Gọi họ là những người lính tí hon trong bóng tối, là tôi muốn tránh hai
chữ “Anh Hùng” mà CS thường hay lạm dụng đẩy người chất phác, hiền lành
vào chỗ chết cho chúng. Còn như trong thâm tôi, các em ấy đáng được phong
là những anh hùng, và tựa đề của bài viết này, tôi vẫn muốn đặt là
“Những Anh Hùng Tí Hon Trong Bóng Tối” mới thật đúng nghĩa của nó.
Tôi sanh đẻ, lớn lên tại Vũng Tàu, tới năm mười sáu thì anh ấy nhà tôi, mỗi ngày Chúa nhật đi phép ra Kim Phượng chụp hình, lại chặn tôi tán tỉnh. Con nít nứt mắt mà đã bày đặt biết tặng quà, gửi thư cho gái. Thoạt đầu tôi không thích lính, cho dù lính đó là lính TSQ, phần vì cái mốt lúc bấy giờ, ảnh hưởng bởi những bài hát tình lính, tình tráng rẻ tiền. Nghiã là bài nào cũng phải có cảnh một chiều anh đi hành quân rồi mất biệt luôn, tan thây luôn, bỏ lại người tình bé ở hậu phương thì mới ăn tiền. Tính tôi từ thuở nhỏ vốn nhát đòn, còn anh ấy nhà tôi vốn dân lìm lợm, không thấy tôi là cứ cái mũ be rê đỏ thập thò qua lại trước cửa, ba tôi mà chỉ nghi một chút thôi là tôi chết. Thành thử anh ấy hẹn đâu thì cứ liều mà đến đó cho rồi. Liều riết tới lúc anh ấy đi Đà Lạt, tôi khóc như mưa . Nhớ là lại khóc, cho mãi đến ngày mãn khoá anh ấy về xin cưới tôi mới hết khóc. Lấy nhau được mấy năm, nhà tôi tử trận, xác mang về Vũng Tầu. Hôm đám tang có Đại diện và ban Quân Nhạc của trường do chú Phi Quang Khải làm nhạc trưởng ra tiễn đưa.
Một buổi chiều năm 1976, vừa bước ra khỏi nhà (xin được lướt qua phần chi tiết, địa danh), tôi bỗng gặp chú Khải, dáng vóc nhân hậu, mặt mũi trắng trẻo, áo quần tươm tất trông như một nhà giáo hiền lành, nhất là bên nách trái lại cặp cuốn tự điển Hán Việt dày cộm, nhưng sự thật bên trong, dấu một khẩu K.59. Chị em gặp nhau chưa kịp reo mừng thì chú Khải dùng mắt ra hiệu đừng ồn ào, đoạn làm ra vẻ tự nhiên vừa đi vừa nói chuyện:
- “Chị đi đâu vậy?”
Tôi đáp nhỏ:
- “Tôi lên Đơn Dương buôn trà lậu, còn chú?”
Kín đáo nhìn trước, nhìn sau, chú khẽ nói:
- “Em lên nhà anh Vượng.”
Tôi cũng xin nói rõ, gia đình chú Khải là một trong những gia đình có nhiều con cho vào TSQ, đó là các TSQ Phi Quang Thịnh, Phi Quang Quý, Phi Quang Khải và Phi Quang Phước. (Hai CTSQ Phi Quang Khải và Phi Quang Phước nay đều là bác sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, một người hành nghề Nha Khoa tại Seattle và một dậy về Y Khoa tại New York).
Như nhiều người trong trường đều biết, anh Vượng và gia đình tôi là chỗ thân tình vì anh ấy và nhà tôi lúc còn TSQ, cũng thuộc loại ưa thích thể thao thẩm mỹ và chụp hình, vì vậy hai người chơi với nhau rất thân. Bây giờ anh chị mở cái quán... ở đấy, thỉnh thoảng trên tuyến đường tôi vẫn ghé hoài. Chú Khải dặn:
- “Gặp chị thật mừng, nhưng em đang bận nhiều việc lắm. Từ bây giờ đến cuối tháng, nếu có dịp lên Đơn Dương thì ghé chỗ anh Vượng, chị em mình có nhiều chuyện để nói. Còn bây giờ không tiện.”
Nghe chú nói như vậy là tôi hiểu chú muốn gì rồi, vì từ sau cái vụ tử thủ tại trường, các em TSQ tan tác mỗi người mỗi nơi, chừng vài tháng sau thì lại bắt liên lạc hoạt động bí mật dười Vùng Bốn lên tới Đơn Dương. Vì hoàn cảnh không thể tin ai lúc này, nên phần lớn, các em chỉ dưạ vào nhau và một số những người có liên hệ mật thiết với TSQ, như các thầy - vợ thầy Hiếu, mở quán cà phê Thằng Bờm ngay tại bến xe Hà Tiên. Trước là để có kế sinh nhai, sau là để chiêu hiền đãi sĩ tụ tập anh em như cô Hiếu từng tâm sự (đà sang Mỹ rồi), các nhân viên cán bộ nhà trường trước đây, hoặc gia đình, vợ con của AET mà thôi. Tôi cũng nằm trong thành phần đó, nên được anh Vượng bố trí công việc buôn trà, vừa làm kế sinh nhai, vừa để giữ đường dây liên lạc với tổ chức Fulro, do anh Sáng (tên thật không phải vậy), một sĩ quan xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia (anh em cột chèo với nhà thơ TDT chồng nhà văn TTNC) chỉ huy. Ông này có một người em ruột là CTSQ Đặng Hoàng Hà (nay định cư tại California), bị bắt vì vụ phá hoại Hồ Con Rùa. Công tác đổ bể làm chẳng những khốn khổ cho các Văn, Nghệ Sĩ, Trí Thức miền Nam lúc bấy giờ, mà còn gây khó khăn cho cả tổ chức của mình nữa. Theo chỗ tôi biết thì anh Hà lúc đó, nhận được tin phiá Phật Giáo Hòa Hảo và Giáo Phái Cao Đài ở miền Tây sẽ chuyển một số vũ khí và tiền bạc để Hà tiếp trợ cho Fulro, ngặt nỗi tin này lại tới đúng vào lúc một Hạ Sĩ Quan Nhảy Dù đang trên đường đi thi hành kế hoạch phá Hồ Con Rùa, nên không ngăn chặn kịp. Sau vụ nổ, mọi sự đổ bể do một tên từng được lòng tốt của vợ chồng nhà thơ TDT và nhà văn TTNC bao bọc, tên này có người nhà thuộc giới ngân hàng, đã được CS trả công bằng cách cho xuất ngoại đi Pháp.
Còn như chuyện chú Khải, cách lần gặp gở đó một tuần sau, trên đường lên Đơn Dương, tôi ghé lại nhà anh Vượng thì được biết chú ấy và các chú Kim Sóc Khang, (nay ở Philadelphia), Danh Sanh (nay ở Denver) và một vài chú nữa tôi không nhớ tên, đã bị bắt vì bắn chết Công An trong vụ bênh vực một bà già không tiền, đi chui thăm con cải tạo bị họ đẩy xuống xe lửa, khi tàu đậu trên ga (xin bỏ tên), nằm trong lãnh thổ huyện anh Vượng cư trú.
Nhiệm vụ các chú ấy ra gặp anh Vượng kỳ này là để giúp chú Tứ, cũng là AET (tên thật không phải thế), trong trường gọi là Xì dầu (toà soạn đổi hỗn danh của AET Tứ), phụ cùng các tổ chức chống cộng khác phá kế hoạch xây đập Trị An của Đảng và chính quyền CS, mà tôi sẽ kể rõ ở phần sau. Nghe vậy tôi hết hồn, hỏi anh Vượng bây giờ làm sao. Anh trấn an tôi đừng lo, vì anh đã có cách để “hút”, ý nói là giải thoát cho chú Khải và các TSQ bị bắt. Đây là cuộc giải thoát tù có một không hai trong lịch sử đối đầu Quốc-Cộng tại miền Nam mà theo tôi nghĩ, chỉ có TSQ là loại học trò quỷ yêu thì mới nghĩ ra cách đó.
Vì lên đúng lúc nên tôi được tham dự từ đầu. Anh Vượng là một người cẩn thận, nên buổi họp tổ chức mãi trong nhà anh Đinh Khắc Hội (đã chết). Theo kế hoạch, tới 2-9 là ngày gọi là lễ độc lập của chúng, có một cuộc diễn hành do đảng và chính quyền huyện tổ chức. Cuộc diễn hành này, sẽ có cả một đàn trâu bò gồm hơn trăm con thuộc bộ phận cầy bừa gia công của Nông Hội tham dự, nhằm biểu dương khí thế nông hội sau ngày “giải phóng”.
Qua tin tức thâu lượm được, thì đàn trâu bò này buổi sáng hôm diễn hành, sẽ được ăn một bữa gồm cỏ non trộn lẫn với cháo gạo nếp bị hẩm vì hợp tác xả thiếu bảo quản như thông lệ, mỗi lần chúng bị bắt làm những công việc cầy bừa khẩn cấp, hoặc kéo gỗ nặng nề. Theo kế hoạch tổ chức đề ra hôm họp, thì anh Đinh Khắc Hội có nhiệm vụ đi thu mua toàn bộ hèm rượu trong vùng. Hèm rượu mua về, giao cho người của ta nằm trong tổ chức Nông Hội, có phần vụ chăm sóc đàn trâu bò của tổ gia công. Bộ phận này thay vì nấu cháo gạo nếp, thì sẽ nấu bằng hèm rượu cho trâu bò ăn. Vấn đề là phải canh làm sao để từ lúc ăn cho đến lúc đàn trâu bò đi tới khán đài là chúng nổi điên, chạy tán loạn để tổ chức thi hành kế hoạch hút tù nhốt trong đồn công an huyện. Kế hoạch bàn thảo xong, tôi quyết định ở lại cho đến ngày 2-9 năm đó xem sao.
Cuộc giải thoát tù độc đáo của TSQVN:
Sáng ngày 2 tháng 9, tôi trà trộn cùng đồng bào huyện đổ ra đường trong ngày lễ độc lập của chúng, mà trước đó được chúng “động viên” từng nhà đi tham dự. Thật phải nói cờ đỏ sao vàng cứ gọi là ngập trời cũng không ngoa, nhất là trong đồn công an huyện và khán đài, được thiết lập đối diện. Nghe báo cáo, anh Vượng và chúng tôi mừng đến muốn ứa nước mắt, vì trâu bò một khi đã nổi điên vì ăn hèm rượu rồi, thấy màu đỏ thì kể như là không còn ai khống chế được chúng nữa. Quả đúng như dự tính, khi đàn trâu bò này đi gần đến khán đài thì nổi điên thật sự, chúng chạy phá đội ngũ tán loạn, húc bất cứ cái gì gặp trên đường đi. Khi tới khán đài thì chia hai, một ào vào khán đài, một tràn vào đồn công an huyện, là nơi cờ đỏ sao vàng treo nhiều nhất. Cổng trào, cổng đồn bị húc đổ, nhà cửa bị phá tan tành, công an, cán bộ, đoàn thể, các tổ chức ngoại vi của đảng CS và cả người dân trong huyện tụ về tham dự, đều bỏ chạy tán loạn, mong thoát thân trước bọn trâu bò bỗng dưng nổi điên hung dữ. Ngay lúc đó, hai nữ Thành viên trẻ đẹp gốc Miên của tổ chức là Cà Xịn và Cà Xạ (tên do tổ chức đặt), bịt mặt, mặc bà ba đen chạy len lỏi cùng toán trâu bò đang húc phá lọt vào trong đồn công an huyện. Chính trong lúc lộn xộn này, Cà Xịn và Cà Xạ phá cửa tù, giải thoát cho các chú Phi Quang Khải, Kim Sóc Khang, Danh Sanh, v...v...
Thâu thập phản ứng địch sau đó, tổ chức được biết:
Thứ nhất: Sự việc xảy ra như trời xập. Không ai (Công An, Bộ Đội) còn biết phản ứng ra sao.
Thứ hai: Tù xổng là do trâu bò húc đổ nhà giam tù chứ không phải có tổ chức.
Thứ ba: Trâu bò nổi điên vì trời nóng, lại gặp quá nhiều màu đỏ.
Sau khi phân tách và đánh giá của tổ chức, anh Vượng quyết định:
Đây là luận điệu gài bẫy của địch. Chúng muốn làm như không biết để dễ bề khám phá tổ chức ta, do đó, qua kỳ bàn thảo cùng các tổ chức khác đi đến thống nhất kế hoạch phá đập Trị An, anh Vượng đã ra quyết định: các chú Khải, Khang và Sanh phải trở về Vùng Bốn, tìm bắt liên lạc với CTSQ Ngọc, lúc đó đang chỉ huy một nhóm các em CTSQ chưa ra trường hoạt động dưới miền Tây, (Phụ ghe của Bắc Đẩu: CTSQ Ngọc chính là Trần Tuấn Ngọc, khoá 28 Võ Bị Đà Lạt, tác giả truyện Kiếp Người tức Nước Trắng Xoá đăng cùng một lúc trên hai Đặc San Đa Hiệu của Võ Bị và Bắc Đẩu của TSQ, truyện này cũng đã tạo ra một luồng sóng ngưỡng mộ trong phạm vi Võ Bị - TSQ và cả trên Internet). Mục đích anh Vượng muốn là chú Khải phải thoát ra nước ngoài, vì chuyện tổn thất của bọn công an trong vụ đụng chạm vưà qua, thuốc về mức chính trị trầm trọng chứ không phải va chạm bình thường. Và một khi như thế, ta đánh giá là đảng ủy của chúng không bao giờ cho vụ này trôi qua dễ dàng. Từ sau dịp đó, tôi không còn gặp chú Khải và các chú khác nữa, cho đến khi được biết là cả “bọn” gồm chú Khải, chú Khang, chú Danh Sanh cùng một số chú khác đã được tổ chức dưới miền Tây đưa thoát sang Mỹ rồi. Từ SG, tôi vội thuê xe ôm phóng lên quán nhà anh Vượng. Tin các chú ấy đi thoát, ai cũng mừng nhưng nghĩ kỹ lại buồn, vì đất nước tan tành, TSQ không thâu tuyển thêm mà cứ hao hụt dần, nên tổ chức phải thận trọng tuyệt đối, không thể phát triển rộng ra bên ngoài. Biết được niềm ưu tư đó, anh Vượng an ủi:
- Những đứa có trình độ như thằng Khải, phải để cho tụi nó ra ngoài. Cái đất nước này rồi mỗi ngày mỗi chỉ tàn lụi đi mà thôi, có ở lại thì cũng thui chột lần hồi. Công việc chung để cho những người như tôi, như chị cáng đáng, có bị bắt hay hy sinh cũng chẳng ăn nhầm gì. Nhưng tụi nó là vốn quý.
Tôi hỏi:
Anh Vượng lắc đầu:
- Có nhiều việc dang dở, chúng ta còn cần chú ấy nằm lại trong nước một thời gian nữa để xem có thể giúp các tổ chức bạn trong kế hoạch phá đập Trị An được không.
Trị An lúc đó là một trong hai công trình coi là hàng đầu ở phía Nam của CS, thực hiện song hành cùng với công trình xây cất nhà máy cement Hà Tiên tại Miền Tây. Công trình thứ hai này, cũng bị phá ngầm nặc nề, đi đến kết quả là cho đến ngày hôm nay, vẫn dở khóc, dở cười, tốn biết bao nhiều tiền bạc, thời gian và sức người mà vẫn cứ “bỏ thì thương, vương thì tội.”
Người có công nhất trong kế hoạch thứ hai này, phải nói là hai chú Phi Quang Phước và Danh Sanh, bạn cùng lớp với chú Khải. Sau đây là diễn tiến của từng vụ, tôi thuật với một ít cất dấu về thời gian, tên tuổi những người liên hệ không biết còn trong nước hay đã vượt biên, ngoại trừ những CTSQ đang sinh sống tại nước ngoài:
Công tác phá đập Trị An
Năm 1977, năm khởi đầu công trình xây đập Trị An. Trước đó, VNCH do tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, đã xây thành công Đập Đa Nhim thời Đệ Nhất Cộng Hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm, và biến thành trung tâm Nguyên Tử Lực Cuộc. Công trình kiến trúc này do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, giải khôi nguyên La Mã tại Ý phụ trách. Hồi đó, trung tâm này do Giáo Sư Lê Văn Thới làm giám đốc. Lúc khởi thủy, chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi nghiên cứu, đã yêu cầu Nhật Bản xây đập Trị An thay vì Đa Nhim, vì Trị An nằm trên thượng nguồn sông Đồng Nai, do đó, nếu thực hiện và hoàn thành việc xây dựng, Trị An có sức chứa một dung lượng nước lớn gấp trăm lần đập Đa Nhim. Từ đó, có thể lập nhà máy điện cung cấp điện lực cho khắp miền Đông và cả miền Tây Nam phần, đồng thời, giải quyết luôn vấn đề thủy lợi, vốn là yếu tố quan trọng trong ngành nông nghiệp của VN. Người Nhật Bản và các chuyên viên Thủy Lợi Hoà Lan cũng đồng ý với VN như vậy, nhưng vấn đề tài chánh bồi thường của Nhật Bản, không đủ để xây dựng đập này, vì vậy mới phải mang lên Đà Lạt để xây Đập Đa Nhim như mọi người đã biết.
Sau ngày thâu tóm được miền Nam, CSVN bèn nhờ CS Liên Xô đứng ra khởi sự công trình xây cất đập Trị An, đồng thời trước khi gia công, rầm rộ vẻ lên một tương lai xán lạn. Nào là rồi đây, dưới sự lèo lái của đảng và nhà nước, nạn lụt lội, úng thủy và hạn hán sẽ không còn nữa, ruộng đồng sẽ phì nhiêu, cũng như điện thắp sáng cho toàn miền Nam rồi, vẫn còn thừa sức để cung cấp cho những nhà máy kỹ nghệ nặng. Khi ấy, ngân khoản để nhập cảng xăng dầu chạy máy phát điện không cần thiết nữa, nên chắc chắn sẽ giúp thêm cho nước giàu mạnh, nhân dân sẽ ấm no, hạnh phúc, tha hồ mà có “đồng”, có “đài”. Tới lúc ấy thì cứ gọi là gạo ăn không hết, đổ đi nuôi heo, chứ ở đó mà theo chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch ngũ niên loại bánh vẽ của tên tổng bí thư Lê Duẫn, là tới năm 1980, bữa ăn trong mỗi gia đình VN, cơm không những đầy đủ mà thức ăn còn có cá, có thịt, nhà nhà có một đài, một phích đựng nước sôi, một máy ti vi để nghe đảng nói xạo.
Trước những sự kiện ồn ào như vậy, một số CTSQ trốn không đăng ký trình diện như anh Qúy (anh ruột chú Khải), chú Thà, chú Định và mấy người khác nữa trong đó có tôi ... bí mật họp nhau cùng một số các tổ chức bạn ở trên Ông Tạ (Không có mặt anh Quý), vì các tổ chức này đã quyết định: Chúng ta là những kẻ được tôi luyện để chiến đấu. Là những người lính hiện dịch, chúng ta chiến đấu không vì niềm tin, mà vị nợ nần với đất nước, với cha ông, với bạn bè, với nhân thế, và nhất là với trách nhiệm phải trang trải những món nợ nần này. Niềm tin có thể còn hôm nay, hay mất ngày mai hoặc ngược lại. Nhưng Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm của người lính thì muôn đời còn đó. Và cũng bắt đầu từ những ngày này, con đường chiến đấu của chúng ta chuyển qua một khúc quanh mới, một đường hướng mới rất rõ ràng, đó là lấy cá nhân mình làm nỗ lực chính, nhắm thẳng vào bọn CS là kẻ thù chính. Đánh hoài hoài, đánh mãi mãi, đánh với tấm lòng quyết không nghiêng ngả, với tất cả khả năng và tài trí của cá nhân mình. Quân đội còn cũng đánh, Quân đội tan cũng đánh. Tổ chức còn cũng đánh mà dù cho đến cả tổ chức cũng tan thì cá nhân từng người lính, vẫn chiến đấu cho tới cuối đời mình. Sức địch đang mạnh, ta đang yếu. Nay địch lại huênh hoang với hai công trình lớn ở miền Nam, trước mắt là tổ chức và mỗi cá nhân phải lấy phương châm: Mạnh thì dùng sức, yếu thì dùng mưu để làm cho bằng được bất cứ điều gì chống phá chúng. Thế là kế hoạch phá đập Trị An được hoạch định.
Nói tới chuyện phá đập Trị An, thì chẳng khác gì nói tới chuyện châu chấu đá xe, vì với một công trình gồm cả hàng trăm ngàn lao động nghĩa vụ, do các tỉnh lấy từ nhân dân gửi tới và hàng chục ngàn lao động chính quy lấy từ hàng ngũ Thanh niên xung phong, cộng với những phương tiện khá hiện đại của Liên Xô, cho nên đập này dĩ nhiên sẽ không giống như những nơi ngăn nước trong sông lạch nhỏ, mà có thể nói là mang cả một “biển hồ dân lên cho rừng núi”, theo cách nói sặc mùi tuyên truyền trong bài hát có đoạn và những câu sau đây:
“Ta khoan đá trên ngàn.
Bài hát này do Hai Nhã, một thanh niên xung phong thuộc loại tay ngang về âm nhạc sáng tác, nhưng được các Đội xây dựng ưa chuộng, nên Võ văn Kiệt, lúc đó là Tổng chỉ huy công trường, vận động với Bảy Thưởng, Giám đốc sở Văn Hoá Thông Tin thành phố SG trao cho giải thưởng hạng nhất, sau khi chịu sửa đổi câu chót của bài hát, từ “Ta theo lý tưởng, đi xây dựng tương lai” thành “Ta đi theo Đảng, ta xây dựng ngày mai” theo ý của Võ văn Kiệt.
Ngày ... tháng đó, các chú họp nhau, anh Vượng lên nhà tôi để từ đó, tôi đưa ảnh tới nơi gặp gỡ anh em. Trong buổi họp này, gồm Thày An (tên thật không phải vậy) anh Vượng, tôi, chú Tứ xì dầu, và một vài chú nưã tôi không nhớ tên. Chú Khải được chỉ định nói chuyện về những ngày theo học Giáo Sư Lê văn Thới, Giám Đốc trung tâm Nguyên Tử Lực Cuộc, kiêm viện trưởng viện Đại Học SG, cũng như Giáo sư Trần Kim Thạch, Tiến sĩ Địa Chất thời VNCH. Trước đây, tôi cũng nghe Giáo sư Lê Văn Thới là một người đậu tiến sĩ Quốc Gia từ khi chưa có thuyết Vân Đạo (sóng điện từ hay còn gọi là Quỹ Đạo Điện Từ), và giáo sư Trần Kim Thành là một người thông thái về khoa địa chất. Cả hai nhân vật này đều đã góp công lớn trong việc xây cất, quản trị và điều hành đập Đa Nhim. Sau đó, anh em đã phân tách về các công trình xây dựng của người xưa và ngày nay. Ngày xưa, các cụ xây lâu đài, thành quách , lăng tẩm bằng vữa, là một hợp chất gồm vôi, mật ong và đất. Còn ngày nay, ta dùng hồ là hợp chất gồm cement, cát và nước. Độ bền của vữa và hồ ra sao, thời gian và các nhà khoa học, khảo cổ đã trả lời. Riêng vấn đề kỹ thuật, thì nếu khi trộn đại, thì chỉ một thời gian ngắn là cement sẽ vụn ra, chất muối nhiều thì xụp đổ, ít thì dễ gây ra những đường nứt do thời gian và những chấn động nhỏ dưới mặt nước. Vì vậy nên theo Giáo Sư Trần Kim Thành, khi xây đập Đa Nhim, các Kỹ sư cả Việt lẫn Nhật đã hết sức kỹ càng và thận trọng trong việc trộn hồ, kể cả áp dụng biện pháp an ninh nghiêm ngặt để VC không phá hoại lẻ tẻ nhưng mức độ thiệt hại lại rất lớn lao và lâu dài, đó là việc cho muối cùng một hợp chất rất dễ kiếm trong sinh hoạt hàng ngày của con người vào hồ. Đây là một phương pháp phá hoại nguy hiểm nhất, vì số lượng không cần nhiều, dễ mang và ít có ai để ý. Sau phiên họp ấy, ta đã đi đến một giải pháp đầy hứa hẹn: Cấy người vào những đội trộn hồ để thi hành độc kế, và đội bảo vệ công trường để có lựu đạn, chất nổ. Đánh giá toàn bộ kế hoạch và chiều hướng thực hiện, các tổ chức bạn và ta đều đồng ý chú Tứ xì dầu nổi bật là người có nhiều hoàn cảnh và cơ may thuận tiện nhất, đồng thời cùng lúc với công chuyện đánh phá này, là một kế hoạch kinh tế được tiến hành song song, đó là lập đường giây tiêu thụ ciment và dầu nhớt ăn cắp của công trường để giúp đở cả bạn lẫn ta có đồng ra đồng vào. Dĩ nhiên, đường dây này không ai đủ điều kiện hơn tôi, từ đó tôi chuyển vụ buôn trà sang cho chị Thệ (vợ một CTSQ cũng đã hy sinh), về hoạt động gần bên anh Vượng cho dễ bề liên lạc. Riêng chú Tứ xì dầu - kể tên chú ấy ra mà không nghe anh Vượng kể về lai lịch của chú hồi còn ở trong trường TSQ, thì quả thật là một thiếu sót lớn. Theo anh Vượng, Tứ xì dầu (xin nhắc lại, đây chỉ là tên do toà soạn đặt) học cùng lớp với các chú Trịnh, Hồ, tôi chỉ nói họ, Tứ đầu bò, Nguyễn anh Dũng, nổi tiếng đờn Mandoline (Phụ ghi của Bắc Đẩu: khi một phần tổ chức bị đổ bể, CTSQ Dũng trốn sang Mỹ, đi học lại đậu Dược Sĩ hiện định cư và hành nghề tại Denver, Colorado, có về tham dự Đại hội CTSQVN kỳ thứ XI tại Philadelphia, Hoa Kỳ năm 1998), Hai tây lai v... v...
... Chú Tứ hồi trong trường rất là nghịch ngợm và ba gai, mỗi lần bác Khè (cán bộ nhà bếp) kho đậu hũ tương tàu cho TSQ ăn, là y như chú Tứ lẻn xuống “chôm chiã”, nhẹ nhàng thì một ca, nguyên văn lời anh Vượng, còn không là cả một hộp đạn đại liên, mang về rúc rích chia cho cả băng cùng ăn. Riết rồi đeo cứng cái tên Tứ xì dầu luôn. Sau buổi chiều 30 tháng 4 năm 1975, đánh trận cuối cùng với CS, tan hàng bị chúng nhốt cùng chú Minh (tên thật không phải vậy), người hạ quốc kỳ để toàn thể các TSQ tử thủ hát quốc ca trước khi đầu hàng, và các chú khác bên trại Cô Giang, sau đó trốn thoát về SG sống bụi đời, rồi đi Thanh niên xung phong. Từ đó nhờ tác phong giang hồ và tư thế từng trải của một thanh niên đã có thời sống trong tập thể TSQ, Tứ xì dầu nhanh chóng thâu phục tình cảm và nhập băng với nhưng thành phần trẻ, gọi là có lý lịch trong sạch (về chính trị) đầy thế lực đảng, đoàn của CS. Khi các đội thanh niên xung phong thành phố được biên chế lên công trường xây đập Trị An, chú Tứ theo sự lôi kéo, giới thiệu của bạn bè, được chuyển sang đội bảo vệ công trường. Nhờ thế, việc gài một vài anh em bên tổ chức bạn vào những đội trộn hồ không mấy khó khăn, vả lại, việc đổ muối và hợp chất .. vào những bể hồ, chúng đâu có nghĩ ra. Từ đó, kế hoạch được thi hành từng ngày, từng tháng, từng năm. Cho đến khi đập đã bắt đầu cho nước vào để tránh sức nóng của mặt trời có thể làm nứt lòng đập, thì đây cũng là thời điểm bắt vào giai đoạn hai, nghiã là dùng lựu đạn hoặc chất nổ để tạo ra những chấn động dưới nước. Thế là từ đó, có hiện tượng “cải thiện” nổi lên trong những thành phần chóp bu của đội bảo vệ: Ném lựu đạn bắt cá. Hành động này dưới mắt mọi người, nếu ai tình cờ biết được, thì cũng chỉ coi đây là một sự kiện không ăn nhằm gì tới chính trị. Còn như trên, tức bọn cán bộ chỉ huy có biết, thì cũng chỉ đưa ra kiểm thảo theo tính chất nội bộ là cùng. Nhưng chuyện này chưa hề xãy ra. Cho đến ngày đập hoàn tất, tổ chức rầm rộ lễ khánh thành, gồm những nhân vật lớn của đảng và quan khách quốc tế xuống tham dự và cắt băng khánh thành, đồng thời cho turbin máy điện khổng lồ hoạt động. Nhưng, chờ mãi không thấy nước dâng lên đủ mức độ yêu cầu để có thể làm quay turbin. Đảng và nhà nước ê mày, ê mặt. Về phần ta, đến lúc đó cũng không có ai ngờ rằng việc mình làm như chơi mà kết quả đã lù lù ra như thế. Mãi cho đến lúc đảng và nhà nước tìm không ra nguyên do vì sao mà nước không dâng cao đủ như dự tính, có nghiã là hồ không có được trữ lượng nước cần thiết, bèn lại phải mời chuyên gia Liên Xô và chuyên viên các nước Nhật, Hoà Lan, Thụy Sĩ v...v... đến nghiên cứu. Sau một thời gian điều tra, tìm tòi, phái đoàn chuyên viên các nước này đi đến một kết luận: lòng đập bị nứt. Nguyên nhân có thể vì khi trộn hồ, số lượng ciment không đủ, hoặc kỹ thuật đổ bê tông không đạt, hoặc thế này, hoặc thế khác. Nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai ngờ rằng, chỉ cần một cái xẩy, thì nó cũng có thể nảy ra cái ung ngay. Rồi vấn đề hàn những vết nứt cũng được đặt ra, nhưng chuyên viên các nước kể cả Liên Xô, đều khuyến cáo là làm vậy chẳng đi đến đâu, ngoài cách là đào phá tất cả lên để làm lại. Trong trường hợp này, tiền phá đập tính ra còn đắt hơn là tiền xây đập. thế là “đảng ta” đành phải thay turbin lớn, lắp turbin nhỏ, cung cấp điện cho vài tỉnh gần gần cho đở mất mặt “đảng vô địch, thay thằng trời làm mưa”.
Đến lúc này, ta mới nghiệm ra rằng, xi măng mà trộn muối cùng hợp chất .. vào, đổ xuống thấy khô tường là chắc ăn, nhưng gặp nước thì chỉ một thời gian ngắn là có chuyện, rồi lại lựu đạn cải thiện cứ tuôn xuống đều đều, chấn động như thế làm sao chịu thấu mà không nứt, không bể lòng đập cho được. Cho tới hôm nay, ngồi viết lại qua loa câu chuyện cũ, đập Trị An ở miền Đông vẫn ở trong tình trạng lúc đầu thì đảng vẽ ra như con voi, khúc cuối là kết quả thì chẳng khác cái đuôi chuột. Ngay SG điện vẫn thiếu, ngày có, ngày không, nói chi tới các tỉnh khác. Đệ nhất công trình xây dựng đập Trị An ở miền Đông thì như vậy, còn đệ nhị công trình xây dựng nhà máy Xi măng Hà Tiên thì thế nào? Phần lớn các chú theo các tổ chức bạn thực thiện công cuộc phá hoại công trình này hiện đã ở ngoại quốc, như Trữ Đầu Bò và Danh Sanh, tôi nghĩ bên ngoài nên tìm hỏi các chú ấy cho biết sự tình, để hiểu rằng kẻ thù dẫu mạnh như một anh khổng lồ, mà chúng ta chỉ là những hạt cát. Nhưng nếu hạt cát ấy mà rơi đúng vào tròng mắt của anh khỗng lồ, thì theo tôi nghĩ cũng rắc rối lắm chứ không phải dỡn chơi đâu.
Trước khi gặp tai nạn vài ngày, trong một bữa cơm chiều, anh Vượng đã bắt chước hát mấy câu hát của nhà văn Duyên Anh lúc trong tù, nằm cạnh và hát cho CTSQ Đặng Hoàn Hà, bị bắt vì vụ phá Hồ Con Ruà, nghe. Theo anh Hà (Ghi chú của toà soạn: CTSQ Đặng Hoàng Hà nay định cư tại California) thuật lại với anh Vượng sau khi được tha về, thì bài hát này Duyên Anh nhái lại bài “Kháng Chiến Thành Công” của thời toàn dân đánh Pháp, có hai câu như sau:
“Kháng chiến, kháng chiến thành công. Mai này, kháng chiến thành công.”
Nhưng trong những khi phởn chí, Duyên Anh lại châm biếm đổi thành: “Kháng chiến, sức mấy thành công. Ai ngờ, kháng chiến thành công.”
Giờ đây, anh Vượng lại đổi lần nữa, nghêu ngao hát một cách đầy sảng khoái cho tôi và chị Vượng nghe:
“Phá nó, sức mấy thành công. Ai dè, phá nó thành công.”
Xin gửi tới hương hồn anh Vượng, một cựu TSQVN đầy trung kiên với đất nước, mênh mông lòng bao dung, đùm bọc anh em.
Thiếu Sinh Quân Việt Nam bất diệt.
Những người chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ bất diệt.
Quân lực Việt Nam Cộng Hoà muôn năm.
Hồ Thủy Ngọc
Tôi sanh đẻ, lớn lên tại Vũng Tàu, tới năm mười sáu thì anh ấy nhà tôi, mỗi ngày Chúa nhật đi phép ra Kim Phượng chụp hình, lại chặn tôi tán tỉnh. Con nít nứt mắt mà đã bày đặt biết tặng quà, gửi thư cho gái. Thoạt đầu tôi không thích lính, cho dù lính đó là lính TSQ, phần vì cái mốt lúc bấy giờ, ảnh hưởng bởi những bài hát tình lính, tình tráng rẻ tiền. Nghiã là bài nào cũng phải có cảnh một chiều anh đi hành quân rồi mất biệt luôn, tan thây luôn, bỏ lại người tình bé ở hậu phương thì mới ăn tiền. Tính tôi từ thuở nhỏ vốn nhát đòn, còn anh ấy nhà tôi vốn dân lìm lợm, không thấy tôi là cứ cái mũ be rê đỏ thập thò qua lại trước cửa, ba tôi mà chỉ nghi một chút thôi là tôi chết. Thành thử anh ấy hẹn đâu thì cứ liều mà đến đó cho rồi. Liều riết tới lúc anh ấy đi Đà Lạt, tôi khóc như mưa . Nhớ là lại khóc, cho mãi đến ngày mãn khoá anh ấy về xin cưới tôi mới hết khóc. Lấy nhau được mấy năm, nhà tôi tử trận, xác mang về Vũng Tầu. Hôm đám tang có Đại diện và ban Quân Nhạc của trường do chú Phi Quang Khải làm nhạc trưởng ra tiễn đưa.
Sau 30 tháng 4, ba tôi buồn lắm bệnh rồi mất, má tôi vài tháng sau cũng từ
trần. Gia đình tôi phải lên Sài Gòn chạy hộ khẩu tá túc tại nhà dì tôi
vùng Bàn Cờ, buôn chui trà và cà phê ở cửa SG độ nhật nuôi con. Thỉnh
thoảng cũng đi một vài chuyến hàng từ SG ra Long Khánh, Đơn Dương, rồi từ
đó trở về lại SG cũng bằng đường xe lửa hoặc xe đò.
Một buổi chiều năm 1976, vừa bước ra khỏi nhà (xin được lướt qua phần chi tiết, địa danh), tôi bỗng gặp chú Khải, dáng vóc nhân hậu, mặt mũi trắng trẻo, áo quần tươm tất trông như một nhà giáo hiền lành, nhất là bên nách trái lại cặp cuốn tự điển Hán Việt dày cộm, nhưng sự thật bên trong, dấu một khẩu K.59. Chị em gặp nhau chưa kịp reo mừng thì chú Khải dùng mắt ra hiệu đừng ồn ào, đoạn làm ra vẻ tự nhiên vừa đi vừa nói chuyện:
- “Chị đi đâu vậy?”
Tôi đáp nhỏ:
- “Tôi lên Đơn Dương buôn trà lậu, còn chú?”
Kín đáo nhìn trước, nhìn sau, chú khẽ nói:
- “Em lên nhà anh Vượng.”
Tôi cũng xin nói rõ, gia đình chú Khải là một trong những gia đình có nhiều con cho vào TSQ, đó là các TSQ Phi Quang Thịnh, Phi Quang Quý, Phi Quang Khải và Phi Quang Phước. (Hai CTSQ Phi Quang Khải và Phi Quang Phước nay đều là bác sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, một người hành nghề Nha Khoa tại Seattle và một dậy về Y Khoa tại New York).
Như nhiều người trong trường đều biết, anh Vượng và gia đình tôi là chỗ thân tình vì anh ấy và nhà tôi lúc còn TSQ, cũng thuộc loại ưa thích thể thao thẩm mỹ và chụp hình, vì vậy hai người chơi với nhau rất thân. Bây giờ anh chị mở cái quán... ở đấy, thỉnh thoảng trên tuyến đường tôi vẫn ghé hoài. Chú Khải dặn:
- “Gặp chị thật mừng, nhưng em đang bận nhiều việc lắm. Từ bây giờ đến cuối tháng, nếu có dịp lên Đơn Dương thì ghé chỗ anh Vượng, chị em mình có nhiều chuyện để nói. Còn bây giờ không tiện.”
Nghe chú nói như vậy là tôi hiểu chú muốn gì rồi, vì từ sau cái vụ tử thủ tại trường, các em TSQ tan tác mỗi người mỗi nơi, chừng vài tháng sau thì lại bắt liên lạc hoạt động bí mật dười Vùng Bốn lên tới Đơn Dương. Vì hoàn cảnh không thể tin ai lúc này, nên phần lớn, các em chỉ dưạ vào nhau và một số những người có liên hệ mật thiết với TSQ, như các thầy - vợ thầy Hiếu, mở quán cà phê Thằng Bờm ngay tại bến xe Hà Tiên. Trước là để có kế sinh nhai, sau là để chiêu hiền đãi sĩ tụ tập anh em như cô Hiếu từng tâm sự (đà sang Mỹ rồi), các nhân viên cán bộ nhà trường trước đây, hoặc gia đình, vợ con của AET mà thôi. Tôi cũng nằm trong thành phần đó, nên được anh Vượng bố trí công việc buôn trà, vừa làm kế sinh nhai, vừa để giữ đường dây liên lạc với tổ chức Fulro, do anh Sáng (tên thật không phải vậy), một sĩ quan xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia (anh em cột chèo với nhà thơ TDT chồng nhà văn TTNC) chỉ huy. Ông này có một người em ruột là CTSQ Đặng Hoàng Hà (nay định cư tại California), bị bắt vì vụ phá hoại Hồ Con Rùa. Công tác đổ bể làm chẳng những khốn khổ cho các Văn, Nghệ Sĩ, Trí Thức miền Nam lúc bấy giờ, mà còn gây khó khăn cho cả tổ chức của mình nữa. Theo chỗ tôi biết thì anh Hà lúc đó, nhận được tin phiá Phật Giáo Hòa Hảo và Giáo Phái Cao Đài ở miền Tây sẽ chuyển một số vũ khí và tiền bạc để Hà tiếp trợ cho Fulro, ngặt nỗi tin này lại tới đúng vào lúc một Hạ Sĩ Quan Nhảy Dù đang trên đường đi thi hành kế hoạch phá Hồ Con Rùa, nên không ngăn chặn kịp. Sau vụ nổ, mọi sự đổ bể do một tên từng được lòng tốt của vợ chồng nhà thơ TDT và nhà văn TTNC bao bọc, tên này có người nhà thuộc giới ngân hàng, đã được CS trả công bằng cách cho xuất ngoại đi Pháp.
Còn như chuyện chú Khải, cách lần gặp gở đó một tuần sau, trên đường lên Đơn Dương, tôi ghé lại nhà anh Vượng thì được biết chú ấy và các chú Kim Sóc Khang, (nay ở Philadelphia), Danh Sanh (nay ở Denver) và một vài chú nữa tôi không nhớ tên, đã bị bắt vì bắn chết Công An trong vụ bênh vực một bà già không tiền, đi chui thăm con cải tạo bị họ đẩy xuống xe lửa, khi tàu đậu trên ga (xin bỏ tên), nằm trong lãnh thổ huyện anh Vượng cư trú.
Nhiệm vụ các chú ấy ra gặp anh Vượng kỳ này là để giúp chú Tứ, cũng là AET (tên thật không phải thế), trong trường gọi là Xì dầu (toà soạn đổi hỗn danh của AET Tứ), phụ cùng các tổ chức chống cộng khác phá kế hoạch xây đập Trị An của Đảng và chính quyền CS, mà tôi sẽ kể rõ ở phần sau. Nghe vậy tôi hết hồn, hỏi anh Vượng bây giờ làm sao. Anh trấn an tôi đừng lo, vì anh đã có cách để “hút”, ý nói là giải thoát cho chú Khải và các TSQ bị bắt. Đây là cuộc giải thoát tù có một không hai trong lịch sử đối đầu Quốc-Cộng tại miền Nam mà theo tôi nghĩ, chỉ có TSQ là loại học trò quỷ yêu thì mới nghĩ ra cách đó.
Vì lên đúng lúc nên tôi được tham dự từ đầu. Anh Vượng là một người cẩn thận, nên buổi họp tổ chức mãi trong nhà anh Đinh Khắc Hội (đã chết). Theo kế hoạch, tới 2-9 là ngày gọi là lễ độc lập của chúng, có một cuộc diễn hành do đảng và chính quyền huyện tổ chức. Cuộc diễn hành này, sẽ có cả một đàn trâu bò gồm hơn trăm con thuộc bộ phận cầy bừa gia công của Nông Hội tham dự, nhằm biểu dương khí thế nông hội sau ngày “giải phóng”.
Qua tin tức thâu lượm được, thì đàn trâu bò này buổi sáng hôm diễn hành, sẽ được ăn một bữa gồm cỏ non trộn lẫn với cháo gạo nếp bị hẩm vì hợp tác xả thiếu bảo quản như thông lệ, mỗi lần chúng bị bắt làm những công việc cầy bừa khẩn cấp, hoặc kéo gỗ nặng nề. Theo kế hoạch tổ chức đề ra hôm họp, thì anh Đinh Khắc Hội có nhiệm vụ đi thu mua toàn bộ hèm rượu trong vùng. Hèm rượu mua về, giao cho người của ta nằm trong tổ chức Nông Hội, có phần vụ chăm sóc đàn trâu bò của tổ gia công. Bộ phận này thay vì nấu cháo gạo nếp, thì sẽ nấu bằng hèm rượu cho trâu bò ăn. Vấn đề là phải canh làm sao để từ lúc ăn cho đến lúc đàn trâu bò đi tới khán đài là chúng nổi điên, chạy tán loạn để tổ chức thi hành kế hoạch hút tù nhốt trong đồn công an huyện. Kế hoạch bàn thảo xong, tôi quyết định ở lại cho đến ngày 2-9 năm đó xem sao.
Cuộc giải thoát tù độc đáo của TSQVN:
Sáng ngày 2 tháng 9, tôi trà trộn cùng đồng bào huyện đổ ra đường trong ngày lễ độc lập của chúng, mà trước đó được chúng “động viên” từng nhà đi tham dự. Thật phải nói cờ đỏ sao vàng cứ gọi là ngập trời cũng không ngoa, nhất là trong đồn công an huyện và khán đài, được thiết lập đối diện. Nghe báo cáo, anh Vượng và chúng tôi mừng đến muốn ứa nước mắt, vì trâu bò một khi đã nổi điên vì ăn hèm rượu rồi, thấy màu đỏ thì kể như là không còn ai khống chế được chúng nữa. Quả đúng như dự tính, khi đàn trâu bò này đi gần đến khán đài thì nổi điên thật sự, chúng chạy phá đội ngũ tán loạn, húc bất cứ cái gì gặp trên đường đi. Khi tới khán đài thì chia hai, một ào vào khán đài, một tràn vào đồn công an huyện, là nơi cờ đỏ sao vàng treo nhiều nhất. Cổng trào, cổng đồn bị húc đổ, nhà cửa bị phá tan tành, công an, cán bộ, đoàn thể, các tổ chức ngoại vi của đảng CS và cả người dân trong huyện tụ về tham dự, đều bỏ chạy tán loạn, mong thoát thân trước bọn trâu bò bỗng dưng nổi điên hung dữ. Ngay lúc đó, hai nữ Thành viên trẻ đẹp gốc Miên của tổ chức là Cà Xịn và Cà Xạ (tên do tổ chức đặt), bịt mặt, mặc bà ba đen chạy len lỏi cùng toán trâu bò đang húc phá lọt vào trong đồn công an huyện. Chính trong lúc lộn xộn này, Cà Xịn và Cà Xạ phá cửa tù, giải thoát cho các chú Phi Quang Khải, Kim Sóc Khang, Danh Sanh, v...v...
Thâu thập phản ứng địch sau đó, tổ chức được biết:
Thứ nhất: Sự việc xảy ra như trời xập. Không ai (Công An, Bộ Đội) còn biết phản ứng ra sao.
Thứ hai: Tù xổng là do trâu bò húc đổ nhà giam tù chứ không phải có tổ chức.
Thứ ba: Trâu bò nổi điên vì trời nóng, lại gặp quá nhiều màu đỏ.
Sau khi phân tách và đánh giá của tổ chức, anh Vượng quyết định:
Đây là luận điệu gài bẫy của địch. Chúng muốn làm như không biết để dễ bề khám phá tổ chức ta, do đó, qua kỳ bàn thảo cùng các tổ chức khác đi đến thống nhất kế hoạch phá đập Trị An, anh Vượng đã ra quyết định: các chú Khải, Khang và Sanh phải trở về Vùng Bốn, tìm bắt liên lạc với CTSQ Ngọc, lúc đó đang chỉ huy một nhóm các em CTSQ chưa ra trường hoạt động dưới miền Tây, (Phụ ghe của Bắc Đẩu: CTSQ Ngọc chính là Trần Tuấn Ngọc, khoá 28 Võ Bị Đà Lạt, tác giả truyện Kiếp Người tức Nước Trắng Xoá đăng cùng một lúc trên hai Đặc San Đa Hiệu của Võ Bị và Bắc Đẩu của TSQ, truyện này cũng đã tạo ra một luồng sóng ngưỡng mộ trong phạm vi Võ Bị - TSQ và cả trên Internet). Mục đích anh Vượng muốn là chú Khải phải thoát ra nước ngoài, vì chuyện tổn thất của bọn công an trong vụ đụng chạm vưà qua, thuốc về mức chính trị trầm trọng chứ không phải va chạm bình thường. Và một khi như thế, ta đánh giá là đảng ủy của chúng không bao giờ cho vụ này trôi qua dễ dàng. Từ sau dịp đó, tôi không còn gặp chú Khải và các chú khác nữa, cho đến khi được biết là cả “bọn” gồm chú Khải, chú Khang, chú Danh Sanh cùng một số chú khác đã được tổ chức dưới miền Tây đưa thoát sang Mỹ rồi. Từ SG, tôi vội thuê xe ôm phóng lên quán nhà anh Vượng. Tin các chú ấy đi thoát, ai cũng mừng nhưng nghĩ kỹ lại buồn, vì đất nước tan tành, TSQ không thâu tuyển thêm mà cứ hao hụt dần, nên tổ chức phải thận trọng tuyệt đối, không thể phát triển rộng ra bên ngoài. Biết được niềm ưu tư đó, anh Vượng an ủi:
- Những đứa có trình độ như thằng Khải, phải để cho tụi nó ra ngoài. Cái đất nước này rồi mỗi ngày mỗi chỉ tàn lụi đi mà thôi, có ở lại thì cũng thui chột lần hồi. Công việc chung để cho những người như tôi, như chị cáng đáng, có bị bắt hay hy sinh cũng chẳng ăn nhầm gì. Nhưng tụi nó là vốn quý.
Tôi hỏi:
- Còn về phần chú Tứ, anh có định để chú ấy đi theo chú Khải hay không?
Anh Vượng lắc đầu:
- Có nhiều việc dang dở, chúng ta còn cần chú ấy nằm lại trong nước một thời gian nữa để xem có thể giúp các tổ chức bạn trong kế hoạch phá đập Trị An được không.
Trị An lúc đó là một trong hai công trình coi là hàng đầu ở phía Nam của CS, thực hiện song hành cùng với công trình xây cất nhà máy cement Hà Tiên tại Miền Tây. Công trình thứ hai này, cũng bị phá ngầm nặc nề, đi đến kết quả là cho đến ngày hôm nay, vẫn dở khóc, dở cười, tốn biết bao nhiều tiền bạc, thời gian và sức người mà vẫn cứ “bỏ thì thương, vương thì tội.”
Người có công nhất trong kế hoạch thứ hai này, phải nói là hai chú Phi Quang Phước và Danh Sanh, bạn cùng lớp với chú Khải. Sau đây là diễn tiến của từng vụ, tôi thuật với một ít cất dấu về thời gian, tên tuổi những người liên hệ không biết còn trong nước hay đã vượt biên, ngoại trừ những CTSQ đang sinh sống tại nước ngoài:
Công tác phá đập Trị An
Năm 1977, năm khởi đầu công trình xây đập Trị An. Trước đó, VNCH do tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, đã xây thành công Đập Đa Nhim thời Đệ Nhất Cộng Hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm, và biến thành trung tâm Nguyên Tử Lực Cuộc. Công trình kiến trúc này do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, giải khôi nguyên La Mã tại Ý phụ trách. Hồi đó, trung tâm này do Giáo Sư Lê Văn Thới làm giám đốc. Lúc khởi thủy, chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi nghiên cứu, đã yêu cầu Nhật Bản xây đập Trị An thay vì Đa Nhim, vì Trị An nằm trên thượng nguồn sông Đồng Nai, do đó, nếu thực hiện và hoàn thành việc xây dựng, Trị An có sức chứa một dung lượng nước lớn gấp trăm lần đập Đa Nhim. Từ đó, có thể lập nhà máy điện cung cấp điện lực cho khắp miền Đông và cả miền Tây Nam phần, đồng thời, giải quyết luôn vấn đề thủy lợi, vốn là yếu tố quan trọng trong ngành nông nghiệp của VN. Người Nhật Bản và các chuyên viên Thủy Lợi Hoà Lan cũng đồng ý với VN như vậy, nhưng vấn đề tài chánh bồi thường của Nhật Bản, không đủ để xây dựng đập này, vì vậy mới phải mang lên Đà Lạt để xây Đập Đa Nhim như mọi người đã biết.
Sau ngày thâu tóm được miền Nam, CSVN bèn nhờ CS Liên Xô đứng ra khởi sự công trình xây cất đập Trị An, đồng thời trước khi gia công, rầm rộ vẻ lên một tương lai xán lạn. Nào là rồi đây, dưới sự lèo lái của đảng và nhà nước, nạn lụt lội, úng thủy và hạn hán sẽ không còn nữa, ruộng đồng sẽ phì nhiêu, cũng như điện thắp sáng cho toàn miền Nam rồi, vẫn còn thừa sức để cung cấp cho những nhà máy kỹ nghệ nặng. Khi ấy, ngân khoản để nhập cảng xăng dầu chạy máy phát điện không cần thiết nữa, nên chắc chắn sẽ giúp thêm cho nước giàu mạnh, nhân dân sẽ ấm no, hạnh phúc, tha hồ mà có “đồng”, có “đài”. Tới lúc ấy thì cứ gọi là gạo ăn không hết, đổ đi nuôi heo, chứ ở đó mà theo chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch ngũ niên loại bánh vẽ của tên tổng bí thư Lê Duẫn, là tới năm 1980, bữa ăn trong mỗi gia đình VN, cơm không những đầy đủ mà thức ăn còn có cá, có thịt, nhà nhà có một đài, một phích đựng nước sôi, một máy ti vi để nghe đảng nói xạo.
Trước những sự kiện ồn ào như vậy, một số CTSQ trốn không đăng ký trình diện như anh Qúy (anh ruột chú Khải), chú Thà, chú Định và mấy người khác nữa trong đó có tôi ... bí mật họp nhau cùng một số các tổ chức bạn ở trên Ông Tạ (Không có mặt anh Quý), vì các tổ chức này đã quyết định: Chúng ta là những kẻ được tôi luyện để chiến đấu. Là những người lính hiện dịch, chúng ta chiến đấu không vì niềm tin, mà vị nợ nần với đất nước, với cha ông, với bạn bè, với nhân thế, và nhất là với trách nhiệm phải trang trải những món nợ nần này. Niềm tin có thể còn hôm nay, hay mất ngày mai hoặc ngược lại. Nhưng Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm của người lính thì muôn đời còn đó. Và cũng bắt đầu từ những ngày này, con đường chiến đấu của chúng ta chuyển qua một khúc quanh mới, một đường hướng mới rất rõ ràng, đó là lấy cá nhân mình làm nỗ lực chính, nhắm thẳng vào bọn CS là kẻ thù chính. Đánh hoài hoài, đánh mãi mãi, đánh với tấm lòng quyết không nghiêng ngả, với tất cả khả năng và tài trí của cá nhân mình. Quân đội còn cũng đánh, Quân đội tan cũng đánh. Tổ chức còn cũng đánh mà dù cho đến cả tổ chức cũng tan thì cá nhân từng người lính, vẫn chiến đấu cho tới cuối đời mình. Sức địch đang mạnh, ta đang yếu. Nay địch lại huênh hoang với hai công trình lớn ở miền Nam, trước mắt là tổ chức và mỗi cá nhân phải lấy phương châm: Mạnh thì dùng sức, yếu thì dùng mưu để làm cho bằng được bất cứ điều gì chống phá chúng. Thế là kế hoạch phá đập Trị An được hoạch định.
Nói tới chuyện phá đập Trị An, thì chẳng khác gì nói tới chuyện châu chấu đá xe, vì với một công trình gồm cả hàng trăm ngàn lao động nghĩa vụ, do các tỉnh lấy từ nhân dân gửi tới và hàng chục ngàn lao động chính quy lấy từ hàng ngũ Thanh niên xung phong, cộng với những phương tiện khá hiện đại của Liên Xô, cho nên đập này dĩ nhiên sẽ không giống như những nơi ngăn nước trong sông lạch nhỏ, mà có thể nói là mang cả một “biển hồ dân lên cho rừng núi”, theo cách nói sặc mùi tuyên truyền trong bài hát có đoạn và những câu sau đây:
“Ta khoan đá trên ngàn.
Rừng sâu đang bừng sáng.
Nơi đây ta đắp đập
Dâng biển hồ lên non.
Đi san núi ngăn sông
Xây dựng thêm nhà máy
Đêm đêm nghe nước chảy
Mang điện sáng quê mình”
Bài hát này do Hai Nhã, một thanh niên xung phong thuộc loại tay ngang về âm nhạc sáng tác, nhưng được các Đội xây dựng ưa chuộng, nên Võ văn Kiệt, lúc đó là Tổng chỉ huy công trường, vận động với Bảy Thưởng, Giám đốc sở Văn Hoá Thông Tin thành phố SG trao cho giải thưởng hạng nhất, sau khi chịu sửa đổi câu chót của bài hát, từ “Ta theo lý tưởng, đi xây dựng tương lai” thành “Ta đi theo Đảng, ta xây dựng ngày mai” theo ý của Võ văn Kiệt.
Ngày ... tháng đó, các chú họp nhau, anh Vượng lên nhà tôi để từ đó, tôi đưa ảnh tới nơi gặp gỡ anh em. Trong buổi họp này, gồm Thày An (tên thật không phải vậy) anh Vượng, tôi, chú Tứ xì dầu, và một vài chú nưã tôi không nhớ tên. Chú Khải được chỉ định nói chuyện về những ngày theo học Giáo Sư Lê văn Thới, Giám Đốc trung tâm Nguyên Tử Lực Cuộc, kiêm viện trưởng viện Đại Học SG, cũng như Giáo sư Trần Kim Thạch, Tiến sĩ Địa Chất thời VNCH. Trước đây, tôi cũng nghe Giáo sư Lê Văn Thới là một người đậu tiến sĩ Quốc Gia từ khi chưa có thuyết Vân Đạo (sóng điện từ hay còn gọi là Quỹ Đạo Điện Từ), và giáo sư Trần Kim Thành là một người thông thái về khoa địa chất. Cả hai nhân vật này đều đã góp công lớn trong việc xây cất, quản trị và điều hành đập Đa Nhim. Sau đó, anh em đã phân tách về các công trình xây dựng của người xưa và ngày nay. Ngày xưa, các cụ xây lâu đài, thành quách , lăng tẩm bằng vữa, là một hợp chất gồm vôi, mật ong và đất. Còn ngày nay, ta dùng hồ là hợp chất gồm cement, cát và nước. Độ bền của vữa và hồ ra sao, thời gian và các nhà khoa học, khảo cổ đã trả lời. Riêng vấn đề kỹ thuật, thì nếu khi trộn đại, thì chỉ một thời gian ngắn là cement sẽ vụn ra, chất muối nhiều thì xụp đổ, ít thì dễ gây ra những đường nứt do thời gian và những chấn động nhỏ dưới mặt nước. Vì vậy nên theo Giáo Sư Trần Kim Thành, khi xây đập Đa Nhim, các Kỹ sư cả Việt lẫn Nhật đã hết sức kỹ càng và thận trọng trong việc trộn hồ, kể cả áp dụng biện pháp an ninh nghiêm ngặt để VC không phá hoại lẻ tẻ nhưng mức độ thiệt hại lại rất lớn lao và lâu dài, đó là việc cho muối cùng một hợp chất rất dễ kiếm trong sinh hoạt hàng ngày của con người vào hồ. Đây là một phương pháp phá hoại nguy hiểm nhất, vì số lượng không cần nhiều, dễ mang và ít có ai để ý. Sau phiên họp ấy, ta đã đi đến một giải pháp đầy hứa hẹn: Cấy người vào những đội trộn hồ để thi hành độc kế, và đội bảo vệ công trường để có lựu đạn, chất nổ. Đánh giá toàn bộ kế hoạch và chiều hướng thực hiện, các tổ chức bạn và ta đều đồng ý chú Tứ xì dầu nổi bật là người có nhiều hoàn cảnh và cơ may thuận tiện nhất, đồng thời cùng lúc với công chuyện đánh phá này, là một kế hoạch kinh tế được tiến hành song song, đó là lập đường giây tiêu thụ ciment và dầu nhớt ăn cắp của công trường để giúp đở cả bạn lẫn ta có đồng ra đồng vào. Dĩ nhiên, đường dây này không ai đủ điều kiện hơn tôi, từ đó tôi chuyển vụ buôn trà sang cho chị Thệ (vợ một CTSQ cũng đã hy sinh), về hoạt động gần bên anh Vượng cho dễ bề liên lạc. Riêng chú Tứ xì dầu - kể tên chú ấy ra mà không nghe anh Vượng kể về lai lịch của chú hồi còn ở trong trường TSQ, thì quả thật là một thiếu sót lớn. Theo anh Vượng, Tứ xì dầu (xin nhắc lại, đây chỉ là tên do toà soạn đặt) học cùng lớp với các chú Trịnh, Hồ, tôi chỉ nói họ, Tứ đầu bò, Nguyễn anh Dũng, nổi tiếng đờn Mandoline (Phụ ghi của Bắc Đẩu: khi một phần tổ chức bị đổ bể, CTSQ Dũng trốn sang Mỹ, đi học lại đậu Dược Sĩ hiện định cư và hành nghề tại Denver, Colorado, có về tham dự Đại hội CTSQVN kỳ thứ XI tại Philadelphia, Hoa Kỳ năm 1998), Hai tây lai v... v...
... Chú Tứ hồi trong trường rất là nghịch ngợm và ba gai, mỗi lần bác Khè (cán bộ nhà bếp) kho đậu hũ tương tàu cho TSQ ăn, là y như chú Tứ lẻn xuống “chôm chiã”, nhẹ nhàng thì một ca, nguyên văn lời anh Vượng, còn không là cả một hộp đạn đại liên, mang về rúc rích chia cho cả băng cùng ăn. Riết rồi đeo cứng cái tên Tứ xì dầu luôn. Sau buổi chiều 30 tháng 4 năm 1975, đánh trận cuối cùng với CS, tan hàng bị chúng nhốt cùng chú Minh (tên thật không phải vậy), người hạ quốc kỳ để toàn thể các TSQ tử thủ hát quốc ca trước khi đầu hàng, và các chú khác bên trại Cô Giang, sau đó trốn thoát về SG sống bụi đời, rồi đi Thanh niên xung phong. Từ đó nhờ tác phong giang hồ và tư thế từng trải của một thanh niên đã có thời sống trong tập thể TSQ, Tứ xì dầu nhanh chóng thâu phục tình cảm và nhập băng với nhưng thành phần trẻ, gọi là có lý lịch trong sạch (về chính trị) đầy thế lực đảng, đoàn của CS. Khi các đội thanh niên xung phong thành phố được biên chế lên công trường xây đập Trị An, chú Tứ theo sự lôi kéo, giới thiệu của bạn bè, được chuyển sang đội bảo vệ công trường. Nhờ thế, việc gài một vài anh em bên tổ chức bạn vào những đội trộn hồ không mấy khó khăn, vả lại, việc đổ muối và hợp chất .. vào những bể hồ, chúng đâu có nghĩ ra. Từ đó, kế hoạch được thi hành từng ngày, từng tháng, từng năm. Cho đến khi đập đã bắt đầu cho nước vào để tránh sức nóng của mặt trời có thể làm nứt lòng đập, thì đây cũng là thời điểm bắt vào giai đoạn hai, nghiã là dùng lựu đạn hoặc chất nổ để tạo ra những chấn động dưới nước. Thế là từ đó, có hiện tượng “cải thiện” nổi lên trong những thành phần chóp bu của đội bảo vệ: Ném lựu đạn bắt cá. Hành động này dưới mắt mọi người, nếu ai tình cờ biết được, thì cũng chỉ coi đây là một sự kiện không ăn nhằm gì tới chính trị. Còn như trên, tức bọn cán bộ chỉ huy có biết, thì cũng chỉ đưa ra kiểm thảo theo tính chất nội bộ là cùng. Nhưng chuyện này chưa hề xãy ra. Cho đến ngày đập hoàn tất, tổ chức rầm rộ lễ khánh thành, gồm những nhân vật lớn của đảng và quan khách quốc tế xuống tham dự và cắt băng khánh thành, đồng thời cho turbin máy điện khổng lồ hoạt động. Nhưng, chờ mãi không thấy nước dâng lên đủ mức độ yêu cầu để có thể làm quay turbin. Đảng và nhà nước ê mày, ê mặt. Về phần ta, đến lúc đó cũng không có ai ngờ rằng việc mình làm như chơi mà kết quả đã lù lù ra như thế. Mãi cho đến lúc đảng và nhà nước tìm không ra nguyên do vì sao mà nước không dâng cao đủ như dự tính, có nghiã là hồ không có được trữ lượng nước cần thiết, bèn lại phải mời chuyên gia Liên Xô và chuyên viên các nước Nhật, Hoà Lan, Thụy Sĩ v...v... đến nghiên cứu. Sau một thời gian điều tra, tìm tòi, phái đoàn chuyên viên các nước này đi đến một kết luận: lòng đập bị nứt. Nguyên nhân có thể vì khi trộn hồ, số lượng ciment không đủ, hoặc kỹ thuật đổ bê tông không đạt, hoặc thế này, hoặc thế khác. Nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai ngờ rằng, chỉ cần một cái xẩy, thì nó cũng có thể nảy ra cái ung ngay. Rồi vấn đề hàn những vết nứt cũng được đặt ra, nhưng chuyên viên các nước kể cả Liên Xô, đều khuyến cáo là làm vậy chẳng đi đến đâu, ngoài cách là đào phá tất cả lên để làm lại. Trong trường hợp này, tiền phá đập tính ra còn đắt hơn là tiền xây đập. thế là “đảng ta” đành phải thay turbin lớn, lắp turbin nhỏ, cung cấp điện cho vài tỉnh gần gần cho đở mất mặt “đảng vô địch, thay thằng trời làm mưa”.
Đến lúc này, ta mới nghiệm ra rằng, xi măng mà trộn muối cùng hợp chất .. vào, đổ xuống thấy khô tường là chắc ăn, nhưng gặp nước thì chỉ một thời gian ngắn là có chuyện, rồi lại lựu đạn cải thiện cứ tuôn xuống đều đều, chấn động như thế làm sao chịu thấu mà không nứt, không bể lòng đập cho được. Cho tới hôm nay, ngồi viết lại qua loa câu chuyện cũ, đập Trị An ở miền Đông vẫn ở trong tình trạng lúc đầu thì đảng vẽ ra như con voi, khúc cuối là kết quả thì chẳng khác cái đuôi chuột. Ngay SG điện vẫn thiếu, ngày có, ngày không, nói chi tới các tỉnh khác. Đệ nhất công trình xây dựng đập Trị An ở miền Đông thì như vậy, còn đệ nhị công trình xây dựng nhà máy Xi măng Hà Tiên thì thế nào? Phần lớn các chú theo các tổ chức bạn thực thiện công cuộc phá hoại công trình này hiện đã ở ngoại quốc, như Trữ Đầu Bò và Danh Sanh, tôi nghĩ bên ngoài nên tìm hỏi các chú ấy cho biết sự tình, để hiểu rằng kẻ thù dẫu mạnh như một anh khổng lồ, mà chúng ta chỉ là những hạt cát. Nhưng nếu hạt cát ấy mà rơi đúng vào tròng mắt của anh khỗng lồ, thì theo tôi nghĩ cũng rắc rối lắm chứ không phải dỡn chơi đâu.
Trước khi gặp tai nạn vài ngày, trong một bữa cơm chiều, anh Vượng đã bắt chước hát mấy câu hát của nhà văn Duyên Anh lúc trong tù, nằm cạnh và hát cho CTSQ Đặng Hoàn Hà, bị bắt vì vụ phá Hồ Con Ruà, nghe. Theo anh Hà (Ghi chú của toà soạn: CTSQ Đặng Hoàng Hà nay định cư tại California) thuật lại với anh Vượng sau khi được tha về, thì bài hát này Duyên Anh nhái lại bài “Kháng Chiến Thành Công” của thời toàn dân đánh Pháp, có hai câu như sau:
“Kháng chiến, kháng chiến thành công. Mai này, kháng chiến thành công.”
Nhưng trong những khi phởn chí, Duyên Anh lại châm biếm đổi thành: “Kháng chiến, sức mấy thành công. Ai ngờ, kháng chiến thành công.”
Giờ đây, anh Vượng lại đổi lần nữa, nghêu ngao hát một cách đầy sảng khoái cho tôi và chị Vượng nghe:
“Phá nó, sức mấy thành công. Ai dè, phá nó thành công.”
Xin gửi tới hương hồn anh Vượng, một cựu TSQVN đầy trung kiên với đất nước, mênh mông lòng bao dung, đùm bọc anh em.
Thiếu Sinh Quân Việt Nam bất diệt.
Những người chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ bất diệt.
Quân lực Việt Nam Cộng Hoà muôn năm.
Hồ Thủy Ngọc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire