vendredi 3 septembre 2021

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Phụng

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Phụng (1930-1999) 

Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam, cũng là nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975. Thời kỳ dĩa nhựa thịnh hành trong thập niên 1960, nhạc sĩ Văn Phụng cũng là người hòa âm nhiều nhất thời đó, cùng với các nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng khác như Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Lê Văn Thiện. Chính Văn Phụng là người đầu tiên sáng tạo ra lối hòa âm chậm rãi cho các bài nhạc phổ thông đại chúng từ cuối thập niên 1950, là tiền đề cho sự ra đời của dòng nhạc vàng thịnh hành sau đó. 

Nhứng sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Văn Phụng là Ô Mê Ly, Trăng Sơn Cước, Bức Họa Đồng Quê, Suối Tóc, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Bóng Người Đi, Xuân Họp Mặt…
70 Năm Tình Ca: Nhạc sĩ Văn Phụng (Hoài Nam)

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông được học đàn dương cầm từ nhỏ, với sự chỉ dạy của hai nữ giáo sư dương cầm là Perrier và Vượng. Năm 1945, khi mới 15 tuổi, ông đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm “La Prière d’Une Vierge”. 

Thời đi học, nhạc sĩ Văn Phụng là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2 Pháp khi mới chỉ 16 tuổi, ông chọn theo học ngành Y vì ý muốn của gia đình. Nhưng chỉ được một năm ông bỏ học để theo âm nhạc vì đam mê dương cầm.
Nhạc sĩ Văn Phụng (Trường Kỳ)
 
Năm 1948, Văn Phụng về Hà Nội vào thời kỳ tổng động viên nên đã xin gia nhập Ban Quân Nhạc Quân Khu 3, Hà Nội – để tránh bị gia đình bắt theo ngành Y. Trong thời kỳ ở ban quân nhạc từ đó đến năm 1957, nhạc sĩ Văn Phụng lại có may mắn được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức là Schmetzer hướng dẫn cho về hòa âm nên đã trở thành nhạc sĩ hòa âm cho dàn nhạc đại hòa tấu đầu tiên của Việt Nam.  

Cùng trong năm 1948, nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay của mình là “Ô Mê Ly”, do Văn Khôi viết lời. Nhạc phẩm này được yêu thích qua nghệ thuật hợp ca của ban Thăng Long, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp Văn Phụng. Thời gian này, ngoài việc sáng tác nhạc, nhạc sĩ Văn Phụng còn có thời kỳ chơi nhạc cho một số vũ trường ở Hà Nội mà khách hàng hầu hết là những quân nhân người Pháp.
Văn Phụng, một đời cho Âm Nhạc (Thy Nga)
 
Cho đến khi qua đời, nhạc sĩ Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số có rất nhiều bài nổi tiếng: “Các Anh Đi” viết năm 1952, “Trăng Sáng Vườn Chè” viết năm 1952, “Tiếng Hát Với Cung Đàn”, sáng tác năm 1954. “Tiếng Dương Cầm” năm 1955, “Ta Vui Ca Vang” năm 1957. “Vó Câu Muôn Dặm” năm 1959. “Giã Từ Đêm Mưa” và “Yêu Và Mơ” năm 1960, “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” năm 63, “Yêu” năm 65… Đặc biệt là nhạc phẩm “Suối Tóc” để tặng riêng cho vợ là ca sĩ Châu Hà. 
 

 
 *
*     *
Nhạc Văn Phụng - Tiếng hát Châu Hà
*
*     *
Ns Văn Phụng & Châu Hà (Playlist)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire