samedi 17 juin 2023

Nói về người Thượng, người Việt và Cao Nguyên

Hồi trước 1975 người Việt kêu những dân tộc thiểu số sống trên núi rừng là "người Thượng".Rất đơn giản,chữ 上 (thượng) có nghĩa ở phía trên và chữ 下(hạ) có nghĩa ở phía dưới
Ngoài Bắc họ kêu đầy đủ hơn là người ở miền thượng du ,dân thượng du là Mường, Thổ, Thái và Mán
Có vùng thượng du sẽ có miền trung du và hạ thu.Hạ du là đồng bằng,trung du là giữa đồng bằng và đồi núi
"Quê em miền trung du" nổi tiếng qua tiếng hát Thái Thanh:
"Quê em miền trung du
Đồng suối lúa xanh rờn
Giặc tràn lên thôn xóm
Dâu bờ xanh thắm
Nong tằm chín lứa tơ
Không tay người chăm bón"
Người Miền Nam không kêu thượng du,họ kêu thẳng là "Thượng" khi ám chỉ người Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông
Ông Lê Dinh có bài "Chiều lên bản Thượng":
"Gió cuốn theo chiều xuống qua bao đồi nương
Nắng úa trên ngàn lá khi ánh chiều buông
Tiếng hát cô Mường vương trên rừng chiều bao la
Qua suối đồi khe lá"
1.Chúng ta nhận thức về người bổn địa của đất Miền  Nam 
Nam Kỳ có chữ “bổn địa”本地 là cái đất căn bản,đất gốc 
Người bổn địa hay thổ dân là người sống nguyên thủy và đầu tiên hay là lâu đời tại một vùng đất.Dân tộc bổn địa (indigenous peoples) và dân tộc thiểu số (minorities) là hai khái niệm pháp lý hoàn toàn khác nhau
Vậy ta có thể thấy dân Chàm là dân bổn địa ở Trung Kỳ,dân Thượng như Banar, J'rai, Rhade, K`hor, Mạ, X`Dang, Mơ`Nong,Lạch là dân bổn địa ở  Cao Nguyên 
Coi sách Bình-nguyên Lộc ta thấy người bổn địa của đất Sài Gòn là Mạ và Stieng 
Người Việt di cư Nam tiến vô Phương Nam thích sống ở đồng bằng và gần sông để làm ruộng,thành ra dân bổn địa co cụm về rừng núi,Cao Nguyên
Người Khmer là dân bổn địa ở Miền Tây Lục Tỉnh 
Thời Việt Nam Cộng Hòa ghi những dân thiểu số là “đồng bào thiểu số”,“sắc tộc thiểu số”
Tại Ninh Thuận thời Việt Nam Cộng Hòa có quận An Phước là quận người Chàm ở phần đông.Quận trưởng An Phước luôn luôn là người Chàm ,quận này có tòa án phong tục 
VNCH thời 1969 có Bộ Sắc Tộc do một người Thượng lãnh đạo coi sóc Tây Nguyên.Tổng trưởng Bộ Sắc Tộc là các ông Paul Nưr,Ya Ba,Nay Louette.Tòa nhà bộ này ở đường Nguyễn Du,sau này hình như là tòa soạn báo CA Tp HCM 
2.Vài dòng về lịch sử cao nguyên 
Trong suốt thế kỷ 18 và 19 với những tranh chấp bảo hộ Lào và Cam Bốt giữa Việt Nam và Xiêm La thì vùng đất Cao Nguyên VN hiện tại là vùng đệm 
Chúng ta đọc sử thấy rằng sau thời Minh Mạng,vua Thiệu Trị phải rút quân bỏ Trấn Tây Thành về vì quá tốn kém và từ đó tới 1858 khi Pháp qua thì Xiêm La không còn đối thủ 
Lào và Cam Bốt sống với Xiêm còn khổ hơn sống với Việt 
Vùng Cao Nguyên trên lý thuyết thuộc nhà Nguyễn,nhưng thực tế lam sơn chướng khí nên triều đình không có lên và Cao Nguyên ảnh hưởng của Xiêm La là có 
Thí dụ ta nghe nói vua voi ở Buôn Đôn Darlac hồi xưa săn được voi trắng thì cống nạp cho vua Xiêm liền ,cái này chứng tỏ khi đó Xiêm có ảnh hưởng ở đất này 
Cao Nguyên là đất bổn địa của người sắc tộc mà nhà Nguyễn kêu là mọi hết, Mọi Đá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ)....
Khi xưa có hai vương quốc cổ kêu là Hỏa Xá và Thủy Xá .Hai nước này nhỏ thôi,nằm giáp tỉnh Phú Yên ,có gốc từ người Chàm 
Thủy Xá 水 舍 và Hỏa Xá 火 舍 có vua nhưng rất lạc hậu,nó là bộ lạc,không có quân lính, thành quách,họ tự cày lấy mà ăn, tự dệt lấy mà mặc
Khi vua Gia Long lên ngôi ,vua hai nước đó có sai sứ đến Phú Yên nạp lễ vật xin cống ,vua thết đãi sứ giả rồi cho về.Đời Minh Mạng cũng vậy 
Ta hiểu là vùng đất núi rừng này có nhiều bộ tộc ,có những bộ tộc rất mạnh như Ede,Bana, Djara vì họ đông 
Nguyễn Nhạc trong thời gian làm biện lại ở khu An Khê,đã lên núi rừng Cao Nguyên nhiều lần,để buôn trầu, mua gỗ, mua ngựa và bán muối cho họ 
Thành ra khi Tây Sơn khởi nghĩa một tộc trưởng Bana đã gả con gái mình là Yă Đố cho ông Nhạc ,do Bana mẫu hệ,nên bà này giúp ông Nhạc voi ngựa rất nhiều.Sau này ông Nhạc phong bà làm hoàng hậu thứ 3 ,tên gọi là Cô Hầu 
Như đã nói khi Pháp tấn công Đại Nam 1858 thì lúc đó Xiêm La bành trướng qua Lào và Cam Bốt 
Thực tế từ năm 1778 Xiêm đã tấn công các mường Lào.Đến cuối thế kỷ 18 Xiêm đã biến các tiểu quốc Lào lệ thuộc Xiêm hoàn toàn .Nhà Nguyễn chỉ đủ sức giang tay với những xứ Lào dọc theo biên giới VN 
Xiêm sát nhập phần lớn đất đai Lào vào lãnh thổ mình 
Pháp qua ,sau khi chiếm Nam Kỳ 1867,đặt sự bảo hộ trên Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam) 1884 ,Pháp liếm qua Lào và Cam Bốt 
Tất nhiên va chạm với Anh và Xiêm La,lúc đó Anh đang làm chủ Miến Điện.Xiêm luôn dựa hơi Anh để kềm chế Pháp 
Nhưng ngày 1/5/1896 Anh và Pháp đã ký một hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm mà không cho Xiêm tham gia
Theo đó phía tây sông Chao Phraya (Mê Nam) thuộc ảnh hưởng của Anh, phía đông thuộc Pháp, thung lũng sông Mê Nam có thủ đô Bangkok thuộc quyền quản lý của vua Xiêm và được tự chủ
Hiệp ước London ngày 15 tháng một năm 1896 còn phân chia sông Cửu Long, đoạn nằm từ biên giới Xiêm La lên đến Trung Hoa làm đường phân chia giữa các khu vực ảnh hưởng của Pháp và Anh.Vua Xiêm La là Rama V Chulalongkorn choáng váng 
Trước đó trung tuần tháng 4 năm 1893 hải quân Pháp phát súng chỉa vô Xiêm, hải quân Pháp phong tỏa Bangkok ,Pháp chiếm tỉnh Chantabun của Xiêm 
Xiêm ký Hiệp ước Pháp-Xiêm ngày 3/10/1893 trả lại 5 tỉnh của Lào cho Pháp, nhường Lào cho Pháp
Điều 1 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893 quy định:
" Article 1er : Le Gouvernement Siamois renonce à toute prétention sur l'ensemble des territoires de la rive gauche du Mékong et sur les îles du fleuve" (Triều đình Xiêm từ bỏ tất cả các yêu sách trên tất cả các lãnh thổ của bờ trái sông Mê Kông và trên các đảo của sông.)
Tức là Xiêm La sẽ từ bỏ mọi sự xác quyết trên đất đai nằm bên bờ trái của sông Cửu Long từ Lào tới Cao Nguyên (của VN) 
Pháp còn thiết lập một khu vực phi quân sự 25 km dọc theo bờ phải sông Mekong ở phía Xiêm,tức người Pháp kiểm soát hoàn toàn còn sông này 
Tuy nhiên trong hiệp ước này,Xiêm vẫn dựa Anh để cố giữ lại hai tỉnh mà họ đang chiếm của Cam Bốt là Battambang và Angkor (Siem Riep)
(Hiệp ước Pháp-Cam Bốt 1897 nhìn nhận Pháp bảo hộ Cam Bốt ,điều 4 quy định Battambang và Angkor (Nakhon Siemrap) sẽ vẫn thuộc Vương quốc Xiêm
Hai tỉnh này tới 1907 mới được Xiêm trả lại cho Cam Bốt)
Thời gian này Pháp cho nhiều nhà thám hiểm lên Cao Nguyên 
Ai cũng biết bác sĩ Yersin (1863-1943) đã tìm ra cao nguyên Lang Bian (Đà Lạt) hồi cuối năm 1893 do sự bảo trợ của toàn quyền Doumer
Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang mà người Việt gọi là Lâm Viên cao hơn 1500 mét so với mực nước biển với khí hậu mát lạnh,trong lành 
Năm 1897, bác sĩ Alexandre Yersin đã đề xuất với toàn quyền Paul Doumer chọn cao nguyên Lang Biang để thành lập nơi nghỉ dưỡng trên vùng cao cho nhân viên chánh quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương
Đà Lạt có dân bổn địa là người Lạch 
"Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ.
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ.
Từng đôi đi trên phố vắng,
bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thua màn đêm. 
Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông. 
Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường 
Giờ đây hơi sương giá buốt biết ai thương bước cô liêu 
Một người đi trong sương rơi. "
Nhưng trước đó có hai người Pháp Néis (1852-1907) và Septans (1855-1956) đã đến cao nguyên Lang Biang vào năm 1881 rồi 
Và người ta còn có tư liệu cho rằng Doanh điền sứ Bình Thuận Nguyễn Thông (1827-1884) đã đặt chưn tới Đà Lạt từ 1877 rồi 
Tức là khi đó cao nguyên chưa có mặt trên sự quản lý hành chánh của Việt Nam 
Trước bác sĩ Yersin,năm 1888, một người Pháp có tánh thích phiêu lưu ,cũng là một kẻ cơ hội ,thích khám phá ,người gốc đảo Corse tên là Marie Charles David de Mayréna đã đặt chưn tới cao nguyên Kontum 
Ông Tây này có mặt trong trận chiến 1861 đánh chiếm xứ Nam Kỳ 
Sau đó quay về Pháp làm ngân hàng,rồi 1883 bắt đầu đi qua các nước Đông Nam Á du lịch,khám phá và tìm cơ hội bán võ khí 
Năm 1885 về Nam Kỳ ,chẳng hiểu sao nhập đạo Hồi ,cưới thêm hai bà vợ,có một bà tên là Lê Thị Bến 
Ông này có quan hệ với các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris lúc này đang truyền đạo ở cao nguyên 
Với con mắt "cơ hội', Mayréna nhìn ra sơ hở của cao nguyên lúc này gần như vô chủ giữa triều đình Huế và Pháp 
Với con mắt nhìn đâu cũng có lợi,ông này đã thuyết phục người Pháp lúc đó cho ông ta lên "thám hiểm" cao nguyên
Công sứ Qui Nhơn Lemire nhiệt liệt ủng hộ Mayréna và toàn quyền Đông Dương Ernest Constans cũng tán thành 
Ngày 21/4/1888 đoàn thám hiểm lên đường
Cùng đi với Mayréna còn có một người bạn tên Alphonse Mercurol, một thông dịch viên, một đầu bếp, bốn phụ tá người Tàu và 80 phu khuân vác 
Mayréna đặt chưn đến làng Kon Jari Tul, một làng Bana nơi Cha Jean Baptiste Guerlach quản hạt.Sau đó dừng lại ở làng Kon Trang, địa phận truyền đạo của cha Irigoyen 
Sau khoảng một tháng đoàn dừng lại ở thung lũng sông Đăk Bla vùng Đăk Tô 
Nhờ thuốc Tây đem theo, Mayréna chữa bịnh cho người bổn địa ,nên họ rất quý ông ta 
Lúc này các bộ tộc bổn địa hay có xung đột về quyền lợi , người Bana, Rongaos và Sedang 
Vừa trị bịnh vừa thuyết phục,vậy mà thành công, các già làng Sedang ,Bana, Ronggaos trong khu vực hình thành nên một liên minh do Charles Marie David de Mayréna làm người đứng đầu
Ngày 3/6/1888, Hợp bang Mọi được thành lập.Do lãnh thổ người Sedang lớn nhứt và đóng đô trên đất của Sedang nên ngày 1/7/1888 đổi tên thành" Vương quốc Sedang"
Mayréna làm vua, lấy hiệu là "Marie đệ nhứt, vua của (người) Sedang"
Mayréna phong tù trưởng người Sedang tên Krui làm Tể tướng. Bà Lê Thị Bến được chánh thức tấn phong, trở thành Hoàng hậu 
Thủ đô được lập tại làng Kon Gung, tên là "Pelei Agna" (Làng vĩ đại)
Nước này có hiến pháp,có quốc kỳ ,có nhà dây thép (bưu điện).Quốc kỳ màu xanh da trời, có một cây thập giá màu trắng, ở giữa cây thập giá là một ngôi sao màu đỏ
Tất cả nghi lễ này đều được linh mục Jean Baptiste Guerlach chứng thực
Ngộ ghê! Vua đạo Hồi mà quốc kỳ hình thập tự giá !
Thấy vương quốc Sedang ra đời,các cha hội truyền giáo hết hồn, các giáo sĩ dòng Thừa sai Paris cũng tuyên bố thành lập "Liên bang Bana" đối chọi lại 
Sau đó Mayréna về Qui Nhơn thuyết phục bán vương quốc này cho Pháp.Pháp không chịu, Mayréna rao bán cho Đức,qua Hong Kong bán cho Anh 
Sau đó ông này về lại Pháp trong cảnh nghèo nàn
Trong khi đó Pháp tuyên bố giải tán vương quốc Sedang
Sau đó Mayréna tìm cách quay lại VN nhưng Pháp không cho nhập cảnh 
Năm 1892 Pháp đặt tòa đại lý hành chánh Kon Tum cho vùng này do giáo sĩ Vialleton phụ trách, trực thuộc tòa công sứ Qui Nhơn 
Và Pháp lập tỉnh
Người Việt đã di dân lên Kon Tom giữa năm 1894,họ lập đình Lương Khế 
Nhà Nguyễn cũng quan tâm Cao Nguyên ,nhưng vẫn dưới quyền Pháp 
Năm 1885, vua Đồng Khánh ra chỉ dụ thành lập đạo Kon Tum và cử Tôn Thất Toại làm quản đạo
Tôn Thất Toại lập ra làng Trung Lương Kon Tum.Sau đó quản đạo Võ Chuẩn đã khởi xướng thành lập làng Võ Lâm vào năm 1935
Như vậy Kon Tum có ba làng Việt đầu tiên,Kon Tum là đất Việt khai phá sớm nhứt ở Cao Nguyên 
Hiệp ước Pháp-Xiêm ngày 3/10/1893 ký xong thì năm 1899, tỉnh Stung Treng từ Lào Pháp cắt giao lại cho Cam Bốt 
Phần đất bên phải sông prek Dak Dam cắt của Stung Treng chuyển về cho Việt Nam ,đó là vùng Darlac
Có hơn 10 năm vùng này như vùng đệm ,thực ra chẳng của ai 
Ai cũng biết vùng Darlac trước 1904 là xứ trên danh nghĩa thuộc ảnh hưởng của Lào ,sau năm 1904 thì Pháp lập Darlac theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904
Tới năm 1921 làng Lạc Giao (Ban Mê Thuột) của người Việt được thành lập 
Sau năm 1948 cựu hoàng Bảo Đại lập quốc gia VN,rồi năm 1950 ông lập ra皇朝疆土 Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne)
皇朝 Hoàng triều là triều đại đang trị vì.Còn 疆土 Cương thổ là vùng đất ở biên giới Hoàng triều cương thổ là toàn bộ vùng đất đai ở cao nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Darlac, Đar Nông và Lâm Đồng
Hoàng triều cương thổ thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950 rồi giải tán ngày 11 tháng 3 năm 1955
Tại vùng này thì cựu hoàng Bảo Đại ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế
Hoàng triều cương thổ đóng đô ở Đà Lạt
3. Vài nét về Ban Mê Thuột 
Thành phố khá trẻ, nằm trên đất Cao Nguyên vốn là đất của các sắc dân bổn địa Ê Đê,Gia Rai, Ba Na .....
Ban Mê Thuột (Sau 1975 là Buôn Ma Thuột) là địa danh có liên quan tới Ama Thuột
Ama Thuột nghĩa là cha của Y Thuột.Ông này là một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng,ông là người Êđê Kpă 
Vùng đất của thành phố Ban Mê Thuột sau này vốn là đất dọc theo suối Ea Tam thuộc buôn trung tâm của Ama Thuột cai trị 
Tên Ban Mê Thuột là tên của sắc dân Êđê Kpă,còn tên tỉnh Darlac (Sau 1975 là Dak Lak) là của sắc tộc M'nông
Dak có nghĩa là làng, Lak là hồ nước, người Pháp gọi là Darlac,VNCH tiếp bước ghi trên hành chánh là Darlac
Đất cao nguyên xưa thuộc nhà Nguyễn,song cai quản rất lỏng lẻo
Người Việt gọi xứ này là "Xứ Thượng" và "Người Thượng" .Sử Nguyễn có ghi về hai nước "Hỏa Xá" và " Thủy Xá" ,thực ra đất này là bộ lạc rừng rú
Sau 1859 Pháp xâm lăng Việt Nam thì đất này Lào cai quản ,tuy nhiên do kinh đô Lào ở quá xa nên ngày 22-11-1904 quan toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định giao Cao Nguyên về cho triều đình Huế,đất này được sáp nhập vào Kontum,thực tế Pháp vẫn cai trị vùng này 
Ngày 22/11/1904 người Pháp thành lập tỉnh Darlac, họ dời tỉnh lỵ từ Buôn Đôn về vùng đất của Ama Thuột và gọi là Ban Mê Thuột
Ban Mê Thuột là thủ phủ của toàn vùng này 
Ngày 30 tháng 5 năm 1949 Pháp trao quyền quản lý vùng Cao nguyên Trung phần với Xứ Thượng cho chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Quốc trưởng Bảo Đại đã tách riêng phần cao nguyên ra và lập quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều Cương thổ 
Người Việt ghi dấu ấn đầu tiên ở Ban Mê Thuột qua hai công trình văn hóa phải kể ra ,đó là đình Lạc Giao và chùa sắc tứ Khải Đoan 
A.Đình Lạc Giao
Lạc Giao là gì?Có nhiều nghĩa
-Là giao lưu, buôn bán vui vẻ với người Thượng.Nghĩa là những người lưu lạc giao tiếp với nhau, tập hợp lại
-Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Việt -Thượng
Ngày xưa người Việt hầu như không có héo lánh lên xứ Thượng.Sau năm 1904 có vài người Việt lên đây buôn bán, lúc đó đường xá khó khăn,phải đi voi băng rừng vượt suối rất cực khổ
Năm 1922 ông Phan Hộ một người buôn bán quê ở Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã rủ bà con của ông lên vùng đất dọc suối Ea Tam sanh sống và được sự giúp đỡ tận tâm của ông Ama Thuột một xóm người Việt được lập ra lúc đó có tên gọi là "Nam Bang"
Người Việt làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột
Năm 1925, làng Lạc Giao mở rộng từ từ ở khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Ban Mê Thuột ngày nay 
Năm 1928, ông Phan Hộ dựng một cái đình Việt bằng tre nứa lá lấy tên là đình Lạc Giao,năm 1932, ngôi đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói
Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho Thành hoàng của làng là Đào Duy Từ 
B.Sắc tứ Khải Đoan Tự 
Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 do ý tưởng của bà Từ Cung tức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc là mẹ của vua Bảo Đại khi đó đang sống ở "Hoàng triều cương thổ" 
Bà thái hậu mộ đạo Phật mà ở Cao Nguyên không có chùa ,thành ra bà xây một ngôi chùa gỗ kiểu Huế rất đẹp ở Ban Mê Thuột 
Sau đó vua Bảo Đại ra sắc tứ (Ban sắc) cho chùa. Đây là ngôi chùa Việt đầu tiên ở Tây Nguyên,là chùa sắc tứ-chùa hoàng gia cuối cùng của vua Nguyễn 
Khải Đoan là ghép thụy hiệu giữa Khải Định đế và Đoan Huy hoàng thái hậu mà ra
4.Những dấu vết bổn địa trong địa danh ở Cao Nguyên 
Văn minh và ngôn ngữ của các sắc tộc bổn địa Cao Nguyên có dính líu chung với người Chàm 
Dân Chàm kêu làng là Palei 
Palei là làng Chàm,mỗi làng có 80 đến 500 hộ dân.Người Chàm quan niệm ma quỷ,thần linh hay ở trên cây nên các palei Chàm thường trơ trụi,không có cây cỏ gì trước sân nhà
Nguyên tắc lập một Palei Chàm là:”Cek paraong, kraong birak; glaong gah pai, biér gah pur, aya nduec gah ésan”(Núi phía Nam, sông phía Bắc, cao phía Tây, thấp phía Đông, nước chảy về hướng Đông Bắc”.Palei có cổng chánh môn ngoáy nhìn về phía Nam, cổng phụ về phía Bắc
Người Chàm gốc dân đảo từ Java di cư qua Trung Kỳ lập quốc từ xưa.Ngôn ngữ Chàm dính líu và gần với các dân tộc Raglai, Churu, Jarai, Êđê vì có bà con, thành ra các tộc này đều có Polei (Làng)
-Pleiku là thành phố cao nguyên của tỉnh Gia Lai suốt năm mù mù vì sương
” Em sinh ra trên vùng đỏ sương mù tên gọi là Pleiku”
Pleiku là tiếng dân tộc bổn địa xứ này là người Gia Rai vì tên dân tộc bổn địa ở đây là Jrai.Nên viết tỉnh Gia Lai là không trúng 
Pleiku có nghĩa là Làng Đuôi.Plei (tiếng Jrai là plơi) là làng, Ku theo nhiều người là cái đuôi.Thực ra chưa rõ nghĩa lắm
Đúng ra phải là Ploi Ku trúng hơn Pleiku
Những làng Jarai ngoài Plei Ku,Plei Me còn có Plei Mor, Plei Sar, Plei Klêng, Plei Chôt, Plei Reh, Plei Tang,Plei Sả, Plei Kenh, Plei Lung Leng, Plei Hơ Mrong,…
-Qua dân Bana thì làng là Kon
Thí dụ Kon Tum là làng hồ ,ám chỉ bảy cái hồ thiêng ở xứ này.Bảy hồ nước đó là: Toong Ly Leng, Toong Ziu, Toong Zơ Ri, Toong Săng, Toong Pô, Toong Đam và Đak Ke
Kon Tum gồm hai làng Kon Tum Kơpâng (Làng Hồ Thượng) và Kon Tum Kơnâm (Làng Hồ Hạ)
Dân Bana cũng bị ảnh hưởng Chàm và Jrai khi họ có Plei Don ,Plei Groi
-Người M'Nông kêu làng là Đăk ,có tỉnh Darlac (Dak Lak ) là nó
Kết luận: 
Trong quá trình sanh sống,đã có nhiều dịa danh Thượng biến thành tên Việt,thí dụ Djiring thành Di Linh,Blao thành Bảo Lộc,Fian thành Đức Trọng,Dran thành Đơn Dương 
Thời Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều chính sách giúp đồng bào sắc tộc Cao Nguyên tiến tới sống vệ sinh,văn minh,hiện đại 
Hiến pháp VNCH năm 1967 ghi rõ: 
“Quốc gia tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào thiểu số và có một đạo luật sẽ quy định những quyền lợi đặc biệt để nâng đỡ đồng bào thiểu số"
Những sắc tộc ở Cao Nguyên như Banar, J'rai, Rhade, K`hor, Mạ, X`Dang, Mơ`Nong,Lạch...là một trong 54 nhóm chủng tộc bất khả phân của dân tộc Việt Nam 
Ngày 10/3/1975 Ban Mê Thuột và Cao Nguyên được "giải phóng".Tức là trước Sài Gòn và Miền Nam gần hai tháng.
  Nguyễn gia Việt
*
*     *
 

 

 

 
 *
*     *
 
Một Mẹ Trăm Con (Dân Ca Jarai) Phạm Duy - Hợp ca
 
 Anh em ta cùng mẹ cha
Nhớ truyện cũ trong tích xưa
Khi thế gian còn mù mờ
Xưa khi xưa mẹ đẻ ra
Trăm cái trứng, sinh lũ con
Trăm đứa con cùng một dòng
Năm mươi con vượt đồi non
Phá rừng núi, khai rẫy nương
Xây đắp buôn, lập nhà sàn.
Năm mươi con dọc Trường Sơn
Ði xứ Bắc, đi xứ Nam
Xây núi sông, lập ruộng đồng.
Hôm nay đây, rừng gặp mây
Lá gặp núi, ta tới đây
Tay nắm tay, mình gặp mình
Vui ca lên, Thượng và Kinh
Người trong nước, anh với em
Em với anh, cùng họ hàng
Khua chiêng lên, đập cồng lên
Tiếng cồng đánh, qua mái tranh
Qua mái tre vào rừng già
Cho con Hua, khỉ già Hua
Cho ma quái, cho lũ nai
Ngơ ngác say vì nhạc gồng.
*
*     *
 

Bầu Ngực Núi Rừng (thơ Như Thương - nhạc Phan Ni Tấn)
*
*     *
Nỗi Nhớ Tây Nguyên thơ La Toàn Vinh - nhạc Phan Ni Tấn
*
*     *
Sóc Sờ Bai- Tâu Na Bòn Ơi thơ Nguyễn Thị Hương-Hà Thanh
*
*     *
Tâm sự nàng Buram Nhạc Ngân Giang - Giao Linh
*
*     *
tiếng cồng Tây nguyên - thơ Bắc Phong - nhạc & trình bày Phan Ni Tấn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire