mardi 31 mai 2022

Đêm Nguyệt Quỳnh

Đêm tháng năm 
sương nhòa mưa bụi, 
Thoảng chút hương thơm 
đóa Dạ Quỳnh
 
 

dimanche 29 mai 2022

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền (1927 – 2005) là một nhạc sĩ sinh ra ở Hà Nội. Ông là tác giả ca khúc nổi tiếng Anh cho em mùa xuân phổ thơ Kim Tuấn. 

Nguyễn Hiền sinh năm 1927 tại Hà Nội. Bắt đầu học nhạc từ năm 1935, ông đã học và sử dụng dương cầm, vĩ cầm, phong cầm. Năm 18 tuổi, ông phổ nhạc cho bài thơ "Người em nhỏ" của Thiệu Giang, một người bạn của ông. Năm 1950, ông là nhạc trưởng của ban nhạc "Hotel de Paris" tại Hà Nội. 

Mái Tóc Dạ Hương - Nguyễn Hiền

MỘT TIẾNG EM 

 Từ giã hoàng hôn trong mắt em 
Tôi đi tìm những phố không đèn 
Gió mùa thu sớm bao dư vị 
Của chút hương thầm kia mới quen 

Phan Nhật Nam và những chấn thương không chảy máu - Ngô Thế Vinh

TỪ DẤU BINH LỬA TỚI TÙ BINH VÀ HOÀ BÌNH 

PHAN NHẬT NAM VÀ NHỮNG CHẤN THƯƠNG KHÔNG CHẢY MÁU 

 “Tôi là kẻ sống sót sau một cuộc chiến tranh dài hơn trí nhớ.” Phan Nhật Nam 

Tô Thùy Yên Và Những Bài Thơ Viết Trong Tù

(Để tưởng niệm anh– nhân dịp giỗ lần thứ ba của nhà thơ Tô Thùy Yên) 

Một người dốt đặc về thơ phú như tôi mà lại từng được làm bạn và lạm bàn về thơ cùng với một nhà thơ nổi danh như Tô Thùy Yên thì đúng là chuyện lạ. Cho dù đó là chuyện ở trong tù. Vì vậy, khi biết tin anh qua đời, một số bạn tù khuyên tôi nên viết một bài để tưởng niệm anh, nhưng tôi không dám. Vì thấy rất nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi bậc thầy đã viết về anh, hơn nữa tôi ngại người đời thường dị nghị chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ.” Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ ba của anh, theo truyền thống Việt nam, là ngày chính thức mãn tang anh, tôi xin viết đôi điều để tưởng nhớ anh và nhắc lại vài kỷ niệm cùng anh trong tù.

mardi 24 mai 2022

Bông Súng Mùa Nước Nổi

http://static.abay.vn/thu-hoach-hoa-sung.png  

Cái Cặp Táp Lạ Đời ! - Nguyễn Thanh Ty

Bọn con nít xóm tôi đông hàng hà sa số. Xóm tôi, đàn bà ai cũng mắn đẻ và đẻ sai nữa kìa. Nghe người ta " bình lựng" rằng những xóm ở gần đường xe lửa là những hảng chuyên sản xuất con nít hàng lô, hàng lốc. Không biết tại sao ở gần đường rầy đàn bà lại hay đẻ? Đẻ sòn sòn năm một. Có lẽ cái âm thanh "xình xịch" của xe lửa mỗi "chuyến đi về sáng” đồng thanh cộng hưởng với độ rung của cái giường ngủ giúp cho những đứa trẻ hăng hái ra nhìn đời chăng ?

samedi 21 mai 2022

Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài

André Gide nói ‘’ C’est avec les beaux sentiments qu’on fait de mauvaise littérature ‘’  ( Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở ) (1) . Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt. Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt , chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn ‘’Made in Vietnam’’ : người chi mà tình nghiã quá héng ? ‘’ . 

vendredi 20 mai 2022

Nỗi buồn tiếng Việt

- Nỗi buồn tiếng Việt-Chu Đậu 
 - Cái chết của một Ngôn ngữ-Tiếng Việt SaiGon cũ 
- Ngôn ngữ SaiGon 
 - Rối bời chữ nghĩa - Huy Phương 
 
 

Phim tài liệu "2000 MULES"

Phim tài liệu "2000 KẺ LÀM NGHỀ BỎ PHIẾU BẦU MƯỚN" ( =2000 MULES, tạm dịch), vạch trần những hành vi gian lận cử tri và những lá phiếu giả trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, có thể sẽ thay đổi kết quả hợp pháp cho người thắng cuộc nếu như các bị cáo của các tổ chức " BỎ PHIẾU GIAN " bị buộc tội khi phải ra tòa. 

Có rất nhiều loại gian lận trong lần bầu cử 2020, nhưng bộ phim chỉ chú ý kỹ lưỡng về các bằng chứng chi tiết thu thập từ những KẺ LÀM NGHỀ BỎ PHIẾU BẦU MƯỚN qua việc theo dõi điện thoại di động của họ tại các tiểu bang chiến trường, được gọi là quan trọng, bao gồm Pennsylvania, Georgia, Wisconsin và Arizona. Việc theo dõi điện thoại di động này được các doanh nghiệp lớn, các cơ quan thực thi pháp luật như sở cảnh sát, FBI và tình báo sử dụng.

jeudi 19 mai 2022

Boléro & Sự phục thù ngọt ngào - Đỗ Trung Quân

CHAT VỚI ...KHÔNG PHẢI MOZART 

Mấy năm trước, một nhóm nhạc sĩ Hà Nội dự định làm một cuộc cách mệnh lật đổ một thể loại âm nhạc đại chúng của Sài Gòn: bolero. Khởi đầu bằng những phát biểu có tính mỉa mai và không xem đó là âm nhạc, hầu hết những nhạc sĩ ấy đều là người tôi có quen biết, từng cụng ly uống rượu và thậm chí tôi từng tham gia xuyên việt với tư cách Mc. Tôi biết rõ “đại ca lãnh đạo“ là ai. Thế nên, trong bài viết này sẽ trên tinh thần đối thoại thẳng thắn nhưng không khiêu kích, bôi bác cá nhân ai, nó sẽ hiếu hòa nhưng không nhượng bộ điều gì không thể nhượng bộ.

Nửa Chữ Cũng Là Thầy-Nguyễn Thanh Ty

Giờ đây, tuy tuổi đời sắp tới thất thập, một lần nữa, tôi vẫn xin nói lên lòng biết ơn công lao dạy dỗ và lòng thương yêu của tất cả Thầy, Cô đã một đời tận tụy với nghề nghiệp, với đám học trò nhỏ mà chúng đã đứng thứ ba sau quỷ và ma, chúng đã từng làm cho các Thầy, Cô có lúc buồn vui và cả khổ đau với chúng.
 

Độc đáo tranh phong cảnh huỳnh quang trên cơ thể thiếu nữ

Bằng một số thủ thuật nhỏ trong nhiếp ảnh, nghệ thuật gia John Poppleton đã mang đến cho người xem những bức tranh thiên nhiên cực kỳ đặc sắc.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ đã vẽ khung cảnh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp lên lưng của các thiếu nữ, rồi phủ một lớp bột huỳnh quang lên trước khi chụp họ trong bóng tối. Tác động của bóng tối sẽ mang đến hiệu ứng thị giác ở mức độ cao nhất cho người xem, giúp họ chiêm ngưỡng nét rực rỡ của thiên nhiên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trò chuyện với một người lính Nghĩa Quân - nguoiviettudo

https://hoiquanphidung.com/echo/media/k2/items/cache/14539468928e429f2da74154ccea470c_XL.jpgRất vui được nói chuyện với chú. Chú có thể cho biết tên tuổi, cấp bậc, đơn vị:
– À , tôi tên Nguyễn Văn Ba, Trung Đội trưởng Nghĩa Quân, sáu mươi sáu tuổi.
– Ngày 30/4/75 chú còn ở trong quân đội?
– Tới ngày 6/5/75…
– Nghĩa là chú vẫn cầm súng sau 30/4/75?
– Tụi tôi vẫn chiến đấu mặc dù đã biết có lệnh đầu hàng.
– Chú nghĩ gì về cuộc chiến tranh VN?
– Rất đơn giản : bên mình (VNCH) phải tự vệ vì bị bên kia ( VC) tấn công. Hễ buông súng là chết….
– Chú có thể giải thích rõ hơn một chút.
– Tụi nó đánh mình, phá hoại nhà cửa đất nước mình, bổn phận mình là phải chống trả để tự vệ. Cũng giống như bị cướp vào nhà, mình không muốn vợ con bị hại thì mình phải chống lại.

Saigon, hàng me, tượng đài và métro - Thụy My

 
 

Chuyện đọc Thanh Phương


Chuyện đọc Thanh Phương



Sài Gòn chuyện đời của phố: Quán cơm - phòng trà Anh Vũ

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/trandong/2016_02_20/quan-anh-vu-d_lolu.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444Quán Anh Vũ là cái tên ban đầu của quán văn nghệ, quán cơm nghệ sĩ và sinh viên Anh Vũ, thành lập từ sáng kiến của ông Võ Đức Diên, một kiến trúc sư và cũng là một nghệ sĩ.

Người bạn của tôi, sống ở khu vực gần cầu Trương Minh Giảng, xưa gọi là khu xóm Vẹc (do từ cái tên cũ Eyriaud Des Vergnes thời Pháp thuộc của đường Lê Văn Sỹ, Q.3 hiện nay), kể chuyện chị mình, nay cũng đã hơn 70 tuổi:
Năm 20 tuổi và đang là sinh viên, khoảng đầu thập niên 1960, chị náo nức khi đọc báo và biết có cuộc thi tuyển lựa diễn viên đóng xi nê ma ở quán Anh Vũ, đường Bùi Viện. Vốn là cô gái gốc Bắc khá xinh xắn ở khu di cư Bùi Phát, chị đánh liều đi dự tuyển, không xin phép gia đình (vì có xin cũng không được phép).

mardi 17 mai 2022

Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên

Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên

Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một con đĩ thập thành".

Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù



vendredi 13 mai 2022

Nhạc Trọng Khương: Rộn ràng, náo nức - Bích Huyền

Người nhạc sĩ tài hoa thời tiền chiến với các bài bất hủ Bánh Xe Lãng Tử và Ghen (thơ Nguyễn Bính) mà đến nay người yêu nhạc vẫn thuộc nằm lòng những giai điệu vui tươi của bài hát. 

Ghen và Bánh Xe Lãng Tử được viết theo thể loại nhạc nhanh, vui, Twist, và trải qua gần nửa thế kỷ, những giòng nhạc trên vẫn được nhiều thế hệ hát trong các đêm dạ vũ, đại nhạc hội, tiệc tùng.. Những giòng nhạc thì rất vui nhưng lòng người sáng tác và cuộc đời của họ thì lại u ám như một mùa đông dài ngàn thu. Viết ra những giòng này, lòng người viết lại một lần nữa bùi ngùi nhớ đến Trọng Khương, một tài danh sáng tác đã mang đến cho đời những niềm vui mênh mông và đã ra đi hiu quạnh chẳng ai hay biết. 

RỪNG XUÂN BAO GIỜ THÔI KHÓC - Đỗ Trường

RỪNG XUÂN BAO GIỜ THÔI KHÓC 
(Đọc Rừng khóc giữa mùa xuân của Phạm Tín An Ninh)

Đầu năm 2011 này, nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Na-uy sang Mỹ để phát hành tập truyện ký mới, mang tên – Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân. Gần bảy mươi rồi, trải qua bao năm tháng tù đầy, ấy vậy nhìn nhà văn còn nhanh nhẹn và tráng kiện lắm. Chả trách, sau khi đọc truyện của anh, có người bảo tôi: Có nhà văn trẻ, mới nổi tên Phạm Tín An Ninh viết hay ra phết. Tôi cười: Trẻ cái nỗi gì nữa, chỉ có ông già viết văn trẻ thôi.

Lê Xuyên và Những Ngày Cuối Đời - Văn Quang

Gần 10 giờ đêm 2-3-2004, chị Lê Xuyên điện thoại cho tôi thông báo tin anh vừa mất lúc 9 giờ 20, tức là cách đó nửa giờ. Lời chị kèm theo rất chân tình:

 – Tôi gọi cho anh trước khi gọi cho nhà đòn. Tôi hiểu ý chị và phải nói hiểu từ lâu mới đúng. Gia đình anh chị trong hoàn cảnh sinh sống rất khó khăn chật vật, vì thế nên tôi đã dặn trước: nếu có chuyện gì cần chị cứ gọi cho tôi. Tôi không tin vào tôi mà tin vào tình yêu thương của bạn bè từ khắp nơi luôn sẵn sàng giúp đỡ Lê Xuyên nên hứa ngay: Chị cứ lo mọi chuyện cho tang lễ của anh, còn chuyện khác để anh em chúng tôi lo. Chị vui vẻ: 

jeudi 12 mai 2022

Nhạc sĩ TRỌNG KHƯƠNG đã chết ngậm ngùi ra sao - Trần Quốc Bảo

Trưa thứ tư ngày 17 tháng 7, 2013, đang viết những dòng cuối để gửi bài đi, thì điện thoại của PHQ báo tin ra gấp nhà hàng Star Fish vì có chị Kiều Loan từ San Diego lên thăm các bạn bè trong nhóm Nghệ Sĩ Một Thời Sàigòn Nhớ. Kiều Loan là một chất keo để dán chặt những bạn bè trong những ngày vui lẫn cả lúc giận hờn. Bước chân vào cửa nhà hàng Star Fish, là mùi đồ ăn đã ngào ngạt thơm phức, là tiếng nói cười rộn ràng lan tỏa của cô chú nhà văn Nhật Tiến, Phượng Linh, Phượng Khanh, Linh Phương, Trang Thanh Lan, Mai Lệ Huyền, xướng ngôn viên Chuly, Anh Nghĩa, Kiều Loan, Phương Hồng Quế, Cát Phương, Hạnh và con trai Bình.. 

Nhạc sĩ lãng tử Trọng Khương và 3 bài hát bất hủ: “Bánh Xe Lãng Tử”, “Ghen”, “Về Miền Nam”

Nhạc sĩ Trọng Khương là nhạc sĩ có nhiều sáng tác từ thời tiền chiến, trong đó nổi tiếng nhất là 3 ca khúc Bánh Xe Lãng Tử và Ghen (phổ thơ Nguyễn Bính) và Về Miền Nam, được công chúng yêu thích cho đến ngày nay.
Sau năm 1975, cuộc sống của ông trở nên bi đát. Theo bài viết của nhà báo Trần Quốc Bảo, dựa trên lời kể của nhạc sĩ Châu Kỳ, thì Trọng Khương qua đời năm 1977. Khi đó Châu Kỳ gặp nhạc sĩ Trọng Khương “đang đi lang thang buồn bã trên đường với quần áo nhàu nát, tóc tai bù rối”.

mercredi 11 mai 2022

Trọng tài nên viết cho Khương.

Một người nhạc sĩ, một nhạc công ghi-ta thần sầu, một thư sinh với áo quần bảnh bao nhưng lại sống và tồn tại như một con ngựa hoang mãi lang thang trên cánh đồng lãng tử. Khúc nhạc này trước khi chết hãy để Lang hát lại cho Khương, trong bão tố chập chờn, trong khói lửa huy hoàng của một thời binh biến, khi con sói hoang cố chạy đuổi theo vết vó câu nay đã không còn nữa. 

NHẠC SĨ TÔI QUEN - Hoàng Hải Thủy

Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích. Ngày 22 Tháng Tám, 2014. 
Tôi viết về một số nhạc sĩ tôi quen, tôi không viết về những nhạc sĩ tôi biết. Nhạc sĩ tôi biết thì nhiều, nhạc sĩ tôi quen – thân đến độ xưng hô mày tao – thì không bao nhiêu. Hai nhạc sĩ tôi thân và biết nhiều về đời tư nhất là Trọng Khương và Lê Trọng Nguyễn. 

Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975

Trong hàng ngàn ca khúc nổi tiếng của tân nhạc Việt Nam, khởi đầu từ thập niên 1930 cho đến năm 1975, chủ đề các ca khúc viết về mẹ luôn mang lại những xúc cảm dâng trào của người nghe, người hát. Trong bài viết này, hãy cùng nhìn lại những ca khúc viết về mẹ hay nhất và tiêu biểu nhất được sáng tác trước năm 1975. 

Văn Giảng: Người về Sông Tương

"Ai có về bên bến sông Tương 
Nhắn người duyên dáng tôi thương 
Bao ngày ôm mối tơ vương 
Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương 
Tâm hồn mơ bóng em luôn 
Mong vài lời em ngập hương... 

Bài ca này được tác giả viết vào năm 1949 với cung La trưởng, uyển chuyển tha thướt trong phần lời lãng mạn, trữ tình, là một bản nhạc gối đầu giường, nằm lòng của thanh thiếu niên nam nữ trong những thập niên 50 - 60.

mardi 10 mai 2022

Văn Giảng và “Ai về sông Tương” - Cù Mai Công

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân Việt Nam”, “Mừng ngày Đản sanh”… tên là Ngô Văn Giảng, sinh năm 1924, kém ba tôi bốn tuổi. Nhưng không chỉ nhà tôi, cả xóm đều kính trọng gọi là “bác Giảng” dù khi cả nhà dọn về ở cạnh nhà tôi từ năm 1969, bác mới 45 tuổi. Ba tôi quý mến, thỉnh thoảng nói mẹ tôi sang mời bác dùng cơm trưa. Bác cười nhẹ nhàng nhận lời và ăn uống chừng mực, rất thanh nhã, điềm đạm. 

Nhạc Sĩ Văn Giảng - Lê Dinh

Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn 
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang 
Đi đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai 
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi... 
 
Trên đây là lời ca 8 trường canh đầu của bài hành khúc "Lục Quân Việt Nam" của Văn Giảng mà mọi người Việt Nam, từ cậu học sinh đến anh tân binh ở quân trường cũng như tất cả quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đều biết. Bài hát được tác giả viết vào năm 1950 với cung Ré trưởng, khi được đồng ca bởi một số đông người, đem lại cho người nghe một cảm giác như hăng say cương quyết, như nung chí anh hùng:

lundi 9 mai 2022

CÁM ƠN ÔNG NGUYỄN ĐÌNH TOÀN

CÁM ƠN ÔNG NGUYỄN ĐÌNH TOÀN 

Nói tới Nguyễn Đình Toàn thì nhiều người biết và cũng không nhiều bạn sẽ thích, vì ông này đa tài, từ viết văn, làm thơ, viết kịch và nhạc đều có, nhưng nhạc ông kén người nghe, nhưng nghe quen sẽ thấm và ghiền 
Nguyễn Đình Toàn là một người gốc Bắc nhưng gắn với Sài Gòn Việt Nam Cộng Hòa một thời, ông là một trí thức tiểu biểu của Miền Nam, những câu chữ của ông thể hiện sự tài hoa và hào khí của một thời, kể cả sau những ngày 30/4 câu chữ của ông vẫn hiên ngang vững chắc 

dimanche 8 mai 2022

Tìm gặp tác giả bài hát Thề Không Phản Bội Quê Hương ở Sài Gòn - Tuấn Khanh

Khán giả âm nhạc biết nhiều về một nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân với những bài tình ca ướt át, thế nhưng ít ai biết, ông chính là tác giả của bài hùng ca Thề Không Phản Bội Quê Hương – bài hát mà hầu như người lính Việt Nam Cộng Hòa nào cũng đã từng nghe qua một lần… 

 Trong lịch sử của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, chuyện ông bị nghỉ dạy sau 18 năm theo nghề chưa từng được kể là vì sao. Trong những ghi chú ngắn ngủi về cuộc đời của ông, trang Wikipedia tiếng Việt, chỉ ghi một dòng ngắn ngọn là “Năm 1978, Sở giáo dục chính quyền mới cho thôi việc, ông xin qua ngành bưu điện làm công tác văn nghệ quần chúng cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2000”. Thế nhưng chuyện có đầy những chi tiết đáng nói của nó.

samedi 7 mai 2022

Ra Biển Gọi Thầm - Trần Trung Ðạo

"Ta ra biển nhìn mặt trời đỏ cháy 
Đỏ cháy lòng ta một nỗi chờ mong 
Thèm một tối cùng anh em bè bạn 
Uống cho say rồi chết giữa Sài Gòn."
 Trần Trung Ðạo
 

vendredi 6 mai 2022

Thương phế binh VNCH khi cuộc chiến tàn - Thanh Trúc, phóng viên RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/OverseasVietnamese/life-of-wounded-soldiers-when-war-ended-tt-12302015143532.html/WIN_20151229_14_04_57_622.jpg/@@images/2281dc02-84e0-45d3-bd8e-874c4692ac17.jpegCuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000 thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau, trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao động là từ 3.000 đến 5.000 người.

Những mảnh đời rách nát

Bốn Mươi Bảy Năm Quốc Hận Không Quên Thân Phận Người Thương Phế Binh VNCH

https://www.sbtn.tv/wp-content/uploads/2021/11/thuong-phe-binh-VNCH.jpgCòn nhớ lại những ngày tháng tư của bốn mươi năm về trước (30-4-1975), không biết sao mà năm đó trời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Rang, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.

Chuyến xe buýt và khúc hát người lính mù - Nguyễn Mạnh Trinh

Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rõ một Việt Kiều yêu nước. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính VNCH đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”
 

Món Nợ Này Xin Ghi Nhớ Đừng Quên-Phạm Tín An Ninh

Bi kịch lịch sữ đã đẩy họ vào hoàn cảnh đau thương đó. Cay đắng thay, những hy sinh của họ một thời đã từng được chúng ta ngợi ca, ngưỡng mộ, được các cấp chỉ huy (mà phần lớn đang sống ở hải ngoại) từng gắn huy chương, bội tinh lên ngực áo họ. Để rồi cuối cùng có còn lại một chút ý nghĩa nhỏ nhoi nào sau cái ngày tan đàn rã nghé ? Có còn chăng, chỉ là một chút tình ”huynh đệ chi binh” mà những người lính chúng ta vẫn hằng nói tự thuở nào . 
Chúng ta - những người chiến hữu - những cấp chỉ huy – đã từng sát cánh, đã từng điều động họ trên trận mạc. Họ đã phải mất đi một phần thân thể để đem lại vinh quang và cả sự sống còn cho chúng ta. Xin mỗi người hảy tự hỏi : bao nhiêu năm nay, ta đã làm được gì cho họ?

jeudi 5 mai 2022

RA BIỂN GỌI THẦM - Trần Hoài Thư

Tôi lại trở về cùng biển. Tôi lại trở về để nghe lời gọi mời của chân trời xa, của sóng, và mặt trời. Tôi lại về bên này để nhớ về bên kia. Cũng vẫn một bầu trời xanh, cũng vẫn những đám mây trắng nõn như đàn cừu trên triền đồi xanh cỏ, cũng muôn lời ru trên mênh mông âm thanh của sóng và gió. Một chỗ đứng ở đây, ghềnh đá dựng, bãi cát mềm, lũ còng bé nhỏ, nước lên rồi lại nước rút. 

Mười tám năm, hay là mới hôm qua. Một chỗ ngồi ở đây hay một chỗ ngồi từ cõi nào, ngày nào. Thuyền ơi thuyền ơi, thuyền trôi biền biệt. Mấy mươi năm chẳng biết mô tìm. Tôi nói hoài. Tôi cứ gọi hoài. Con thuyền ở đâu giữa biển cả mịt mùng. Sao nó chẳng hiện lên, chấm đen cuối trời, để tôi còn thấy nàng.

mercredi 4 mai 2022

“ANH HÙNG VÀ KẺ BỘI PHẢN TRONG QUÂN LỰC VNCH,” -Thiện Giao, RFA

https://ongvove.files.wordpress.com/2009/05/anhhungvakephanboi10721.jpg?w=830MỘT TIẾNG NÓI MỚI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM


Buổi ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử về chiến tranh Việt Nam của giáo sư Andew Wiest tại thành phố Falls Church có thể được xem là cơ hội để những người bạn cũ, những đồng đội cũ, của 40 năm trước gặp lại nhau. Họ có thể là những mảnh vụn, bị phân tán khắp nơi sau khi chia tay, để rồi, với tác phẩm nghiên cứu của Wiest, họ lại được sắp vào nhau như một khoa học ghép hình, góp phần tái lập lại hình ảnh đúng đắn hơn cho một quân đội, theo lời giáo sư Wiest, gần như chưa bao giờ được thế giới Tây Phương thừa nhận và đối xử công bằng.
*Cuộc chiến không thể diễn tả hết bằng giấy mực 

“hòa bình rồi sao ngoại chết chi dzậy!” - Hoàng Chính

“Chúng nó đến rồi! Chúng nó đến nơi rồi!” Bà hàng xóm – nhà ở tận cuối ngõ – vừa chạy từ đầu ngõ vào, vừa hớt hải gào không ra hơi.

 “Đến đâu rồi?” Bà cụ nhà bên ngóng cổ ra khỏi cửa, hỏi. 

Một tràng súng liên thanh lốp đốp nổ. Tiếng đạn chiu chíu bay, nghe như tiếng ai dùng móng tay tuốt sợi dây cước. 
 Bà hàng xóm đứng sựng lại, trợn tròn con mắt, hai tay ôm chặt lấy ngực, miệng há hốc ra thở, “Gần lắm rồi! Gần lắm rồi!” 

lundi 2 mai 2022

Sầu Thiên Cổ trong Ca Khúc SÀIGÒN ƠI, TÔI CÒN EM ĐÓ của Nhạc sĩ Trường Sa

Sau khi định cư ở Canada, nhạc sĩ Trường Sa có cho ra mắt một loạt ca khúc như Sài Gòn Ơi Giã Biệt Từ Đó, Trên Vai Em Nỗi Buồn Mấy Tuổi, Từ Một Ước Mơ… đặc biệt trong đó ca khúc Sài Gòn Ơi Tôi Còn Em Đó được ca sĩ Thùy Dương trình bày, đã ghi dấu giai đoạn sáng tác mới ở vùng đất tự do. Nhưng với những người quen biết nhạc sĩ Trường Sa thì ca khúc này còn chất chứa một nỗi buồn không thể nói cùng ai: Sự ra đi của người bạn đường đã cùng ông đi qua những ngày khốn khó ở Việt Nam, đặc biệt với những năm tháng sau ngày 30-4 ấy.

dimanche 1 mai 2022

Album Những Đứa Con Của Mẹ

Những Đứa Con Của Mẹ 

Giòng nhạc Việt Dzũng & Nguyệt Ánh 
Album Nhạc Đấu Tranh 
 
 

Album Quân Lệnh Cuối Cùng

Quân lệnh cuối cùng (Việt Dzũng) 
Nhắm mắt lại anh có còn nhìn thấy quê hương 
Quê hương buồn giờ phút thê lương 
Nhắm mắt lại anh có còn thấy rừng lửa cháy 
Đêm tăm tối khóc than vời vợi 
Người lính chiến đấu trong lẻ loi

NIỀM ĐAU DÂN TỘC

QUỐC HẬN 30/4/75 

NIỀM ĐAU DÂN TỘC