Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Huy Thục
Tôi lạc bước qua tuốt Cambodia. Nhìn quanh, thấy thiên hạ xếp hàng nườm nượp đi thăm Đế Thiên – Đế Thích nên tôi cũng đi luôn cho nó... giống với người ta. Tới nơi mới biết, té ra, hồi đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Hiến Lê đã tìm đến nơi này rồi. Ông ghi nhận:
“Người Miên ưa đục hình trên đá. Ở điện Angkor Vat có trên 12.000 thước vuông đá đục hình về đời các vị thần thánh. Ở đền Bayon, hình diễn lại đời sống hàng ngày và phong tục đương thời. Ở Sân Voi tại Angkor Thom, trên bốn trăm thước chiều dài, hiện lên hình những loài vật lớn bằng vật thiên nhiên.”
Qua đầu thế kỷ XXI thì nhiếp ảnh gia NgyThanh cũng đã vác máy đến đây, và thu vào ống kính của ông nhiều hình ảnh tuyệt vời. Xin coi (chơi) một cái:
Hoa thốt nốt. Nguồn ảnh:http://www.tuelan/ tuelan.com
Hai thằng cười lăn, cười lộn thiếu điều muốn đứt võng luôn. Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, tôi không còn nhớ được tên tác giả bức thư tình (“bất hủ”) nói trên nhưng vẫn còn giữ nguyên ấn tượng về sự liều lĩnh (quá cỡ) của tác giả.
Ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy cây thốt nốt nên mới dám có ý nghĩ dại dột cài nguyên một buồng hoa (dám nặng cỡ chục kí lô) lên mái tóc của người yêu bé bỏng. Con nhỏ mà gẫy cổ là vô tù về tội ngộ sát (hay cố sát) như không, chớ đâu phải chuyện giỡn chơi – cha nội?
Sau này, có dịp nghe Huy Thục tâm sự tôi mới biết là ông nhạc sĩ này còn liều lĩnh và ẩu tả hơn nhiều: “Đi cùng các đơn vị chiến đấu ở Cam Lộ, Khe Sanh, hình ảnh các cô gái Vân Kiều gùi trên vai những quả đạn pháo, tên lửa nặng trĩu, vẫn với chiếc đàn Ta Lư đeo trước ngực, cất tiếng ca mừng các anh giải phóng quân đã làm tôi xúc động viết nên những nốt nhạc đầu tiên cho Tiếng đàn Ta Lư.” (“Nhạc Sĩ Huy Thục Và Những Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng” – Đỗ Sâm, Công An Nhân Dân, 09/12/2004).
Tôi bảo đảm là đại tá nhạc sĩ Huy Thục cũng chưa bao giờ nhìn thấy một cái tên lửa. Thằng chả chỉ “suy đoán” rằng “tên lửa” và “tên tre” đều là tên cả, và chỉ khác nhau (xíu xiu) về kích thước và trọng lượng thôi nên mới dám “bắt” đám con gái Vân Kiều “gùi trên vai nặng trĩu” như thế. Đã thế, trước ngực mỗi cô còn đeo lủng lẳng chiếc đàn ta lư, và vừa đi vừa hát nữa chớ.
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Huy Thục nổi tiếng với hai bản nhạc cách mạng: “Tiếng Đàn Ta Lư” và “Cô Gái Pa Kô.” Ông cũng nhận được nhiều bổng lộc cùng khen thưởng: giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995), giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1994), giải thưởng Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (1980), cùng cả đống huy hiệu hay huy chương gì đó – ngó muốn hoa mắt luôn!
Thế còn còn mấy cô gái Vân Kiều và cô gái Pa Kô thì sao? Câu trả lời có thể tìm được qua một bài phóng sự (“Người Dân Tộc Thiểu Số Vân Kiều Và Pa –Kô”) của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, hôm 18 tháng 10 năm 2013. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.
Thi thoảng, trên đường đi, bắt gặp vài cụ già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói và nỗi buồn tuổi già bóng xế trong tiếng chân bước. Không những thế, có nhiều cụ bà già 60, 70 tuổi phải gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km từ nhà đến trung tâm thương mại Việt – Lào – Thái hoặc chợ Khe Sanh để bán.”
Cô gái Vân Kiều ngày nay. Ảnh: RFA
Mấy “bà già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói” trên “đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo” hôm nay chính là những cô gái Vân Kiều hay Pa Kô mấy chục năm về trước. Chớ còn ai vô đó nữa?
Ngày trước:
Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến.
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Để bộ đội chúng ta ăn no mà đánh thắng giặc Mĩ...
Ngày nay họ “gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km” để mang đi bán kiếm tiền độ nhật. Và đời sống thường nhật của họ được thiên hạ mô tả là “khổ cực không còn gì để nói.”
Nghe như thế người ta rất dễ có cảm tưởng (hay hiểu lầm) rằng Chính Quyền Cách Mạng là cái đồ ăn cháo đá bát, hoặc cái thứ bạc nghĩa vô ơn.
Không dám “vô ơn bạc nghĩa” đâu!
Coi nè:
“Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) cho biết, sẽ triển khai Quy định ưu tiên đối với người có công với cách mạng khi làm thủ tục lên máy bay.
Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 30/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 25/12/2014 về việc bổ sung đối tượng hành khách được ưu tiên phục vụ là người có công với Cách mạng tại các Cảng hàng không Việt Nam.
Căn cứ Thông báo Kết luận 58/TB-CHK của Cục Hàng không VN ngày 7/1/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị; Vietnam Airlines cho biết từ ngày 1/2/2015 sẽ triển khai bổ sung quy định ưu tiên đối với hành khách là người có công với cách mạng.
Theo đó, đối với Dịch vụ làm thủ tục của người có công sẽ được nhân viên thủ tục nhận biết và hướng dẫn vào quầy làm thủ tục ưu tiên; được ưu tiên làm thủ tục tại quầy dành cho khách hàng thường xuyên và các tiêu chuẩn dịch vụ khác theo hạng vé đã mua.
Ưu tiên tại khu vực soi chiếu an ninh, khách được ưu tiên sử dụng lối đi riêng dành cho khách hạng thương gia hoặc khách hàng thường xuyên.
Dịch vụ ra tàu bay khách ra tàu bay trước cùng với các khách ưu tiên khác.
Hành khách là người có công với cách mạng cần xuất trình đầy đủ giấy tờ xác nhận đi kèm (bản sao không cần chứng thực) để được ưu tiên phục vụ.”
Coi: chỉ qua một bản tin ngắn ngủi, vỏn vẹn chỉ có 258 chữ mà cụm từ “người có công với cách mạng” được lập đi lập lại tới năm lần lận. Vậy còn muốn đòi hỏi gì hơn nữa chớ?
Còn bằng cách nào mấy bà già Vân Kiều, Pa Kô lọt vô được sân bay để các “hãng hàng không ưu tiên phục vụ đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của nhà nước” thì lại là chuyện khác. Chuyện này nhà nước hoàn toàn vô can. Tui cũng vậy.
Mới đi thăm quần thể Đế Thiên – Đế Thích về, lội bộ muốn rã cẳng luôn. Mệt thấy mẹ. Viết được bi nhiêu cũng đã muốn ứ hơi rồi. Thôi tui đi ngủ nha. Chuyện (dài) của mấy má Pako và mấy má Vân Kiều xin để lại bữa sau, hoặc kiếp sau, đi. Good night & good luck!
Tưởng Năng Tiến
http://vietbao.com/p112a234528/so-tay-thuong-dan-tuong-nang-tien-hoa-thot-not-dan-ta-lu
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Huy Thục
Tôi lạc bước qua tuốt Cambodia. Nhìn quanh, thấy thiên hạ xếp hàng nườm nượp đi thăm Đế Thiên – Đế Thích nên tôi cũng đi luôn cho nó... giống với người ta. Tới nơi mới biết, té ra, hồi đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Hiến Lê đã tìm đến nơi này rồi. Ông ghi nhận:
“Người Miên ưa đục hình trên đá. Ở điện Angkor Vat có trên 12.000 thước vuông đá đục hình về đời các vị thần thánh. Ở đền Bayon, hình diễn lại đời sống hàng ngày và phong tục đương thời. Ở Sân Voi tại Angkor Thom, trên bốn trăm thước chiều dài, hiện lên hình những loài vật lớn bằng vật thiên nhiên.”
Qua đầu thế kỷ XXI thì nhiếp ảnh gia NgyThanh cũng đã vác máy đến đây, và thu vào ống kính của ông nhiều hình ảnh tuyệt vời. Xin coi (chơi) một cái:
Tôi không có thói quen mang thước và
máy ảnh theo người nên không biết Đế Thiên – Đế Thích dài/rộng cỡ nào,
và kỳ vỹ ra sao. Chỉ nhớ mình vừa qua khỏi cổng chính là đã thấy... mấy
mợ hàng rong. Họ chào mời du khách mua nước thốt nốt ướp lạnh.
Tôi cũng muốn thử chơi một ly cho
biết nhưng ngần ngừ một lát rồi tiếp tục đi. (Mới ực hai lon bia
Cambodia xong, còn chưa biết W.C chỗ nào, ngu sao mà uống nữa). Vừa đi,
vừa nhớ tới một anh bạn cũ: Hà Trung Liêm.
Gần 30 năm trước (lúc cả Khmer Rouge
và lính Việt Nam đều còn hiện diện ở Cambodia) tôi và Liêm cũng đã lén
chui từ tỉnh Aranyaprathet (Thái Lan) sang Poipet để “tham quan” Xứ Chùa
Tháp mấy lần rồi.
Có lần, đang nằm võng giữa rừng thì
Liêm móc trong ba lô ra tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi chỉ cho tôi xem
một đoạn thư tình của một anh lính bộ đội gửi (từ chiến trường phía Tây)
về cho người yêu bé bỏng ở hậu phương Hà Nội: “Anh muốn cài lên tóc em
một cành hoa thốt nốt...”
Hoa thốt nốt. Nguồn ảnh:http://www.tuelan/ tuelan.com
Hai thằng cười lăn, cười lộn thiếu điều muốn đứt võng luôn. Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, tôi không còn nhớ được tên tác giả bức thư tình (“bất hủ”) nói trên nhưng vẫn còn giữ nguyên ấn tượng về sự liều lĩnh (quá cỡ) của tác giả.
Ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy cây thốt nốt nên mới dám có ý nghĩ dại dột cài nguyên một buồng hoa (dám nặng cỡ chục kí lô) lên mái tóc của người yêu bé bỏng. Con nhỏ mà gẫy cổ là vô tù về tội ngộ sát (hay cố sát) như không, chớ đâu phải chuyện giỡn chơi – cha nội?
Sau này, có dịp nghe Huy Thục tâm sự tôi mới biết là ông nhạc sĩ này còn liều lĩnh và ẩu tả hơn nhiều: “Đi cùng các đơn vị chiến đấu ở Cam Lộ, Khe Sanh, hình ảnh các cô gái Vân Kiều gùi trên vai những quả đạn pháo, tên lửa nặng trĩu, vẫn với chiếc đàn Ta Lư đeo trước ngực, cất tiếng ca mừng các anh giải phóng quân đã làm tôi xúc động viết nên những nốt nhạc đầu tiên cho Tiếng đàn Ta Lư.” (“Nhạc Sĩ Huy Thục Và Những Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng” – Đỗ Sâm, Công An Nhân Dân, 09/12/2004).
Tôi bảo đảm là đại tá nhạc sĩ Huy Thục cũng chưa bao giờ nhìn thấy một cái tên lửa. Thằng chả chỉ “suy đoán” rằng “tên lửa” và “tên tre” đều là tên cả, và chỉ khác nhau (xíu xiu) về kích thước và trọng lượng thôi nên mới dám “bắt” đám con gái Vân Kiều “gùi trên vai nặng trĩu” như thế. Đã thế, trước ngực mỗi cô còn đeo lủng lẳng chiếc đàn ta lư, và vừa đi vừa hát nữa chớ.
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Huy Thục nổi tiếng với hai bản nhạc cách mạng: “Tiếng Đàn Ta Lư” và “Cô Gái Pa Kô.” Ông cũng nhận được nhiều bổng lộc cùng khen thưởng: giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995), giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1994), giải thưởng Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (1980), cùng cả đống huy hiệu hay huy chương gì đó – ngó muốn hoa mắt luôn!
Thế còn còn mấy cô gái Vân Kiều và cô gái Pa Kô thì sao? Câu trả lời có thể tìm được qua một bài phóng sự (“Người Dân Tộc Thiểu Số Vân Kiều Và Pa –Kô”) của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, hôm 18 tháng 10 năm 2013. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.
Thi thoảng, trên đường đi, bắt gặp vài cụ già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói và nỗi buồn tuổi già bóng xế trong tiếng chân bước. Không những thế, có nhiều cụ bà già 60, 70 tuổi phải gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km từ nhà đến trung tâm thương mại Việt – Lào – Thái hoặc chợ Khe Sanh để bán.”
Cô gái Vân Kiều ngày nay. Ảnh: RFA
Mấy “bà già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói” trên “đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo” hôm nay chính là những cô gái Vân Kiều hay Pa Kô mấy chục năm về trước. Chớ còn ai vô đó nữa?
Ngày trước:
Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến.
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Để bộ đội chúng ta ăn no mà đánh thắng giặc Mĩ...
Ngày nay họ “gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km” để mang đi bán kiếm tiền độ nhật. Và đời sống thường nhật của họ được thiên hạ mô tả là “khổ cực không còn gì để nói.”
Nghe như thế người ta rất dễ có cảm tưởng (hay hiểu lầm) rằng Chính Quyền Cách Mạng là cái đồ ăn cháo đá bát, hoặc cái thứ bạc nghĩa vô ơn.
Không dám “vô ơn bạc nghĩa” đâu!
Coi nè:
“Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) cho biết, sẽ triển khai Quy định ưu tiên đối với người có công với cách mạng khi làm thủ tục lên máy bay.
Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 30/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 25/12/2014 về việc bổ sung đối tượng hành khách được ưu tiên phục vụ là người có công với Cách mạng tại các Cảng hàng không Việt Nam.
Căn cứ Thông báo Kết luận 58/TB-CHK của Cục Hàng không VN ngày 7/1/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị; Vietnam Airlines cho biết từ ngày 1/2/2015 sẽ triển khai bổ sung quy định ưu tiên đối với hành khách là người có công với cách mạng.
Theo đó, đối với Dịch vụ làm thủ tục của người có công sẽ được nhân viên thủ tục nhận biết và hướng dẫn vào quầy làm thủ tục ưu tiên; được ưu tiên làm thủ tục tại quầy dành cho khách hàng thường xuyên và các tiêu chuẩn dịch vụ khác theo hạng vé đã mua.
Ưu tiên tại khu vực soi chiếu an ninh, khách được ưu tiên sử dụng lối đi riêng dành cho khách hạng thương gia hoặc khách hàng thường xuyên.
Dịch vụ ra tàu bay khách ra tàu bay trước cùng với các khách ưu tiên khác.
Hành khách là người có công với cách mạng cần xuất trình đầy đủ giấy tờ xác nhận đi kèm (bản sao không cần chứng thực) để được ưu tiên phục vụ.”
Coi: chỉ qua một bản tin ngắn ngủi, vỏn vẹn chỉ có 258 chữ mà cụm từ “người có công với cách mạng” được lập đi lập lại tới năm lần lận. Vậy còn muốn đòi hỏi gì hơn nữa chớ?
Còn bằng cách nào mấy bà già Vân Kiều, Pa Kô lọt vô được sân bay để các “hãng hàng không ưu tiên phục vụ đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của nhà nước” thì lại là chuyện khác. Chuyện này nhà nước hoàn toàn vô can. Tui cũng vậy.
Mới đi thăm quần thể Đế Thiên – Đế Thích về, lội bộ muốn rã cẳng luôn. Mệt thấy mẹ. Viết được bi nhiêu cũng đã muốn ứ hơi rồi. Thôi tui đi ngủ nha. Chuyện (dài) của mấy má Pako và mấy má Vân Kiều xin để lại bữa sau, hoặc kiếp sau, đi. Good night & good luck!
Tưởng Năng Tiến
http://vietbao.com/p112a234528/so-tay-thuong-dan-tuong-nang-tien-hoa-thot-not-dan-ta-lu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire