dimanche 26 février 2017

Bà Ngô Đình Nhu và lời trăng trối cuối cùng - LS.Trương Phú Thứ

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/07/Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%87_Xu%C3%A2n.jpgMùa Phục Sinh lại đến. Chúa sống lại trong niềm hoan lạc của con cái Chúa và vì Chúa sống lại cũng để cho chúng con được sống lại trong vinh quang. Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 2011, Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở La Mã  (22/8/1924- 24/04/2011) trong khi mọi người đang rộn ràng mừng lễ Chúa Phục Sinh. Bà đã chết đi trong ánh sáng của Chúa Phục Sinh. Bà đã âm thầm và lặng lẽ trên đường đi về Nhà Cha như mỗi buổi sáng bà lủi thủi đơn côi đi dâng thánh lễ bắt đầu cho một ngày mới. Bà đã sống lại trong niềm tin yêu vô cùng nơi Thiên Chúa là nơi bà đã ngày đêm cậy trông và nương tựa trong những tháng ngày đau khổ nơi trần gian.
Rất nhiều người đặt câu hỏi rằng trước khi lìa trần bà Ngô Đình Nhu có trăng trối qua tiếng nói hay bút tích không. Câu trả lời là có và đây là lời trăng trối ngắn gọn được bà viết bằng tiếng Pháp:

jeudi 23 février 2017

Văn Quang - 60 NĂM SÀI GÒN TRONG TÔI



blank "Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 9 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ."

mercredi 22 février 2017

VÀI NHẠC PHẨM MỚI ĐƯỢC PHỔ BIẾN CỦA NHẠC SĨ HOÀI AN

http://cothommagazine.com/nhac1/HoaiAn/NhacSiHoaiAn-tonghop.jpg 

Nhớ Dương Nghiễm Mậu Cùng Ra Tù Một Ngày - Nhã Ca

NhaCaVâng. Đó là một ngày 1977. Đây là đoạn hồi ký Nhã Ca viết về ngày ấy. Có anh và các bạn.
Hình: Nguyễn Trung vẽ năm 1976, khi Nhã đang còn trong nhà tù.

. . . Về thật. Cả khóa thu hoạch tập trung ở một phòng lớn phía cổng trại. Tôi đến sau, nhưng được kêu lên ký tên làm thủ tục trước.

Mẫu giấy cam kết có sẵn. Tên. Tuổi. Chấp hành mọi pháp lệnh, nghĩa vụ. Tiếp tay với chính quyền bảo vệ cách mạng. Tố giác kịp thời mọi âm mưu hành động xấu của bọn phản động. Cam đoan không trốn ra nước ngoài. Khỉ.

"Các anh ai nấy có một mình, giấy tờ xong là thong dong ra về. Chị Nhã Ca còn phải có 5 phút tranh thủ từ biệt anh Từ. Nhường chị ấy ký trước. Vui vẻ chứ."

Vui cả. Nhiều tiếng cười, hùa theo câu nói của cán bộ Tiến, người phụ trách lớp thu hoạch.

ĐỐI CHIẾU TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN XƯA & NAY

TÊN ĐƯỜNG PHỐ SAIGON  XƯA & NAY

Để nhớ một thời…
đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
nước còn cau mặt với tang thương…
(Bà Huyện Thanh Quan)
Tên đường phố Sài Gòn : xưa (thời Pháp thuộc) và nay (trước năm 1975) theo Alphabet
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Thăng Long thành hoài cổ – Bà Huyện Thanh Quan)
Trong niềm nhớ thương khôn nguôi về quê nhà của một người Việt Nam ly hương còn nặng tình hoài cổ, tôi xin cố gom góp trí nhớ còn sót lại để ghi ra tên những đường phố Sài Gòn thời xưa cũng như các cơ quan chính quyền, cơ sở văn hóa giải trí đặc biệt trên đó, vì e rằng đến một lúc nào mọi thứ sẽ mai một đi thì đáng tiếc lắm.

dimanche 19 février 2017

Nợ Đời Một Nửa, Còn Một Nửa Ơn Em - Phạm Tín An Ninh

(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
https://tusachonline.files.wordpress.com/2014/06/1.gif?w=350&h=200&crop=1Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc dòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu ” Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường ” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”.

lundi 13 février 2017

Donald Trump Và Cuộc "Nội Chiến Lạnh" Của Hoa Kỳ

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTW5NcD3wh2YiTIsPp1KJgsqts9pr0ACilP1_5U3pOz3gF30REZCzAHcTJaoOabkTJjTXP1UElNoB-BOC8S7Ppd9UK5yfbBxaDe4Doz4IeR6mR9EbrFRDH5C6qsS6hSQ0IFvNabY4BTGJX/s640/Trump-vs-MainstreamMedia.jpg 
Trong lịch sử của nhân loại thì cuộc chiến nào cũng chấm dứt. Thế nhưng cuộc "Nội Chiến Lạnh" giữa hai đảng chính trị của nước Mỹ lại là một cuộc chiến có thể kéo dài vô tận. Lần này cuộc "nội chiến lạnh" sẽ "nóng" hơn vì có sự tham dự của giới truyền thông dòng chính (mainstream media) nghiêng về đảng Dân Chủ và giới truyền thông xã hội (social media) nghiêng về đảng Cộng Hoà nên có lẽ sẽ gây nhiều náo động hơn.

dimanche 12 février 2017

Kiều Chinh, Rừng Cây 60 Năm - Du Tử Lê

https://vietbao.com/images/file/_r9Re0BS1AgBAHo2/w464/kc-fog.jpgSinh tại Hà Nội, Kiều Chinh một mình di cư vào Nam năm 1954, trở thành diễn viên hàng đầu của điện ảnh Việt Nam và châu Á. Tháng Tư 1975, Kiều Chinh đóng phim Full House tại Singapore. Tháng Chín cùng năm, sau biết bao tan nát, vẫn tiếp tục xuất hiện trong "Joe Forrester" rồi M*A*S*H... những TV-show danh tiếng thời 70’, 80’ tại Hoa Kỳ. Năm 2017 đánh dấu 60 Năm Điện Ảnh Kiều Chinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu bài của nhà thơ Du Tử Lê, với lời chúc mừng người bạn chung của chúng ta.
1. Đã bắt đầu chút se sắt của mùa đông. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn còn có được cho mình những buổi sáng. Café. Và bạn hữu. Với cả người còn và những người đã khuất. Ký ức vẫn sống động nơi chiếc bàn kê sát cửa thoát hiểm của nhà hàng Song Long - Cách khu chung cư dành cho lớn tuổi chỉ vài bước… Đó là nơi ở cuối cùng của nhà văn hàng đầu Việt Nam: Mai Thảo. Và đây là cái bàn nhà hàng mà ông ngồi nhiều nhất trong những năm cuối đời.

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM và NHẠC SĨ HOÀI AN

http://cothommagazine.com/nhac1/HoaiAn/NSHoaiAn.jpgTrước 1975, nhạc Hoài An được hát khá nhiều ở miền Nam.
Các ca khúc được được biết đến nhiều nhất của ông có thể kể: Dựng Một Mùa Hoa, Tình Lúa Duyên Trăng, Câu Chuyện Ðầu Năm,...
Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta có không phải là ca sĩ chăng nữa.
Có thể coi nhạc Hoài An một nửa là dân ca, một nửa là tình ca.
Bài “Tình Lúa Duyên Trăng” của ông, do Hồ Ðình Phương viết lời, là một thí dụ điển hình:

mardi 7 février 2017

Tiêu Thổ Kháng Chiến Chống Trump - Vũ Linh

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjZj-vZiaGlW7kqZmoE7H9HzYhO7_0VSQbTaqAEGLJP0TBRe-eiCuAjuhfFAWfHumD4hllR6mMcU4xpSdv39JzhpX-M64mPya_zelduuBdm_SQYMoHBynNvKXAZnlWSBXqoNln80ngfRXMe/s400/Kaul-GOP-Candidates-DonkeyHotey-600x338.jpg...hiển nhiên là mọi bên, nếu không u đầu thì cũng bầm mặt...

Chỉ mới có hai tuần thôi mà ta đã thấy TT Trump đang xoá bàn cờ, làm lại hết mọi chuyện từ đầu. Tốt hay xấu chưa ai biết, nhưng đã bị đánh nhừ tử. Tương lai không biết thọ được bao lâu. Theo cái đà này thì chắc 6 tháng nữa, đảng DC sẽ xúc tiến thủ tục đàn hạch TT Trump với sự cổ võ vô điều kiện của TTDC.

lundi 6 février 2017

Chút Lính Miền Nam - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

https://donghuongkontum.files.wordpress.com/2015/05/chie1babfn-sc4a9-vc3a0-tc3acnh-ngc6b0e1bb9di.jpeg?w=467&h=736Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa! 
Lê Phú Khải
Bạn tôi, tất cả, đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều... cố “tật!” Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.

jeudi 2 février 2017

Nha Trang – thời tôi mới lớn - Phạm Tín An Ninh

Image result for Nha Trang xưaNha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong và bao la hơn, đã cho tôi nhiều mộng mơ hơn. Lúc ấy tôi chưa biết yêu để hiểu được cái nghĩa thất tình nó ra sao, cái cảm giác “chết trong lòng một ít” nó đau đớn đến dường nào; cũng chưa bước chân lên bến đời để thấy cuộc đời này không phải chỉ toàn màu xanh của biển và bầu trời trên đầu lại có quá nhiều những đám mây đen.