jeudi 31 mars 2016

Duy Khánh:Một Cuộc Đời, Một Dòng Nhạc

http://v2.cdn.nhac.vn/kv0puCNE4oNNfn7YhOpK/1444396005/v1/album/s1/0/0/26/27078.jpg

Hát Cho Mai Sau
*
*      *
    

 Những Chiều Không Có Em
*
*      *
 
Những Ngày Xưa Thân Ái
*
*     *
Sớm Muộn Tôi Cũng Về
*
*     *
Quê Ta Ơi
*
*     *
Tiếng Hát Và Tác Phẩm (Duy Khánh)
*
*     *
Tình Em Biển Rộng Sông Dài (Duy Khánh-Hương Lan)
*
*     *
Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê

dimanche 27 mars 2016

Thơ Trần Văn Lương


Thư Không Niêm Gửi Bạn 
Thơ Trần Văn Lương - Giọng đọc Cát Bụi 

Khi Tintin khóc.... - Lan Hương

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEixeqCg1j5g-d4zQuN5SJgaqDdYFwAZeCjjTH15_3nhwmc8cs5H4kE1DInbx_VIBkeUMkdwUJevi9JLqIZPDiIoG0UXvn5B5_9gTWl_sCrB9KyuDWsxASPh3lPduj26BSWzpQSvu4e9nXsE/s1600/belgium4.jpgTám giờ sáng hôm nay, Tintin bật khóc. Chẳng phải vì con chó Milou mất tích. Mà vì ba quả bom thổi bay tính mạng của 36 người vô tội, làm 170 người khác bị thương. Tám giờ sáng, giờ mọi người đã thức dậy, đã dùng xong một cái croissant, một ly cà phê, và trên đường tới sở, tới trường, một số người chuẩn bị cho những chuyến bay ngắn dài, với túi khoác trên vai, valy để sẵn sàng dưới chân, tay cầm passport. Một ngày hẳn sẽ giống như những ngày khác, một ngày rất mới mẻ để bắt đầu. Thế nhưng Tintin đã khóc khi ba quả bom nổ tung. Mang mầm chết chóc đến, mang hoảng loạn đến, mang nỗi sợ đến, mang giận dữ đến. Dù cho Jacques Brel có cất lời ca bài “Quand on a que l’amour” lúc này, hẳn mọi người sẽ khó lòng tha thứ. Nỗi mất mát lớn lao quá cho một đất nước quá nhỏ.



Nước Bỉ bé tí hin, nằm lọt thỏm giữa bên trái là đại cường quốc Pháp, bên phải là đại cường quốc Đức, mép phía trên là tulip Hòa Lan, khoảng phía dưới là ngân hàng Luxemburg. Nó nhỏ đến nỗi lái xe khoảng 3 tiếng tứ phía là đã sang đất nước khác màu cờ khác quốc ca khác lúc nào không hay. Nó yên bình hiền hòa đến nỗi quốc gia chút xíu có hai ngôn ngữ, mạnh ai muốn nói tiếng gì thì nói, dĩ hòa vi quý. Vua Bỉ đi ra đi vô cung điện, không trống kèn rầm rộ, nhìn cờ treo biết Vua ở đó, không có lá  cờ đen vàng đỏ trên nóc Palace,  biết ngài đi vắng. Hôm khai trường vừa rồi, Vua dẫn hai bà con đi học như mọi ông bố bình thường, đồ rằng Hoàng hậu sáng hôm đó đứng trong bếp gói đồ ăn vào hộp cơm cho con mang đi học. Nó yên bình đến nỗi cảnh sát của Bỉ hơi chậm chạp vì chưa từng đụng độ với bất cứ tình huống nguy hiểm nào, ngày diễn binh kéo xe tăng xe pháo mọi người bảo nhau có biết bắn hay không đấy.


Nói thế để biết cái đất nước đó nó hiền lành và ba phải biết bao nhiêu.


Thế mà sáng nay đất nước của Tintin có hơn ba mươi người nằm xuống, khoảng hơn một trămngười bị thương. Chỉ vì một nhóm người không thích cái lối sống của nước Bỉ, không thích những gì nước Bỉ đã cho mình, không thích tất cả trừ chuyện giết người vô tội. Tấn công tự sát, nghĩa là nó cũng nổ tung cùng lúc với trái bom cột chặt vào bụng, con đường đi lên thiên đàng ngắn nhất. Cứ việc đi, nhưng tại sao lại bắt chừng đó người, những người tay còn cầm túi hành lý, vé máy bay, chuẩn bị cho một chuyến đi xa, những người sáng ra đi làm như mọi ngày mà không biết rằng buổi chiều mình không về nhà, cùng đi với mình? Những người nằm xuống, không bao giờ biết ngày mai sẽ như thế nào, đã từng một cách trực tiếp hay gián tiếp, dùng chính tiền thuế đóng góp của mình nuôi cái quả bom tự sát đó, từ khi nó được đẻ ra, lớn lên đi học, chắc không đi làm, để rồi hôm nay nuôi ong tay áo. Họ, những người đã  nuôi cái  mầm mống ung nhọt hận thù đó, nằm chết trên sàn sân bay Zaventem mảnh vỡ tung tóe, trên sàn métro Maelbeek máu chảy loang lổ, mà không kịp hiểu tại sao lại là chính họ, mà không kịp biết vì đâu nông nỗi, mà không ngờ rằng lòng tốt của mình được trả giá bội bạc đến như vậy. Bắt đầu từ tối hôm nay trở đi sẽ có những bữa ăn dư một bộ dĩa muỗng, những công sở dư một chỗ ngồi, những bức hình chụp sẽ có một khoảng trống không gì lấp đầy được. Ai sẽ phải trả giá cho những mất mát đó? Cái thằng khốn kiếp chết cùng với họ ư? Gia đình của nó ư? Tổ chức nhà nước Hồi Giáo IS sẽ nhơn nhơn đứng ra nhận, rất đỗi tự hào vì đã đánh một cú chí tử vào “trái tim của Châu Âu”.  Nhưng chúng sẽ bị cả thế giới  sỉ vả, lên án và quyết tâm diệt tận gốc càng quyết liệt hơn. Giải pháp hòa bình cho mọi xung đột giữa tổ chức này với phần còn lại của thế giới càng đi dần về con số zero hoặc dưới zero. E rằng bạo lực sẽ càng mạnh mẽ hơn, từ cả đôi phía.


Cái đất nước bé tí này, cái đất nước của Xì Trum – Peyo, sáng nay có ba quả bom nổ ở hai chỗ khác nhau, mang theo hơn 30 sinh mạng, đủ để làm cả nước bị tê liệt. Nhưng có lẽ mọi người sững sờ, tê tái vì sự khủng khiếp, dã man, vô nhân tính của lũ giết người nhiều hơn. Métro đóng cửa, sân bay đóng cửa, biên giới đóng cửa, trường học đóng cửa. Xe nhà thương xe cảnh sát hú còi ầm ĩ, xe cộ ách tắc trên xa lộ. Và mọi người nhìn nhau bàng hoàng. New York năm 2001 đã từng trải qua thảm cảnh này, rồi tới Paris năm 2015 đã đi qua mọi chết chóc vô nghĩa, và hôm nay là Bruxelles. Nhân loại tê điếng vì cách người người đối xử với nhau. Nhân loại nhìn nhau không hiểu vì sao. Jacques Brel xứ Bỉ đã từng hát cách đây khá lâu “Quand on a que l’amour”, bài hát này được chọn hát trong dịp tưởng niệm những nạn nhân đã chết ở Paris năm ngoái, bây giờ cất lại lên cho những người nằm xuống ở Bruxelles. Bài ca hòa bình cho nhân loại  nhưng chắc chắn đã chẳng lọt vào tai những kẻ giết chóc, những kẻ cố tình chà đạp lên những gì cao đẹp nhất của loài người.

Quand on n' a que l'amour
A s'offrir en partage
Au jour du grand voyage
Qu'est notre grand amour

Quand on n' a que l'amour
Mon amour toi et moi
Pour qu'éclate de joie
Chaque heure et chaque jour

Quand on n' a que l'amour
Pour vivre nos promesses
Sans nulle autre richesse
Que d'y croire toujours

Quand on n' a que l'amour
Pour meubler de merveilles
Et couvrir de soleil
La laideur des faubourgs

Quand on n' a que l'amour
Pour unique raison
Pour unique chanson
Et unique secours

Quand on n' a que l'amour
Pour habiller matin
Pauvres et malandrins
De manteaux de velours

Quand on n' a que l'amour
A offrir en prière
Pour les maux de la terre
En simple troubadour

Quand on n' a que l'amour
A offrir à ceux-lа
Don't l'unique combat
Est de chercher le jour

Quand on n' a que l'amour
Pour tracer un chemin
Et forcer le destin
A chaque carrefour

Quand on n' a que l'amour
Pour parler aux canons
Et rien qu'une chanson
Pour convaincre un tambour

Alors sans avoir rien
Que la force d'aimer
Nous aurons dans nos mains
Amis, le monde entier





Quân khủng bố như cỏ dại, nhổ chỗ này, mọc chỗ khác. Bởi vì chúng chẳng còn gì để mất, hoặc tự cho là chẳng còn gì để mất, ngoại trừ thiên đàng như bánh vẽ trước mặt, và có thể đâu đó, là một số tiền kha khá để lại cho gia đình chăng? Nước Bỉ đã từng giang rộng vòng tay tạo cho không biết bao nhiêu người tị nạn những cơ hội ngang bằng dân bản xứ. Cơ hội đó là đồng đều, thế thì tại sao một nhóm thanh niên mặt mũi non choẹt, sinh ra ở Bỉ, nói tiếng Pháp xoen xoét, tiếng Hòa Lan bị bắt học ở trường cho rằng khó quá  ì à ì ạch mãi không xong một mẩu đối thoại, nhưng một câu chào chẳng lẽ không nói được, thì tại sao lại phải đi tự sát cho một chính nghĩa ở tận đâu? Cái chính nghĩa mà nói cho cùng, đã đẩy hơn hai phần ba dân số của Syria bỏ chạy tán loạn, sẵn sàng bỏ mạng chết trên biển để đến được Châu Âu, cái chính nghĩa đã đẩy mọi người ra khỏi tổ ấm của mình, ra khỏi mái nhà của mình, ra khỏi quê cha đất tổ của mình, để rồi tha phương cầu thực, vất vưởng trong các trại tị nạn, chờ tấm lòng nhân ái của một quốc gia nào đó. Và nếu quốc gia đó có mở lòng đón họ, cùng lúc đón luôn nguy cơ khủng bố chen vào. Sau này, nếu các quốc gia có tuyên bố đóng cửa cho làn sóng tị nạn, thì xin hiểu giùm cho tại sao.


Dù cho có nhân danh bất cứ cái gì đi nữa, lấy đi chừng đó sinh mạng của những người vô tội là điều bất chính nghĩa nhất trên đời, là điều đáng bị sỉ nhục, đáng bị lên án và không bao giờ tha thứ được.


Sáng nay đọc hàng tin lớn trên CNN “Brussels under attack” không kìm được nước mắt! Belgium là quê hương thứ hai của mình, mọi nhớ mong mọi trông ngóng đều hướng về nó, mọi vui buồn đều dồn về nó, vì nó có Ba có Má, có anh chị em, vì nó đã cưu mang mình những bước đầu chập chững đất khách quê người, vì nó đón nhận mình trong vòng tay rất đỗi êm ái, hòa bình và thân thiện của nó và vì nó đã cho mình một cơ hội để từ đó mình mới được như ngày hôm nay.  Mình rất đỗi tự hào để tuyên bố rằng “Je suis Bruxelles”, ngày hôm nay và mãi sau này.


 Tự trong đáy lòng, xin chia buồn với tất cả những nạn nhân của ngày hôm nay. Công lý sẽ đến với tất cả mọi người, mọi tội ác sẽ bị trừng phạt, nhân loại không dung tha cho mọi bạo lực đã và đang núp bóng dưới bất cứ chiêu bài nào, dưới bất cứ chính nghĩa nào dưới bất cứ tôn giáo nào.


Be strong, Belgium!


Lan Hương


Fort Worth 03/22/2016


*
*     *
 
Thắp nến tưởng niệm thảm kịch Brussels 

*

 
Khủng bố liên tiếp ở sân bay nhà ga Brussel Bỉ



lundi 21 mars 2016

Miền Nam Việt Nam trong những ngày tháng 3/1975 (Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh)

Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh (Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hòa)

Ngày 23-3-1975 phần đuôi đoàn xe di tản bị mắc kẹt trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc, cách Thành Phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, vì pháo cọng sản bắn vào đoàn xe ở phía trước
 

Miền Nam Việt Nam trong những ngày tháng 3/1975 (Tại Tuy Hòa , Phú Yên)

Tại Tuy Hòa , Phú Yên
 Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cã các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.


Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng

dimanche 20 mars 2016

Lính nghĩ gì?




Lính Nghĩ Gì?Nhạc Hoài Linh-Tiếng hát Thanh Phong
Posté par Ngay Xanh Vong sur dimanche 20 mars 2016
Lính nghĩ gì?
Nhạc Hoài Linh - Tiếng hát Thanh Phong 

Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi

Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi
tuongniemcodaitanguyendinhbao13 

Câu chuyện trên đồi Charlie-- 34 năm trước - Giao Chỉ, San Jose

Câu chuyện trên đồi Charlie-- 34 năm trước
 

                                                  Giao Chỉ, San Jose 2006




https://ongvove.files.wordpress.com/2009/09/charlie2.jpg?w=830 Tại Việt Nam cuối mùa Xuân 1972, tình hình chiến sự ngày thêm khốc liệt. Hiệp định Paris hội họp căng thẳng. Trận mùa hè đỏ lửa bắt đầu. Địch quân đưa chính quy vào mặt trận quân khu II trên chiến trường Cao Nguyên tại Tân Cảnh, nơi đồn trú Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư đoàn 22.
Tổng Tham Mưu cho tăng phái Lữ đoàn II Nhảy dù của đại tá Trần Quốc Lịch đóng tại căn cứ Võ Định. Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy dù mang huy hiệu “song kiếm trấn ải” vào chiếm đóng ngọn đồi quyết tử Charlie. Bốn đại đội chia ra chiếm giữ các cao điểm. Địch quân cấp sư đoàn với các đơn vị pháo và phòng không bắt đầu khai hỏa. Pháo 130 ly và đại bác 122 ly. Mỗi ngày trên một ngàn trái. 600 lính mũ đỏ gồng mình chịu pháo chờ địch tấn công.
Trận địa pháo của địch khởi sự mãnh liệt từ 1 tháng 4-1972.

samedi 19 mars 2016

Charlie, Ngọn Ðồi Quyết Tử

http://batkhuat.net/images/charlie-04.jpgNửa ngày ở Dakto
Sớm mai bắn súng lên trời
Chào cô gái Thượng mang đời trên lưng
Buổi trưa xuống, phố tưng bừng
Chào nhau, Mũ Ðỏ không mừng không lo.
Vào Charlie
Trăm con chim lạ về rừng
Cờ treo hai ngọn, lẫy lừng chiến khu
Kontum gió núi, sương mù

Chương trình giới thiệu bộ phim MÁU LỬA CHARLIE


vendredi 18 mars 2016

jeudi 17 mars 2016

Có bao giờ Em hỏi ?


“Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ - Trần Trung Đạo

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjaSSMEtRmmz3dksTgdYibWXoPyFv6eJaBfe1aMy3I0wYSOrOcNqFfUywPpdEXSu5WU_hpJXoSBeHlnHopJcoV09D8euq_lWNTcobRpdPjbiR62qRQT-xdzoyqIobcLvNvOCgKhyphenhyphenARegPGB/s1600/trantrungdao-danlambao.jpgBuổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.

vendredi 11 mars 2016

Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”

vietnam-war-1966-305.jpgCao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.


mardi 1 mars 2016

Ngày 27 tháng 4 năm 1975

Ngày 27 tháng 4 năm 1975
Sinh viên VN .tại Pháp xuống đường để tang cho miền Nam.