jeudi 27 juillet 2023

Tình Khúc Nguyễn Đình Toàn - Hỡi Em Yêu Dấu

Nguyễn Ðình Toàn - Dẫn Em Vào Nhạc
Quỳnh Giao
Ngày còn bé, Nguyễn Ðình Toàn không biết đánh đáo.// Ông đánh mạt chược thuộc loại đáo để và ăn nói còn đáo để hơn trên bàn mạt chược, nhưng Quỳnh Giao nghi là ông không biết đánh đáo. Hoặc có lẽ không thèm đánh đáo. Ở tuổi ấu thơ, Nguyễn Ðình Toàn ham mê chuyện khác, để ý đến chuyện khác, chuyện thi ca chẳng hạn, thơ và nhạc.
Người ta có thể kết luận như trên khi đọc tập bút ký của ông viết về 190 tác giả, có tựa đề là “Bông Hồng Tạ Ơn” vừa được ra mắt tại báo quán Người Việt chiều 28 Tháng Mười vừa qua. Quỳnh Giao không viết về ông trước ngày đó như để giới thiệu sinh hoạt này.

Giấc Mơ Việt Nam - Trần Trung Đạo


Giấc mơ Việt Nam là một bài tâm bút của Trần Trung Đạo, Bích Huyền và Đan Thanh xin phép được chia sẻ cùng quý vị và các bạn.
Giấc mơ Việt Nam là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh hòa bình. Nơi đó, ngay từ 20 thế kỷ trước công nguyên tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhỏ, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng.
Từ thuở nhân loại còn trong buổi sơ khai, tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ cấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên một mẹ trăm con cùng chung bọc trứng để làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đã bắt đầu từ thuở xa xưa đó…

mardi 25 juillet 2023

Hình xưa Nử Quân Nhân và Quân Trường VNCH

Quân Trường QLVNCH
Thao Trường Đổ Mồ Hôi - Chiến Trường Bớt Đổ Máu

Hình xưa về Chương Trình Chiêu Hồi

Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ VNCH đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể Tự Do của miền Nam.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra Bản tuyên cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi.
Chương trình này thời gian đầu trực thuộc Bộ Công dân vụ và một thời mang tên “Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm Đường”. Sau năm 1963, phân ban Chiêu hồi đổi qua trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965, chuyển sang Bộ Thông tin.

lundi 24 juillet 2023

Ca sĩ Duy Trác

Duy Trác quê ở Sơn Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo truyền thống. Nghề nghiệp chính của ông là luật sư, theo một vài tài liệu thì ông còn là thẩm phán. Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và cũng là một dịch giả. Duy Trác bắt đầu đi hát từ những năm còn là sinh viên, khoảnh cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 nhờ sự giới thiệu của ca sĩ Quách Đàm với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Tuy giọng ca của ông được rất nhiều người mến mộ, nhưng trước 1975 ở Sài Gòn, Duy Trác gần như không bao giờ trình diễn ở phòng trà hay các chương trình nhạc hội. Ông chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm cho các hãng băng đĩa, vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh “chàng ca sĩ cấm cung”. Duy Trác cũng có sáng tác một vài bài hát như Tiếng hát đêm Noel, Sài Gòn chỉ vui khi các anh về…

dimanche 23 juillet 2023

Dạ Quỳnh tháng 7/2023

Hoa quỳnh tượng trưng cho cái “vẻ đẹp chung thủy”, vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm.

Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, Quỳnh Hoa đã được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.Hoa quỳnh tượng trưng cho cái “vẻ đẹp chung thủy”, vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm. Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, Quỳnh Hoa đã được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao. 

mardi 4 juillet 2023

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối”

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên sinh năm 1930, có một số sáng tác nổi tiếng từ trước năm 1954, nhưng khi nhắc đến tên tuổi Lê Mộng Nguyên, ai cũng đều nghĩ đến bài hát lãng mạn thời thập niên 1940 là “Trăng Mờ Bên Suối”, được sáng tác khi ông mới ở tuổi đôi mươi dành cho mối tình đầu:
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối 
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên 1930-2023

Trên FB của nhà báo Từ Nguyên ở Paris, ngày 30/6/2023 cho biết: “Lê Mộng Nguyên đã qua đời ngày 19 tháng 5 vừa qua, đã hỏa thiêu 9 ngày sau”.

Về tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã được phổ biến trước đây. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học. Năm 1949, ông sáng tác nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối được thành danh nên ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường Âm Nhạc Paris nhưng sau đó sang học Luật và Kinh Tế tại Đại Học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).

samedi 1 juillet 2023

Trả Lại Em Yêu – Sự bi thiết của mối tình sinh viên thời ly loạn

Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, nhạc sĩ Phạm Duy viết ở mọi thể loại nhạc, và hầu như ở thể loại nào, ông cũng để lại nhiều bài hát nổi tiếng.
Trong những tác phẩm âm nhạc được Phạm Duy viết cho lứa tuổi sinh viên học sinh, người ta nhớ đến Con Đường Tình Ta Đi, Ngày Xưa Hoàng Thị, Tuổi Ngọc… và đáng kể nhất là Trả Lại Em Yêu – bài hát đậm chất bi thiết về nỗi buồn chia tay của mối tình sinh viên khi người con trai từ biệt người yêu, giảng đường để lên đường nhập ngũ.
Trái tim của nghệ sĩ đã đập theo nhịp tim của thời đại. Tâm hồn của nhạc sĩ đã hòa nhịp theo nỗi buồn khắc khoải của tuổi trẻ để rung lên những giai điệu da diết của lớp thanh niên hồi đó để cất lên lời ca mà bất cứ thình giả nào khi nghe cũng như thấy được hoàn cảnh và thân phận của mình trong đó.

“Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ !” - Vũ thế Thành

“Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.
Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.