samedi 31 mars 2018

ĐẢNG DÂN CHỦ LÀ ĐẢNG GÌ? - Vũ Linh

http://vi.sott.net/image/s22/449037/full/who_should_the_democrats_be_ge.jpgCâu trả lời cho tựa bài viết tuần này hiển nhiên: đảng DC là một trong hai chính đảng của đại cường Cờ Hoa, là đảng có quan điểm thiên tả, có thể gọi một cách nhẹ nhàng hơn, là ‘cấp tiến’. Là đảng tự nhận phc vụ người dân… thấp cổ bé họng, như dân nghèo, dân da màu, dân lao động và dân tỵ nạn.
TT Thiệu đã nói một câu để đời, có thể áp dụng vào rất nhiều chuyện. Kể cả áp dụng vào đảng DC Mỹ: đừng nghe những gì họ nói, mà hãy nhìn kỹ những gì họ làm.

vendredi 30 mars 2018

Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ

Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái”: Một Chương Trình đầy kỷ niệm, đầy dư âm và tình nghĩa Thầy-Trò.

Một buổi chiều Chủ Nhật cuối tuần ngày 9 tháng 4 năm 2006 vừa qua tại Trung Tâm Lạc Hồng thành phố Houston với gió nhẹ và bầu trời quang đãng, Chương Trình “Phạm Thế Mỹ va Những Ngày Xưa Thân Ái” đã diễn ra trong bầu không khí thân tình và đầy xúc động, với sự tham dự của hơn 450 đồng hương (theo Ban Giám đốc TT Lạc Hồng và A. Quảng Đức từ Virginia về tham dự) và một số khoảng 60-70 đồng hương đã ra về vì không còn chỗ đậu xe. Trong số quan khách có những người từng là bạn nghệ sĩ một thời với Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ năm xưa ở Sài Gòn như Nhạc sĩ lão thành Đan Thọ (với nhạc phẩm nổi tiếng “Chiều Tím”), Giáo Sư Doãn Quốc Sĩ, Nhạc sĩ Đăng khánh và chị Phương Hoa/ Giám đốc Đài VOVN 1110 (nơi mà người học trò của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ là A. Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy đang cộng tác cũng là Trưởng Ban Tổ Chức) đã dành mối ưu ái và ủng hộ cho chương trình Phạm Thế Mỹ từ ngày đầu tiên với tất cả lòng yêu mến dành cho một người nhạc sĩ kém may mắn vào lúc cuối đời. Anh chị Khuất Duy Trác (Ca sĩ Duy Trác), Bác Sĩ Nguyễn Đức Tuệ (Việt Nguyễn) cùng phu nhân BS. Nguyễn Thị Quỳnh Giao, BS. Mùi Quí Bồng, Anh Phạm Thông (báo Con Ong Texas), nhà văn Tạ Xuân Thạc, nhà thơ Ngu Yên, anh Quảng Đức (Nguyễn Bè) đến từ Virginia, đặc biệt các anh chị cựu SV/Viện Đại Học Vạn Hạnh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh… từ các nơi đến tham dự CT “PTM & NNXTA” tai Houston.

Phạm Thế Mỹ và “Những Ngày Xưa Thân Ái”

http://www.dongnhacxua.com/non-wp/uploads/nhung-ngay-xua-than-ai-0-pham-the-my-pham-ho-amnhacmiennam.blogspot.com-dongnhacxua.com_.gifTrong số những nhạc sỹ sống ở miền Nam viết về đề tài lính và chiến tranh, nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ đã để lại những dấu ấn sâu đậm khó phai mờ. Ông không quá thi vị đời lính như Trần Thiện Thanh, cũng không phản chiến mạnh mẽ như Trịnh Công Sơn. Thế nhưng với “Trăng Tàn Trên Hè Phố” hay “Những Ngày Xưa Thân Ái”, một thế hệ thanh niên miền Nam và ngay cả thế hệ sau 1975   phần nào cảm nhận được thế nào là chiến tranh, là hy sinh mất mát nhưng trên hết là tình người, tình anh em.

Phạm Thế Mỹ

http://nguoinoitieng.tv/images/nnt/1/2/anv.jpg

Phạm Thế Mỹ Một trái tim "Thương quá Việt Nam"

 

mardi 27 mars 2018

Áo Dài Trong Thơ Và Nhạc - Lê Hữu

Chiều nào áo tím nhiều quá / lòng thấy rộn ràng nhớ người...
Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của Duy Trác cất lên đâu đó trong một ngày đầu thu gợi nhớ hình ảnh và nơi chốn thân quen trước “cổng trường áo tím” những chiều tan học. Áo tím túa ra như đàn bướm, áo tím thướt tha dọc theo những “lối đi dưới lá” trên lề đường Phan Thanh Giản, trên những đường phố Saigon ngập nắng. Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào thi ca, làm rung động lòng người và là nguồn cảm hứng vô tận của những người làm thơ, viết nhạc. Tà áo nên thơ ấy, dưới đôi mắt ngắm nhìn của người nghệ sĩ, là bức tranh sinh động với nhiều đường nét, nhiều dáng vẻ, thể hiện qua từng lời thơ ý nhạc:

dimanche 25 mars 2018

Donald Trump Và Cuộc Cách Mạng Về Nguồn - Vĩnh Tường

Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 10 
https://static.politico.com/dims4/default/8a9d19b/2147483647/resize/1160x%3E/quality/90/?url=https%3A%2F%2Fstatic.politico.com%2Fc0%2Fa5%2Fc362e13d4d0d85caa7642ef8e91a%2F25-donald-trump-79-ap-1160.jpg… trong khi Tập Cận Bình đưa đất nước Trung Quốc trở về thời quân chủ - kèm thêm chủ nghĩa Marxism biến thể, thì ở Hoa Kỳ, TT Donald J. Trump cũng đưa đất nước trở về, nhưng trở về thời độc lập, tự do tư bản - vàng son của nó (Make America Great Again). Hoa Kỳ không có quá khứ vua chúa, và may mắn là chưa bao giờ được nếm mùi xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chuyến tàu Trump chắc chắn không có ghế cho những ai muốn chạy về huớng cổ mộ của Mác – Lenin (Marxism – Leninism). Đường gập ghềnh, đầy gai gốc và chướng ngại dọc ngang khiến con tàu phải lắc lư là điều không thể tránh khỏi. Đó là lẽ thường của lối trở về sau thời gian hoang phế - không chỉ sự vật mà cả lòng người đã ngã nghiêng, xa rời chính đạo, mất định hướng. Cho dù con người quyết định tất cả, nhưng tất cả quyết định không ra ngoài chữ thời, cũng như lúc này, cuộc cách mạng về nguồn khi đủ cơ duyên thì nó nhất định phải đến.

samedi 24 mars 2018

Một cách nhìn khác về nước Mỹ dưới thời Donald Trump

Một cách nhìn khác về nước Mỹ dưới thời Donald TrumpMột cách nhìn khác về nước Mỹ dưới thời Donald Trump 

Phương châm trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” và để thực hiện mục tiêu to lớn này, trong suốt thời gian qua Tổng thống Mỹ đã kiên định chích sách “nước Mỹ trên hết” cả trong đối nội và đối ngoại. Hơn 12 tháng sau những lời hứa tranh cử, ông Trump đã khiến nước Mỹ và Thế giới thay đổi khá nhiều.

vendredi 23 mars 2018

Câu chuyện những bài hát bị cấm - Kính Hòa, RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/prohibit-songs-03192017091609.html/con-duong-xua-em-dia-0950.jpg/imageNăm bài hát sáng tác trước năm 1975 lại bị cấm sau khi được cho phép lưu hành trong một thời gian dài. Lý do của sắc lệnh cấm đoán mới ra đời này là phải kiểm tra lại ca từ và nguyên bản.
Một người tên là Nguyễn Phú Yên viết trên mạng xã hội:
Nếu xem lại ca từ của các bài hát này, ta thấy chẳng có bài nào vi phạm các tiêu chí “chống cộng, phản động, đồi trụy” ở đây cả! Đó là những giai điệu gợi lên tình cảm nhân văn và quý giá mà người nhạc sĩ đã thể hiện được trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong khi bộ mặt văn hóa hiện nay rơi rơi vào thảm trạng tệ hại, cần bỏ công sức để chấn chỉnh và phát huy những giá trị tốt đẹp, thì các quan lại “rách việc” đi xét lại việc cấp giấy phép mà chính mình đã đặt bút ký tên vào đó.”

Tưởng nhớ NS Nhật Ngân

http://cothommagazine.com/nhac1/NhatNgan/NhatNgan-10.jpg 

Tiền, khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù

Tiền, khi cho vay là bằng hữu, khi đòi lại là kẻ thù: Đã bao người rơi vào tình huống này?
Bạn có tin rằng, chính những lúc vay – mượn tiền, con người ta sẽ nhìn thấu những người xung quanh mình?

Tiền là thứ không thể thiếu trong xã hội này. Tiền cũng là thứ mà nhờ nó, chúng ta có thể nhìn thấu người cạnh mình.
Khi mượn tiền, người ta có thể nhìn thấu lòng người; khi trả tiền, người ta có thể nhìn thấu nhân phẩm.

jeudi 22 mars 2018

Dùng liệu pháp mát-xa ngón tay để điều trị bệnh tật

Dùng liệu pháp mát-xa ngón tay để điều trị bệnh tậtTrong Đông y có câu, “Thập chỉ liên tâm” (10 ngón tay kết nối đến tim), vì thế có thể dùng liệu pháp đối với ngón tay để điều trị bệnh tật. Vậy lợi ích của việc mát-xa ngón tay là gì? Mát-xa ngón tay có thể trị được những bệnh gì? 



NS Nhật Ngân

http://cothommagazine.com/nhac1/NhatNgan/NhatNgan-10.jpg 

Dòng Nhạc Nhật Ngân

  http://cothommagazine.com/nhac1/NhatNgan/NhatNgan-10.jpg

mercredi 21 mars 2018

TRỊNH CÔNG SƠN và những ngày Văn khoa - TỪ THỨC


Trịnh công Sơn và những ngày Văn khoa
TỪ THỨC
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ? (HĐL)

https://i.ytimg.com/vi/Q1iwoWwcPWU/maxresdefault.jpgMột ngày đầu tháng tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một
người bạn từ Việt nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : cậu có nghe tin về Trịnh công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.
Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu .Tôi nói với ông bạn : như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

dimanche 18 mars 2018

Những cái nón cối đi qua đời tôi

Những cái nón cối đi qua đời tôi 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIU2uXHYimeNtwH1u6Ygu4RYqSY2yPUivaXkn1C-eXla5v7Ti4i6ETQqnru4IXE_rYs0KL0RLp5QgghPzJVutRzrDKquShGpP8UWIwMC3LY1c3TjqwRhS-ezHYt_IpxA9kUpu7byuhHiI/s1600/danlambao.jpg 

Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu - Tường An, thông tín viên RFA

Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsey đeo tang diễu hành...Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đóTrong chuyến trốn chạy chế độ Cộng sản sau ngày 30/4, hoặc di tản bằng máy bay, hoặc vượt thoát bằng thuyền hay được bảo lãnh bởi người thân, bằng cách này hay cách khác họ đã đến Đức, Pháp, Hà Lan.v.v…. Sau đây là hồi ức 40 năm của những người Việt tị nạn tại Âu châu
Ngày thống nhất đất nước cũng là ngày bắt đầu những chia lìa, những bắt bớ, sợ hãi, nghi ngờ và cả một chuỗi tang thương nối tiếp. Kính mời quý vị cùng chúng tôi sống lại một ngày của kinh hoàng, của tiếng cười chìm sâu trong tiếng khóc qua hồi tưởng của một số nhân chứng tại Âu châu.

jeudi 15 mars 2018

Phim Ride the Thunder và Kiều Chinh - Huy Phong

RIDE THE THUNDER BOOKTháng Tư 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày Sàigòn và miền Nam sụp đổ. Nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, Ride the Thunder Productions và Koster Film, LLC, sẽ trình chiếu ra mắt phim "Ride the Thunder" của đạo diễn Fred Koster vào ngày 27 tháng Ba, 2015 tại Regency Theatres, số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.
Truyện phim dựa theo cuốn sách cùng tên, "Ride the Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của tác giả Richard Botkin. Đây là cuốn phim đầu tiên thể hiện được danh dự và chiến thắng đích thực của các chiến sĩ VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện chính được kể là đôi bạn chiến đấu Việt-Mỹ: Thiếu tá Lê Ba Bình, tiểu đoàn trưỡng Tiểu đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH và Đại uý John Ripley, cố vấn Mỹ. Cũng là lần đầu tại Hoa Kỳ, cuốn phim có sự tham gia của nữ diễn viên Kiều Chinh như một Co-Producer.




mercredi 14 mars 2018

Hồi ức tuần lễ cuối cùng ở Sài Gòn, 30/4/1975 kết thúc chiến tranh VN

Phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn hôm 30-4-1975.Ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh VN kéo dài 21 năm đã kết thúc, hai triệu ngưới Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc thiệt mạng, bên cạnh đó là sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ, đồng minh chính yếu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Tháng 3/75 sau khi ra lệnh rút quân khỏi Pleiku Kontum, một quyết định dẫn tới sự sụp đổ hỗn loạn ở vùng cao nguyên trung phần và các tỉnh phía bắc VNCH, chạy dài từ Huế vào  tới Phan Rang. 

Lê Văn Khoa Một Đời Cho Nghệ Thuật

Vietnam Film Club trân trọng giới thiệu
Phim Tài Liệu năm 2018 về
Nhạc sĩ, Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa

-      1953. Lê Văn Khoa dấn thân vào các sinh hoạt của xã hội Việt Nam Cộng Hòa trong các lãnh vực: Giáo Dục, Tôn Giáo, Nhiếp Ảnh, và Âm Nhạc.
-      1975. Lê Văn Khoa tị nạn tại Hoa Kỳ. Miền đất Tự Do đã tạo cơ hội cho Lê Văn Khoa thực hiện giấc mơ: đưa nhạc Việt vào bầu trời âm nhạc thế giới. Nhạc giao hưởng của Lê Văn Khoa, và đặc biệt Đại Tấu Khúc Vietnam 1975 (Symphony Vietnam 1975) đã được trình diễn bởi các Ban Đại Hòa Tấu quốc tế nổi tiếng tại Úc, Ukraine, và các Tiểu Bang Hoa Kỳ từ năm 1995.
-      2018. Sự nghiệp về văn hoá, nghệ thuật, và Tinh Thần Dân Tộc của Lê Văn Khoa trong hơn 60 năm đóng góp cho Đất Nước được đúc kết trong phim tài liệu: 

Nhạc đấu tranh Lê Hoàng Trúc

Continental 6 - Dân Ca 3 Miền Nam Trung Bắc - Thu Âm Trước 1975

lundi 12 mars 2018

Vợ Lính Thời Chinh Chiến..





Lời Giới Thiệu (Giao Chỉ - San Jose): Tác giả bài viết này là một phụ nữ sinh trưởng ở Bàu Trai, miền Đông Nam Phần. Đây là một địa danh mà các quân nhân từng hành quân ở vùng 3 chiến thuật đều quen biết. Từ câu chuyện tình đơn sơ, một thiếu nữ hiền lành trở thành người vợ lính thời chiến. Đời sống gia binh, người chồng chuẩn bị đi hành quân, tiếng khóc của góa phụ nhà kế bên, tiếng xe Jeep của chàng trở về chạy trên sân sỏi, tiếng súng đêm đêm vọng lại, những lần từ biệt vội vàng, các chuyến về thăm nhà bất chợt giữa các trận đánh. Người vợ lính với 20 năm khắc khoải, hạnh phúc đếm từng ngày để đến lúc tan hàng lại tiếp tục lo cho chồng đi cải tạo. Chúng ta đã từng đọc các trang sử chiến tranh của nam nhi thời binh lửa. Bây giờ xin một lần đọc để thông cảm cho những giọt lệ của phụ nữ VN trong vai trò vợ lính thời chinh chiến.

Người Lính Không Có Số Quân - Trần như Xuyên

 

samedi 10 mars 2018

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học (Tường An, thông tín viên RFA)

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html/sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh3-600.jpg/imageNhững ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :
«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»

vendredi 9 mars 2018

‘Giọt tình xuân’ – khúc hoà tấu giữa hai dòng nhạc Lê Uyên Phương và Trịnh Nam Sơn - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/le-uyen-phuong-trinh-nam-son-cl-02282016082402.html/tin-chinh-am-nhac-le-uyen-phuong-01.jpg/@@images/165ed17a-c7db-4e00-8d8c-5019b7e464f8.jpegTrong nghệ thuật, có những sự kết hợp giữa hai dòng chảy hoàn toàn khác nhau, nhưng với sự sáng tạo uyển chuyển, thì sự kết hợp ấy sẽ tạo nên một tác phẩm đẹp và hài hoà. Trong âm nhạc cũng thế, có những dòng nhạc, giai điệu mà thoạt nhiên, mọi người nghĩ rằng không thể “cùng chung một nhịp”, thế nhưng không hẳn thế. Chúng ta từng biết nhạc sĩ Hà Chương đã “remix” thành công ca khúc dân gian Trống cơm khi kết hợp đàn bầu và giai điệu hiện đại DJ.
Giờ đây, cũng là một sự kết hợp, một khúc hoà tấu tình yêu và thân phận được thể hiện bởi những sáng tác và hai giọng ca ở hai thập niên khác nhau. Đó là dòng nhạc Lê Uyên Phương và dòng nhạc Trịnh Nam Sơn lần đầu tiên phối hợp trong đêm nhạc “Giọt tình Xuân” ở Saigon Performing Arts Center, thành phố Fountain Valley, California đêm 27 tháng 2 năm 2016.

mercredi 7 mars 2018

NGẠO NGHỄ CỜ TA BAY… Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)

 
(Đại Hội Thanh Niên Thế Giới, Sydney – Australia – tháng7/2008. Thân tặng các Bạn Trẻ Việt Nam và Năm Châu. Kính riêng tặng LM Paul Văn Chi và bạn Đường Phước Lộc, đã thông báo cho tôi biết lúc Cờ Vàng được tung bay trên lễ đài khai mạc Đại Hội).

Tealan Minh Tuyết – Con Đường Đã Chọn

http://media.blogradio.vn//Upload/CMS/Nam_2015/Thang_5/Ngay_19/Images/phan-dinh-phung.jpgKể lại chuyện tình của hai nhân vật trong truyện đã được đổi tên. Nếu có sự trùng hợp nào là ngoài ý muốn của người viết.
***** Thanh Như:
Tôi vốn sinh ra ở miền Tây, lớn lên ở Sài Gòn nhưng Đà Lạt đối với tôi không xa lạ. Lúc tôi lên mười tuổi, tôi đã biết Đà Lạt vì tôi có dịp lên thăm đồn điền của dì tôi, cũng không xa nơi này lắm. Dượng tôi cứ mỗi cuối tuần từ Sài Gòn lái xe lên đây thường đem tôi theo làm bạn đường. Tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh và mập mạp, da dẻ lúc nào cũng hồng hào, nên luôn cảm thấy rất dễ chịu trong không khí mát lạnh của Đà Lạt vào mùa hè. Tôi hay thức dậy đòi theo dì, dượng từ tờ mờ sáng tinh sương để đi ra vườn trong khi mọi người còn an giấc điệp. Khi trời gần sáng, như mộ ngày tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn lại ngân vang đánh thức thế gian bắt đầu một ngày mới.

mardi 6 mars 2018

Còn gì xấu hổ hơn nữa?

http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd3/HQPD_1365105540.gifNgày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử Việt Nam như ngày quốc hận của toàn dân và bắt đầu bằng quốc hội Canada, sẽ được lịch sử thế giới ghi dấu như tội ác chống nhân loại của đảng CSVN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: "Còn gì xấu hổ hơn nữa" sẽ được trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Nợ Đời Một Nửa, Còn Một Nửa Ơn Em - Phạm Tín An Ninh


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTHta8-7UlHFziEPC3Iq0UiFlfQIEBAVYbIdjqCsOMVp7hVXGFO phạmtínanninh



(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc giòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung.

lundi 5 mars 2018

Ns Tuấn Khanh: Những gì còn lại

Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.
Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle làngười lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.

samedi 3 mars 2018

NAM LỘC NGƯỜI NHẠC SĨ CỦA QUÊ HƯƠNG BỎ LẠI

Nam Lộc sinh ra tại Bắc Ninh, di cư vào Nam năm lên 10, lớn lên tại Sài Gòn. Ông tham gia phong trào nhạc trẻ vào đầu thập niên 1960, điều hành quán cà phê “Quán Gió” và hợp tác với Cục Tâm lý chiến thuộc Nha Chiến tranh Tâm lý. Năm 1975 ông cùng gia đình sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, làm Giám Đốc cơ quan thiện nguyện USCC giúp đồng bào tị n ạn và tiếp tục sáng tác âm nhạc. margin-left: 1em;">
Những ca khúc của Nam Lộc thể hiện những khía cạnh xã hội bất hạnh, đặc biệt về thân phận người tỵ nạn như “Saigon Vĩnh Biệt”, “Xin Đời Một Nụ Cười”, “Người Di Tản Buồn.”.
Nam Lộc đến với trung tâm Asia lần đầu tiên trong vai trò MC cạnh Lê Tín Hương trong chương trình “Thơ Và Nhạc” vào năm 1998 và tiếp tục làm trụ cột Asia cho đến nay.

TT OBAMA XUẤT SẮC NHẤT? - Vũ Linh


https://baomoi-photo-2-td.zadn.vn/w700_r1m/17/11/06/105/23846281/2_60441.jpgTuần qua, kẻ này đọc tin tức, thấy báo New York Times làm ‘thăm dò’ trong các sử gia, và khám phá ra họ đánh giá TT Obama là tổng thống xếp hạng 8 trong 45 tổng thống Mỹ, trong khi TT Trump được hân hạnh cầm cờ đỏ, hạng bét bẹt.
       Đây là thăm dò qua 170 sử gia và giáo sư sử học mà có người gọi là “có trình độ và tư cách hơn những kẻ viết email vớ vẩn, và các sử gia này đang dạy cho thế hệ gốc Việt thứ nhì biết cách suy nghĩ cho chính xác hơn là những tay cực đoan chuyên bịa đặt các loại fake news”.
Cũng trong tuần qua, kẻ này nhận được một email ‘rơi’, tức là loại email trên trời rớt xuống. Email đó đại khái có đoạn này: “Obama … là người đã cứu nước Mỹ ra khỏi thời kỳ đại suy thoái kinh tế, cứu kỷ nghệ xe hơi Hoa Kỳ, cứu các nhà bank lớn nhất nước Mỹ ra khỏi tình trạng bankruptcy, cứu hệ thống tài chánh và Ngân Hàng Hoa Kỳ ra khỏi cơn khủng hoảng, đưa kinh tế Mỹ trở thành hưng thịnh nhất trong vòng hàng chục năm nay, dọn mâm cơm thịnh soạn cho ngài TT Trump (chuyên gia Bankrupcy) hưởng, và còn nhiều lắm kể không hết”.

Người Lính VNCH và Người Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông

http://amnhac.fm/index.php/photo/image?view=image&format=raw&type=img&id=22314Nguyễn Văn Ðông và, điểm đứng chông chênh giữa hai đầu tả, hữu-Du Tử Lê
Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.

Điển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiu mưa biên gii” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. Âm vang của ca khúc “Chiu mưa biên gii” lại được khuếch tán thêm nữa, khi cũng trong năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch, lần đầu tiên, trình bày ca khúc ấy tại “Đi nhc hi Trăm Hoa Min Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp, thu “play back.” (1)
http://amnhac.fm/index.php/nguyen-van-dong/6057-nguyen-van-dong-va-diem-dung-chong-chenh-giua-hai-dau-ta-huu

Chinh chiến một thời trong những tình khúc của Nguyễn Văn Đông- Bích Huyền

http://amnhac.fm/index.php/photo/image?view=image&format=raw&type=img&id=22333"Thời gian là tất cả hương và phấn
Xóa nhòa đi bao ký ức xa xăm"
Tôi không nhớ hai câu thơ đó của ai - một người bạn đã chép vào trong tập lưu bút của tôi thời đi học. Thời gian sẽ qua đi, nhưng có thật thời gian sẽ xóa nhòa đi tất cả hay không? Có thể xóa mờ lắm, nhưng tất cả thì không thể đâu. Trong vòm trời kỷ niệm, có những hình ảnh nhòa nhạt, mờ mờ, ảo ảo, thấp thoáng ẩn hiện như trong một giấc mơ, nhưng cũng có những hình ảnh rõ rệt đến không ngờ. Một lúc nào đó hiện ra bất chợt, chẳng hạn như được đọc một bài thơ, được nghe một bản nhạc quen thuộc xa xưa.


vendredi 2 mars 2018

Nguyễn Văn Đông TRÁI TIM VIỆT NAM

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người con sinh ra và trưởng thành của đất Sài Gòn Gia Định, người đã chọn ở lại để được về với đất mẹ như lúc trước biết cố 1975 người đã chọn sự nghiệp binh nghiệp và âm nhạc, đặt tình yêu nước lên trên hết với tất cả danh dự và tránh nhiệm; cả khi phải buộc phải tồn tại trong nghịch cảnh lịch sử vẫn một lòng gìn giữ khí tiết của người phụng sự chính nghĩa Quốc Gia.
Hôm nay, vĩnh biệt vị nhạc sĩ lớn Nguyễn Văn Đông, nhưng các ca khúc vang danh của ông vẫn vang mãi trong lòng các thế hệ trẻ Việt Nam.

Viếng tang lễ giản dị của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông