Tượng đồng Thương Tiếc và câu chuyện về Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu
vendredi 26 août 2016
mardi 23 août 2016
dimanche 21 août 2016
Trần Mộng Tú: Em Bé Trong Xe Cứu Thương
Trời tối, tiếng kêu thất thanh của đám đàn ông cứu hộ. Em được
chuyền từ tay người này qua tay người kia trong hấp tấp vội vàng. Cả phía mặt
bên trái em đầy máu. Em im khe, không một tiếng khóc nào, không gọi bố mẹ.
Em ôm chặt lấy cổ người bế em. Người ta đặt em vào cái ghế to trong lòng
chiếc xe cứu thương.
samedi 20 août 2016
Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu”!

Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu”!
Nói
về ông thì thật không biết phải dùng ngôn từ nào, tuy nhiên là những
thế hệ kế thừa người viết cũng cố gắng tìm những văn từ trong kho tàng
văn hóa Việt Nam để miêu tả tuy nhiên cũng tự biết không là gì so với sự
nghiệp của ông: Cố Nhà văn Duyên Anh.
Giọng đọc Hạt Sương Khuya
lundi 15 août 2016
Giấc Mơ Việt Nam - Trần Trung Đạo
Giấc mơ Việt Nam là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh hòa bình. Nơi đó, ngay từ 20 thế kỷ trước công nguyên tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhỏ, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng.
Từ thuở nhân loại còn trong buổi sơ khai, tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ cấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên một mẹ trăm con cùng chung bọc trứng để làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đã bắt đầu từ thuở xa xưa đó…
mercredi 3 août 2016
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đồng Bào Thượng & Đồng Bào Thiệt
"Chúng tôi bây giờ chỉ cầu mong tất
cả cộng đồng người Việt ở Hải ngoại và các tổ chức hãy quan tâm đến sự
sống của người Thượng tỵ nạn. Đây là lời nói chân thành từ đáy lòng." - Y Thoat Knul
Vào cuối thế kỷ trước, tôi có viết cái truyện ngắn (dự
tưởng) về chuyến bay hồi hương của một chàng thanh niên, đang hăm
hở trở lại Việt Nam, ngay sau khi đất nước này vừa thoát khỏi
hiểm hoạ cộng sản.

Tựa tuy đã quên nhưng tôi vẫn còn nhớ (loáng thoáng) đôi câu:
Phi cơ chao cánh, nhìn qua khung cửa sổ là một dòng sông yêu
kiều lượn khúc, đang lấp lánh dưới ánh nắng chiều: Sông Sài
Gòn. Tôi kêu khẽ và không ngăn được đôi dòng nước mắt!
Gặp lại Phan Nhật Nam trên Quốc Lộ 1 (Kỳ 3) - Trần Vũ
Gặp lại Phan Nhật Nam trên Quốc Lộ 1 (Kỳ 2) - Trần Vũ
Gặp lại Phan Nhật Nam trên Quốc Lộ 1 (Kỳ 1) - Trần Vũ

Những ngày 11, 12 tuổi, vào những năm 73-74, tôi say mê Phan Nhật Nam. Anh trở thành thần tượng của tuổi thơ, với những ngày dài trên quê hương, những ngày bi thảm, những ngày thê lương, những ngày gẫy vụn, trong nỗi sợ khốn cùng. Nỗi sợ trái lựu đạn đã bật kíp. Nỗi đau vô hình của đồng ruộng ẩn chứa triệu trái mìn. Nỗi đau thắt ruột của người cha xếp xác con, trên đoạn đường từ Quảng Trị về Huế. Trong bất mãn của người lính trước một hậu phương vô ơn. Của người lính miền Nam phải tự vệ giữa một thế giới làm ngơ những thảm sát tập thể ở bãi Dâu, ở trường tiểu học Cai Lậy. Khác những nhà văn quân đội khác, tính chất bi tráng của một xã hội dân sự thời chiến phủ trùm lấy bút ký của Phan Nhật Nam, vượt lên trên các trận đánh. Không phải Mùa hè đỏ lửa, mà Tù binh và Hòa bình, Dọc đường số 1, Dấu binh lửa mới thực sự ghi lại suy nghĩ của một quân nhân trong chiến tranh. Bên cạnh, nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc chỉ là những tiểu xảo của những sản phẩm được biên tập.
lundi 1 août 2016
Tản Mạn Sau Mùa Hè Đau Thương Của Pháp - Phan Văn Song
Người Việt Nam Và Khủng Bố Côn Đồ Cộng Sản!
Phan Văn Song
Cuộc đua Xe Đạp Vòng quanh nước Pháp vừa kết thúc sau Chúa Nhựt 24
tháng 7 2016 vừa qua. Sau 4 tuần toàn dân nước Pháp say mê với thể thao.
Nào Tennis Coupe Davis đầy hồi hộp với Pháp thắng Tiệp để vào bán kết.
Nào giải túc cầu Euro ngoạn mục hào hứng với những đêm ngủ khuya. Nào
những buổi chiều nắng nóng của mùa hè theo dõi Vòng Đua Xe Đạp Quanh
Nước Pháp. Với kẻ trốn nắng ngồi ôm mãi miết chiếc máy truyền hình xem
hình ảnh người xâm mình, đội nóng, đội mưa, lái xe lang thang chạy theo
đoàn xe đua, hay ra đường đứng ngóng chầu chực đoàn xe đua. Ba tuần bỏ
công, bỏ việc, lấy ngày nghỉ, đóng cửa tiệm, bỏ cả nghỉ hè, quên cả vợ
con, theo dõi thưởng thức, ái mộ những thành tích các lực sĩ xe đạp, khi
vượt đường trường, khi leo núi, khâm phục chẳng những các lực sĩ nước
người Anh Mark Cavendish, Tiệp Peter Sagan… Nhưng cũng ủng hộ và sung
sướng với những thành tích các tay đua lực sĩ gà nhà, tuy chỉ thắng được
một chặng đua, nhưng cũng tạo những cú ngoạn mục, với Romain Bardet về
nhì, thua áo vàng Christ Froom chỉ 4 phút. Tóm lại gà nhà thề thao Pháp
không đến nổi tệ! Túc cầu cũng vào Chung kết, hạng nhì Euro. Tennis vào
Bán Kết. Xe đạp góp mặt với các tay cừ nước ngoài! Dân chúng Pháp, như
con đà điểu, chổng mông, vùi đầu dưới cát, chỉ mong Thể Thao Pháp, các
lực sĩ Pháp, cứu được tình hình kinh tế Pháp trầm kha, cứu tình hình
chánh trị Pháp lụn bại, cứu tình hình an ninh Pháp đầy bi quan. Nước
Pháp, Âu Châu, Thế giới Tây Phương tập sống với Khủng Bố, Phút im lặng
trước những buổi tình diễn thể thao biến thành một thủ tục.
Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh kỳ 10

Thông thường, ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận đóng góp của đồng hương sau đại nhạc hội, sau đó tổng kết, và sẽ có một buổi họp báo công bố tổng số tiền.
Đại nhạc hội được khai mạc lúc 12 giờ 30 trưa, trễ hơn dự định 30 phút, vì trục trặc kỹ thuật.
Tuy nhiên, ngay sau khi chấm dứt các nghi thức mở đầu, từng tràng vỗ tay giòn giã vang lên khi nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN, phát biểu: “Đã đến lúc chúng ta phải nói ‘Không’ với đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước làm nô lệ cho giặc Tàu phương Bắc; chúng ta phải nói ‘Không’ với đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài, bạo tàn, hèn với giặc, ác với dân, cướp đất, cướp nhà người dân, và bán tài sản, tài nguyên quốc gia cho ngoại xâm.”
Inscription à :
Articles (Atom)