lundi 26 octobre 2015

Sự khác biệt của chữ “Yêu nước” (Đặng Chí Hùng)

http://lasvegasbao.com/hinh%20anh/GIF%20VNCH%20FLAG.gifNền cộng hòa tại Miền Nam Miền Nam được hình thành và phát triển qua hai thời kỳ và kết thúc khi bị CSVN cưỡng chiếm, hay nói chính xác là cướp đoạt vào ngày 30/4/1975. Ngày đó là dấu mốc của một quá trình đau thương cho cả dân tộc. Mặc cho hai nền Cộng hòa tại Việt Nam đã cố gắng đem lại hòa bình, no ấm, phồn vinh cho cả một nửa đất nước. Nhân dịp ngày giỗ của Cựu tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, người đã khai sinh là nền đệ Nhất cộng hòa tạo đà cho sự phát triển của đệ Nhị sau này, bình ổn xã hội và kinh tế, chính trị vv..thật xuất sắc. Những thành tựu đó đã được nêu cuốn 1 và cuốn 2 “Những sự thật cần phải biết”. Trong bài viết này, không đề cập đến những thành tựu đó. Cũng không nói đến cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu. Bài này cũng không phân tích những điều còn thiếu xót của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong bài này chỉ đơn giản nói đến chữ “Yêu nước” của VNCH mà cụ thể là đệ nhất Cộng Hòa với khái niệm của cộng sản Việt Nam.


  1. “Yêu nước” trong khái niệm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Trước hết, chúng ta nói về sự tự chủ trong khái niệm yêu nước của TT Ngô Đình Diệm. Chúng ta phải nhìn nhận một sự thật rằng, nếu nói người Mỹ xâm lược Việt Nam thì có nghĩa là họ phải đổ quân đội vào Việt Nam trước khi đảng cộng sản để lại quân du kích và cán bộ tại VNCH để nằm vùng và khủng bố người dân miền Nam. Nhưng thực tế lại trái ngược lại. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền: “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Vậy thực chất thì sao?. Năm 1961 khi TT Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá…
Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965, sau khi TT Ngô Đình Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Điều này ai cũng biết cả. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cụ thể là vào thời điểm 20.12.1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?. Đảng cộng sản phải chống ai, chống cái gì vào năm 1960?. Chính sự mâu thuẫn trong lời nói của cộng sản cũng cho ta thấy việc kích động chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam và cho thấy việc vu khống cho người Mỹ xâm lược Việt Nam của cộng sản là vô lý.
Tài liệu của Liên Xô đăng trong cuốn sách có tên“Một bước đi lớn” – bởi nhóm tác giả đã từng hoạt động tại KGB và do NXB Quân đội Liên bang Nga xuất bản năm 1999 nói về hoạt động tình báo của Liên Xô có đoạn ở trang 128: “Người Mỹ chắc chắn không xâm lược Việt Nam như cách người Pháp thực dân làm trước năm 1945 nhưng Việt Nam phải là một trong những tiền đồn ngăn cản chủ nghĩa tư bản ở Á Châu bao gồm Bắc Triều Tiên, Trung Hoa, Afghanistan…
Trong cuốn sách “MAO: The Unknown Story” của tác giả Jung Chang và Jon Halliday được phát hành năm 2005 do hai nhà xuất bản Anchor Books và Random House xuất bản, ở trang 470 có đoạn: “Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam…”
Quá rõ ràng để chúng ta thấy, không có chuyện Mỹ tự động đổ quân vào Việt Nam ngoài lý do để chống làn sóng đỏ của Liên Xô, Trung Cộng và sựu phá hoại của CSVN. Như vậy, nếu không có kẻ xâm lược thì làm gì có kẻ làm tay sai “ngụy quân, ngụy quyền”?. Và cái chết của TT Ngô Đình Diệm để bảo vệ sự tự chủ quân sự, chính trị của mình bằng việc không cho Mỹ đem quân vào Việt Nam đã chứng minh hai điều : TT Diệm không phải là “ngụy quân” hay “tay sai” cho Mỹ khi Mỹ chỉ là đồng minh chứ không phải ông chủ của TT Ngô Đình Diệm cũng như VNCH. Ngoài ra, sự tự tôn dân tộc và chủ nghĩa dân tộc của TT Ngô Đình Diệm đã ngăn cản Mỹ không đưa quân vào Việt Nam. Đó chính là sự “yêu nước” là tự hào dân tộc.
TT Ngô Đình Diệm với lá cờ Vàng dân tộc và y phục dân tộc
Điều thứ hai, trong khi cộng sản Miền Nam chỉ trích VNCH là bán nước, là không yêu nước. Nhưng nếu nhìn thấy sự thật TT Ngô Đình Diệm đã mặc áo dài khăn đóng chúng ta mới thấy điều ngược lại. Chính TT Ngô Đình Diệm mới là người yêu nước, biết tôn trọng giá trị văn hóa dân tộc. Một người luôn biết nâng niu dân tộc từ việc nhỏ nhất như bộ lễ phục đã cho thấy cốt cách khác hẳn con người sính “Tàu” và bắt chước “Tàu “ như Hồ Chí Minh và quan chức cộng sản.
TT Ngô Đình Diệm và Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ (bên phải). 
TT Ngô Đình Diệm mặc áo dài truyền thống trong chuyến viếng thăm Úc 1957
TT  Ngô Đình Diệm tiếp Vua Thái Lan
TT Ngô Đình Diệm Thăm Nha Học Chánh
Chính Lê Quý Đôn khi được vua Lê cử vào trấn nhậm Thuận Hóa năm Bính Thân (1776), cũng đã hiểu thị cho dân: “Y phục nước nhà xưa nay vốn đã có chế độ. Địa phương này trước kia đã tuân theo quốc tục… chính trị, phong tục phải thống nhất. Những ai hiện nay còn mặc y phục theo người Khách thì phải thay đổi theo quốc tục.” Ở đây “Ăn mặc theo quốc tục” tức là mặc QUỐC PHỤC vậy.
Như vậy, hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm như đã thấy ở trên mặc quốc phục đón tiếp quốc vương Thái Lan hay đi kinh lý trong nước là hình ảnh rất đáng trân trọng. Đó chính là lòng tự hào dân tộc được thể hiện nơi con người của TT Ngô Đình Diệm. Khái niệm “Yêu nước” ở đây một lần nữa lại được thể hiện trong con người của TT Ngô Đình Diệm thật rõ ràng.
Điều thứ ba, như chúng ta đã biết thì TT Ngô Đình Diệm chính là người tiếp nối truyền thống của dân tộc với lá cờ Vàng ba sọc đỏ mà chún ta đã có dịp nói đến ở “Những sự thật cần phải biết” – 8,9. Giữ được thể diện Quốc Gia và tiếp nối được lá cờ của dân tộc chính là thể hiện lòng yêu nước và yêu dân tộc, tự hào với lịch sử dân tộc của mình, không đi vay mươn từ bất cứ thứ gì cả. Lòng yêu nước đó cũng chính là sự chăm lo cho dân với những “Cải cách Điền Địa” và “Di Dân 1954” để ổn định đời sống cho dân. “Yêu nước” của TT Ngô Đình Diệm đơn giản là như vậy.
Và hãy nghe những gì TT Ngô Đình Diệm đã nói về chữ “Yêu nước”
“Mục đích duy nhất của tôi là nước Việt Nam độc lập thật sự.” – New York Times, ngày 12 tháng Năm, 1957.
Tại Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Viễn Đông, Mỹ ở Detroit về chương trình cải cách ruộng đất qua đó ruộng đất được cấp cho những nông dân không có ruộng, TT Ngô Đình Diệm đã nói: “Qua chương trình này, chúng tôi đáp lại những lời tuyên bố dối trá của cộng sản về cải cách ruộng đất. Chúng tôi cấp ruộng đất cho nông dân và chúng tôi thực hiện được điều này mà không cần đến những cách thức cưỡng chế và tịch thu vô nhân đạo.”– Harrison E. Salisbury, New York Times, ngày 15 tháng Năm, 1957
Và TT Ngô Đình Diệm đã phát biểu nhân dịp khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955 mà cho đến nay nó đã trở thành hiện thực: “Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời của chúng ta, tự do của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc Tư Khoa tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.”
TT Ngô Đình Diệm cũng đã nói: “Cuộc giải phóng chính trị mà dân tộc ta đang hoàn thành ở miền Nam tự do ngày nay, sẽ mất hết ý nghĩa nếu không đi đôi cùng một cuộc giải phóng về kinh tế, nhất là giải phóng nông dân, thành phần căn bản của Dân tộc (trích Diễn văn trong dịp khánh thành Trường Quốc Gia Lâm Mục Blao, ngày 03/01/1956). Và: “ Đời tôi, cũng như những cố gắng hằng ngày của tôi, chỉ nhằm một mục đích, là cải thiện đời sống của đồng bào…” (trích Lời hiệu triệu Quốc dân, ngày 17/11/1954) …
Tất cả những điều đó đã nói lên khái niệm “Yêu nước” của TT Ngô Đình Diệm, VNCH chỉ là bảo quốc, an dân, yêu dân tộc và tôn trọng giá trị lịch sử dân tộc. Nó khác hẳn khái niệm “yêu nước” của CSVN và Hồ Chí Minh…
  1. “Yêu nước” là yêu Ngoại Bang
Đảng CSVN ra đời do sự sắp đặt và nuôi dưỡng, chỉ đạo của Liên Xô, Trung Cộng. Cho đến ngày nay, con cháu của Hồ Chí Minh vẫn lẩm nhẩm bùa chú “còn đảng, còn minh”. Do vây, việc yêu đảng CSVN cũng chính là đồng khái niệm với yêu Ngoại Bang, đơn giản vì đảng CSVN do Ngoại Bang sinh ra và chỉ đạo. Rõ ràng khái niệm “Yêu nước” của CSVN, Hồ Chí Minh khác hẳn VNCH và TT Ngô Đình Diệm.
Khác với TT Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng nô lệ và thần phục Ngoại Bang của mình. Hồ đã thể hiện bản chất đó thông qua việc cổ vũ cho tư tưởng Mao, Mác, Lê khi tuyên bố trả lời ông Nguyễn Văn Trấn, cũng là đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, khi ông Trấn đề cập đến tư tưởng chỉ đạo cho Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Ăng ghen, Lênin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác”.
Vì vậy mà cũng chẳng có gì là lạ khi VNCH không để mất tấc đất nào cho My “xâm lược” cả. Trong khi Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh đã ký công hàm 1958 bán Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung cộng. Và sau này chính Lê Duẩn đã thừa nhận việc làm tay sai của mình “Ta đánh Miền Nam là đánh cho Liên Xô, Cho Trung Cộng, cho các nước XHCN”…
Vì chữ “Yêu nước” của Hồ Chí Minh và CSVN đơn giản chỉ là thần phục ngoại bang nên cũng không có gì là lạ khi chúng ca ngợi yêu nước là phải yêu Liên Xô, yêu Trung Cộng.
“Yêu nước” của CSVN và Hồ Chí Minh là thế này đây !
Tờ báo An ninh biên giới của quân đội nhân dân Việt Nam, số 15, trang 24 với tiêu đề: “Bài báo bằng thơ chữ Hán đầu tiên của Bác Hồ” của tác giả Phạm Duy Trưởng.
Trong đoạn đầu của bài báo có viết: “Nhờ sự giới thiệu của văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm (TQ). Một buổi tối tháng 11 năm 1940, Nguyễn Ái Quốc mang bản thảo bài thơ làm bằng chữ Hán “Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ” (Cứu Trung Quốc là tự cứu mình) đến số nhà 12, đường Thái Bình là nơi ở của tổng biên tập tờ “Cứu vong nhật báo” tên là Hạ Diễn. Đọc song bài thơ này Hạ Diễn rất thích, nhưng Hạ Diễn đề nghị người cầm về rồi gửi bằng đường bưu điện đến cho tòa báo để phòng khi bọn Quốc dân đảng lục soát thì Hạ Diễn có chiếc phong bì đã được đóng con dấu bưu điện mang ra đối phó. Từ đó Nguyễn Ái Quốc thường gửi bài đến tòa báo.
“Cứu vong nhật báo” là một tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, sáng lập ở Thượng Hải tháng 8 năm 1937, năm 1938 rời về Quảng Châu, đầu năm 1939 rời về Quế Lâm vào tháng 10 năm 1940 và trung tuần tháng 12 thì rời Quế Lâm. Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm vào tháng 10 năm 1940 và trung tuần tháng 12 thì rời Quế Lâm. Trong thời gian đó, Người đã viết cho CỨU VONG NHẬT BÁO tám bài sau đây với bút danh là Bình Sơn:”
Hồ Chí Minh với bài báo đầu tiên của mình bằng tiếng Hán đã viết một bài thơ có tiêu đề “Cứu Trung Quốc là tự cứu mình“. Trong bài báo của tác giả Phạm Duy Trưởng có đoạn: “Tạp chí Hàn Nôm số 1 năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho đăng bài: “Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ” đăng trên tờ “Cứu vong nhật báo” ngày mồng 4 tháng 12 năm 1940. Theo bài viết này, đây là bài thơ chữ Hán sớm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo. Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc nguyên văn bản chữ Hán, được Phác Can phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ:
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình
Nhật Bản phát xít ở phương Đông,
Dã man cuồng bạo lại tàn hung. 
Vào Trung Hoa gây chiến xâm lược, 
Nhân dân Trung Quốc khổ vô cùng. 
Người thì bị giết, nhà bị thiêu, 
Núi đầy xương, đất đầy máu đỏ. 
Tàu bay, bom đạn, tránh làm sao? 
Đói rét, ốm đau, sống thật khó. 
Họ đang đấu tranh rất gian khổ, 
Giữ gìn dân chủ và hòa bình. 
Họ đang cần có người viện trợ, 
Họ đang cần được sự đồng tình. 
Giặc Nhật tấn công cả thế giới, 
Là kẻ thù chung toàn nhân loại. 
Mau đứng lên mà giúp Trung Hoa, 
Anh chị em Việt Nam ta hỡi! 
Ra sức giúp cho người Trung Quốc, 
Trung Việt khác nào môi với răng. 
Nhớ rằng môi hở thì răng buốt, 
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.
Bình Sơn
4- 12- 1940
Theo như bài thơ thì chúng ta có thể nhận thấy xuyên suốt một bài thơ họ Hồ toàn kể khổ hộ nhân dân “Trung hoa anh em” mà không hề nhắc đến những lầm than của dân tộc Việt Nam nơi quê nhà. Thậm chí ông ta còn kêu gọi nhân dân Việt Nam đang oằn mình trong đói khổ, chiến tranh phải “giúp đỡ” nhân dân Trung Hoa. Và Hồ còn ca ngợi tình thần “Môi hở răng buốt” của kẻ thù ngàn năm với dân tộc Việt Nam. Đến câu cuối cùng ông ta lại lặp lại nội dung của tiêu đề bài thơ “Cứu Trung Quốc là tự cứu mình”.
Xét thời điểm năm 1940, đất nước Việt Nam còn trong ách thống trị của Pháp, trăm bề khổ sở. Một người Việt Nam thực sự yêu nước như cách đảng cộng sản tuyên truyền không thể bày tỏ ý kiến của mình bằng một bài thơ vô cảm với dân tộc mình trong khi đó thương cảm dân tộc vốn là kẻ thù của dân tộc ta. Điều này cho thấy 3 ý: Khẳng định thêm việc HCM đi khỏi bến Nhà Rồng không vì lòng yêu nước, ông ta chỉ đi kiếm ăn cho bản thân, đến năm 1940 ông ta cũng chưa hẳn đã yêu nước như đảng cộng sản ca ngợi. Hồ ủng hộ Trung Cộng chính là ủng hộ ý thức hệ cộng sản. Và quan trọng hơn cả Hồ đã bày tỏ tình yêu của mình giành cho Trung cộng trong bài thơ với một tình cảm còn dạt dào hơn gấp vạn lần giành cho Việt Nam. Hay nói cách khác Hồ đã tự cho mình và Việt Nam là một phần không thể tách rời của nước mẹ Trung Hoa.Thật đúng như Tố Hữu đã nói: “Bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”.
Ngoài ra, tờ nhật báo Tiếng Dội số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
NĂM THỨ VII 
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC 
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!
Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!
Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v…
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!
Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động
Cờ Tầu Phúc Kiến được HCM đem về làm cờ Việt Nam
Tất cả những điều đó đã nói lên sự thật rằng CSVN và Hồ Chí Minh không hề hề có khái niệm “yêu nước” như VNCH và TT Ngô Đình Diệm. Họ Hồ và đảng CSN ngang nhiên kêu gọi người dân bỏ tiếng Việt, dùng tiếng Tàu. Kêu gọi người dân yêu nước là yêu Nga Tàu. Cho nên cũng không có gì là lạ nếu chúng ta  nhìn thấy Hồ Chí Minh ăn mặc kiểu Tàu và mang cờ Phúc Kiến về để làm cờ tổ quốc. Khái niệm “yêu nước” của CSVN và Hồ Chí Minh chính là thần phục Ngoại Bang mà thôi !
Hồ Chí Minh chưa bao giờ mặc Lễ Phục Việt Nam mà chỉ dùng Đại Cán Tầu
  1. Kết luận:
Khi đuợc tin TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: “Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế “.
Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: “Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá.Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm sự hiện diện Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như  thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: “Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.” …
Chính CSVN đã thừa nhận điều đó. CSVN thừa nhận TT Ngô Đình Diệm theo tinh thần Quốc Gia và không phải tay sai Mỹ, một lòng vì nước, vì dân. Cho nên những bài báo kiểu như tuyên truyền vu khống cho VNCH và TT Ngô Đình Diệm dưới đây là một bằng chứng cho thấy sự láo khoét của CSVN.
Ngày hôm nay, TT Ngô Đình Diệm đã ra đi, nền đệ Nhất Cộng Hòa, đệ Nhị Cộng Hòa và cả TT Nguyễn Văn Thiệu đã không còn. Nhưng trách nhiệm của chúng ta đó là thấy được sự thật mà bao năm qua CSVN vẫn tuyên truyền dối trá. Chúng ta cần phải phân biệt được rõ hai khái niệm “Yêu nước” của hai nền Cộng Hòa, TT Ngô Đình Diệm chính là yêu Dân Tộc Việt Nam, điều đó trái với khái niệm yêu nước là yêu ngoại bang, làm tay sai cho ngoại bang của CSVN. Thấy được điều đó, làm hết trách nhiệm cho non sông ca khúc khải hoàn chính là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Đệ Tam Cộng Hòa đang đón chờ những con người yêu nước !
Đặng Chí Hùng
22/10/2015
Viết nhân dịp lễ giỗ TT Ngô Đình Diệm

http://covangvietnam.com/uncategorized/su-khac-biet-cua-chu-yeu-nuoc-dang-chi-hung/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire