vendredi 29 avril 2022

Nước non ngàn dặm ra đi

Nước non ngàn dặm ra đi 

Chiều nay nơi đây, nơi đây quê người 
Ngồi trông mây trôi, mây trôi, mây trôi 
Trôi trong đáy cốc rượu vơi 
Ngẩn ngơ em ơi đã hết cuộc đời 
Chung thân biệt xứ, bao giờ cùng thấy mặt trời 
Chiều nay mây trôi, trôi hết một đời... 

Người Phi Công Liều Mạng

Có lẽ chuyện này còn ly kỳ gay cấn hơn chuyện của Lý Bửng. 
NGƯỜI PHI CÔNG LIỀU MẠNG Ngày 29-4-1975, ông Nguyễn Văn Ba - giống như trong mẩu truyện được xé ra từ kịch bản quay một cuốn phim loại "Mission imposible" - đã cùng với vợ và ba đứa con tìm cách đào thoát trong khi quân Bắc Việt đang tiến qua những cửa ngõ vào Sài Gòn. 
Sau 20 phút bay căng thẳng, chiếc trực thăng của Nguyễn lượn vòng trên biển Đông trong tình trạng một sống một chết, và những thủy thủ Hoa Kỳ trên chiếc tàu gần đó chỉ còn biết đứng ngó sững. 

Sáng 30/4/1975 Những Đơn Vị Nào Tiến Về Giải Cứu Thủ Ðô Saigon Bỏ Ngõ ?


https://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/arvnsoldier5.jpg?w=830Tình hình chiến sự
Trong những năm từ 1973 đến 1975, CSHN đã rốc hết láng (lực lượng) vào canh bạc NVN vì biết chắc là HK sẽ không quay trở lại NVN.
Ngày 13/12/74: CSHN cho tiến hành chiến dịch Tây Nguyên. Khởi đầu là đánh chiếm tỉnh Phước Long gần biên giới Miên Việt. Cộng quân phải mất 20 ngày mới chiếm được PL. Tiếp theo đó là Cộng quân đánh chiếm Ban Mê Thuột (14/3/75); Tuy Hòa; Bình Ðịnh, Huế, và Ðà Nẵng.

mercredi 27 avril 2022

Những người lính tí hon trong bóng tối - Hồ Thủy Ngọc

https://th.bing.com/th/id/R.0497f88d372d492f0a5addd300da3024?rik=IXGQ8VHyv7TbzQ&pid=ImgRaw&r=0Gọi họ là những người lính tí hon trong bóng tối, là tôi muốn tránh hai chữ “Anh Hùng” mà CS thường hay lạm dụng đẩy người chất phác, hiền lành vào chỗ chết cho chúng. Còn như trong thâm tôi, các em ấy đáng được phong là những anh hùng, và tựa đề của bài viết này, tôi vẫn muốn đặt là “Những Anh Hùng Tí Hon Trong Bóng Tối” mới thật đúng nghĩa của nó.




"CÁI BÓNG CỦA HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN" VŨ TIẾN QUANG

https://tusachonline.files.wordpress.com/2014/08/172.jpgVũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

mardi 26 avril 2022

Hồi ức 30/4/1975: CHUYỆN “BỨC TỬ” MỘT BỨC TƯỢNG ​(Ngọc Chính Nguyễn​)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7yHziyq4ZD6Y7mKMaoek3MUk2DNp4s7FD2ER3wax34KeHjh6I3XdmYwMC0_Ew31hD-EtekPYoAa53wEtMuLyjg07o4UIZUMtUkPW-aWIA4jd13fnSbkuXEYbH8EMFSXElevFz4LSyv5v3/s1600/222+1+T%C6%B0%E1%BB%A3ng+TQLC+5.jpg Năm 1967, nền Đệ nhị  Cộng hòa tại miền Nam đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.
Ngay sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền Nam.

dimanche 24 avril 2022

TT Kennedy và Việt Nam - Vũ Linh

Tuần lễ tới, từ 21/4 tới 28/4 đánh dấu đúng 47 năm tuần lễ cụ Trần Văn Hương làm tổng thống VNCH. Nhân đây, tưởng cũng nên coi lại vai trò của Mỹ trong lịch sử cận đại của nước ta. 

Hơn cả TT Johnson và TT Nixon, TT Kennedy có vai trò lịch sử có thể nói quan trọng nhất đối với VN vì ông chính là người đã mở màn việc Mỹ can thiệp vào VN, đồng thời cũng là người đã lấy những quyết định với hậu quả trầm trọng nhất cho số phận VNCH khi ký hiệp ước trung lập hóa Lào và hậu thuẫn cuộc đảo chính đổi đời năm 1963.

jeudi 21 avril 2022

Giai Điệu Tháng Tư

Giai Điệu Tháng Tư 

- Tiếc thương
- Lời Kinh Đêm 
- Lời Nguyện Giữa Biển Đông 
- Ký Ức Tháng Tư
- Khi Nào Em Vượt Biển

mercredi 20 avril 2022

CHUYỆN DI TẢN 1975 (Tiểu Tử )

Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết ! Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ… 

Chuyện 1: Cuộc di tản kinh hoàng 

VỀ MỘT BÀI HÁT CỦA NGUYỄN ÁNH 9 MÀ HÀ NỘI KHÔNG THÍCH

Ngày 14-4-2021 vừa rồi, là kỷ niệm 5 năm ngày mất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, một trong những tác giả lừng danh của âm nhạc Việt Nam, nằm trong danh sách số ít những nhạc sĩ miền Nam Việt Nam ở lại sau 1975, vẫn tỏa sáng với tài năng của mình. Các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (1940-2016) tuy không rầm rộ về số lượng nhưng rất biểu trưng cho phong cách sáng tác của ông, không thể lẫn với ai. 

lundi 11 avril 2022

CẢM THƯƠNG - Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu

CẢM THƯƠNG 
Những dòng cuối cho “Người muôn năm cũ” 
October 22, 2021: Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng. 

Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố. 

Ba vị đại tá VNCH là những nhạc sĩ tên tuổi - Y Nguyên

Lịch sử âm nhạc của hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam có nhiều người nhạc sĩ là quân nhân rất thành công và được nhiều người biết đến. Họ là những sĩ quan cấp đại tá. Những bài hát của các vị vẫn còn được vang lên ở bất kỳ nơi đâu có người Việt, thậm chí ở ngay trong nước, nơi vẫn có nhiều định kiến với “văn hóa chế độ cũ”. Dưới đây là tiểu sử tóm tắt của ba nhạc sĩ đại tá của quân lực VNCH.

Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam - Phạm Văn Duyệt (Phần 2)

Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam 
(Sau ngày 30/4/1975, CSVN xâm lăng nước VNCH)
 Phạm Văn Duyệt 
Sau khi cưỡng chiếm Saigon, tập đoàn cọng sản đã thực hiện chính sách đối xử dã man tàn bạo với đồng bào miền Nam. Hậu quả là bao gia đình chịu cảnh tan nát đau thương, khổ lụy ngút ngàn. Một trong những thành phần bị đọa đày thê thảm nhất là giới văn nghệ sĩ. Sách báo còn thiêu hủy đốt cháy huống chi là con người. Mấy ai mà tránh được sự trả thù ác hiểm của quân cướp nước. 

dimanche 10 avril 2022

Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam - Phạm Văn Duyệt

Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam 
(Sau ngày 30/4/1975, CSVN xâm lăng nước VNCH)
 Phạm Văn Duyệt 
Sau khi cưỡng chiếm Saigon, tập đoàn cọng sản đã thực hiện chính sách đối xử dã man tàn bạo với đồng bào miền Nam. Hậu quả là bao gia đình chịu cảnh tan nát đau thương, khổ lụy ngút ngàn. Một trong những thành phần bị đọa đày thê thảm nhất là giới văn nghệ sĩ. Sách báo còn thiêu hủy đốt cháy huống chi là con người. Mấy ai mà tránh được sự trả thù ác hiểm của quân cướp nước. 

Hoài bão của người dựng tượng Tiếc Thương - VĂN QUANG

LẨM CẨM SÀI GÒN THIÊN HẠ SỰ 
Số 198 ngày 04-3-2007 
 
Hoài bão của người dựng tượng Tiếc Thương 
 
Từ trước Tết Đinh Hợi, tôi đã có dịp gặp anh Nguyễn Thanh Thu, tác giả của tác phẩm điêu khắc nổi danh “Tiếc Thương”, chắc bạn đọc ở Việt Nam chưa ai quên. Anh đã đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng gần đây có nhiều bạn bè và “tin đồn” anh đã trở về Việt Nam. Và cũng không ít dư luận cho rằng nhân dịp Nghĩa Trang Quân Đội được trả lại cho tỉnh Bình Dương, có thể tác giả sẽ có cơ hội dựng lại tác phẩm ở một… nơi nào đó.

vendredi 8 avril 2022

Miền Nam Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4/1975 tại SaiGon.

Ngày 8 - 4 - 1975. Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (việt cọng nằm vùng), lái chiếc A-37 ném bom . Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ . 

Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tô/ng Thống đã đưa Đệ Nhất rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn TỔng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự 

10.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc

10.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc 

*Trận chiến Xuân Lộc ngày N+ 1 
Ngày 10 tháng 4/1975, trận chiến tại mặt trận Long Khánh đã bước vào ngày thứ hai. Sau khi bị đẩy lùi khỏi trung tâm thị xã Xuân Lộc trong buổi chiều ngày 9 tháng 4/1975, 7 giờ sáng ngày 10 tháng 4/1975, CQ lại mở đợt tấn công thứ hai. Khởi đầu là CQ pháo kích khoảng 1 ngàn quả đạn đủ loại vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, và vào các vị trí trọng điểm dọc theo các phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ, trận mưa pháo kéo dài trong vòng 1 giờ. Sau đó, các đơn vị bộ binh và thiết giáp của Cộng quân đã đồng loạt tấn công vào thị xã này từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Đợt tấn công này đã bị quân trú phòng chận đứng từ các ngã ba dẫn vào tỉnh lỵ. 10.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc 

“....TÔI ĐÃ MẤT BÀ RỒI...!”

“....TÔI ĐÃ MẤT BÀ RỒI...!”

 

 

 

 

jeudi 7 avril 2022

Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến

Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến

thienthanmudo02
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua(*)

mardi 5 avril 2022

5XUA475 - Trương Ngọc Bảo Xuân

5XUA475 
Trương Ngọc Bảo Xuân 
*** 
Sáng nay, lúc ngừng xe đợi đèn, tình cờ nhìn bảng số xe ngay trước mặt, cô Ba có cảm giác lạ lạ, mà hông rõ là gì, cứ ngó. Lúc nào ngừng xe sau đuôi chiếc trước mặt, bao giờ cô cũng nhớ lời của người cảnh sát công lộ quen đã dặn: "Nên ngừng đủ xa để có thể thấy cái bảng số xe phía trước, lỡ có chuyện khẩn cấp, mình đủ chỗ để quành đầu xe lại" Nhờ vậy mà cô đọc rõ cái bảng số xe. 

TRẠCH GẦM – MỘT GIỌNG THƠ ĐỘC ĐÁO - Đỗ Trường

TRẠCH GẦM – MỘT GIỌNG THƠ ĐỘC ĐÁO 

(Mục chân dung nhà văn) 
Có lẽ, dính vào viết lách, nên tôi thường nhận được những tác phẩm thơ văn gửi tặng qua bưu điện, hoặc E-mail. Đó cũng là một niềm vui, sự an ủi không nhỏ cho những người cầm bút. Tuần vừa rồi, có một bác từ Houston, Hoa Kỳ gửi cho tôi chùm thơ, và hỏi có biết Trạch Gầm không. Vâng, tất nhiên là tôi đã bắt gặp tên tuổi nhà thơ này, khi đọc và nghiền ngẫm Văn học miền Nam trước đây, và các tác giả sau 1975 ở hải ngoại. Song mới chỉ đọc một vài đoạn trích ở đâu đó của Trạch Gầm, và chưa cho tôi một ấn tượng, hay cảm xúc gì đó đặc biệt. Tuy nhiên, khi nhận chùm thơ này, tôi đọc ngay, và đọc một mạch. Cái tráng khí Trạch Gầm làm cho tôi hơi bị sửng sốt. Do vậy, tôi tìm đọc ông. Và quả thực, thơ văn Trạch Gầm đã cho tôi một cảm xúc thật sâu sắc. Đọc ông, tôi chợt liên tưởng đến nhà thơ Huỳnh Hữu Võ, và Nguyễn Bắc Sơn. Nếu ngôn ngữ thơ của những người lính Huỳnh Hữu Võ, Nguyễn Bắc Sơn mang tính đặc trưng, thì ta có thể thấy rõ cái nét độc đáo trong thi ca Trạch Gầm. 

lundi 4 avril 2022

KHÔNG ĐỨNG THẲNG MÀ NGHIÊNG NGẢ THEO THỜI CUỘC, TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH

KHÔNG ĐỨNG THẲNG MÀ NGHIÊNG NGẢ THEO THỜI CUỘC, TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH

(Trích bài viết của Thảo Dân)
 
 *1 
(…) Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn miền Bắc.