Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà
mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người
chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho
chúng ta khẳng định như thế:
1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ – chương trình di tản “Frequent
Wind” có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al
(Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên
không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong
hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ.
Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một
chiếc phi cơ “Rồng lửa” AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6
nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng
đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng
của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào
xuống mặt đất.
Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman “ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh”.
2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long
(từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay
tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3
Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm
vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ “đón”
quân Cộng Sản. Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm
đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến
đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù,
Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến… phải ngăn chận quân
Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh… Tướng Phát
kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn
vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với
hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon.
Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những
người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các
đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết
trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ
khác.) Những người lính chiến đấu này không có…radio! Họ không cần biết
rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm
thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản.
Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn
một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu
chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có
tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn
sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất
ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão
xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng.
Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng
sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại
Phi Long và đến đường Cách Mạng… Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy
12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng…bột, chứ không phải bằng
thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho
một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng.
Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ
gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe
tăng.
Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.
Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích
thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt
Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến
đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt
vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn
lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.
Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: “Vĩnh biệt thiếu tướng”, rồi rút súng bắn vào đầu tự tử.
Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào… lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)
Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má…
3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài
bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề
“Truy Điệu Nam Việt Nam” “…Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25
năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có
xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy…
Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh
mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc.
Quân
đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta
không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng
ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi
mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân
lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và
trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến
đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến
đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và
một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân
lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa
chắc đã là phía tốt hơn”
4/ Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những
giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75
Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị
trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ
không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một
thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai
Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của
trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến
đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. “Và
những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ.
Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra
sao? Ông trả lời: “Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những
người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng
tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.”
Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng
kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và
ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu
tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng
Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này
khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe
ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù
không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị,
người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các
sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến
ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng,
các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ
ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và
đôi bao tay trắng.”
Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời: “Chúng tôi biết chứ!” Vì sao? – Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! “…Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa…
Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều.
Từ
ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn,
gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn
giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh,
sĩ
quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các
đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2
lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi
đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ,
trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự
và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và
Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra
ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn
tự sát. “Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn
và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ
chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá
Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút
về đồng bằng…” Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire