiên tài hoa ngoài sáng tác nhạc , chơi thể thao , NS còn có khả năиg chơi 25 loại nhạc cụ, cả nhạc cụ phương Đông lẫn phương Tây