mardi 28 septembre 2021

Nhà văn Võ Phiến, người hồi sinh nền văn học miền Nam

 
  Nhà văn Võ Phiến, người hồi sinh nền văn học miền Nam   https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgNGV4WyO04LSF9KbUpQpIWpa2xTL0q5CtLAuRB6aO5ZdyzxEB7zV2qIw5HzmAuTa2-ujzDHIbVONiGSgNs1BSCeUvBo-7lSmqsvQqjUQTTlmGcjdbMRQdKABMe5g1hLdy_7-78xgXY0Ek/s320/Vo-Phien1994-C-2.jpg 
 
 Nhà văn Võ Phiến vừa từ trần tại California hưởng thọ 90 tuổi để lại cho người yêu mến văn tài ông sự tiếc thương vô hạn. Khi còn minh mẫn ông là người dí dỏm nhưng rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhiều tác phẩm mang đến cho ông hàng trăm ngàn người đọc, cộng với những tiếng cười thoải mái hay tiếng thở dài thườn thượt âm thầm theo chân ngòi bút với hơn 60 năm trong cái nghiệp văn chương chữ nghĩa. Kể từ khi thoát khỏi nhà tù của Việt Minh và sau đó dấn thân vào văn chương, Võ Phiến đã chấp nhận làm chứng nhân và viết lại một giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc
 

Đặng Tiến - Chim và Rắn : cái nhìn tương đối trong văn chương Võ Phiến

Sau khi mình chết mà con cháu có làm tới quận công, sao bằng đang sống mà gặp được sự chung tình. (Võ Phiến) Tạp chí Văn học (Cali) có lần đã đăng một tạp luận của Võ Phiến : « Đối thoại về thịt cầy ». Người quen đọc Võ Phiến sẽ ngạc nhiên : cái gì vậy cà ? Xưa nay có bao giờ nghe Võ Phiến đòi đối thoại ? Hai chữ đối thoại nó lơ láo trong từ vựng Võ Phiến. Và sao lại đối thoại về thịt cầy, một món ăn mà ông chưa chắc đã sành ? Ông đã viết về thịt ếch, thịt rắn, thịt rùa, có nghe chuyện thịt cầy bao giờ đâu ? Chắc là ông ngụ ý cái gì đây. Tôi lại có dịp suy nghĩ thêm về tác phẩm Võ Phiến.

Lễ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến - 'ông già tinh quái'

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5cqApYsXXKi00VBWUT8bH5o8PgrmKn5Eam34xhSnU9906q1C9i1hkJ92P1K7wY4nZYYvNRNzOYKwdE7OTp4rPEmm5BYxcuFP6FPdyyoOTn2ExKyWDsxxCXlInWcthOecYZ2dhApJ7EcY/s320/B5CE6F33-B998-43F1-BA0B-4E0D30CAEE25_w640_r1_s_cx23_cy7_cw40.jpg
WESTMINSTER, Calif. (NV) – Buổi tưởng niệm nhà văn Võ Phiến, một trong những đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại, do Nhật Báo Người Việt tổ chức, đã diễn ra trong không khí trang nghiêm tại Phòng số 1, Peek Family Funeral Home vào trưa Thứ Bảy, 3 Tháng Mười, với sự tham dự của gia đình, bạn bè, độc giả, đồng hương Bình Định, và nhiều người thuộc giới văn nghệ sĩ. 
 Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người điều hợp chương trình, đã nêu những nét chính về thân thế và sự nghiệp của nhà văn Võ Phiến ngay trong lời mở đầu.

Nhà văn Võ Phiến, người hồi sinh nền văn học miền Nam - Mặc Lâm, RFA

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgNGV4WyO04LSF9KbUpQpIWpa2xTL0q5CtLAuRB6aO5ZdyzxEB7zV2qIw5HzmAuTa2-ujzDHIbVONiGSgNs1BSCeUvBo-7lSmqsvQqjUQTTlmGcjdbMRQdKABMe5g1hLdy_7-78xgXY0Ek/s320/Vo-Phien1994-C-2.jpgNhà văn Võ Phiến vừa từ trần tại California hưởng thọ 90 tuổi để lại cho người yêu mến văn tài ông sự tiếc thương vô hạn. Khi còn minh mẫn ông là người dí dỏm nhưng rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhiều tác phẩm mang đến cho ông hàng trăm ngàn người đọc, cộng với những tiếng cười thoải mái hay tiếng thở dài thườn thượt âm thầm theo chân ngòi bút với hơn 60 năm trong cái nghiệp văn chương chữ nghĩa. Kể từ khi thoát khỏi nhà tù của Việt Minh và sau đó dấn thân vào văn chương, Võ Phiến đã chấp nhận làm chứng nhân và viết lại một giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc

Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California - Mặc Lâm, RFA

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhvqN8Qn-Z9gj8O_8DlxzPuXsjjWqRNbZNSyLXcWoxUGOWlx9EDfMtHoUi8IZDhTAiMASg94-Yxr_HROXz3Bv1bJS5P0Y_Ek1HHIsgq5KpFFc9bKokpU152049DBDutC4pymRMTqw3yEpo/s320/Vophien.jpgNhà văn Võ Phiến vừa qua đời vào chiều hôm qua ngày 28 tháng 9 tại thành phố Santa Ana California hưởng thọ 90 tuổi.
Võ Phiến là cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam từ thập niên 60 khi cuộc chuyển mình giữa hai luồng tư tưởng tự do và cộng sản lên tới đình cao nhất. Tác phẩm của ông để lại cho Văn học Việt Nam đồ sộ không những ở con số của các trang sách mà trong từng trang sách ấy chứa đựng sự sáng tạo, trăn trở với văn học, với con đường đất nước đã lặn lội qua nhiều chế độ.
Để tưởng nhớ ông, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà phê bình văn học Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, người đã theo dõi và viết nhiều chuyên đề về nhà văn Võ Phiến.

samedi 25 septembre 2021

GỎI KHÔ BÒ CỦA “ÔNG GIÀ CHEMISE NOIRE”. - Phạm Công Luận

Một truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Ngọc trước 1975 có chi tiết đáng nhớ. Chàng trai trong truyện đi chuyến công tác vào Sài Gòn. Khi quay ra miền Trung, tới đèo Hải Vân anh chợt thấy tiếc vì chưa kịp ăn món gỏi khô bò của “ông già áo đen” ở khu nước mía Viễn Đông đường Pasteur, Sài Gòn. Anh đã tìm cách quay lại Sài Gòn để thực hiện ước mơ ấy... 

vendredi 24 septembre 2021

Khỏa thân bên cây đàn

- Khỏa thân bên cây đàn 
- Yếm Đào
Yếm Thắm 
Thái Nhã Vân 
Ảnh nude của Dương Quốc Định
Áo Yếm 
Sen Muộn

 
 

mardi 21 septembre 2021

Như chỉ mới hôm qua – quả đắng, quả ngọt.- Bùi Bích Quyên

Tôi bước vào tuổi mới lớn nhìn đời bằng cặp mắt màu hồng khi đất nước vừa tàn cuộc chiến. Nhiệt thành tuổi trẻ cộng với ước ao góp sức xây dựng một quê hương thanh bình khiến tôi gắng học hành mong thành người hữu dụng cho xã hội. Nhưng… 
Sài Gòn – Việt Nam 1975-1990 
Mười tám tuổi ngấp nghé cổng trường đại học, tôi nhận quả đắng đầu đời: không được vào học vì xuất thân từ gia đình chế độ cũ. Với căn bản của nền giáo dục nhân bản, tôi chập chững bước vào đời bằng cuộc mưu sinh ngoài vỉa hè. Xếp loại gia đình tôi thuộc tầng lớp tư sản dù chỉ là tiểu thương, họ kiểm kê tài sản, tôi lãnh quả đắng thứ hai: tất cả sách báo cũ như bìa nhạc, sách học làm người, báo Thiếu Nhi, truyện Tuổi Hoa, sách Vàng, tự điển, truyện dịch… đều bị cho là văn hóa phẩm đồi trụy cần tịch thu và tiêu hủy. Tâm hồn tôi như bị thiêu cháy theo ngọn lửa đang phừng phừng trên đống sách.

VÀNG XƯA ĐẦY DẤU CHÂN Nguyễn Đức Tùng

Chiếc xe buýt dài chở chúng tôi từ bờ biển cực nam Thái Lan ngược lên phía bắc để vào trại tị nạn, thỉnh thoảng dừng lại dọc đường. Đoàn xe có ba chiếc. Mỗi khi xe dừng ở trạm đổ xăng hoặc quán giải khát, chúng tôi ngồi im trong xe, không đưa đầu ra ngoài, chờ, cho đến khi được lệnh xuống xe, nhưng không đi quá xa. Một lần xế chiều, xe dừng lại ở quán nước dọc bờ biển. Trong xe có những người kiếm đâu ra được ít tiền dollars Mỹ hoặc tiền bath Thái, mua nước uống hoặc cà phê, loại pha sẵn trong ly nhựa, có đá vụn, hồi đó rất lạ, nhưng hầu hết bọn thanh niên chúng tôi không có tiền, đứng thẫn thờ tụm năm tụm ba ngoài sân, ngơ ngác như gà mất mẹ.

lundi 20 septembre 2021

Tiếng Hát Thu Vàng

Cuốn tuyển tập nhiều tác giả viết về Tiếng Hát Thu Vàng dày gần 250 trang bìa màu và bên trong có nhiều tranh phụ bản màu và trắng đen của các họa sĩ Bé Ký, Cao Bá Minh, Duyên, Lê Ký Thương, Nguyên Khai, Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Thiên Chương, Trương Đình Uyên, Trương Vũ. Họa sĩ Khánh Trường thiết kế bìa, ảnh bìa của nhà văn nhà báo Phan Tấn Hải, với lời giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh và lời bạt của Trần Thị Nguyệt Mai. 

samedi 18 septembre 2021

Tình khúc Xưa

- Lê Uyên Phương - Tình Như Mây Cõi Lạ 
- Lê Uyên Phương - Yêu Nhau Khi Còn Thơ
NGÔ THỤY MIÊN Và những Tình Ca Xưa Bất Hủ


ĐÊM XEM HOA QUỲNH NỞ

 
Đêm Thu trăng mờ ảo, 
Nhạt nhòa hương Dạ Quỳnh.




Quỳnh Hương

Hôm qua chậu hoa quỳnh hương của tôi bung nở, hoa đã bắt đầu nở từ mùa Xuân, nhưng chỉ lác đác vài đóa, tối qua mới gọi là nở, tôi không đếm có bao nhiêu hoa, nhưng những cánh hoa trắng toát xoắn xuýt vào nhau, nhụy đối nhụy, cánh đan cánh. Nhất là sau khi tôi ép cho nhánh lá quỳnh trở thành một thân cây vững trãi, cưu mang khóm lá tròn trịa bên trên, như một lẵng hoa. 
Tôi yêu quỳnh hoa không vì tại sao , không vì lý do nào cả chỉ vì Quỳnh đã là tên của Mẹ tôi. 

jeudi 16 septembre 2021

Bài hát “Khi Xa Sài Gòn” (Kim Tuấn – Lê Uyên Phương) và những điều ít người biết

Khi Xa Sài Gòn” là một ca khúc rất đặc biệt của dòng nhạc trữ tình, là bài hát viết về thành đô Sài Gòn có nhắc đến cái tên Sài Gòn nhiều lần nhất.
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương rất hiếm khi viết nhạc từ lời thơ, hầu hết các ca khúc nổi tiếng của ông đều tự viết lời. Còn ca khúc Khi Xa Sài Gòn – Lê Uyên Phương là một bài nhạc phổ từ thơ Kim Tuấn, với phần lời nhạc gần như được giữ nguyên từ bài thơ.

dimanche 12 septembre 2021

Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi dòng nhạc thông thường mà Lam Phương thường hay viết. Một ca khúc mang dáng dấp nhạc hàn lâm ngoại quốc, là bài duy nhất mà Lam Phương viết cả lời Pháp lẫn lời Việt. Bài hát được nhiều nữ danh ca trình bày trong gần 40 năm qua, được nhiều người yêu thích, nhưng ít người biết hoàn cảnh xuất xứ của bài hát.
Nữ danh ca Bạch Yến kể, khi nhạc sĩ Lam Phương hoàn thành xong tác phẩm này, ông đến gặp Bạch Yến và nói rằng ông sáng tác Cho Em Quên Tuổi Ngọc là dành riêng cho giọng ca Bạch Yến. Tuy nhiên ông chỉ sáng tác bài này cho Bạch Yến hát thôi, còn nội dung về người con gái trong bài hát là viết về người khác.

vendredi 10 septembre 2021

NHỮNG NHẠC PHẨM PHỔ THƠ ĐINH HÙNG

Nhiều người yêu thơ ở miền Nam trước 1975 chắc hẳn vẫn còn nhớ bài thơ Gửi Người  Dưới Mộ của Đinh Hùng, chứa đầy u sầu, thương nhớ, đưa chúng ta vào một thế giới liêu trai ma quái, nhưng thấm đẫm tình yêu. Yêu thương nhau sâu đậm, khi phải chia xa vì cái chết ai cũng thốt lên tiếng nấc đau thương tận đáy lòng. Cuộc đời Đinh Hùng đã bị chứng kiến và ám ảnh bởi cái chết. Cái chết của những người thân trong gia đình, cái chết của người yêu. Nỗi đau sâu đậm chất ngất trời mây đã được Đinh Hùng thể hiện trong thơ. Đọc xong bài thơ Gửi Người  Dưới Mộ của Đinh Hùng, chúng ta đều cảm thấy rờn rợn trong hồn.

Châu Đình An ghi lại cuộc đời mình bằng âm nhạc

Nhìn lại quãng đời trôi nổi của mình từ thuở niên thiếu, Châu Đình An đã dùng âm nhạc để ghi lại, và khán thính giả đã đến nghe anh trải tâm tình qua các nhạc bản trình bày trong “Đêm tình ca Châu đình An” tổ chức tại Houston hôm 6 tháng này. 

 Đây là dịp anh giới thiệu cuốn CD “Em ở lại, sóng trôi đời tôi” gồm 10 ca khúc do chính anh hòa âm và thâu thanh, cùng với tuyển tập nhạc “Tình ca Châu đình An: Tả tơi - vực thẳm - ánh sáng” gom lại khoảng 100 trong số hơn 200 nhạc bản đã viết. 

jeudi 9 septembre 2021

NGUYỄN ÐỨC QUANG với du ca một thời

Nguyễn Ðức Quang là một trong những người có công gây dựng và làm lớn dậy phong trào du ca ở miền Nam trước 1975.
Du ca có nghĩa là đi đây, đi đó để hát.
Các buổi trình diễn như thế thường diễn ra tại các sân trường đại học, các giảng đường, sân vận động, các trại hè hay một nơi nào đó có những sinh hoạt cộng đồng và đám đông tụ tập, vào thời ấy có thể là một trại tị nạn, mục đích chính chỉ là để “hát cho nhau nghe”, cho đỡ buồn, để thắp lại hy vọng...
Chiến tranh vừa xua đuổi vừa bao vây, người ta không còn biết chạy đi đâu cho thoát.
Cũng không ai biết đến bao giờ chiến tranh mới chấm dứt.

mercredi 8 septembre 2021

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”

Khi đất nước đang ở thời kỳ đau đớn nhất vì chìm đắm trong khói lửa binh ngập tràn, khi lòng người chia rẽ, những nghi kỵ bủa vây, thù hận ngút ngàn giữa những người đồng bào, thì những bài tình ca đôi lứa trở nên lạc điệu không có giá trị kết nối giữa người và người với nhau. 
 Khi đó thì những bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cùng nhiều bài du ca khác có sứ mệnh hàn gắn, kêu gọi lòng thương mến nhau, nêu cao tinh thần dân tộc, nhắc lại bổn phận của người Việt trước vận mệnh của đất nước. 

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và ca khúc “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”

Ca khúc Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, tên đúng là Nước Mắt Cho Sài Gòn, là bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn trong dòng nhạc lưu vong sáng tác sau thời điểm 1975. 
Ca khúc này được ca sĩ Jeannie Mai hát lần đầu, nhưng được biết đến rộng rãi là qua tiếng hát Khánh Ly trong trong băng nhạc Người Di Tản Buồn phát hành năm 1979.

lundi 6 septembre 2021

Hướng về quê hương

- Hướng Về Quê Hương - MMG Artists
- SaiGon Hẹn Một Ngày Sớm Thô
- SaiGon Hấp Hối... Đường Về Miền Trung
- Chạy Đi Đâu ?
- Sài Gòn Buồn -Vũ Thành An
- SàiGòn Thương
- Sài Gòn Ơi Đừng Khóc
- Sài Gòn Ôm Một Nỗi Đau
                                                        - Sài Gòn Buồn - Mai Hoài Thu

dimanche 5 septembre 2021

Người bán "liêm sĩ" - Tiểu Tử

tieutuXin gọi ông ta là ông X. Để tránh phiền phức. Thời buổi bây giờ, con người dễ bị chụp mũ bất cứ lúc nào và bởi bất cứ ai. Ở trên chụp xuống là nhà cầm quyền – hạng này đông lắm và rất... vững tay nghề vì đã từng hành nghề này cả mấy chục năm. Ở dưới chụp lên là kẻ tiểu nhơn – hạng này thường thấy xuất hiện khi có biến cố hay khi thấy chánh quyền đa nghi như Tào Tháo; hạng này hành động theo thời cơ nên tay nghề lắm khi còn vụng; họ không đông nhưng rất nguy hiểm bởi vì họ giống như mọi người nên khó mà nhận diện !

vendredi 3 septembre 2021

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Phụng

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Phụng (1930-1999) 

Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam, cũng là nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975. Thời kỳ dĩa nhựa thịnh hành trong thập niên 1960, nhạc sĩ Văn Phụng cũng là người hòa âm nhiều nhất thời đó, cùng với các nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng khác như Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Lê Văn Thiện. Chính Văn Phụng là người đầu tiên sáng tạo ra lối hòa âm chậm rãi cho các bài nhạc phổ thông đại chúng từ cuối thập niên 1950, là tiền đề cho sự ra đời của dòng nhạc vàng thịnh hành sau đó. 

jeudi 2 septembre 2021

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Phụng (1930-1999)

Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam, cũng là nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975. Thời kỳ dĩa nhựa thịnh hành trong thập niên 1960, nhạc sĩ Văn Phụng cũng là người hòa âm nhiều nhất thời đó, cùng với các nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng khác như Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Lê Văn Thiện. Chính Văn Phụng là người đầu tiên sáng tạo ra lối hòa âm chậm rãi cho các bài nhạc phổ thông đại chúng từ cuối thập niên 1950, là tiền đề cho sự ra đời của dòng nhạc vàng thịnh hành sau đó. 

Văn Phụng, một đời cho Âm Nhạc

  
Văn Phụng, một đời cho Âm Nhạc

Văn Phụng, một đời cho Âm Nhạc

“Tôi đi giữa hoàng hôn” qua giọng hát Elvis Phương ... Hoàng hôn về trên nghĩa trang nhỏ tại Quận Fairfax ở ngoại vi Hoa Thịnh Đốn. Vào cuối Thu, vài chiếc lá cuối cùng không chống đỡ nổi trước cơn gió lạnh, rơi rụng lác đác ... 
Một chiếc lá úa màu, đậu nhẹ xuống ngôi mộ nằm bên cạnh dưới tượng Thiên Chúa. Hàng chữ “Tiếng hát với cung đàn” khắc trên tấm bia, dường như lạc lõng nơi đây, nhưng với người Việt có thân nhân yên nghỉ tại nghĩa trang này, nhất là với giới yêu nhạc thì hàng chữ ấy nhắc nhở đến đôi nghệ sĩ Văn Phụng-Châu Hà. 

mercredi 1 septembre 2021

Nhạc sĩ Minh Kỳ

Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là cháu đời thứ năm của vua Minh Mạng, có vai vế ngang với vua Bảo Đại, và là người con duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn ở Nha Trang. 

 Ông trải qua thời thơ ấu và thời thanh niên tại Nha Trang nên có nhiều kỷ niệm với thành phố miền duyên hải này. Năm 1959, 7 năm sau khi lập gia đình, ông chuyển vào Sài Gòn hoạt động văn nghệ, sáng tác những nhạc phẩm phù hợp với thị hiếu của đại chúng và kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng, cho ra mắt những nhạc phẩm để giới thiệu trên làn sóng Đài phát thanh hay những chương trình ca nhạc của các hãng đĩa.

Nhạc sĩ Minh Kỳ – Người nhạc sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh

Minh kỳ là một nhạc sĩ tiêu biểu của các тìɴн khúc Bolero vang bóng một thời, người đã để lại cho đời những тìɴн khúc ngọt ngào, say đắm về тìɴн yêu và cũng тнể hiện những cay đắng тìɴн đời. Ông là tác giả của hàng loạt ca khúc иổi tiếng cho đến ngày nay như: Sầu tím тнιệp hồng, Trở về cát bụi, Chuyện ba mùa mưa, Tình đời, Thương về xứ Huế, Tiếng hát học trò… Ông để lại cho đời hàng trăm ca khúc иổi tiếng. Tuy tài hoa là thế nhưng cuộc đời ông khá ngắn ngủi, ra đi khi mới ngoài tứ tuần (45 tuổi). 

Cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ

“Nha Trang là miền quê hương cát trắng. Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa. Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát. Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui… Ai ơi, người về cho ta nhắn với. Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu…” 

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Cuối tháng 3, 1975, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác.