Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Ðình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Ðội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.
Với cái đà soạn những tác phẩm lớn hơn hình thức ca khúc thông thường là hai trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN, MẸ VIỆT NAM (chưa kể hai tiểu ca kịch CHỨC NỮ VỀ TRỜI và TẤM CÁM với phần libretto của Năm Châu do tôi thực hiện cho Hãng Phim MỸ VÂN vào năm 1963), bây giờ tôi quyết định tỏ thái độ bằng những chương khúc.
Lề lối soạn mười bài hát liên tục cho một vấn đề mà tôi đẻ ra với MƯỜI
BÀI TÂM CA lúc này, được tiếp tục với MƯỜI BÀI TÂM CA, MƯỜI BÀI BÌNH CA,
MƯỜI BÀI BÉ CA, MƯỜI BÀI NỮ CA, MƯỜI BÀI TỤC CA, MƯỜI BÀI ÐạO CA v.v...
(NGỤC CA -- phổ thơ Nguyễn Chí Thiện -- soạn ra sau này thì phải tới
hai mươi bài). Tôi cũng nhớ là trước đây có đọc cuốn sách MƯỜI ÐIỀU TÂM
NIỆM của Hoàng Ðạo. TÂM CA cũng có thể là những bài hát tâm niệm, nghĩa
là nó đi tới luân lý nữa.
Nhưng trước khi đó, để dẫn tới mười bài
hát nói thẳng vào cái xã hội nát tan trước mặt trong thời đại này, tôi
có một lời kêu than của tôi, qua bài TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU
(Saigon-1964).
Bài TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU tuy là động cơ để tôi
soạn ra MƯỜI BÀI TÂM CA nhưng lối nhìn và ngôn ngữ của bài này có vẻ mòn
mỏi rồi, giống như lối nhìn và ngôn ngữ của những bài hát tình tự quê
hương khác hay của trường ca, trong đó cách nhìn một chiều khiến tôi chỉ
cúi mặt xưng tụng cái đẹp trong vinh quang hay trong đau khổ của dân
tộc tôi, nơi quê hương tôi mà không dám nhìn vào và nói lên bề trái của
xã hội. Cách nhận diện lại quê hương, qua những bài tâm ca, rồi đây sẽ
ảnh hưởng tới các nhạc sĩ trẻ ở trong hay ở ngoài PHONG TRÀO DU CA.
Ðó
là nói về cách nhìn vào quê hương, nhận diện lại quê hương. Thế còn lối
nói trong ca khúc của tôi bây giờ là gì ? Nó cũng phải khác trước,
nghĩa là nó mang chút ít ngôn ngữ Thiền mà trong thời gian này, ai cũng
đều bị ảnh hưởng cả.
Mười Bài Tâm Ca
Tôi
khởi sự soạn tâm ca bằng một bài thơ nhan đề HOÀ BÌNH của Thượng Tọa
Nhất Hạnh, với ý nghĩ là thực hiện giấc mơ mà thi sĩ đã ghi trong thi
phẩm. Tôi đặt tên tâm ca số 1 là TÔI ƯỚC MƠ. Trong bài thơ này, thi sĩ
tự hỏi bao giờ mình mới nói thẳng những điều mình ước mơ. Khi phổ nhạc
bài thơ đó rồi hát lên cho quảng đại quần chúng nghe, tôi đã nói hộ thi
sĩ vậy.
https://amnhac.fm/nhac/P/33-pham-duy/462-tam-ca?msclkid=dbc253d0a79611eca8f74ee022be1cbc
*
* *
*
* *
Tiếng Hát To - Tâm ca 2 Nhạc sĩ Phạm Duy - Trình bày: Khánh Ly
Lời tôi ca, lời tôi ca xin lúa đừng lo
Lời tôi thay cho tiếng đạn bay
Lời tôi xây cho vững tay cầy
Rồi đêm đêm xua ác mộng đầy
Lời ca êm ru giấc ngủ say
Tôi sẽ hát cho vơi thống khổ vơi dòng lệ nhòa
Một miền quê, một miền quê tim héo và khô
Lời tôi ca khâu vá tình thương
Lời hôm qua chắp nối Con Ðường (1)
Lời hôm nay vương tiếng Mẹ buồn (2)
Lời mai đây cao ngút Trường Sơn (3).
Tôi sẽ hát to hơn những kẻ khơi ngọn lửa thù
Lời tôi ca, lời tôi ca như suối rừng thu
Lửa âm u ai đốt từ lâu
Miền quê tôi khan tiếng kêu gào
Lời tôi ca như nước nhiệm mầu
Thành mưa rơi cho dứt niềm đau
Lời tôi ca, lời tôi ca xua hãi hùng đi
Mùa xuân qua ai mất tuổi thơ
Lời tôi ca hôn má xuân già
Còn yêu nhau xin cứ mặn mà
Ðừng cho ai ăn cướp tình ta.
Tôi sẽ khóc to hơn đứa nhỏ đang ngồi vỉa hè
Trẻ bơ vơ, trẻ bơ vơ đi giữa vườn hoa
Hỏi thăm em, em có mẹ cha
Hỏi thăm em, em có ông bà
Hỏi thăm em, em có cửa nhà
Một ngày qua em mất cả ba.
Tôi sẽ khóc to hơn đứa nhỏ đang tìm nụ cười
Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi, xin đến gần tôi
Cùng em côi tôi có bàn tay
Và đôi môi tôi hát ăn mày
Chia hạt cơm rơi hay bát gạo đầy
Cùng ngủ ven sông hay gối bụi cây.
Tôi sẽ khóc cho em gái nhỏ theo mụ chủ nhà
Một chiều mưa, một chiều mưa đi trong ngõ bùn nhơ
Từ vườn quê ra chốn phồn hoa
Người em xua dĩ vãng đen nhoà
Rồi đêm đêm son phấn nhạt mờ
Mới nhận của tôi dâng mấy lời thơ
Tôi hát tiễn đưa dăm thiếu phụ quay về đường nhà
Lời tôi ca, lời tôi ca hun bếp lạnh tro
Lời như tơ như tóc tìm nhau
Giường thơm tho chăn gối tươi mầu
Mảnh gương to rơi vỡ ngày nào
Còn lại bao nhiêu vẫn soi rõ mặt nhau.
Tôi sẽ hát to hơn tiếng nhạc mơ hồ phòng trà
Nàng danh ca, nàng danh ca không có giọng ca
Nàng danh ca vo khúc tình ca
Thành vui điên hay khóc than vờ
Nồng hơi da hơn tiếng nhạc thừa
Nghẹn lời ca hay dứt đường tơ
Tôi muốn hát thay cho gánh cải lương gầy, một ngày
Về chợ quê, về chợ quê rung trống cầu may
Lời tôi thay anh kép già câm
Làm quân đi theo nữ anh hùng
Diệt loài gian hay giết nịnh thần
Và hoan hô ông lão hiền trung.
Tôi sẽ hát to nhưng hát nhỏ hơn lời mọi người
Một ngày nao, một ngày nao nghe bỗng đầy vơi
Toàn dân tôi ca hát niềm vui
Toàn dân tôi ca khúc yêu đời
Một ngày tan chinh chiến thật rồi
Toàn dân tôi vui sống thảnh thơi
Tôi sẽ hát to nhưng hát nhỏ như lời nguyện cầu
Lời yêu nhau, lời thương nhau cho đến dài lâu
Lời tôi ngoan như tiếng trùng kêu
Lời tôi vang như tiếng chuông chiều
Lời tôi cao như tiếng ngọn diều
Lời tôi sâu như tiếng tình yêu
Lời tôi sâu như tiếng tình yêu...
* *
Ðể lại cho em một nước đẹp xinh
Một miền oai linh hiển hách
Chỉ còn dư vang thần thánh
Ðể lại cho em hèn kém của anh
Ðể lại cho em cuộc sống mệt nhoài
Ðể lại cho em hồn nước tả tơi
Ðường đời quanh co kẹt lối
Lòng người không căm giận dỗi
Ðể lại cho em tội lỗi qua rồi.
Nhưng em thương anh, thương anh cho nước phải giật mình
Nhưng em thương anh, thương anh cho tình lên sức sống
Nhưng em thương anh, thương anh cho tủi hờn đi xuống
Nhưng em thương anh, thương anh cho niềm kiêu hãnh vươn lên.
Ðể lại cho em một nước phân lìa
Ðể lại cho em một giống nòi chia
Hận thù nhân danh chủ nghĩa
Bạo tàn vênh vang bề thế
Ðể lại cho em giọt máu dân lành
Ðể lại cho em từng nấm mồ xanh
Chập chờn bay trong bại thắng
Ngọn cờ khăn sô mầu trắng
Ðể lại cho em một bãi sa trường.
Nhưng em thương anh, thương anh cho súng phải thở dài
Nhưng em thương anh, thương anh cho tầu bay khóc với
Nhưng em thương anh, thương anh cho lựu đạn im tiếng
Nhưng em thương anh, thương anh cho đường vũ khí qua tim.
Ðểi cho em cảnh khó quê nghèo
Dù rằng ruộng ta mầu mỡ phì nhiêu
Một bàn tay thơm mùi đất
Thành bàn tay hoen mầu xám
Ðể lại cho em một tấm lòng tham
Ðể lại cho em thành phố lên đèn
Bọn người tranh nhau một đám bụi đen
Lệ buồn rơi trong tửu điếm
Gửi người gian nan tiền tuyến
Ðể lại cho em giả dối đê hèn.
Nhưng em thương anh, thương anh em đón nhận gia tài
Nhưng em thương anh, thương anh ta cùng gom sức mới
Nhưng em thương anh, thương anh xin nhận lời tranh đấu
Nhưng em thương anh, thương anh đi tìm lối thoát cho nhau.
*
* *
(Saigon-1965)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta mang áo mầu chủ nghĩa
Kẻ thù ta mang lá bài tự do
Mang cái vỏ thật to
Mang cái rổ danh từ
Mang cái mầm chia rẽ chúng ta (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Người người ơi thương xót người nhỏ bé
Người người ơi thương xót người ngây thơ
Thương xót người bị mua
Thương xót người bị lừa
Thương xót người thương xót ta (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta trong mắt thèm lơ láo
Kẻ thù ta trong góc đầu tự kiêu
Trong cõi lòng quạnh hiu
Trong óc hẹp tiêu điều
Trong giấc mộng xâm chiếm nhau (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nẵm đây nẵm ngay ở mỗi ai
Người người ơi yêu mến người mãi mãi
Người người ơi yêu mến người không nguôi
Yêu mến người đầy vơi
Yêu mến người đêm ngày
Yêu mến người ta nắm tay (thế thì)
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai !
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire