vendredi 31 mars 2023

Trận chiến cuối cùng tại Qui Nhơn

Ngày 31/3/1975 Sáng sớm tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập,LĐT/LĐ3ND báo cáo cho Tướng Phú : tuyến phòng thủ TĐ5ND bị cộng quân cắt đứt thành nhiều mảnh, nếu không có quân tăng viện LĐ3ND sẽ bị địch quân tràn ngập.
Tướng Phú gọi về Bộ Tổng Tham Mưu khẩn cầu gởi quân tăng viện gấp cho Khánh Dương. Xin tăng cường 2 TĐ/BĐQ trấn đóng tại đèo Cả và cho LĐ3TQLC vào vùng trách nhiệm tại Khánh Dương ngay ngày hôm nay.
Trong khi đó cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định.Tại Qui Nhơn, SĐ3CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn 41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định. 

jeudi 30 mars 2023

Thơ Hà Thúc Sinh - Mặc Lâm

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgi8mY5cfBhPqNSaL9Fhr-2nERjgEjlAk-Oa5Sr_aBMN5mU3J6L0WMETQNLWQaV1C4xo4B0jRGuPPcWWsvxz5Rzo7LyXPjgjP4sYPGBxDo3D1CkHzt1R4f4brNj6br-SgLFRsR82YYXSyo/s320/1vuquoc.jpgHà Thúc Sinh nhiều năm về trước đã rất nổi tiếng với tác phẩm Đại Học Máu với 822 trang sách, chia thành 70 chương, tường trình như một chứng nhân về những điều mắt thấy tai nghe của ông trong 4 “trại cải tạo”: Trảng Lớn, An Dưỡng, Suối Máu và Hàm Tân.
Đó là những nơi mà Hà Thúc Sinh, một sĩ quan thuộc binh chủng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã sống từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 2 năm 1980. Đại Học Máu ghi nhận lại những gì mà ông và đồng đội trải qua như một nhắc nhở cho lịch sử biết rằng từ những nơi được gọi là trại cải tạo ấy là khổ nhục là máu xương của những người thua trận.
Mười năm sau khi Đại Học Máu ra đời ông lại cho ra mắt một số bài thơ khác trong tập Ngàn lời thơ. Tập sách mỏng được ông chia sẻ với người đọc trong không gian của các bài thơ viết về thời ông ở tù cũng như khi được trả về với đời sống thường ngày như mọi người. Mỗi bài thơ người đọc cảm nhận được như đang nhìn sự việc xảy ra nhưng hơn thế, cùng với sự việc là cảm xúc làm cho hình ảnh sự việc ấy sinh động và lôi kéo họ vào với thế giới của Hà Thúc Sinh, nhà thơ, thế giới trầm lắng không có máu nhưng có đầy trải nghiệm của một người đã tốt nghiệp rất lâu từ ngôi trường đại học tả tơi và đau thương này.

Hà Thúc Sinh: Tủi Nhục Ca - T.Vấn

“Tủi Nhục Ca” là những tù khúc Hà Thúc Sinh viết trong tù cải tạo và sau đó được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới tị nạn Việt ở thập niên 80. Mười một tù khúc nổi tiếng này đã được thu băng qua giọng Khánh Ly năm 1981, và đã được phát về Việt Nam rất thường xuyên qua các đài phát thanh quốc tế VOA, BBC, Úc Châu vào thời đó.

Ký ức 30/4/1975: Ngày Cuối Cùng Của Chồng Tôi (Phan Thị Kim Hoàng)

Ký ức 30/4/1975: Ngày Cuối Cùng Của Chồng Tôi (Phan Thị Kim Hoàng)Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Câu chuyện về gia đình Đ/tá Hồ Ngọc Cẩn

NGƯỜI VỢ LÍNH Ở THỦ ĐỨC


hongoccan_nguyenthicanh 
Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức. 

mercredi 29 mars 2023

Tại Đà Nẵng - 29-3-75 Đà Nẵng thất thủ

Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn cọng sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender
 

 

Tại Quảng Trị và Huế

Trên đèo Hải Vân
Ngày 18 tháng 3 năm 1975, người dân ở Huế, lũ lượt kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản ồ ạt chật cả đường phố. Xe nghẹt cả đèo Hải Vân, đứng dưới đèo nhìn lên thấy một dòng xe ngoằn ngoèo
Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ ghồng ghánh ẳm bồng con cái chạy trốn cộng sản cã trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

mardi 28 mars 2023

Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng” - Mặc Lâm

vietnam-war-1966-305.jpgCao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.

lundi 27 mars 2023

Khởi đầu nền tân nhạc - Trang Nguyên

Tân nhạc Việt Nam ra đời muộn hơn nghệ thuật cải lương chừng thập kỷ, khoảng 1930. Theo nhạc sĩ Trần Quang Hải gọi đây là “giai đoạn tượng hình”. Còn Phạm Duy cho rằng, thập niên 30 là “thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới”.


Nhạc sĩ Du Ca NGUYỄN ÐỨC QUANG

Nguyễn Ðức Quang là một trong những người có công gây dựng và làm lớn dậy phong trào du ca ở miền Nam trước 1975.
Du ca có nghĩa là đi đây, đi đó để hát.
Các buổi trình diễn như thế thường diễn ra tại các sân trường đại học, các giảng đường, sân vận động, các trại hè hay một nơi nào đó có những sinh hoạt cộng đồng và đám đông tụ tập, vào thời ấy có thể là một trại tị nạn, mục đích chính chỉ là để “hát cho nhau nghe”, cho đỡ buồn, để thắp lại hy vọng...
Chiến tranh vừa xua đuổi vừa bao vây, người ta không còn biết chạy đi đâu cho thoát.

dimanche 26 mars 2023

Nguyễn Ðức Quang, khi bài hát trở về - Trần Trung Ðạo

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Ðức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Một thuở học trò – Nguyễn Ngọc Chính

Chủ đề của bài viết này là những hồi ức học trò ngày xưa của một người bước vào tuổi 70. Thuở học trò này rất xa và rất khác với thời đại @ ngày nay, khi mà các tiện nghi vật chất phong phú hơn, phương tiện giải trí đa dạng hơn và quan niệm về giáo dục cũng khác hơn. Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.

samedi 25 mars 2023

Món Nợ Này Xin Ghi Nhớ Đừng Quên-Phạm Tín An Ninh

Đã hơn ba mươi ba năm, từ khi cơn lốc nghiệt ngã 30.4.75 đổ xuống miền Nam Việt Nam. Ba mươi ba năm đã đi qua với với những thăng trầm lịch sữ, đầy đủ tính bi hùng cho cả những người Việt trong và ngoài nước. Về phía những người Việt lưu vong - từ cả hai miền Nam-Bắc - đã bùng lên ngọn lửa mới. Đó là cao trào đấu tranh chính trị mang yếu tố thuyết phục và quyết định cho một quốc gia dân chủ và một nhà nước pháp trị. Trong nước, những tiếng nói lương tri, bất chấp khủng bố tù đày, đã dõng dạc lên tiếng thách thức quyền lực gian manh, độc tài, trước giá trị tự do nhân bản. Đây là một chuyển hướng có ý nghĩa lịch sữ để dân tộc Việt Nam nhìn thấy được ánh sáng ở cuối một đường hầm bao nhiêu năm tăm tối.

vendredi 24 mars 2023

MƯA TRÊN PONCHO

Bất cứ ai đã một thời ca bài “Ta đi tòng quân” đều không thể nào quên được đời lính. Trong đời lính, dù là lính già hay lính trẻ đều mặc bộ đồ trận, vui buồn theo tiếng kèn đồng đếm nhịp thời gian. Và một trong những món hành trang cần thiết thân yêu của người lính ngoài cây súng nhân tình, phải kể đến thành phần quân dụng này: Ấy là chiếc Poncho. Nhà binh gọi là “Pông Xô”.
Về hình thức, nó lớn bằng chiếc chiếu, mầu xanh cứt ngựa, làm bằng vải pha nylon gọi là vải ngụy trang, bốn cạnh chung quanh có lỗ, có khuy bấm bằng sắt.Chính giữa có một cái lỗ chui đầu làm thành cái mũ che, có giây buộc đàng hoàng.
Về nội dung, Poncho có công dụng chính là làm cái áo đi mưa. Khi trời bắt đầu nổi cơn mưa gió, người lính chỉ việc mở chiếc Poncho ra chui đầu vào giữa, đội nón là xong. Phần còn lại của Poncho nó lùng tùng xòe quanh cổ, quanh vai, quanh người che chở từ súng đạn đến ba–lô rất ư kín đáo an toàn.

jeudi 23 mars 2023

Việt Dzũng và tình ca Việt Nam hải ngoại

Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1958 tại Sài gòn, là con trai của bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, một dân biểu vào thời Việt Nam Cộng hòa. Anh vượt biên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi mới 17 tuổi, đến được Singapore, sau đó đến trại tỵ nạn Subic ở Philippines, rồi định cư tại Mỹ, đến năm 1976 gia đình mới được đoàn tụ.

mercredi 22 mars 2023

Dòng thơ Thanh Tâm Tuyền và Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Nếu như ở ngày nay, thể thơ tự do không còn là điều lạ với những người yêu thơ, thì ở thời điểm hơn 60 năm trước, khi mà nền văn học nghệ thuật vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ văn tiền chiến, thì hầu như ai cũng quan niệm rằng đã là thơ thì phải có vần có điệu, phải có câu cú rõ ràng. Trong bối cảnh đó, dòng thơ Thanh Tâm Tuyền ra mắt độc giả từ giữa thập niên 1950 đã làm thay đổi diện mạo của văn học miền Nam.

mardi 21 mars 2023

Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu”!

https://securecdn.disqus.com/uploads/mediaembed/images/515/5042/original.jpg
Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu”!
 Nói về ông thì thật không biết phải dùng ngôn từ nào, tuy nhiên là những thế hệ kế thừa người viết cũng cố gắng tìm những văn từ trong kho tàng văn hóa Việt Nam để miêu tả tuy nhiên cũng tự biết không là gì so với sự nghiệp của ông: Cố Nhà văn Duyên Anh.


Cao Xuân Huy – Người ở lại Thuận An

https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2011/11/cao_xuan_huy.jpg?w=614Cao xuân Huy đã trở về cát bụi cách nay đúng một năm. Thân xác ông đã được hỏa thiêu sau một tang lễ vừa trang nghiêm theo nghi lễ quân cách vừa thân mật đơn giản như một cuộc chia tay trong đó có đông đủ thân nhân, đồng đội, bạn bè, bạn văn, bạn làm báo và độc giả của ông.
Hiếm thấy một người vướng vào nghiệp văn bút, báo bổ tại một vùng đất vốn được đồng hương gọi đùa là ‘gió tanh mưa máu’, nhưng lại được quí mến gần gũi tâm đắc, rồi đến lúc đau yếu nhắm mắt xuôi tay lại được nhiều người nhiều giới chia buồn phúng điếu đưa tiễn bằng lời nói bằng bài viết trên các phương tiện truyền thông hải ngoại tựu chung tỏ lòng thương tiếc sâu sắc một con người mà hồi sinh thời rất can trường trong chiến đấu, nghiêm túc trong công việc nhưng lại ‘hết mình’ trong cuộc chơi với những người vốn biết và giao lưu với ông.

NHẠC SĨ DÂN CHỦ CA NGUYỄN VĂN THÀNH

Ca nhạc sĩ NGUYỄN VĂN THÀNH sinh năm 1956 tại Đà Nẵng, là hậu duệ của một đại úy QLVNCH. Trước 1975, sinh viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn ; sau khi mất nước, bỏ học đi làm rồi vượt biên Năm 79 đến Mã Lai, định cư Hoa Kỳ năm 80. Tại Hoa Kỳ, ca nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành theo đuổi học ngành kỹ sư từ Georgia Tech, một trong những trường nổi tiếng, được xếp hạng trong khối “top 10” của hệ thống đại học Mỹ. Thời sinh viên, chủ tịch Hội Sinh Viên VietNam GA Tech, hoạt động tích cực với sinh viên và cộng đồng người Việt Georgia để tổ chức một số sự kiện văn hóa cho cộng đồng.

NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN Trần như Xuyên

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrVhTy2t6jrfPttXt4wRGG73fx3BZmfy5fozqkTtJ0gzc35G3rxhFY4YGTtrvo5H-nGU3qNJWN6MuREYxXzReQFPZ8yIXng6O2VccRxXp6GanP44YEDPAjjgbkmJZ0OonGO5dmrDJJbiE/w207-h124/image.pngTối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.

dimanche 19 mars 2023

Mặt Trận Khánh Dương (Từ 19/3/1975 đến 2/4/1975)

http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TranKhanhDuongQuanKhu2_files/image004.jpgKhánh Dương là một thị trấn nhỏ, nằm ở độ cao khoảng 1,000 met, cạnh Quốc Lộ 21, nối liền vùng cao nguyên Ban Mê Thuột với vùng duyên hải Tỉnh Khánh Hòa, cách QL 1 khoảng 60 km. Khánh Dương là vùng đất đồi núi trong khung cảnh thiên nhiên bao quanh bởi những khu rừng già thật hùng vĩ, như che chở sự sống bình yên cho những người dân di cư trú ngụ từ bốn phương trời. Hầu hết, họ là những gia đình quân nhân di hành theo bước quân ngũ đến đây lập nghiệp sinh sống. Quanh Khánh Dương là những bản Thượng có nhiều sắc dân thiểu số hiền hòa sinh sống.
Cách Khánh Dương về hướng Đông dọc theo quốc lộ I không bao xa, núi Đá Bia nằm trên Đèo Cả thuộc Phú Yên, sừng sửng khối đá lớn trông như tạc hình ảnh mẹ bồng con đứng nhìn ra biển gọi là hòn Vọng Phu, hay còn gọi là núi Mẹ Bồng Con.( Sự tích Hòn Vọng Phu dựa theo câu truyện dân gian: Trong thời tao lọan, có hai anh em ruột vì chạy giặc phải ly tán từ thuở nhỏ. Khi chàng trai và cô gái gặp nhau vì không nhận ra nhau nên thương yêu nhau và kết duyên vợ chồng, sinh hạ được đứa con, ăn ở với nhau rất hạnh phúc. Thế rồi một ngày, người chồng gội đầu cho vợ, thấy có vết sẹo, lần mò câu chuyện, người chồng mới vỡ lẽ vết sẹo đó do chính chàng gây ra cho cô em gái từ thuở nhỏ. Người chồng đau khổ, ân hận, không dám nói cho vợ biết, lặng lẽ ra đi. Biệt tăm chàng, người vợ thương nhớ chồng, ôm con lên núi đứng chờ cho đến khi hóa đá)  

TẠI SAO MIỀN NAM THẤT THỦ? - Nguyễn Hoàng Dũng

Nhân ngày Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đi xa...
13:45 phút chiều giờ Hoa Kỳ, ngày 19/03/2020, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đã giã từ vợ con họ hàng, anh em bè bạn cùng các cựu sĩ quan chiến sĩ VNCH, đặc biệt là các cựu quân nhân Sư Đoàn 18 Bộ Binh, để đi về Thiên Quốc, trong niềm tin Ki-tô Giáo mà ông tín thác. Như vậy, lại có thêm một bậc tiền bối thuộc lớp người huyền thoại của VNCH bỏ chúng ta đi, sau Hòa Thượng Thích Quảng Độ và danh ca Thái Thanh, như lời thơ chia sẻ của 1 Fbker:
Danh Tăng, Danh Tướng, Danh Ca.
Ta bà một thoáng sát na vô thường. (1)

Nồi Chè Của Ông Tướng - Khôi An

 Không hiểu chị tôi đã nghe tin về ông bằng cách nào.

Thời đó, đầu thập niên tám mươi, mọi phương tiện truyền thông đều thuộc về nhà nước Cộng Sản, quanh năm suốt tháng báo chỉ đăng tin “nước ta đang trong thời kỳ quá độ…” Kiểu dùng chữ như vậy mọi người phải chịu đựng mãi nên đỡ thấy quái đản. Người đọc cứ tự điền vào chỗ trống thành “nghèo quá độ”, “đói quá độ” hay “láo quá độ”… tùy theo câu.

Vậy mà, một buổi tối, đột nhiên chị tôi nói “Em có biết Tướng Lê Minh Đảo không? Ông tướng đánh trận Xuân Lộc đó. Nghe nói ổng mới chết trong tù rồi! Tội quá, ổng còn trẻ lắm!”

Trước ngày miền Nam thất thủ tôi không biết ông Lê Minh Đảo. Sau đó, tôi có nghe loáng thoáng người lớn rỉ tai nhau về trận đánh ác liệt bảo vệ ngõ vào Sài Gòn trong những ngày đầu tháng Tư, 1975 tại Xuân Lộc. Tôi cảm phục những người chiến đấu đến cùng, nhưng điều đó sớm chìm vào những hỗn độn của cuộc đổi đời. Vả lại tôi còn nhỏ quá, chẳng biết nghĩ gì hơn.

Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.- Thiếu Tướng Lê Minh Đảo

L’image contient peut-être : 1 personne, assisTiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo

Sự ra đi của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là một mất mát quá lớn đối với những người con dân Miền Nam, đặc biệt là những ai đã từng có cùng ông cái duyên hạnh ngộ. Trong những ngày qua, bão táp dường như không ngừng lại với nhân loại nói chung và với người Việt tị nạn Cộng Sản nói riêng. Trong ba ngày, ba cái tang. Ngày 17-03 một đại danh ca của miền Nam ra đi, ngày 18-03 phu nhân cố nhạc Sĩ Anh Bằng cũng trở về với phu quân của mình, hai cái tang chưa kịp lau khô dòng lệ thì được tin Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, một vì sao Bắc Đẩu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa tắt nơi vùng trời xa lạ  (19/3/2020)

samedi 18 mars 2023

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba - Phạm Tín An Ninh

Tôi gặp lại anh trong một dịp rất tình cờ. Mùa hè năm 2008, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn trên đường từ thác Niagra trở lại New York bằng chiếc mini-van, ghé lại thành phố Buffalo để tìm mua một hộp thuốc nhỏ mắt. Đến quày Pharmacy trong một cửa hàng Target, tôi may mắn gặp một dược tá người Việt.  Nếu không nhìn kỹ cái bản tên trên nắp túi áo, và với cái tên khá đặc biệt, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra anh, người tù binh, đã bị Đại Đội Trinh Sát của đơn vị tôi bắt trong một cuộc hành quân thám sát bên bờ sông Ba, nằm trong địa phận quận An Túc (An Khê) vào giữa tháng 2 năm 1972.

lundi 13 mars 2023

“VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI” - Trần Trung Đạo

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.
Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

NHỮNG MÓN NỢ KHÓ TRẢ, VÀ NHỮNG ANH HÙNG KHÓ QUÊN. - Huy Phương

Sau Tháng Tư, 1975, hằng trăm nghìn người thương binh của miền Nam Việt Nam không thể nào che giấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống Cộng Sản ngoài mặt trận. Không còn khả năng làm lụng để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những người này còn phải sống trong không khí lạnh lùng, ngờ vực và khinh rẻ của kẻ chiến thắng không có tình người. Chính phủ, quân đội, đơn vị, cấp chỉ huy, đồng đội không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.
Trong xã hội mới, những người thương binh VNCH thật sự đã là “những người bị bỏ quên”.

dimanche 12 mars 2023

tháng ba gãy súng, thơ như thương

Chuyện ngày xưa của một thuở chiến chinh
Từng góc phố, ngõ quen khăn sô trắng
Nửa đời người vẫn nghe lòng trĩu nặng
Việt Nam ơi…Đất nước của điêu linh!!!
 
 

samedi 11 mars 2023

Một chút hoài niệm :Ô Nguyễn Hùng Trương và Nhà Sách Khai Trí Saigon xưa

https://donghuongkontum.files.wordpress.com/2015/03/nhc3a0-sc3a1ch-khai-trc3ad.jpg?w=639&h=418KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA ÔNG KHAI TRÍ 11/3/2005.

Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Geneve (2O/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước đó. Tôi di cư sớm hơn, vào Đà Lạt năm 1953 và trong những chuyến về chơi thủ đô, nhà sách Khai Trí là một trong những địa điểm tôi thường lui tới để thỏa mãn tính tò mò, tìm hiểu về thế giới sách vở tại đây.
Dạo đó, mỗi chiều cuối tuần người Sài Gòn thường rủ nhau đi “bát phố” Bonard, hết đi lên rồi lại đi xuống suốt con đường từ Quốc Hội (sau này đổi là Nhà hát lớn) đến chợ Bến Thành. Kể từ thời Đệ nhất Cộng hòa Bonard được đổi tên thành Lê Lợi. Đặc biệt con đường này chỉ đông người phía bên phải theo hướng từ tòa nhà Quốc Hội  đi đến cuối đường là chợ Bến Thành.

Tháng Ba Gãy Súng

Những mẫu chuyện đời, không riêng của Cao Xuân Huy mà có cả những người trong truyện nghe kể chuyện về mình. Bởi họ cùng một thời trước và sau “Tháng Ba Gãy Súng”. Nên mỗi trang giấy lật qua, nghe có tiếng gào của thép vỡ, nghe cả hơi thở cuối của bạn mình. Mới thấp thoáng đó mà đã xa hút hơn ba mươi năm. Niềm đau không chịu biệt tàn, vẫn lởn vởn xoay tròn trước mặt .
".. như vừa mới ngã mũ chào
mà phơ phất bóng chiến bào tầm xa
ngựa dòn gõ vó bôn qua
bụi hồng sương quyện khói nhòa mắt cay 

“Tháng Ba gãy súng” - Cao Xuân Huy

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgV45bKjYEW5vOoGfbdBeOkXeindsz2DjSuecj-aJSim2UeMOm4bvRNTympydjB83wckBIHfnSN9nSQ_UYcWk3qjz4TB0fvN3EsZjjpn9JOB4DfAQ01EeDcinZAPaozwseGKV1yHyBOvjCp/s640/t3.jpg 

vendredi 10 mars 2023

Gió Tháng Ba, Bão Tháng Tư - Tôn Nữ Thu Dung

Saigon3004.75Bài viết là hồi ức của một cô học trò viết văn tại miền Nam tự đào hố chôn những bài viết, những cuốn sách, ước mơ và hoài bão của mình. Trước tháng Tư 1975, tại Sài Gòn, cô từng cộng tác với tần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau 35 năm ở lại trong nước, mãi tới đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21, tác giả mới sang định cư tại Hoa Kỳ và hiện là cư dân San Dimas, California. Với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt, Viết Về Nước Mỹ 2013.

TƯỞNG “DỄ” NHƯNG LÀ DỄ THÀNH “HÈN” THÔI ẤY MÀ - Nguyễn Hoàng Dũng

Thi sỹ Đỗ Trung Quân từng có những đoản thơ hay, lay động lòng ái quốc tự nhiên nơi người Việt Nam, như bài “Quê Hương” đã được Giáp Văn Thạch phổ nhạc. Ngoài ra, ông còn thể hiện bên ngoài là một người nghĩa khí, dám cất tiếng nói đấu tranh, chống lại bất công xã hội, bạo quyền áp bức, tham ô hủ bại và bênh vực kẻ yếu thế thân cô. 

Những điều này rất đáng trân trọng. Trân trọng hơn, ông còn đứng ra, bằng uy tín của mình, huy động sự đóng góp từ bạn bè và người hâm mộ khắp nơi, để làm các việc bác ái, thiện nguyện bấy lâu nay. Những điều ấy cho thấy phần nào tâm thiện lành của ông.

jeudi 9 mars 2023

Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975

Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/05/phuthieu_tiec.jpgLời Tòa Soạn: Sau những bài liên quan đến trận đánh Ban Mê Thuột, có nhiều thư từ gởi đến nói lên những nhận xét, góp ý kiến hay những bài trình bày thêm những chi tiết góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của trận đánh này, trong đó có bài dưới đây của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac khi trận đánh Ban Mê Thuộc xảy ra. Như Đại tá Luật nói ngay từ đầu, ông chỉ là một Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng của tỉnh Darlac, quyền hạn của ông rất giới hạn. Tư lệnh chiến trường lúc đó là Đại tá Vũ Văn Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, ông chỉ là người thừa hành. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông không biết rõ những tin tức tình báo mà Quân đoàn 2 đã thu lượm được cũng như những quyết định của Quân đoàn 2 liên quan đến trận Ban Mê Thuột. Nhưng đối với diễn biến của trận đánh, từ khi mở màng cho tới khi kết thúc, ông nắm rất vững, vì ông là người trong cuộc. Đây là một tài liệu quý báu có thể giúp cho các nhà sử học và các nhà phân tích, phê bình hiểu rõ hơn về trận đánh có tính cách quyết định này.

Ban Mê Thuột ngày đầu chiến cuộc

https://ongvove.files.wordpress.com/2012/04/bmt11.jpg?w=830Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa sao quên được Ban Mê Thuột và bao kỷ niệm yêu dấu của tuổi ấu thơ trên thành phố nhỏ bé này, mà đặc biệt là Ban Mê Thuột với nỗi kinh hoàng của đêm ngày 9 tháng 3/1975, đêm đen hãi hùng của chiến tranh và lửa đạn.
“Ai chiếm được Ban Mê Thuột, kẻ đó làm chủ chiến trường.” Tôi không còn nhớ ai đã nói câu này, nhưng Ban Mê Thuột quả thật có một vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu đối với miền cao nguyên, vì lãnh thổ của tỉnh Darlac, mà Ban Mê Thuột là thị xã, nằm trên Quốc Lộ 14, chạy dài từ phía Nam là tỉnh Quảng Đức, nối tiếp với Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Bắc là tỉnh Phú Bổn chạy dài đến Pleiku. Phía Tây là một dãy rừng già tiếp giáp với biên giới của các nước láng giềng (ngã 3 biên giới). Từ khu vực phía tây, một nhánh sông Serepok bắt nguồn từ Cam Bốt chạy xuyên Ban Mê Thuột cắt Quốc Lộ 14 ở phía Nam thị xã 14 km (cầu 14).

mercredi 8 mars 2023

Chân Dung Người Vợ Lính VNCH - Phạm Bá Hoa

https://scontent.fbru3-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/335294237_774580917140564_7732949916946552358_n.jpg?_nc_cat=100&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=gHXX5oEQvlUAX-8Y0T1&_nc_ht=scontent.fbru3-1.fna&oh=00_AfAh_FDIOft8l5GdEeO_VLaNK73S7P9__c6htstzh2-ewQ&oe=640DF661Kính thưa quí vị,
Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hi sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hi sinh vì tổ quốc, là sự hi sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở, theo chồng lên đài tổ quốc ghi công, và những nửa còn lại có trách nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận là sự hi sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến trường, rất xứng đáng được chúng ta kính trọng.

Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974

Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974.

Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi .Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương

 

mardi 7 mars 2023

NGỌC LAN, CÁNH HOA MONG MANH…

Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn. Năm 1980, Ngọc Lan đến Hoa Kỳ và định cư tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan thực sự bắt đầu sự nghiệp ca hát ở California. Cô lấy nghệ danh Ngọc Lan vì tên thật Thanh Lan trùng với ca sĩ Thanh Lan đã nổi tiếng. Với sự giới thiệu của ca sĩ Duy Quang, cô đã hát tại một số quán cà phê nhạc và các buổi biểu diễn

lundi 6 mars 2023

Lục Bình - Mỹ Hiệp

(Viết để nhớ những ngày tháng Tư Đen 1975)
Tháng tư... gợi mảnh hồn phiêu bạt,
Một thuở long đong lắm bụi trần.
Kiếp ta chen giữa đời bão cát,
Để mãi nghìn sau nổi bâng khuâng...
 

DU TỬ LÊ - ĐỜI LƯU VONG CHƯA TẬN TUYỆT VỚI LINH HỒN - Đỗ Trường

Trong năm 2019 này, Văn học Việt mất đi hai nhà thơ tên tuổi, Tô Thùy Yên và Du Tử Lê. Thơ văn của họ đã đi qua nhiều thế hệ người đọc. Đều xuất thân từ người lính Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên số phận, tính cách, cũng như hồn vía thi ca của hai nhà thơ này, hoàn toàn khác biệt. Viết không nhiều, cho đến cuối đời Tô Thùy Yên chỉ in ấn, xuất bản vài ba tác phẩm, song những thi tập ấy cho người đọc sự đồng cảm, day dứt, kính trọng với sức nặng của một nhà thơ lớn. Cùng đó, Du Tử Lê với 77 năm cuộc đời và 77 tác phẩm, để lại cho đời một nghệ sĩ tài hoa, chứ dường như, không (hay chưa) hiển hiện lên trong tôi, chân dung của một nhà thơ lớn. Có lẽ, người nghệ sĩ lớn, ngoài nhân cách, tài năng, ngòi bút của họ phải chọc thẳng vào hiện thực xã hội, cũng như cuộc sống và con người một cách trung thực nhất chăng?. 

samedi 4 mars 2023

Câu chuyện ‘Thủy Chung’ của ngưồi vợ lính VNCH - Nguyễn Thùy

Xin thuật lại đây câu chuyện người viết được nghe từ lâu về hành động quả cảm của một người vợ lính VNCH có chồng bị Cộng sản bắt đi tù ‘Cải tạo’ tại miền Bắc như sau : Vào khoảng năm nào, tôi không còn nhớ rõ (có lẽ 1983 hay 1984 gì đó), lúc còn ở tại VN (Sài-Gòn) , trong một lần đến chơi nhà người bạn thơ Trần Thiện Hiếu (hiện đang ở Sydney – Úc Châu), tôi gặp ông Hà Thượng Nhân và một người nữa vừa được Cộng sản trả tự do sau thời gian bị tù gọi là ‘bị Học tập cải tạo’. Lúc bấy giờ ông Hà Thượng Nhân chưa biết tôi. Trong buổi hôm đó, tôi được nghe người cùng đi với ông Hà Thượng Nhân kể lại câu chuyện như sau :
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQyuCiDXkdpg8iZ7hBNE9na_exfLHbmhEbaxPvyPhi8qKh1GxF

GS Nguyễn Ngọc Bích và sự dấn thân suốt cuộc đời - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

https://scontent.fbru3-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/334782753_943614106815475_4434672508957851977_n.jpg?_nc_cat=109&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=qMUqqMBORoIAX9uXoBO&_nc_ht=scontent.fbru3-1.fna&oh=00_AfA-qB-kj8CLTochPuf-W0Ih8gbWTja3gMoffjow4rAlUw&oe=6408E380Nói tới người hoạt động văn hóa ở hải ngoại không thể không nhắc tới ông, một trí thức đúng nghĩa, một bầu nhiệt huyết vì văn học, con người Việt Nam không hề chảy chậm lại trong cơ thể ông bất cứ phút giây nào và vượt lên trên tất cả, sự dấn thân suốt cuộc đời vì hai chữ tự do cho Việt Nam đã làm tên tuổi ông nằm sâu trong lòng những người từng gặp và biết ông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.

jeudi 2 mars 2023

Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm

Năm 2015 đánh dấu 10 năm ngày mất của bà Ngô Đình Thị Hiệp (1903-2005), người em gái ít được công chúng biết đến của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. 

 

mercredi 1 mars 2023

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc

Nón lá là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam tuy mộc mạc, mong manh, lam lũ nhưng không kém phần duyên dáng.
Không chỉ là vật che mưa, che nắng, chiếc nón lá chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt. Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào Người xuất hiện, những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.

Nhạc sĩ DZŨNG CHINH - tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đã chết trên đồi hoa sim

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/bia-nhac-nhung-doi-hoa-sim-dung-chinh.jpg?w=804Dưới chân núi Chà Bang, nơi Dzũng Chinh ngã xuống là một vùng đầy hoa sim. Tác giả nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” cuối cùng cũng đã nằm xuống trên ngọn đồi bạt ngàn hoa sim tím. Cái chết của Chuẩn úy Nguyễn Bá Chính, một trung đội trưởng bộ binh, cũng lặng lẽ như hàng vạn chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ quê hương, nhưng tên tuổi Dzũng Chinh được nhiều người tiếc thương, nhắc nhở, bởi vì anh là một nhạc sĩ trẻ tuổi, đã tạo nên một tác phẩm đi vào lòng người, và mãi ở lại với thiên thu.