mardi 28 février 2023

Tác giả 'Người tình' với tự do báo chí - Phạm Cao Phong

"Duras Song" là tên cuộc triển lãm đặc biệt, kéo dài từ cuối năm 2014 tới đầu năm 2015 nhằm đánh dấu 100 năm cuộc đời và sự nghiệp Marguerite Duras, nữ văn sỹ mà tên tuổi gần gũi đất nước, con người Việt Nam. Sinh ra và lớn lên bên dòng Cửu Long, bà là hiện thân sôi động về một phụ nữ dấn thân, một nhà hoạt động chính trị, sân khấu, điện ảnh và văn học.
Sau 20 năm ở Việt Nam bà trở về nước viết văn, làm phim và viết kịch bản sân khấu.
Bà cũng hoạt động chính trị tích cực, đứng vào hàng ngũ những người kháng chiến chống phát xít, gia nhập Đảng Cộng sản một thời gian, đồng thời là bạn thân của tổng thống Francois Mitterand.
Với văn tài của mình, Marguerite Duras khẳng định chỗ đứng của một gương mặt không thể thiếu trong văn đàn Pháp và thế giới.

Người tình (L'Amant, de Marguerite Duras)

Xem Phim Người Tình - The Lover, L'amant - Vkool.Net - Ảnh 1Nội dung phim

Câu chuyện về cuộc tình giữa một cô gái người Pháp 15 tuổi và một chàng trai Trung Quốc 36 tuổi vào cuối những năm 1920 tại Đông Dương.

Kết thúc kỳ nghỉ hè, cô gái nhỏ quay trở lại Sài Gòn, với ký túc xá quen thuộc của trường trung học. Trên chiếc phà qua sông Mekong, cô gái chống khuỷu tay lên thành phà và lơ đễnh ngắm dòng nước. Một người đàn ông giàu có và lịch lãm chú tâm quan sát cô từ phía chiếc xe limousine. Rồi anh ta tiến lại, làm quen và đề nghị được chở cô về Sài Gòn. Trong vòng một năm rưỡi từ sau giây phút đó, hai người sống với nhau trong một mối quan hệ thể xác mãnh liệt. Một mối quan hệ xuất phát từ khát khao nhục dục và sự đau khổ. Một mối quan hệ bị cấm đoán và chỉ trích.

lundi 27 février 2023

Nghe lại ca khúc “Hẹn Hò”của Phạm Duy - Trần Doãn Nho

Phạm Duy ra đi về cõi vĩnh hằng đã hơn 10 năm (27/1/2013 – 27/1/2023).

Tạp chí “Saigon Nhỏ” (Little Saigon, quận Cam, California) đã dành một ấn bản đặc biệt tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy có tựa đề “Bụi phù sa chờ ghé những bờ vai” với bài viết của nhiều tác giả: Khang Thụy, Duyên Anh, Phạm Xuân Đài, Phạm Văn Kỳ Thanh, Ngu Yên, Tuấn Khanh, Nguyễn Hoàng Linh…Trong dịp này, tôi được biết một số bạn hâm mộ nhạc Pham Duy ở Sài Gòn cũng tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông, qua đó, đặc biệt tôi được nghe lại giọng ca truyền cảm của ca sĩ Lệ Hồng qua bản “Hẹn Hò”, là một trong những bản nhạc của Phạm Duy mà tôi rất thích.

samedi 25 février 2023

Tình ca Nguyễn Văn Đông - Thy Nga

LinhchienNguyenvanDong150.jpgQuý vị đang nghe bài “Chiều mưa biên giới” nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Văn Đông, qua giọng hát Hà Thanh, ca sĩ trình bày nhạc Nguyễn Văn Đông hay nhất …

Chương trình kỳ này, Thy Nga mời quý thính giả đến với người nhạc sĩ ấy và những ca khúc đậm tình nước, tình người do ông viết nên. Sau ba chục năm ẩn dật, Nguyễn Văn Đông mới lên tiếng, trả lời các câu hỏi của giới nghệ sĩ từ hải ngoại về thăm.
“Vô thường” …
Những người ái mộ nhạc Nguyễn Văn Đông chẳng quên người nhạc sĩ này đâu, nhưng tôn trọng ý ông muốn “gác kiếm” rời xa mọi sự.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Nhân cách, người con VNCH của Mẹ Việt Nam

Hôm 26.02.2018, một người Sài Gòn, một cựu quân nhân VNCH, một nhạc sĩ tài hoa đã qua đời: Đại tá Nguyễn Văn Đông.
Những cựu thiếu sinh quân, những người lính VNCH lặng lẽ đứng xếp hàng, diễu qua linh cữu ông, bồng tay chào nghiêm trang, tiễn biệt người chỉ huy, người chiến sỹ đã rời “phiên gác đêm xuân” của đời mình để về cõi vĩnh hằng. Những khúc nhạc đẹp đẽ, những bản tình ca quê hương, lứa đôi da diết với “chiều mưa biên giới”, “sắc hoa màu nhớ”, “nhớ một chiều xuân”… bỗng được người Sài Gòn nghe nhiều hơn.


TƯỞNG NHỚ NGUYỄN VĂN ĐÔNG - MƯA VẪN BAY GIĂNG TRÊN CHIỀU QUÊ HƯƠNG

https://lh6.googleusercontent.com/KYGAsEF4jRV58YX10h5Dithy5G1dFql0UliDBPsrVNIu2k8r0mKq26goUdFFIXs9rlpot05k85iWHIJHIC1D83yIKaDJrzyErW_hbh3UtimLuKXpwVbtcB0UK9RRVxduQ9fxcamMukXawRs47gDẫn Nhập: Ngày 26 tháng 2, 2018 Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời tại Sài Gòn, sáng thứ Sáu 2 Tháng 3, đám tang được gia đình tổ chức đơn giản như đời sống cuối đời lặng lẽ của ông từ 30 Tháng 4, 1975, sau khi đi tù về, 1985. Đám tang diễn ra với một hoạt cảnh cảm xúc.. Những Người Lính QLVNCH thành kính im lặng chào tay tiễn biệt người chỉ huy: Đại Tá Nguyễn Văn Đông- Danh tính Nghệ Sĩ Lớn của âm nhạc Miền Nam - Biểu tượng chung của Nghệ Thuật Dân Tộc đã bị giới cầm quyền cộng sản Hà Nội cố sức xóa bỏ từ ngày sụp vỡ VNCH, 1975 nhưng vô hiệu. Nếu không nói đã gây phản tác động mạnh mẽ, sâu rộng, củng khắp.. Bởi Văn Hóa Nghệ Thuật phương Nam đã khiến kẻ xâm lược cộng sản hiện đủ bản chất vô tính, bất nhân, phi dân tộc của bản thân trước chứng nhận của Lịch Sử và Dân Tộc, cho dù đã đoạt thắng quân sự tại ngày 30 tháng 4, 1975. Thanh Âm/Tiếng Lời từ Nhạc Nguyễn Văn Đông vẫn mãi tồn tại thắm thiết như cảnh tượng cảm xúc màn mưa bay qua khu đồn vắng in hình Người Lính Cộng Hòa chắc tay súng giữ nước, an dân..

SÀI GÒN ƠI! SAO TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG

hồn ai đó quay về đường xưa cũ
tên Sài gòn ....ôi ! mảnh đất quê hương
em xé toạt một khung trời hội cũ
ta ngẩn ngơ _ xa lạ những tên đường
 
 
 

Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương
Thúy Nga CD199




vendredi 24 février 2023

Rối bời chữ nghĩa - Huy Phương

  Tuần trước tôi vừa « nhập viện ». Nói cho cam, chẳng phải tôi xin vào Viện Mồ Côi làm gì vì đã quá già, cũng không phải vào Viện Hán Học xin thầy mấy chữ thánh hiền, vào Viện Thẩm Mỹ để sửa sang lại dung nhan, cũng chẳng phải vào viện Nghiên Cứu Mác- Lê Nin của ông Hoàng Minh Chính để làm quái gì, vậy mà bạn bè, bà con cứ nói một hai là tôi « nhập viện ».

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HOÀ: NHÂN BẢN - DÂN TỘC - KHAI PHÓNG - Quyên Di

Bài viết này bổ túc cho bài viết đã được đăng trước: “MÔI TRƯỜNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO CHỨC THỜI VIỆT NAM CỘNG HOÀ.” Nguyên thuỷ, bài này do phóng viên Doan Trang (Hoa Kỳ) phỏng vấn và viết lại những điều tôi trả lời. Ở đây, tôi sửa chữa đôi chút cho đúng với cách nói của tôi. Tôi cũng lược bỏ một số đoạn có ý tưởng trùng lặp với bài “MÔI TRƯỜNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO CHỨC THỜI VIỆT NAM CỘNG HOÀ.” 

jeudi 23 février 2023

Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ Trịnh Thanh Thủy

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá. 

Ngôn Ngữ Saigon - Sài-gòn Cô Nương

Đọc lá thư của bạn kể kỳ rồi về Saigon, đi đâu cũng nghe người ta nói 'không dám đâu', 'biết chết liền'...thật buồn cười...
Những chuyện chữ nghĩa như thế rất nhiều. Bạn ở xa về lạ tai nhưng người trong nước nghe hoài mỗi ngày, câu cửa miệng nói hoài hằng ngày nên chẳng bao giờ để ý ngẫm nghĩ ý nghĩa và âm thanh để thấy buồn cười hay không. Trên trang viết, điều ấy cũng hiển hiện khá rõ. Một ông chủ bút có nhận xét đọc truyện từ Saigon gửi đi biết ngay người viết được đào tạo sau 75, lớn lên sau 75 trong khi một ông chủ bút khác lại nhận xét tác giả hẳn là một ông Bắc-kỳ thời tiền chiến chứ không phải một cô nương được sinh ra nơi xứ miền Nam thừa thãi gió và nắng vàng.

Nỗi buồn tiếng Việt - Chu Đậu

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở Hải Ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng ; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi - Thúy Nga Video 16

Thúy Nga Video 16 - Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi là băng video thứ 16 do trung tâm Thuý Nga thực hiện và phát hành năm 1987. Trong đó, phần lời diễn giải được viết bởi nhà văn Duyên Anh và trình bày bởi xướng ngôn viên Đào Thị Ngọc Xuân.


mercredi 22 février 2023

Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi - Lê Hữu

Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi 

Tiếng nước tôi 
bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Phạm Duy
 

Sài Gòn: nhìn lại 50 năm, 1963-2013

“Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này.”
(Ta về – Tô Thùy Yên)
 

mardi 21 février 2023

MÔI TRƯỜNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO CHỨC THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA - Quyên Di

Năm 1967 tôi 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Tú Tài toàn phần là chuẩn bị khăn gói vào Đại chủng viện Sài Gòn, gọi là “đi tu” để tương lai trở thành linh mục Công giáo. Nhưng Ơn Trên định cho tôi con đường khác: đúng năm ấy thân phụ tôi qua đời. Mẹ tôi loay hoay với nhà thuốc bắc bố tôi để lại. Tôi thì đông em. Vị linh hướng của tôi là linh mục Trần Văn Hiến Minh gọi tôi vào văn phòng và dạy rằng tôi không được nhập Đại chủng viện mà phải ở nhà lo giúp mẹ phụ nuôi các em.

Tưởng Chừng Đã Quên - Đoàn Trọng Hiếu

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjd9pnNwmVP91pGQc_z7zO8dPL8-KFkjqB1vUXzufiN5fRJxQlsPd3GnfEIsmWQY0OK0LMGtSYx8B3LvLxn00w4UJhoK8T3scHJS2OdleGGFom5979GJtZjgjDE5FRwGaLOjJ00tW6oV6lC/s1600/di_tan_1975.jpg
Tình đồng đội ngàn năm vẫn nhớ
Nghĩa đồng bào vạn thuở khó quên.
 
       Chỉ còn hai ngày nữa là Tết, hôm nay đã 28 rồi, Hải ngồi sau cái sạp bán vé số, lơ đãng nhìn những chiếc xe đò tấp nập ngừng trước mấy quán cơm đã ăn chia với đám tài xế và bọn công an khu vực, mọi người dường như hối hả vào ăn cho nhanh, để còn kịp về dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Đã mấy năm nay, kể từ ngày tạm gọi là "mở cửa" thì sinh hoạt ở cái quận Định Quán này trở nên tấp nập, vì đây là trung tâm của tuyến đường Sàigòn - Đà lạt, dù là lên hay xuống thì cũng là lúc phải dừng lại, để khách ăn uống và xả hơi cho thư giãn gân cốt. Sạp vé số của Hải mấy năm trước đây còn được đặt ngay trước cửa mấy quán cơm đó, thì cuộc sống cũng tạm xoay sở qua ngày, ngờ đâu một tên bộ đội "phục viên", khi thấy địa điểm có vẻ khấm khá, nên nó đã móc nối với mấy thằng công an khu vực áp lực với chủ quán, đuổi chàng đi để nó chiếm chỗ, cho dù bà chủ quán không muốn, nhưng vì việc làm ăn, nên bà đành phải ngậm ngùi nói với Hải:

Cung Tích Biền - con người, cuộc đời và các sáng tác-Mặc Lâm

 Nhà văn Cung Tích Biền tên thật Trần Ngọc Thao, sinh năm 1937 tại Thăng Bình, Quảng Nam. Từ 1970 là giảng viên Trường Sĩ Quan Hành Chánh Sài Gòn. Ông giải ngũ năm 1973 với cấp bậc Đại úy. Sau đó làm Giáo Sư Thỉnh Giảng Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà, Đà Nẵng.

samedi 18 février 2023

Chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái hậu phương…

Đầu thập niên 1960, ở miền Nam Việt Nam chưa có vô tuyến truyền hình, phải đến năm 1966 mới thành lập đài truyền hình ở Saigon. Thời điểm này người ta chủ yếu đón chờ thông tin từ 2 đài phát thanh, đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam và Đài Phát Thanh Quân Đội. Thường là sau bữa cơm chiều, người ta mở Radio để nghe Dạ Lan – “Em gái hậu phương” giới thiệu những bài nhạc mới.

jeudi 16 février 2023

Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam

Giọt nước mắt nhục nhằn
trên xiềng gông chung thân
Giọt nước mắt đợi chờ mòn nỗi đá ôm con
Giọt nước mắt thê lương
Giọt nước mắt quê hương
nghe buốt răng sâu, cây thù lá hờn…
Giọt nước mắt chẩy dài
theo thuyền nhân lênh đênh
Giọt nước mắt nghẹn ngào
biển ướp muối khô tim
Giọt nước mắt oan khiên
Giọt nước mốt cô đơn

samedi 11 février 2023

Duy Khánh (1938-2003)

Một giọng ca vàng truyền cảm đầy tình tự dân tộc, không còn nữa Viết sau ngày Duy Khánh qua đời và sửa lại nhân ngày giỗ lần thứ 2 của Duy Khánh, để thắp nén hương tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa nhất của nền tân nhạc Việt Nam những thập niên 50 đến 70.
Đỗ Văn Phúc 

Ca Nhạc sĩ Duy Khánh

Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936 tại tỉnh Quảng Trị. Thích hát từ nhỏ, đến năm 1955, anh trúng tuyển kỳ tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á. Khi ấy, anh còn lấy tên là Tăng Hồng và trình bày bài “Trăng thanh bình”. Sau đó, sinh hoạt ca hát nhiều thì anh đổi tên thành Duy Khánh, lấy theo tên một người bạn thân thuở học trò ở quê nhà. Bản “Trăng thanh bình” đượm tình quê hương, và cho thấy chiều hướng cùng sở trường của Duy Khánh sau này. 

vendredi 10 février 2023

Sài Gòn Ngày Dài Nhất - Hồi ký Duyên Anh (1988)

Em thuở ấy còn hoa phong nhụy
Trên bản đồ địa lý giáo khoa thơ
Rất thật thà và cũng rất ngu ngơ
Anh mực tím vẽ giấc mơ viễn xứ
Giấy trắng học trò viết tên em đầy vở
Viết đầy hồn tuổi nhỏ của anh xưa

Những Đoạn Viết Ngắn Về Sài Gòn, Về Việt Nam ….- Duyên Anh

Còn nhớ Sàigòn không? Thành phố tóc gẫy chia ly, thành phố mắt mờ giã biệt một cuối tháng tư lạc tay thù. Còn nhớ Sàigòn không? Những tháng nhung xanh cũ, những ngày lụa đào xưa, thành phố ấy, Sàigòn yêu dấu, mặt trời thắp sáng ước mơ, ánh trăng soi rõ kỷ niệm. Mỗi vỉa hè là một giải chiêm bao. Mỗi đoạn đường là một cơn hạnh phúc. Đã thấm niềm tưởng tiếc rồi đó, sau mười năm lưu lạc. 

jeudi 9 février 2023

Sài Gòn Ngày Dài Nhất, Album nhạc - Làng Văn CD

Em thuở ấy còn hoa phong nhụy
Trên bản đồ địa lý giáo khoa thơ
Rất thật thà và cũng rất ngu ngơ
Anh mực tím vẽ giấc mơ viễn xứ
Giấy trắng học trò viết tên em đầy vở
Viết đầy hồn tuổi nhỏ của anh xưa
Như thế, ấu thơ ta đã có Sài Gòn , niên thiếu ta đã có Sài Gòn , thanh xuân ta đã có Sài Gòn, và cuối chiều đời ta vẫn có Sài Gòn. Sài Gòn , thành phố ngập lụt kỷ niệm ấy , cơ hồ chiếc nôi êm ái với nhịp đong đưa ru hồn ta. Ta ngỡ tiếng khóc chào đời ta gửi Sài Gòn , rồi tiếng khóc lìa đời ta sẽ gửi Sài Gòn .

Duyên Anh: Những đoạn viết ngắn về Quê-Hương

SÀIGÒN NGÀY DÀI NHẤT (Duyên Anh): Những đoạn viết ngắn về Quê-Hương
 ôi giả sử ngày mai em về Sàigòn
Em thành người xa lạ quê hương
Em thành người đường quen xóa bóng
Linh hồn em lạnh cóng
Em vừa hay đã mất Sàigòn

mercredi 8 février 2023

Album: Ru Đời Phù Ảo - Tình Khúc Duyên Anh

Gần cuối năm 83, gặp lại anh trên nước Pháp với căn cước tị nạn chính trị, chúng ta ăn mừng hội ngộ ở một quán ăn tại quận 13 Paris .
Anh khề khà kể chuyện tù tội, nhìn anh say sưa nói cười bên ly rượu vang đỏ, mà thấy mê; chúng ta chia tay sau 2 giờ chuyện trò chưa dứt, hẹn gặp lại nhau trong một ngày gần.
Không biết anh có nôn nóng chăng mà đã sắp xếp ngay trong 3 ngày sau, chúng ta đã có một cuộc chơi văn nghệ chỉ có 3 người nơi nhà anh Trần Quang Hải (chị Bạch Yến, anh Trần Đình Thục lo ẩm thực). Bọn mình ghi âm lại hôm văn nghệ bỏ túi với 3 người - Duyên Anh, Trần Quang Hải, Julie.

Em bé trên Đại Lộ Kinh Hoàng

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.(Hình: Em bé nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell) 

lundi 6 février 2023

Bức Tượng "Thương Tiếc" và Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu - Xuân Hương

Lời giới thiệu:
 Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương trình Newland TV. đã có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá. Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, trò chuyện, P.V. Xuân Hương đã được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH. Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đã kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này.

DUYÊN ANH – TỪ CẢM XÚC CHO ĐẾN TẬN CÙNG CỦA CON CHỮ - Đỗ Trường

Dường như, chẳng cứ thế hệ chúng tôi, mà cả miền Bắc rất ít người được đọc, và biết đến nhà văn Duyên Anh. Bởi, tuy sinh trưởng ở Thái Bình, nhưng tài năng văn thơ Duyên Anh chỉ được phát tiết từ năm 1960, sau khi ông di cư vào Nam. Sau biến cố 1975, thơ văn cũng như con người ông bị đốt bỏ, vùi dập. 

Sàigòn trường ca - Duyên Anh

Sài gòn tình thơ anh 
Sài gòn ấu thơ anh 
Sài gòn mưa tâm tư 
Sài gòn nắng tâm tình 
Sài gòn mênh mông 
Sài gòn vời vợi Sài gòn rất tươi 
Sài gòn thật mới 
Thế giới ơi, tôi không mất Sài gòn 

DUYÊN ANH/ Hoạ từ miệng

L’image contient peut-être : 1 personne, joue d’un instrument de musiqueLà một trong những nhà văn nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, Duyên Anh được biết đến như một con người nhiều tài, lắm tật, miệng làm hại thân! Tôi quen biết Duyên Anh từ lâu, từ dạo tôi vẫn thường hay chầu rìa những canh xì phé nảy lửa của những “hảo thủ” lừng lẫy trong làng báo Sài Gòn trước 1975 với một vài doanh nhân, chính khách. Thuở đó, thân phận và túi tiền của tôi không đủ “tư cách” ngồi cùng chiếu với các đàn anh. Vào sòng xì phé là có thể biết ngay tính cách của từng người. Duyên Anh thích “tháu cáy” và khích tướng đối thủ, nhưng lại rất cay cú khi bị người khách “tháu cáy”. Thế nhưng sau 1975, tôi mới thật sự thân thiết với Duyên Anh. Ông từng coi tôi như một người bạn vai em ruột rà. Điều này đã được ông viết trong hồi ký.

dimanche 5 février 2023

Phiếm luận về hai chữ Việt Cộng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhvGy3rJYV4wFkrztmQbz7SH0w3LntytfkyfENDMUJAWbyeEsZk8TN5kXWUpOs9SNrnBRDJyrLbFiZ6QpHlJiWejdIMFHJN6IFgD0d2QG-YtICIdwO8aQeQfO-60yvaatv8piVfU-vDLHA/s1600/deprau-condo-8-danlambao-01.jpgĐông Quan (Danlambao) - Điều đáng ngạc nhiên là mãi cho đến hôm nay (2015), sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến và thành phần cộng sản miền Nam cũng đã bị loại bỏ khỏi vai trò chính trị, thế mà không ít người Việt, và cả người Mỹ cũng còn mơ hồ về hai chữ Việt Cộng như trong bài viết "Viet Cong" trên wikipedia. Những người Mỹ thì cho rằng chính họ đặt ra từ ngữ đó và lính Mỹ gọi tắt là vee-cee (vc). Và đa số người miền Nam cũng gọi theo là Việt Cộng, ngay cả báo chí ở miền Nam hay ở Mỹ.

Lạc chỗ - Trần Mộng Tú

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMx5-JqPmaq8USu0SjHTVbhkdRdOiV3aswNJzh-4DfQ6gaNk9Oxi4-1qgw6tmYtIVt69a8CGAVUvFHrDlO7-Lo4oqG6TUBfAvMLuPG1n8XF7xZIqplX2xZ3ddz8Ndi4V7psR4dBGEQsSowfUJkG3lmiobgOY37-G9zSx5yjMBtSTqMVK6k-q8jnH8Yfg/w1200-h630-p-k-no-nu/chitu.jpgBuổi chiều một ngày cuối năm trong nghĩa trang, hai người lính một già, một trẻ, ngồi bên cạnh một nấm mộ hoang phế, đã mất mộ chí. Họ ngồi như đang chờ đợi một ai đó tới. Gió thỉnh thoảng thổi qua, những ngọn cỏ vàng úa khẽ lao xao, mái tóc bạc của người lính già vài sợi quá dài cũng bay ngơ ngác. Ông cất tiếng chuyện trò với anh lính trẻ:
Này cậu, sao mặt mũi buồn so vậy. Tết nhất tới nơi rồi, không nhiều thì ít thế nào chúng mình cũng được ngửi mùi hương mùi hoa.

Sầu Xưa Thức Dậy - Tác giả: Hoàng Nga

https://nguyennaman.files.wordpress.com/2009/05/hnga.jpgSầu xưa thức dậy trên vai nhỏ
Về ướt lòng tay nửa tiếng cười
Nhã Ca

Một lần, cô hỏi nếu đi được, thì anh muốn định cư ở nước nào. Anh đáp:

- Chắc anh sẽ xin đi Hoa Kỳ.

Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Ngọc Bích

https://vietbao.com/images/file/WcTli95D0wgBADUa/nguyen-ngoc-bich-hon-viet.jpgLTS.- Ngày 3-3-2016, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần trên chuyến bay tới Phi Luật Tân dự Hội Nghị về Biển Đông. Hôm nay, Thứ Bảy 12 tháng Ba, lễ tang được chính thức cử hành tại Virginia. Nhân dịp này, Việt Báo trân trọng giới thiệu một trong những bài viết sau cùng của Giáo sư  Bích, đề cập tới những diễn tiến tại đại học Cornell,  trong nỗ lực làm sáng tỏ sự thật về chiến tranh Việt Nam,  từ việc ông tham dự cuộc hội luận “Voice from the South Vietnam” năm 2012 tới việc tác giả “Giải Khăn Sô cho Huế” nói chuyện tại Cornell năm 2015. Giáo sư  Bích đã viết bài này vào đêm 16 tháng 12 năm 2015, dành riêng Việt Báo Tết Bính Thân. Khi bài tới, báo đã in xong. Nhờ vậy, đây là lần đầu tiên bài viết được phổ biến. Vào ngày tiễn đưa vị học giả một đời tận tụy với văn hóa lịch sử dân tộc, xin mời đọc bài viết nhiều tâm huyết của ông.

samedi 4 février 2023

Xuân về nghĩ đến Anh Hùng Vô Danh QuaThơ Đằng Phương - Nguyễn Ngọc Huy

https://vuongthuc.files.wordpress.com/2013/12/animated-picture-gshuy.gif?w=64040 năm qua, trong trái tim của hàng triệu người Việt, vì tự do phải biền biệt lưu vong, không ai mà lòng không quặn thắt khi nghĩ đến quê nhà. Từ ngày dựng nước đến nay, biết bao nhiêu anh hùng không tên, không tuổi mà máu xương họ đã thấm sâu vào lòng đất Mẹ. Họ là ai? *Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước - đã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu. Họ là những anh hùng vô danh đã vì đồng bào dân tộc mà vĩnh viễn nằm xuống để làm nên Tổ quốc.

Người Mỹ và cuộc chiến Việt Nam Film tài liệu

Big Picture: The Hidden War in Vietnam



 

Chăn Gối với Kẻ Thù / Sleeping With the Enemy - James Webb

.Lời giới thiệu: Xin mời quí vị đọc một bài viết của một cựu Sỉ Quan Hoa Kỳ đã từng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ và hiện là Thượng Nghị Sỉ Liên Bang của Hoa Kỳ. Quan điểm về cuộc chiến Việt Nam. Thú thật, cho đến bây giờ mới thấy một người Mỹ trí thức có đầy đủ hiêu biết về cuộc chiến Việt Nam đã viết một bài chân thật, rất đáng kính trọng và rất đáng đưa vào lịch sử của Hoa Kỳ để cho con cháu Hoa Kỳ được hiểu rỏ hơn cuộc chiến Việt Nam mà trước đây những kẻ viết lịch sử Hoa Kỳ đã thiếu dữ kiện sống để viết - THG

vendredi 3 février 2023

PHẠM DUY

Gần 100 năm trước, năm 1921, có một người Việt Nam chào đời, lớn lên cậu chỉ tự học nhạc, vậy mà về sau trở thành một ca sỹ, một nhạc công, một nhạc sỹ- một Giáo Sư Nhạc Ngữ tại Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, và là một nhà Nghiên Cứu Âm Nhạc lớn của Việt Nam.
Đó là nhạc sỹ PHẠM DUY! 
+CA SỸ - Vâng Phạm Duy đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sỹ. Với giọng hát điêu luyện, đậm chất Việt của mình, ông đã đưa tên tuổi các nhạc sĩ như Đặng Thế Phong, Văn Cao đi khắp đất nước Việt Nam. 

jeudi 2 février 2023

Phạm Duy và Thái Thanh nói về Bà Mẹ Gio Linh

Bà Mẹ Gio Linh được Phạm Duy sáng tác vảo năm 1948, dựa trên câu chuyện có thật về một bà mẹ ở làng Mai Xá, Gio Linh, Quảng Trị, có con bị giặc Pháp chém đầu. Mời nghe Nhạc sĩ Phạm Duy và Ca sĩ Thái Thanh nói về nhạc phẩm bất hủ này, trong một cuộc phỏng vấn do nhà phê bình văn học Thụy Khuê thực hiện. 

Chương trình Câu Chuyện Văn Học Nghệ Thuật của Đài Phát thanh Sài Gòn (1965)

Bài viết “Phạm Duy và Tình Ca Cuộc Đời” của Nguyễn Quang Diệu, do Phan Lạc Phúc và Nguyễn Đình Toàn trình đọc trong loạt bài Ý Thơ Trong Lời Nhạc, thuộc chương trình Câu Chuyện Văn Học Nghệ Thuật của Đài Phát thanh Sài Gòn, phát thanh vào ngày 15/3/1965. 

 

Phạm Duy: Trường Ca Mẹ Việt Nam & Con Đường Cái Quan

“Phạm Duy và Trường Ca Mẹ Việt Nam” là chủ đề Câu Chuyện Văn Học Nghệ Thuật của đài phát thanh Sài Gòn, phát thanh vào ngày 15-10-1964, do Phan Lạc Phúc và Nguyễn Đình Toàn thực hiện.

Nghe để nhớ, để thương một thời đã mất.

Phạm Duy Nhìn từ nhiều góc cạnh - Trường Kỳ

Những khen ngợi, những tán tụng dành cho cuộc đời hoạt động âm nhạc của người nghệ sĩ năm nay sắp sửa bước vào số tuổi 83 này đã quá đủ để không cần phải viết thêm. Với riêng cuộc đời hoạt động âm nhạc của “người tình già trên đầu non” đến nay đã được trên 60 năm kể từ khi ông đi theo gánh hát Đức Huy vào những năm 43 đến 45, đã được Phạm Duy đúc kết trong những tập hồi ký của mình. Thiết tưởng không có gì đầy đủ và chính xác hơn. Do đó, những trang báo dành cho Phạm Duy hôm nay chỉ muốn đưa ra những nét tổng quát, qua những cái nhìn từ nhiều góc cạnh về một người nghệ sĩ lão thành nhân dịp sinh nhật 83 tuổi của ông vào ngày 5 tháng 10 tới đây.

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam - Hoài Nam

“Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng ᴄhιến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng ᴄhιến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duỵ… Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh viễn một đại dương.” — Nguyên Sa 

mercredi 1 février 2023

Xem lại những hí họa của Chóe

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.