jeudi 31 décembre 2015
DB Alan Lowenthal trả lời RFA về đề nghị đưa thương phế binh VNCH sang Mỹ - Việt Hà, phóng viên RFA
Tái định cư thương phế binh VNCH: Cần dốc sức chung lòng - Nam Nguyên, phóng viên RFA
Tâm tình của TPB VNCH về đề nghị được định cư ở Hoa Kỳ - Hoà Ái, phóng viên RFA
Theo số liệu không chính thức của Hội H.O Cứu trợ Thương Phế Binh (TPB) & Quả phụ VNCH, hiện có khoảng hơn 500 cựu sĩ quan và 15 ngàn hạ sĩ quan cùng binh sĩ TPB VNCH đang sinh sống ở VN. 40 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, có thể là một cái chớp mắt đối với nhiều người nhưng riêng với những cựu quân nhân TPB VNCH thì đây là thời gian quá dài trong tuyệt vọng khi họ phải sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình trong thân phận của một phế nhân.
mercredi 30 décembre 2015
lundi 28 décembre 2015
mardi 22 décembre 2015
lundi 21 décembre 2015
KHUYẾT TẬT CỦA TRUYỀN THÔNG? (Đặng Chí Hùng)
Truyền
thông là gì ?. Nó là phương tiện truyền tải thông tin và phổ biến kiến
thức, kết nối giữa các mối quan hệ xã hội, người với người. Như vậy xã
hội hiện nay đang được thừa hưởng từ thành quả của công nghệ để có
phương thức truyền thông nhanh, nhạy và tiện dụng nhất. Bản thân sự phát
triển của xã hội của thế giới dân chủ cũng làm cho văn hóa, lối sống
văn minh thông qua truyền thông mà ảnh hưởng đến các nước đang phát
triển, kém phát triển. Nói cho đúng thì truyền thông giúp cho thế giới
“phẳng hơn”. Vì vậy về cơ bản thì truyền thông không có khuyết tật. Cái
khuyết tật nó nằm ở người làm truyền thông chứ không phải là bản thân
truyền thông.
Nhạc Việt Khang: ‘Anh’ và ‘Tôi’ và quê hương - Cát Linh, phóng viên RFA
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu…” (Việt Nam tôi đâu?)
Có ai trong chúng ta sẽ không mang cảm giác bồi hồi, thổn thức khi nghe ba chữ “Việt Nam ơi” vang lên giữa bối cảnh đất nước lúc này?
dimanche 20 décembre 2015
Chúng Ta & Thời Cuộc: Việt cộng sợ Việt Khang
Chúng Ta & Thời Cuộc:
Việt cộng sợ Việt Khang (Phần 1)
Hội luận với Nhà văn Hải Triều
daiphatthanhvietnam-HN
samedi 19 décembre 2015
Hôm Nay LS Nguyễn Văn Đài, Nếu Im Lặng, Mai Sẽ Tới Bạn - Dân Việt
Lam Phương: “Lạy Trời Con Được Bình Yên”! - Nam Lộc
Chắc ít người biết được cậu nhạc sĩ nghèo, vừa tròn 16 tuổi đã
nổi tiếng ngay với ca khúc thứ hai trong đời, bản “Nhạc Rừng Khuya” được
đón nhận một cách nồng nhiệt không ngờ.
Cali Today News - Tôi được anh Trần Việt Hải yêu
cầu đóng góp bài viết vào “Tuyển Tập Lam Phương” vào giờ thứ 25, tức là
thời điểm cuối cùng khi mà hầu hết bài vở của quý văn hữu hoặc thân hữu
khác đã gởi về đầy đủ để sách chuẩn bị lên khuôn.
Thời gian này cũng trùng hợp vào lúc mà chúng tôi đang chuẩn bị thu
hình cho chương trình ca nhạc thứ 77 của Trung tâm Asia với chủ đề
“Dòng nhạc Anh Bằng và Lam Phương” nên tôi chợt nghĩ hay là mình cứ chia
sẻ với mọi người những diễn biến chung quanh việc thực hiện bộ DVD đặc
biệt này đồng thời cảm tưởng riêng tư của mình đối với hai trong số các
nhạc sĩ khả kính nhất của nền âm nhạc Việt Nam.
mardi 15 décembre 2015
vendredi 11 décembre 2015
Bài Học Từ Vụ Khủng Bố 911 - Vi Anh
Mỗi khi Mỹ xoay trục, Mặt Trận lao đao!
CŨNG CHỈ LÀ CÔNG CỤ"...Người Mỹ chỉ muốn dùng cộng đồng người Việt tỵ nạn để quậy phá, không cho Đảng CSVN ngồi yên, trong khi đa số người Việt vẫn tin rằng họ đang “giải phóng quê hương”!..."
Chúng ta nhớ lại, trong thời gian còn chiến tranh lạnh, với sự yểm trợ của Mỹ, tại một đại hội đã được tổ chức tại Washinton DC ngày 1.9.1981, một số tổ chức của người Việt đã quyết định thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, để đi qua Thái Lan thành lập cứ điểm đưa quân xâm nhập vào Việt Nam lập chiến khu chống lại Cộng Sản.
lundi 7 décembre 2015
samedi 5 décembre 2015
vendredi 4 décembre 2015
Hài Nhi Facebook Maxima, $45 Tỷ.. - Giao Chỉ San Jose

Hơn 10 năm trước có anh chàng sinh viên Harvard cùng các bạn phát minh ra Facebook, một hình thức viết nhật ký cá nhân mở rộng trên mạng lưới để kết nạp thân hữu. Tên anh chàng là Mark Zuckerberg mới ngoài 30 tuổi. Trong khi Facebook trên đường đi kết nạp thiên hạ thì Mark gặp người yêu trong tiệc thân hữu khi 2 nguời xếp hàng trước nhà vệ sinh. Nàng là cô gái Trung Hoa, một sinh viên y khoa tên là Priscilla Chan. Một sáng một chiều facebook trở thành hiện tượng cuốn hút tuổi trẻ và cả người lớn trên thế giới thì cô Tàu hiền lành tốt nghiệp bác sĩ và thành hôn với Mark. Cặp vợ chồng trẻ tuy trở thành đại gia nhưng vẫn giữ nếp sống gia đình hết sức xây dựng. Tiền bạc và danh vọng vẫn không đem lại hạnh phúc sau cùng vì người vợ bị xảy thai 3 lần. Mark rất hào phóng, cho đến đầu năm 2015 anh đã đóng góp cho các chương trinh từ thiện về y khoa và giáo dục 1 tỷ và 600 triệu mỹ kim. Cũng đầu năm nay cô Chan có thai lần thứ tư vào lúc Facebook lên tột đỉnh một tỷ người ghi danh xử dụng. Cá nhân Mark trở thành tỷ phú với tài sản 45 tỷ mỹ kim.
mardi 1 décembre 2015
dimanche 29 novembre 2015
Dân Pháp Nhìn Lại Ngày Thứ Sáu 13 - Nguyễn Thị Cỏ May

samedi 28 novembre 2015
Thương Paris, Nhớ Sài Gòn: Khủng Bố ISIL-Daesh, Khủng Bố Việt Cộng - TS Phan Văn Song
vendredi 27 novembre 2015
mercredi 25 novembre 2015
Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim Terror In Little Saigon

Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
samedi 21 novembre 2015
Bộ Mặt Paris Sau Ngày Thứ Sáu 13 - Nguyễn Thị Cỏ May
Người tây phương thì kỵ Thứ Sáu 13. Vậy mà năm nay, dương lịch có tới 3 ngày Thứ Sáu 13: tháng Hai, tháng Ba và tháng Mười Một.
Người Tàu kiêng cử số 4 nên nhà cao từng không có lầu IV. Người Nhựt lại cử số 14 vì số 14 phát âm tiếng nhựt nghe gần như tiếng “chết”.
CS Dùng Tiền Thao Túng Truyền Thông Các Nước - Vi Anh

vendredi 20 novembre 2015
jeudi 19 novembre 2015
Trần Trung Đạo: Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?
Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?
Bài viết Trần Trung Đạo - Nguyên Khải trình bày
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Bài viết Trần Trung Đạo - Nguyên Khải trình bày
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
mercredi 18 novembre 2015
Người Việt tại Paris tưởng niệm nạn nhân khủng bố - Tường An, thông tín viên RFA
Nhà hát Bataclan không còn là một nơi địa điểm để vui chơi, giải trí, mà tại nơi đó, bây giờ là hàng ngàn ngọn nến lập loè, hàng ngàn bó hoa với những lời nhắn gửi cho kẻ ra đi cũng như người ở lại. Có thể nói, cả thế giới đã tụ họp về đây để cùng chia sẻ với nước Pháp nỗi đau vô cùng.
Tan nát cây vĩ cầm đường phố - Mặc Lâm, biên tập viên RFA
samedi 14 novembre 2015
Khủng bố đẫm máu tại Pháp: Từ IS đến CS - Hoàng Trần (Danlambao)

Cảnh sát Pháp giải cứu các nạn nhân của bọn khủng bố tại khu vực gần nhà hát Bataclan. Ảnh: Reuters
Khủng bố - Nỗi đau không chỉ Paris! - Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

Hiện trường vụ tấn công khủng bố hàng loạt chấn động nước Pháp
Terror In Little Saigon: Phim Tài Liệu Hay Phim Tuyên Truyền? - Dân Việt

lundi 9 novembre 2015
Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”

Sau đây là nguyên văn bản dịch tiếng Việt.
Quý vị có thể xem bản tiếng Anh tại đường dẫn: http://viettan.org/Open-Letter-to-Frontline.html
dimanche 8 novembre 2015
Xem phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little SaiGon” - Mỹ Dung

*
Người bạn hỏi tôi thấy gì qua phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Sài Gòn”? Có lẽ không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, điều đầu tiên và rõ nét nhất là sự xúc phạm rất lớn đối với cộng đồng người Việt.
"TERROR IN LITTLE SAI GON": MỘT NỬA SỰ THẬT SẼ GIẾT CHẾT SỰ THẬT ?

BÌNH: Hoa Kỳ là một quốc gia tự do câu hỏi có thể được trả lời bằng cách đảng Việt Tân tích cực chỉ thấy họ không dính líu vào khủng bố. Họ cần đưa Phóng viên Thompson, cơ sở truyền thông ProPublica và hệ thống truyền hình PBS ra tòa để xác minh đảng Việt Tân hoàn toàn vô tội. Đã đến lúc này không thể bắt ai tin được. Có tội hay không có tội chỉ có tòa án mới có quyền quyết định.
samedi 7 novembre 2015
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận
Hà Giang/Người Việt
LTS
- Trong cảnh cuối của cuốn phim tài liệu “Terror in Little Saigon,”
phóng viên A.C. Thompson cả quyết với con trai của nhà báo Nguyễn Ðạm
Phong: “Mặt Trận có một đội sát thủ. Tên gọi là K9. Các thành viên của
Mặt Trận nói với chúng tôi rằng K9 đã giết cha của em.”Câu kết khiến người con của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong nhìn A.C. Thompson với cặp mắt long lanh biết ơn. Nhưng khẳng định của nhà làm phim khiến một số khán giả cảm thấy thất vọng, hụt hẫng.
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)
Người xem phim kỳ
vọng rằng A.C. Thompson sẽ trưng ra những bằng chứng cụ thể, rõ ràng và
thuyết phục, để làm sáng tỏ nghi vấn Mặt Trận là tổ chức đã ra lệnh thủ
tiêu một số nhà báo trong thập niên 1980s. Nhưng nhiều người cho rằng
trong suốt gần 60 phút chăm chú theo dõi phim, họ không thấy A.C.
Thompson đưa ra được chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục đủ, để ông có
thể cả quyết rằng Mặt Trận là thủ phạm. Người khác cho rằng các nguồn
tin giấu tên không đáng tin cậy. Nhiều người, muốn hiểu rõ hơn về kết
luận của A.C. Thompson, đã tìm đọc kỹ tài liệu dài 72 trang, do chính
A.C. soạn và cho đi kèm cuộn phim, để tìm chứng cớ rõ ràng và thuyết
phục. Nhưng vẫn không thấy có chứng cớ nào đủ mạnh.
Người Việt phỏng vấn phóng viên A.C. Thompson để thảo luận về những nhận định của khán giả và hỏi rõ thêm về những chứng cứ dựa vào đó ông đi đến kết luận của mình.
Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
Người Việt phỏng vấn phóng viên A.C. Thompson để thảo luận về những nhận định của khán giả và hỏi rõ thêm về những chứng cứ dựa vào đó ông đi đến kết luận của mình.
Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
***
Hà Giang (NV): Chào ông A.C. Thompson, ông làm
ký giả cho cơ quan ProPublica được bao lâu rồi? Ông làm việc toàn thời
gian với họ hay là một phóng viên độc lập?A.C. Thompson: Tôi làm việc với ProPublica toàn thời gian từ năm 2008. Và mỗi khi tôi làm phim cho ProPublica thì tôi làm luôn một tài liệu đi kèm cho Frontline.
NV: Vào thập niên 1980, khi những nhà báo người Mỹ gốc Việt bị ám sát, ông đang ở đâu, làm gì?
A.C. Thompson: Lúc ấy tôi là một cậu bé, còn đang học ở vườn trẻ (cười).
NV: Mọi việc xảy ra đã hơn 30 năm rồi, các hồ sơ điều tra cũng đóng lại hơn 15 năm rồi, nguyên do nào khiến ông có ý định làm cuốn phim Terror in Little Saigon trong thời điểm này.
A.C. Thompson: Cách đây mấy năm, tôi đang làm một loạt bài về việc một ký giả ở Oakland bị giết chết, tên của ký giả đó là Chauncey Bailey. Tôi gặp một nhà làm phim trẻ người Việt Nam tên là Tony Nguyễn. Anh ta nói với tôi rằng việc này (ký giả bị giết) xảy ra trong cộng đồng Việt Nam hoài, mà chẳng ai trong làng truyền thông Mỹ quan tâm. Ðiều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc điều tra về cái chết của những ký giả gốc Việt. Tony Nguyễn sau này cũng hợp tác với tôi trong phim “Terror in Little Saigon.” [Vào năm 2011, Tony Nguyễn đã làm cuốn phim có tên “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết Tháng Bảy, 1981, tại San Francisco, California. Trong cuốn phim này, Tony Nguyễn cũng kết luận rằng Mặt Trận là thủ phạm giết chết Dương Trọng Lâm - NV]
NV: Vai trò của Tony Nguyễn trong phim Terror in Little Saigon là gì?
A.C. Thompson: Anh ta là một trong những nhà sản xuất phim này. [Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt sau đó, Tony Nguyễn xác định là anh cùng làm việc với A.C. Thompson từ những ngày đầu tiên, và đóng vai trò định hình cho cuốn phim - NV]
NV: Trước khi bắt tay vào việc làm phim Terror in Little Saigon, ông có hiểu gì về cuộc chiến Việt Nam, về người tị nạn Việt Nam và về cộng đồng người Mỹ gốc Việt không?
A.C. Thompson: Tôi không hiểu nhiều. Tôi có thân nhân đã phục vụ trong quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, và tôi biết về cuộc chiến và những người tị nạn, nhưng không biết nhiều. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để hiểu về lịch sử đó.
NV: Ai là người tài trợ để làm cuốn phim này?
A.C. Thompson: Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.
NV: Ðể được làm phim, ông có phải thuyết phục cấp trên không? Việc thuyết phục có khó khăn không và phải kéo dài bao lâu?
A.C. Thompson: Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Nói chung là khá lâu, nhưng tôi không nhớ rõ là bao lâu. Việc này xảy ra cũng hơn hai năm rồi.
NV: Chủ đề chính của ông trong cuốn phim có phải là, lý do duy nhất mà cơ quan FBI sau bao nhiêu năm điều tra vẫn không thể tìm ra chứng cớ rõ ràng và thuyết phục, để xác định thủ phạm, là vì không ai chịu lên tiếng, phải không?
A.C. Thompson: Ðó chắc chắn là một chủ đề, những không phải là chủ đề duy nhất. Một trong những điều mà chúng tôi cố gắng vạch ra là FBI không tìm được người trong cuộc, hay gặp khó khăn phát triển những nguồn tin gần với, hay nằm trong, những sự kiện, có thể có đủ chi tiết để giúp họ đạt kết quả của cuộc điều tra.
NV: Một điều khác hình như ông cũng muốn ám chỉ là, chính phủ Hoa Kỳ, qua nhiều cơ quan khác nhau, như FBI, CIA, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, biết rất rõ về hoạt động của Mặt Trận, nhưng hình như ngầm hỗ trợ họ, để yên cho họ gây quỹ để có tiền hoạt động trong chiến khu, phải không?
A.C. Thompson: Hoàn toàn đúng sự thật và không có gì tranh cãi về việc đó cả. Họ được sự hỗ trợ của mọi nơi trong chính phủ. Chúng tôi có một điện tín từ cấp cao của CIA gửi cho nhân viên của họ trong thập niên 1980 cho thấy họ biết rất rõ tổ chức của ông Hoàng Cơ Minh làm gì. Chúng tôi có những lá thư từ Quốc Hội Mỹ, từ Bộ Ngoại Giao, nói với người nhận rằng chúng tôi muốn quý vị hỗ trợ những người này. Chúng tôi có tài liệu cho thấy ông Hoàng Cơ Minh đã gặp gỡ giới chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Bangkok. Chúng tôi có điện tín của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho thấy rõ những gì nhóm Hoàng Cơ Minh đang làm, và tôi muốn nói đến việc Mặt Trận muốn xâm nhập Việt Nam từ Thái Lan. Vì vậy, việc chính phủ Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả.
NV: Trở lại cuốn phim. Trong khi đội ngũ của FBI trong 15 năm điều tra không thể buộc tội ai vì thiếu chứng cớ, vậy thì ông có thể cho biết trong những điều ông đã khám phá ra trong thời gian hai năm điều tra, chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục nhất đã khiến ông có thể khẳng định rằng K9, một bộ phận của Mặt Trận, đã giết chết, ít nhất là ký giả Nguyễn Ðạm Phong?
A.C. Thompson: Có nhiều yếu tố. Tôi không thể nói một cách xác quyết (conclusively) rằng người nào đó chịu trách nhiệm cho tội ác đó. Tôi chỉ có thể nói là tất cả chứng cớ tôi tìm được đều chỉ về một hướng, chứ không trỏ đến một hướng khác. Và tôi đã xem hàng ngàn và hàng ngàn trang tài liệu của FBI, của cảnh sát, nói chuyện với các thân nhân, và đơn giản không thấy có một manh mối nào cho người nào khác ngoài Mặt Trận chịu trách nhiệm cho những tội ác đó. Con của ký giả Nguyễn Ðạm Phong cho biết ông đã nhận được đe dọa thường xuyên, và theo hiểu biết của chúng tôi, một số thành viên của Mặt Trận đã gặp ký giả Nguyễn Ðạm Phong, tìm cách cho tiền ông để đừng viết những bài chỉ trích họ nữa. Chúng tôi biết rằng họ đã gặp gỡ các thành viên của Mặt trận tại một nhà hàng ở đường Highland Street ở Houston, trước khi ông ta bị giết. Trong cuộc điều tra chúng tôi cũng gặp một người, vốn là thành viên cũ của Mặt Trận. Người này khẳng định là Mặt Trận chịu trách nhiệm cho việc giết hai ký giả đó, Dương Trọng Lâm và Nguyễn Ðạm Phong.
NV: Nhân chứng đó là ai? Tôi xem đi xem lại cuốn phim bốn lần mà không thấy. Tôi có bỏ sót chi tiết nào trong phim không?
A.C. Thompson: Không, người này là một người ẩn danh, và ẩn mặt. Người ấy không xuất hiện trên ống kính, và lúc đó, sau khi chúng tôi nói chuyện với người đó, chúng tôi tổng hợp tất cả những chứng cớ mình đã tìm thấy, những điều người khác nói, thì chúng tôi thấy là nhiều phần Mặt Trận là thủ phạm.
NV: Nếu đây là một nhân chứng ẩn mặt dấu tên, như vậy chúng ta không thể xác định thẩm quyền người ấy cũng như sự đáng tin cậy của họ, và dựa vào lời khai của người này, ông cảm thấy mạnh dạn hơn để đi đến kết luận, thì ông có nghĩ là sự đáng tin cậy của cuốn phim bị giảm đi không?
A.C. Thompson: Vâng, chắc chắn là như vậy. Ðối với bất kỳ phóng viên nào, khi phải lấy tin của một người giấu mặt, giấu tên, thì đó không phải là tình huống lý tưởng. Chúng tôi chấp nhận sự hoài nghi của một số độc giả và khán giả. Ðó là bản chất của sự việc. Nhưng sự thật của vấn đề là, khi bạn đang tường trình câu chuyện về những người bị ám sát và bị khủng bố, thì rất ít người muốn liên lụy đến tội ác, hay dính líu vào để làm lụy đến bản thân. Ðó là lý do tại sao FBI đã gặp khó khăn. Vì thế trong trường hợp này, đối với chúng tôi, khi cân nhắc mọi điều, lời khai của người giấu tên được đánh giá cao.
NV: Câu hỏi cuối của tôi: Nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi phỏng vấn ông ấy, khẳng định rằng mình không hề nói với ông [A.C. Thompson] rằng bản thân “đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
A.C. Thompson: Thật là hay khi ông Nghĩa nói như thế. Chúng tôi nghĩ rằng ông Nghĩa là một người tốt, và là một người rất thông minh, chúng tôi rất thích nói chuyện với ông. Nhưng vấn đề là không chỉ riêng tôi, mà ba người khác, ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker, và ông Richard Rowley, đều nghe thấy điều ông ấy nói. Và vì điều ông nói quá quan trọng, nên sau đó, chúng tôi bàn luận với nhau, rồi tôi gọi điện thoại ngay cho sếp của tôi. Ðiều này không phải chỉ một mình tôi nghe thấy.
NV: Lạ thật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nằng nặc nói rằng không hề nói câu đó. Ông khẳng định là không nói câu nào “off the record” cả.
A.C. Thompson: Chúng tôi không bao giờ nói [với ông Nghĩa - NV] là chúng tôi đang “off the record” [thảo luận không ghi xuống và sẽ không được tường trình - NV]. Chúng tôi không nói với ông ấy là chúng tôi sẽ không tường trình những gì ông ấy nói. Chúng tôi chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh, và rồi câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa.
NV: Ông có ghi notes trên giấy không?
A.C. Thompson: Vâng, tôi ghi notes, và tôi nhớ rất rõ vì ngay sau đó chúng tôi thảo luận và gọi điện thoại nói chuyện với cấp trên của tôi, như tôi đã nói lúc nãy. [Ngày hôm sau, cả ba đồng nghiệp của A.C. Thompson, gồm Joseph Sexton, Cliff Parker, và Richard Rowley, đều gửi email cho Người Việt, xác định là ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói với họ như thế. - NV].
NV: Ông còn điều gì muốn trình bày?
A.C. Thompson: Vâng, tôi muốn nhật báo Người Việt chuyển lời xin lỗi của tôi. Tôi thật tình không muốn làm buồn lòng cộng đồng người Việt, không muốn vẽ lên một hình ảnh xấu cho cộng đồng người Việt. Chỉ là chúng tôi rất nóng lòng trong việc tìm công lý cho những ký giả gốc Việt, mà chúng tôi xem là đồng nghiệp, bị giết. Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim, không phải chỉ có đám phóng viên người Mỹ chúng tôi mà thôi.
NV: Cảm ơn ông.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=217111&zoneid=1
Hoàng Cơ Định: A.C. Thompson thiếu công tâm
Hà Giang/Người Việt
LTS - Trong cuốn phim “Terror in Little Saigon,” phóng viên A.C. Thompson ghi lại những điểm chính trong hành trình ông và nhóm phóng viên của Frontline và ProPublica tìm hiểu việc hàng loạt các nhà báo gốc Việt bị giết hại trong thập niên 1980, mà cho đến nay không ai tìm ra thủ phạm, và cơ quan FBI, sau 15 năm điều tra, đã phải đóng hồ sơ, vì không tìm ra đủ chứng cớ khởi tố.
Ông Hoàng Cơ Định. (Hình: Hoàng Cơ Định cung cấp)
vendredi 6 novembre 2015
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ
Hà Giang/Người Việt
LTS - Để thực hiện cuốn phim “Terror in Little Saigon,” nhóm phóng viên A.C. Thompson đã mở cuộc điều tra kéo dài hai năm, mong tìm thủ phạm đã giết chết một loạt nhà báo gốc Việt, và làm sáng tỏ nghi vấn cho là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) là tổ chức đứng sau những cái chết này.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi phỏng vấn với nhóm phóng viên của Frontline
khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: www.frontline.org)
khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: www.frontline.org)
jeudi 5 novembre 2015
TẬP CẬN BÌNH TUYÊN BỐ

Thùy Trang theo dõi bài nói chuyện dài từ lúc bắt đầu là 10:37 phút cho tới hơn 11 giờ 2 phút của TẬP CẬN BÌNH mà câu kết thúc khi Tập Cận Bình tuyên bố chủ quyền Biển Đông thuộc về Trung Quốc thì Cả Quốc Hội CSVN vẫn vổ tay sau khi TCB chấm dứt.
Các bạn sẽ đọc bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Quốc Hội trên báo
chắc chắn sẽ bị cắt xén đoạn cuối, phần TCB tuyên bố chủ quyền.
(*) Thùy Trang thách thức đài Truyền Hình nhà nước phát hình nguyên bài nói chuyện bằng tiếng Hoa của Tập Cận Bình (Không cắt xén)
(*) Thùy Trang thách thức đài Truyền Hình nhà nước phát hình nguyên bài nói chuyện bằng tiếng Hoa của Tập Cận Bình (Không cắt xén)
dimanche 1 novembre 2015
vendredi 30 octobre 2015
jeudi 29 octobre 2015
Anh Quốc trở mặt với Hoa Kỳ?
Đến nay, chính quyền Mỹ tin rằng những nhà lãnh đạo của Anh đã
đổi ý khi muốn có một mối quan hệ tốt đẹp đối với Trung Quốc. Việc kết
thân với Trung Quốc cũng giống như Anh đang theo đuổi một canh bạc lớn,
được ăn cả, ngã về không.
Cali Today News - Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm
nước Anh và hứa sẽ đầu tư lớn tại đây, cụm từ "khấu đầu - kowtow" chắc
hẳn đã được nghe nhiều trên quốc tế. Theo định nghĩa của từ điển Oxford
thì "kowtow" là một hành động quỳ lạy dùng trong thờ phượng hoặc thể
hiện sự kính trọng và sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của một người bậc
dưới đối với những người có địa vị cao hơn mình. Tất cả những ý nghĩa
trên đều có thể dùng để nói về chuyến thăm của ông Tập tại Anh Quốc mới
đây.
mardi 27 octobre 2015
lundi 26 octobre 2015
Sự khác biệt của chữ “Yêu nước” (Đặng Chí Hùng)
dimanche 25 octobre 2015
Người vợ của Bùi Giáng
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông – làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 – 1964).
Ung thư, kẻ nội thù - Giao Chỉ, San Jose

Cô kể lại thời thơ ấu Sài Gòn gia đình ở bên chùa. Nhà trong hẻm, muốn ra đường phố phải đi qua chùa. Tuổi thơ sống trong nhang khói pha mùi hương khuynh diệp. Chín năm cô gái lai sống với Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo là 9 năm với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cô sống trọn vẹn suốt thời kỳ bao cấp rồi ra đi trước khi đổi mới. Cô nói về sinh hoạt cộng đồng tại Hoa Kỳ. Về cuộc đời con lai làm cho sở xã hội, làm cho sở cảnh sát, đi học, ra luật sư và mở văn phòng. Tay phải làm luật sư, tay trái làm việc xã hội. Nhưng không phải công việc xã hội tại Mỹ. Cô lo việc xã hội lầm than của trẻ em, thiếu nữ tại Việt Nam. Tổ chức bạn của Huế ra đời. Mở trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Huế để nuôi những đứa con Việt Nam bất hạnh.
Inscription à :
Articles (Atom)