jeudi 31 mars 2022

Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao? - Tuấn Khanh

Có vẻ nằm ngoài suy nghĩ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, cũng như rất nhiều người yêu âm nhạc – vốn vẫn quan sát cuộc đời và sự nghiệp của ông, cứ tưởng rằng sau khi miền Nam bị sụp đổ, chế độ mà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ âm thầm phục vụ đã thắng thế và thuận lợi – nhưng dường như ông lại không nhận được sự đối xử xứng đáng từ các đồng chí của mình.

Những ngày cuối ở Đà Nẵng và Cam Ranh - Phạm Anh Dũng

Ngày 29 tháng 3, 1975 là ngày mất Đà Nẵng.
Buổi sáng 29 tháng 3, tôi vẫn còn ở Tiểu Đoàn 3 Quân Y Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Tìm Vũ Quốc Cường, cùng lớp Y Khoa Sài Gòn 1974 và cùng khóa Quân Y Hiện Dịch 21 (QYHD-21) thì được biết Cường được anh ruột Vũ Quốc Cương, bác sĩ quân y chuyên khoa Gây Mê ở Tổng Y Viện Duy Tân, đón đi từ hôm qua, khi Tổng Y Viện Duy Tân “tan hàng”.

Tôi thật tình cũng không biết phải làm gì, vì không phương tiện di chuyển và cũng không biết đi đâu bây giờ! Tôi hoàn toàn không biết đường lối vì mới ra trường và đáo nhậm đơn vị mới có hai tuần lễ!

Tiếng hát Thúy Huyền

- Trên Mảnh Đất Tình Người 
-  Cát Bụi Cuộc Đời 
-  Gợi Nhớ Quê Hương
- Chiều Qua Phà Hậu Giang  
-  Những Bài Hát Cảm Động Về Mẹ
 

Nhịp Võng Ngày Xanh - Hoàng Trọng

Nhịp Võng Ngày Xanh
Tác giả: Hoàng Trọng

 

 

samedi 26 mars 2022

Phim: Vietnam! Vietnam!

Phim: Vietnam! Vietnam! 

Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973). Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon. Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

jeudi 24 mars 2022

TỔNG THỐNG THIỆU VÀ CUỘC TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN NĂM 1975

Gần đây trong một cuộc tiếp xúc riêng với cựu Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, Đại tá cho tôi biết đã có rất nhiều người hỏi ông: “Có phải TT Thiệu rút bỏ Quân đoàn 2 tại Pleiku, Kontum giữa tháng 3-1975, giả vờ thua chạy để tháu cáy Mỹ, khiến cho Mỹ sót ruột phải nhẩy vào?”

http://www.quocgiahanhchanh.com/ditan_caonguyen.jpg Cách đây khoảng nửa năm, trong một lần tiếp xúc khác Đại tá có nói ông nghi ngờ TT Thiệu rút bỏ Cao nguyên để tháu cáy Mỹ nhưng thất bại và ông có gợi ý tôi viết về chủ đề này.
        Đại Tá Lê Khắc Lý nói ông đã đậu thủ khoa Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng ở Việt Nam năm 1972 và đã đi học ở Mỹ nhiều lần, lớp học cao nhất là "Trường Ðại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ" tại Fort Leavenworth, Kansas (US Army Command and General Staff College). Chính tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu Command and General Staff College này, ông đã học nguyên tắc chiến thuật (tactical) căn bản ngoài chiến trường là luôn luôn chiếm giữ "high ground" (vùng cao) để chế ngự các vùng đất chung quanh. Nhưng khi giảng, "thầy" cũng có nói nguyên tắc này cũng áp dụng cho "chiến lược" (strategy) nữa. Trong trường hợp Quân đoàn 2 của ta hồi 1975, ông nghĩ là đúng với nguyên tắc này. Ông cho rằng quyết định bỏ cao nguyên là sai lầm. Rồi từ vùng đất thấp là vùng duyên hải sẽ đánh ngược lên để gọi là "tái chiếm Ban Mê Thuột" là chuyện quá khó nếu không nói là "không tưởng".

lundi 21 mars 2022

Phạm Duy và những Tác phẩm II

Lề lối soạn mười bài hát liên tục cho một vấn đề mà tôi đẻ ra với MƯỜI BÀI TÂM CA lúc này, được tiếp tục với MƯỜI BÀI TÂM CA, MƯỜI BÀI BÌNH CA, MƯỜI BÀI BÉ CA, MƯỜI BÀI NỮ CA, MƯỜI BÀI TỤC CA, MƯỜI BÀI ÐạO CA v.v... (NGỤC CA -- phổ thơ Nguyễn Chí Thiện -- soạn ra sau này thì phải tới hai mươi bài). Tôi cũng nhớ là trước đây có đọc cuốn sách MƯỜI ÐIỀU TÂM NIỆM của Hoàng Ðạo. TÂM CA cũng có thể là những bài hát tâm niệm, nghĩa là nó đi tới luân lý nữa. 

Phạm Duy và những Tác phẩm

Phạm Duy là một nhạc sĩ sáng tác mãnh liệt về khắp các mặt của cuộc đời, nhưng lại luôn luôn nhắc đến cái chết, tuồng như ông thấy chết cũng là một hình thái biểu hiện sự sống. Ngay từ khi còn rất trẻ, trong khi say sưa viết lên cái khí thế bừng bừng đánh quân ngoại xâm giữa thời điểm 1945, ông cũng đã mường tượng đến sự chết rồi. Ông vừa viết xong bài Xuất Quân lẫm liệt Ngày bao hùng binh tiến lên thì đã nghĩ ngay đến hình ảnh ma quái của những Chiến Sĩ Vô Danh

dimanche 20 mars 2022

‘Nhớ Nhau Hoài’ Của Thi Sĩ Thiên Hà Và Nhạc Sĩ Anh Việt Thu

Em ở nơi nào, có còn mùa Xuân không em 
Rừng ngàn lá gió, từng đêm nhắc nhở, thì thầm 
Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố 
Gió ở trên non, gió cuốn mây về. 
 
Sao anh vẫn ngồi mà nghe cô đơn 
Mà nghe nức nở trong hồn 
Và thương đôi mắt nhỏ em buồn 
Vì mình thương nhau, vì mình yêu nhau nên mới giận hờn 
Vì mình xa nhau, nên nhớ… nhớ nhau hoài.

TÂM CA - Phạm Duy

Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Ðình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Ðội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời. 

Về Lại Phố Xưa



samedi 19 mars 2022

Bài hát cho Hoà Bình

Anh gọi tên em :
Hoà Bình, Hoà Bình, 
Từ đồi xương khô 
Về dòng suối máu. 
Anh gọi tên em : 
Hoà Bình ! Hoà Bình ! 
Từ lời kêu than 
Bên nỗi nhục nhằn. 

vendredi 18 mars 2022

CÁI MUỖNG - Văn Quang

I. 

Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi “học tập cải tạo”, chỉ biết rằng đã có những người “quen” với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được “xây dựng” bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La thì “trại” được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ còn lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời. 

mardi 15 mars 2022

CÓ NHỮNG NGÀY NHƯ THẾ NƠI CHIẾN TRANH ĐI QUA - Nguyễn Thị Kim Thoa

Từ 10 tuổi tôi đã nghe cha mẹ, người thân nói về chiến tranh. Tôi nghe cha tôi kể về các cuộc chém giết ở vùng xôi đậu, về những xác chết trôi trên sông Thu Bồn. Tôi nghe anh tôi kể về những thương binh, về những góa phụ. Tôi nghe chị tôi nói về những người mẹ gánh con chạy loạn. Tôi nghe mẹ tôi hò ru em “ Mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử/ Gái trông chồng lên núi Vọng Phu/ Chiều chiều bóng xế trăng lu/ Nghe con ve kêu mùa hạ biết mấy thu gặp chàng”. Chỉ nghe thôi nhưng mỗi lần nhớ đến, nỗi buồn thương ảo não xâm chiếm hồn tôi. 

Tám Điệp Khúc - Anh Việt Thu

Tám Điệp Khúc - Anh Việt Thu 

1. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu 
Bàn tay năm ngón mưa sa 
Dìu anh trong tiếng thở 
Đưa tiễn anh đi vào đời 
Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về 

Nhà văn Văn Quang

Nhà văn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyến, tác giả “ CHÂN TRỜI TÍM ” , đã tạ thế lúc 10giờ 20 sáng , Thứ Ba 15 tháng 3 năm 2022 , tại nhà riêng cư xá Nguyễn Thiện Thuật Quận 3/ Saigon. Hưởng thọ 89 tuổi. 

Trước năm 1975, nhà văn Văn Quang không phải là một cái tên xa lạ. Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái Bình. Năm 1953, động viên gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954.

“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa - Văn Quang

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. 

Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. 

lundi 14 mars 2022

NHẠC SĨ ANH VIỆT THU

Résultat de recherche d'images pour "NHẠC SĨ ANH VIỆT THU"

NHẠC SĨ ANH VIỆT THU
(Tác giả bài hát Tám điệp khúc, Người ngoài phố)

- Sanh năm 1939 tại Campuchia, nguyên quán làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho. Tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang
- Công tác tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh quân lực Việt Nam Cộng hòa
- Là người ít nói, hiền lành, sống nhiệt thành và có tính nghệ sĩ
- Qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 tại Sài Gòn do bệnh hoại thận, hưởng dương 37 tuổi. An táng tại quê hương nay là Cái Bè, Tiền Giang
- Sáng tác hơn 200 bài hát, tiêu biểu: Đa tạ, Giòng An Giang, Hai vì sao lạc, Người ngoài phố, Tám điệp khúc, Máu chảy về tim, Sẽ có một ngày, Từ giây phút này, Mùa xuân đó có em, Cuốn theo chiều gió, Gió về miền xuôi, Trong cuộc tình sầu, Nhớ nhau hoài ...

samedi 12 mars 2022

MÁU LỬA... CHARLIE

http://i910.photobucket.com/albums/ac303/sinnottng/hinh%20minh%20hoa/3237896191_1f2fbe40be.jpgMÁU LỬA... CHARLIE
Mũ Ðỏ: Ðoàn Phương Hải
(Trích tác phẩm “Góc Biển Chân Trời”)

- Tưởng nhớ Anh Năm Nguyễn Ðình Bảo, Khóa 14 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù/QLVNCH.   
- Nhớ “Ðệ Nhất Ẩm Sĩ, Cuồng Thái Y” Tô Phạm Liệu, Y Sỹ Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù/QLVNCH.
- Các chiến hữu đã ở lại Charlie...        
- Gửi Mễ, Duffy, và các bạn hữu để nhớ Charlie. 


Con thằn lằn chọn nghiệp - Hồ Hữu Tường

….Lời nói của hai người khách giữa cái am vắng vẻ, không dè có kẻ trộm nghe. Kẻ nghe trộm này là một con thằn lằn, đến ở am khi am vừa mới dựng lên, và đã từng nghe 999 lần kinh, nên có linh giác, nghe được tiếng người, biết suy nghĩ và phán đoán. 

Hồ Hữu Tường

Giai nhân tự cổ… - Phạm Tín An Ninh

“O sinh ra tận mô ngoài Huế 
Hà cớ gì trôi dạt tới Nha Trang 
Để một “thằng Võ Tánh”phải lang thang 
Đem cây si trồng trước sân trường Nữ” 
 
Phạm Tín An Ninh 
 (viết tặng những giai nhân trường Nữ, và để tưởng nhớ một người…)

jeudi 10 mars 2022

Một lá thư trần tình hay nhất thế giới

imageNgày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

Lá Thư cuối cùng của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu

Trong khi mất quân Đoàn I và quân Đoàn 2 vào tay bắc Việt, thì Hoa Kỳ cúp viện trợ, đồng thời, tìm cách bỏ chạy, do Kissinger chủ trương với luận cứ:  "Tái lập hoà bình Việt Nam trong danh dự".

Ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001), như người sắp chết đuối, không còn con đường nào khác hơn là tiếp tục "năn nỉ, van xin" người Mỹ đừng bỏ rơi miền Nam.  Và đây là lá thư cuối cùng của Ông, đề ngày 29-03-1975, gởi cho Tổng Thống Gerald Ford (1913-2006), viết với lời lẽ thống thiết để cầu xin Hoa Kỳ giúp đỡ tổ quốc Ông.

Nhưng, miền nam phải mất, bởi vì, Mỹ đã thật sự muốn: "lịch sử phải sang trang":

Bài Quốc Ca Hát Trên Đất Nước Ngày Cuối Cùng

Cuộc Chiến Đấu Bi Hùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
Đào Vũ Anh Hùng


LTS – Bài viết dưới đây đã được nữ xướng ngôn viên Liên Bích của đài phát thanh VBS, Dallas đọc trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6-97 tại Arlington, Texas, gây xúc động toàn thể cử tọa.



mardi 8 mars 2022

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王). Wikipedia)

lundi 7 mars 2022

Thái Thanh: Tiếng hát vượt Thời gian

Thái Thanh: Tiếng hát vượt Thời gian

 Ðối với những thính giả đã đứng tuổi, từ 40 trở lên, tiếng hát Thái Thanh không chỉ còn là một tiếng hát thông thường, một giọng hát hay, mà gần như còn là một phần đời của chính mình nữa. Vâng, trong một nửa thế kỷ qua, tiếng hát Thái Thanh đã gắn liền với vận mạng của xứ sở. Người ta dã nghe tiếng hát ấy trong mọi hoàn cảnh, vui cũng như buồn. Có thể nói, âm nhạc Việt Nam biến đổi theo lịch sử đến đâu, có tiếng hát Thái Thanh đến đó. 

Những địa danh nổi tiếng trong âm nhạc miền Nam

Trong vài chục năm ngắn ngủi, các nhạc sĩ tài hoa của Miền Nam Tự Do đã dày công sáng tác nhiều bài hát để đời. Một số địa danh đã được nhắc nhở trang trọng qua những dòng nhạc lãng mạn trữ tình. 

Bài này xin nêu lên mười vùng đất quê hương để cùng nhớ lại trang sử “nhạc vàng” từng được ưa chuộng mê say trước cũng như sau 1975. 

dimanche 6 mars 2022

‘Ai mang bụi đỏ đi rồi!’ - Huy Phương

“Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” 
 “Ai mang bụi đỏ đi rồi!” (Phạm Duy) 
Những nhà sách có mặt khắp nơi, tình trạng xuất bản sách và nhạc phong phú, đài phát thanh và truyền hình hiện diện cho đến cấp tỉnh, tuy cần thiết cho một nền chính trị đang non yếu, nhưng văn nghệ đã có
 

Dòng nhạc Phan Văn Hưng

Phan Văn Hưng là một tên tuổi mới lạ trong làng âm nhạc Việt Nam, tuy anh đã hoạt động từ lâu. Anh Hưng, sinh năm 1950 tại Hà Nội, 1954 vào Nam, xa rời đất mẹ Việt Nam từ 1968.
Anh du học và tốt nghiệp về Kỹ Sư Hầm Mỏ và Cơ Khí ở Pháp. Trước khi rời Pháp để định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của "Văn Đoàn Lam Sơn" và của tờ báo "Nhân Bản", một trong những tờ báo Việt ngữ phổ biến rộng rãi ở Âu Châu.

samedi 5 mars 2022

"Ride the Thunder - Cưỡi Ngọn Sấm"

Trả sự thật cho lịch sử 
Ðược hỏi lý do viết thêm một cuốn sách rồi lại làm thêm một cuốn phim về Việt Nam, tác giả Richard Botkin nhắc lại câu nói bất hủ của cố Tổng Thống Nixon: “Không biến cố nào trong lịch sử Hoa Kỳ bị hiểu lầm hơn là chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến này trước đây bị tường trình sai lệch, và giờ đây được nhớ lại lại một cách sai lạc.” 
“Gặp và nghe chuyện của Trung Tá Lê Bá Bình là chuyện tình cờ. Nhưng từ đó, tôi đã nghiên cứu nhiều vô cùng, đọc biết bao nhiêu tài liệu, cả trăm cuốn sách, và nói chuyện với rất nhiều người, để cuối cùng phải đi đến kết luận là, đa số sách viết sai về cuộc chiến này, sai về dữ kiện lịch sử, về con người, người dân, người lính VNCH và người cựu chiến binh Hoa Kỳ.”Trả sự thật cho lịch sử 

Lửa Rực Trời Đông - Băng nhạc kháng chiến

jeudi 3 mars 2022

Nga tấn công vào Ukraine, nhìn lại trận pháo An Lộc năm 1972 của quân CS bắc Việt.

Có nhiều người nghỉ là Nga tấn công vào Ukraine giết hại dân lành là quá tàn nhẩn, tội ác chiến tranh. Tôi xin trích lại bài báo kể lại trận An Lộc năm 1972 của quân CS bắc Việt. 

Diện tích thị trấn An Lộc chỉ chừng vài km2, thế mà trong 2 tháng trời đã lãnh đủ mọi thứ đạn của CSBV, có lúc đến gần 8,000 đủ mọi thứ đạn trong 1 ngày, như ngày 11/5/72. Tính chung, hơn 2 tháng trời bị pháo liên tục thì trung bình thành phố An Lộc đã chịu đựng hơn 200,000 quả đạn đủ loại. 

“Đêm Dài Chưa Muốn Sáng” (Dzũng Chinh) – Một tuyệt phẩm bị thất truyền

Trong số hàng trăm nhạc sĩ nổi tiếng của nhạc vàng miền Nam trong 20 năm phát triển, có một nhạc sĩ để lại bao nhiêu niềm nuối tiếc vì đã qua đời quá sớm. Nếu không, có lẽ gia tài âm nhạc của ông sẽ còn nhiều nữa, đó là Dzũng Chinh, nhạc sĩ mặc áo lính đã hy sinh trên trận tiền ở tuổi 28, chỉ kịp để lại cho đời 1 vài bài hát, nhưng đều bất hủ: Những Đồi Hoa Sim, Tha La Xóm Đạo, Lời Tạ Từ, và 1 bài hát nữa rất hay nhưng ít người biết, đó là Đêm Dài Chưa Muốn Sáng, xin được giới thiệu đôi nét về ca khúc này sau đây.