Từ John Tabor trở thành Dương Tấn Bằng
Năm 1963, một người lính trẻ cấp bậc binh nhì theo đoàn quân Mỹ sang Việt Nam để giúp miền Nam chống lại quân Bắc Việt.
Hai nơi anh binh nhì John Tabor đóng quân là Đà Nẵng và Bến Lức. Hai năm rưỡi chiến đấu trong quân ngũ, chứng kiến những cảnh tang tóc và mất mát của chiến tranh, chàng GI bằng mọi cách xin giải ngũ để đi tu và trở thành một linh mục.
Cha học ở Đại Chủng Viện Sài Gòn. Học tiếng Việt một năm trời lúc đầu cha không hiểu cho lắm, mãi năm thứ hai cha mới bắt đầu lĩnh hội được. Sau đó cha bắt đầu học chương trình mục vụ và tu sĩ để làm linh mục. Thế mà cha đã thi đậu và làm linh mục như anh em cùng học lớp với cha.
Đó là linh mục John Tabor hay linh mục Dương Tấn Bằng của 40 năm trước, đang nói chuyện cùng quí vị từ Udonthani, một tỉnh mạn Đông Bắc Thái Lan. Người đặt tên Dương Tấn Bằng cho ông lúc bấy giờ là Đức Cha Phạm Ngọc Chi:
Cha chịu chức phó tế ở Đà Nẵng, Đức Cha Phạm Ngọc Chi truyền chức cho cha. Ngày 29 tháng Tư năm 1974 cha chịu chức linh mục tại Mỹ.
Đó là thời gian ông trở về Vermont để thăm gia đình sau mười năm xa cách:
Cha có một thư đặc biệt của Tòa Thánh ủy quyền cho Giam Mục bên Mỹ truyền chức cho cha mà nhập vào địa phận Đà Nẵng, Việt Nam.
Cùng năm 1974, linh mục Dương Tấn Bằng trở qua Việt Nam, gắn bó với Đà Nẵng để rồi sau 30 tháng Tư 1975 thì bị trục xuất khỏi nơi đầu tiên của Việt Nam mà ông đặt chân tới khi còn là lính chiến 11 năm trước:
Ngày 30 tháng Tư
Hồi tưởng lại từng chi tiết những ngày trước 30 thán Tư 1975, linh mục Dương Tấn Bằng kể:
Lúc đó cha ở một giáo xứ cách thị xã Đà Nẵng 20 cây số, ở trên núi gọi là Phú Thượng. Cha chánh xứ bị bệnh vào nhà thương, cha phải đảm nhận trách nhiệm trong giáo xứ.
Đà Nẵng thất thủ 29 tháng Ba, trước Sài Gòn một tháng. Một ngày cha đang làm lễ thì thấy cán bộ Bắc Việt vào trong giáo xứ, các ông xin dùng máy khuếch âm, yêu cầu giáo dân đừng có phản kháng vì Đà Nẵng thất thủ rồi, Bắc Việt vào đến nơi rồi.
Cha không muốn cho họ dùng tại vì máy khuếch âm của nhà thờ không bao giờ dùng vào việc chính trị. Thế rồi có một anh thanh niên trong Hội Đồng Giáo Xứ thấy cha cãi với họ, anh ta nói chuyện với cha để cha nhượng bộ cho họ dùng máy để họ yêu cầu đồng bào nộp súng ống ở dưới xã. Họ nói họ sẽ vào đến Sài Gòn ngày 29 tháng Tư, cha không biết và cứ tiếp tục làm việc mục vụ của cha trong thời gian chờ đợi.
Được hỏi ông cảm thấy gì những ngày trước khi Đà Nẵng bỏ ngõ, tại sao ông không tìm cách di tản khỏi Phú Thượng, linh mục Dương Tấn Bằng nói khi đó ông trong tư thế chuẩn bị nhưng không nôn nao cũng không sợ hãi vì đã quyết không rời bỏ giáo dân Phú Thượng:
Thật ra cha không ở trong thành phố, cha ở trên núi, chỉ nghe là họ đã tới đèo Hải Vân rồi và sẽ tới Đà Nẵng chỉ trong mấy ngày. Thế cho nên cha sửa soạn tâm tư như một người sẽ phải chết. Tại cha nghĩ cha là người Mỹ mà cộng sản khi họ vào họ sẽ thanh toán cha. Thế và cha nghĩ bổn phận của chủ chăn là giữ an toàn giữ bình an cho con chiên trong giáo xứ. Cha ở đây một mình còn cha xứ nằm nhà thương cho nên cha phải ở lại với con chiên. Chỉ có những người được mướn thì chạy trốn và bỏ đàn chiên, cha không phải người được mướn, cha là người tình nguyện ở lại Việt Nam thành cha không chạy, cha ở lại.
Người cộng sản đã không giết ông khi vào thôn Phú Thượng vì họ không thể tin có người Mỹ nào dám cả gan ở lại chốn hẻo lánh này:
Họ đâu có biết cha là người Mỹ, họ nghĩ cha là người Đức thành ra họ không làm gì hại cha. Khi cha nói cha là người Mỹ thì họ bỡ ngỡ tại sao cha dám xưng mình là người Mỹ là thù địch là đối thủ của cộng sản. Cha nói sự thật thì họ không tin vì họ nghĩ cha phải chạy trốn.
Thế rồi họ theo dõi cha, bắt buộc cha mỗi ngày phải xuống xã ở Đà Nẵng để trình diện. Họ không tin cha đâu, họ biết cha là người Mỹ mà đôi khi có thể có âm mưu chống đối. Mỗi ngày cha phải đi xe đạp từ trên núi xuống, hai chục cây số để trình diện với họ. Họ hẹn 9 giờ sáng, khi cha xuống đó thì họ bắt ngồi ở ngoài chờ đợi, chờ đợi.
Về sau khi đến đó mà thấy họ bắt ngồi chờ thì cha mở sách nguyện ra đọc. Khi thấy cha ngồi đó đọc kinh họ lập tức mời vào để người khác không thấy cha ngồi ở công an mà đọc kinh. Họ đối xử với cha một cách tử tế hơn, cũng mời uống trà, hỏi những điều cha làm trong giáo xứ xong rồi cho về.
Kỷ niệm nhớ đời của linh mục Dương Tấn Bằng những ngày đầu giáo xứ Phú Thượng hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của bộ đội và công an miền Bắc là:
Một lần có hai cán bộ ngoài Bắc vào, họ nhờ một người trong giáo xứ dẫn tới cha vào buổi tối. Hai người xin xưng tội, xin làm phép bí tích giải tội cho họ.
Cha cũng hồ nghi là họ lập mưu để bắt cha, nhưng người trong giáo xứ bảo đảm cho cha họ là những người thật thà, muốn xưng tội vì gần tới lễ Phục Sinh. Cha hỏi họ tại làm sao cán bộ cộng sản mà vẫn còn giữ đức tin? Họ nói chúng tôi ở nhà với cha mẹ, cha mẹ dạy cho sống đạo, đọc kinh, học giáo lý để giữ đức tin, cho nên họ vào xưng tội với cha. Cha giải tội cho họ và cho rước Mình Thánh Chúa. Thế là họ đi khuất luôn, không bao giờ gặp lại nữa.
Chua hết nỗi buồn lo khi thấy giáo xứ và con chiên Phú Thượng bị những người cầm quyền mới theo dõi kiểm tra liên tục, linh mục Dương Tấn Bằng còn thổ lộ ông đã bật khóc khi nghe tin mất Sài Gòn ngày 30 tháng Tư:
Cha thấy buồn lắm, cha biết không sớm thì muộn sẽ bị bắt và sẽ bị trục xuất ra khỏi nước. Cha đã cố gắng sao mà kéo dài việc ở Việt Nam, cha yêu mến nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, cha muốn ở lại luôn mãi. Cha đã có ý dâng đời sống mình cho dân tộc Việt Nam và giáo hội Việt Nam. Thế rồi bây giờ Sai Gòn thất thủ, không sớm thì muộn cha cũng bị bắt.
Nỗi lo sợ của linh mục Dương Tấn Bằng biến thành sự thật không lâu sau đó:
Quả đúng như vậy, đầu tháng Chín năm 75 cha bị bắt đưa về gần thị xã Đà Nẵng, đi xe buýt vào Sài Gòn. Có hai cán bộ một nam một nữ ngồi hai bên cha, sợ cha thoát khỏi và đi vào rừng. Tại vì lúc đó cũng có một số người vẫn còn chống đối, chạy vào rừng để mà chống lại cộng sản. Họ sợ cha đi theo những người đó.
Trên đường đi, ông kể tiếp, khi ghé Nha Trang ở lại một đêm, những người áp tải ông có ý gán ghép người nữ cán bộ công an vào ở chung phòng với ông, bảo đây là vợ của ông. Biết mình bị gài bẫy, linh mục Dương Tấn Bằng mạnh mẽ phản đối và thức suốt đêm để cầu nguyện.
Về đến Sài Gòn, công an tạm giao ông cho Đại Chủng Viện ở số 6 đường Cường Để:
Đến ngày mùng 10 tháng Mười họ trục xuất cha. Đôi ba lần họ đã đưa cha vào sân bay, tới đó họ viện lẽ này lẽ nọ không cho đi rồi phải trở lại chủng viện chờ đợi.
Thề rồi chính cha phải vay tiền của một ông cha trong chủng viện để mà mua vé. Dù họ đuổi ra khỏi nước cũng phải có một vé máy bay của mình, không phải là cộng sản đãi một cái vé máy bay cho đi qua nước Thái.
Trục xuất khỏi Việt Nam
Bị đẩy lên máy bay đi khỏi đất nước ông coi như tình yêu của mình, xuống phi trường Bangkok của Thái Lan không giấy tờ, không tiền bạc và không biết tiếng Thái, cứ thế ông lần ra khỏi phi trường Dong Muong.
Chẳng biết làm thế nào, linh mục Dương Tấn Bằng ngoắc đại một chiếc taxi, làm dấu Thánh giá để may ra tài xế hiểu ông muốn gì. Và may đâu khéo là may, người lái tắc xi đoán ra, đưa ông tới một nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trong thủ đô Bangkok, nơi đang có một vị linh mục người Mỹ:
Ở lại với các cha Dòng Chúa Cứu Thế, cũng may mắn họ cho ở đó hai tuần. Thế rối trong dịp có việc mừng Lễ Quan Thầy trong giáo xứ Udon , ông cha kia mời cha đi với ông lên mừng Lễ Quang Thầy Giáo xứ, cha cũng đi với ngài luôn.
Thấy ở Đông Bắc nước Thái khá nghèo và cũng khá đông người Việt Nam, cha tình nguyện ở lại Udon luôn để phụng vụ cho người Việt Nam. Lúc đó Đức Giám Mục là người Mỹ và Hội Thánh mẹ ở La Mã đã yêu cầu các giám mục ngoại quốc nhường chức cho các giám mục người địa phương lên thế vì lo sợ chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn trên nước Thái.
Chính vì nỗi lo sợ đó mà khoảng thời gian 40 năm về trước, linh mục Dương Tấn Bằng giải thích tiếp, cuộc sống của người Việt trên đất Thái, gọi là người Việt Nam cũ, không thoải mái và khá giả như bây giờ. Linh mục Dương Tấn Bằng, nay trở lại với tên John Tabor, quyết định ở lại với Udonthani từ cuối 1975 đến giờ:
Người Việt Nam cũ từ Thế Chiến thứ hai đã đến nước Thái để tránh chiến tranh ở Việt Nam và Lào. Họ đến lập cư ở nước Thái mà không có một tư thế pháp lý, không có giấy tờ, không thể hành nghề, không thể làm việc.
Mãi về sau này chính phủ nước Thái cho họ nhập tịch thì họ có thể làm việc và sống như người Thái ở nước Thái.
Tiếp tục sống đời tu sĩ Công giáo ở Udonthani bao năm qua mà trái tim thì vẫn gắn bó với Việt Nam, linh mục Dương Tấn Bằng tâm sự giấc mơ trở về Sài Gòn rồi về Đà Nẵng, nơi ông gọi là quê hương của mình, mãi mãi là một giấc mơ xa vời:
Cha thấy tiếc lắm, tại vì từ đầu cha đã yêu cầu những người cao cấp trong chính phủ cho cha ở lại, đừng có đuổi cha ra khỏi nước. Cha không có một mưu ý ác ôn để mà chống đối chính phủ. Cha chỉ muốn giúp đỡ dân Việt Nam, cha muốn tình nguyện ở lại nước Việt Nam, cha tiếc cho đến ngày hôm nay. Cho đến ngày chết chắc là cha sẽ vẫn nhớ nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Nhưng trong nỗi sầu ấy hình như đang thắp sáng một niềm vui đơn sơ, một niềm an ủi chợt thấy:
Bây giờ đây có nhiều người Việt Nam, đặc biệt người miền Trung Bộ qua nước Thái để làm việc. Bây giờ cha cũng có sự yên ủi một phần nào. Cha tiếp xúc với nhiều người Việt Nam qua nước Thái làm việc, cha làm lễ cho họ, dạy giáo lý cũng như làm việc đạo với họ, cũng là một sự yên ủi cho cha.
Vừa rồi là hồi ức 40 năm sau của cựu lính chiến Hoa Kỳ John Tabor linh mục Dương Tấn Bằng hiện tại.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi khép lại ở phút này. Thanh Trúc hẹn quí vị thứ Năm tuần tới.
Năm 1963, một người lính trẻ cấp bậc binh nhì theo đoàn quân Mỹ sang Việt Nam để giúp miền Nam chống lại quân Bắc Việt.
Hai nơi anh binh nhì John Tabor đóng quân là Đà Nẵng và Bến Lức. Hai năm rưỡi chiến đấu trong quân ngũ, chứng kiến những cảnh tang tóc và mất mát của chiến tranh, chàng GI bằng mọi cách xin giải ngũ để đi tu và trở thành một linh mục.
Cha học ở Đại Chủng Viện Sài Gòn. Học tiếng Việt một năm trời lúc đầu cha không hiểu cho lắm, mãi năm thứ hai cha mới bắt đầu lĩnh hội được. Sau đó cha bắt đầu học chương trình mục vụ và tu sĩ để làm linh mục. Thế mà cha đã thi đậu và làm linh mục như anh em cùng học lớp với cha.
Đó là linh mục John Tabor hay linh mục Dương Tấn Bằng của 40 năm trước, đang nói chuyện cùng quí vị từ Udonthani, một tỉnh mạn Đông Bắc Thái Lan. Người đặt tên Dương Tấn Bằng cho ông lúc bấy giờ là Đức Cha Phạm Ngọc Chi:
Cha chịu chức phó tế ở Đà Nẵng, Đức Cha Phạm Ngọc Chi truyền chức cho cha. Ngày 29 tháng Tư năm 1974 cha chịu chức linh mục tại Mỹ.
Đó là thời gian ông trở về Vermont để thăm gia đình sau mười năm xa cách:
Cha có một thư đặc biệt của Tòa Thánh ủy quyền cho Giam Mục bên Mỹ truyền chức cho cha mà nhập vào địa phận Đà Nẵng, Việt Nam.
Cùng năm 1974, linh mục Dương Tấn Bằng trở qua Việt Nam, gắn bó với Đà Nẵng để rồi sau 30 tháng Tư 1975 thì bị trục xuất khỏi nơi đầu tiên của Việt Nam mà ông đặt chân tới khi còn là lính chiến 11 năm trước:
Ngày 30 tháng Tư
Hồi tưởng lại từng chi tiết những ngày trước 30 thán Tư 1975, linh mục Dương Tấn Bằng kể:
Lúc đó cha ở một giáo xứ cách thị xã Đà Nẵng 20 cây số, ở trên núi gọi là Phú Thượng. Cha chánh xứ bị bệnh vào nhà thương, cha phải đảm nhận trách nhiệm trong giáo xứ.
Đà Nẵng thất thủ 29 tháng Ba, trước Sài Gòn một tháng. Một ngày cha đang làm lễ thì thấy cán bộ Bắc Việt vào trong giáo xứ, các ông xin dùng máy khuếch âm, yêu cầu giáo dân đừng có phản kháng vì Đà Nẵng thất thủ rồi, Bắc Việt vào đến nơi rồi.
Cha không muốn cho họ dùng tại vì máy khuếch âm của nhà thờ không bao giờ dùng vào việc chính trị. Thế rồi có một anh thanh niên trong Hội Đồng Giáo Xứ thấy cha cãi với họ, anh ta nói chuyện với cha để cha nhượng bộ cho họ dùng máy để họ yêu cầu đồng bào nộp súng ống ở dưới xã. Họ nói họ sẽ vào đến Sài Gòn ngày 29 tháng Tư, cha không biết và cứ tiếp tục làm việc mục vụ của cha trong thời gian chờ đợi.
Được hỏi ông cảm thấy gì những ngày trước khi Đà Nẵng bỏ ngõ, tại sao ông không tìm cách di tản khỏi Phú Thượng, linh mục Dương Tấn Bằng nói khi đó ông trong tư thế chuẩn bị nhưng không nôn nao cũng không sợ hãi vì đã quyết không rời bỏ giáo dân Phú Thượng:
Thật ra cha không ở trong thành phố, cha ở trên núi, chỉ nghe là họ đã tới đèo Hải Vân rồi và sẽ tới Đà Nẵng chỉ trong mấy ngày. Thế cho nên cha sửa soạn tâm tư như một người sẽ phải chết. Tại cha nghĩ cha là người Mỹ mà cộng sản khi họ vào họ sẽ thanh toán cha. Thế và cha nghĩ bổn phận của chủ chăn là giữ an toàn giữ bình an cho con chiên trong giáo xứ. Cha ở đây một mình còn cha xứ nằm nhà thương cho nên cha phải ở lại với con chiên. Chỉ có những người được mướn thì chạy trốn và bỏ đàn chiên, cha không phải người được mướn, cha là người tình nguyện ở lại Việt Nam thành cha không chạy, cha ở lại.
Người cộng sản đã không giết ông khi vào thôn Phú Thượng vì họ không thể tin có người Mỹ nào dám cả gan ở lại chốn hẻo lánh này:
Họ đâu có biết cha là người Mỹ, họ nghĩ cha là người Đức thành ra họ không làm gì hại cha. Khi cha nói cha là người Mỹ thì họ bỡ ngỡ tại sao cha dám xưng mình là người Mỹ là thù địch là đối thủ của cộng sản. Cha nói sự thật thì họ không tin vì họ nghĩ cha phải chạy trốn.
Thế rồi họ theo dõi cha, bắt buộc cha mỗi ngày phải xuống xã ở Đà Nẵng để trình diện. Họ không tin cha đâu, họ biết cha là người Mỹ mà đôi khi có thể có âm mưu chống đối. Mỗi ngày cha phải đi xe đạp từ trên núi xuống, hai chục cây số để trình diện với họ. Họ hẹn 9 giờ sáng, khi cha xuống đó thì họ bắt ngồi ở ngoài chờ đợi, chờ đợi.
Về sau khi đến đó mà thấy họ bắt ngồi chờ thì cha mở sách nguyện ra đọc. Khi thấy cha ngồi đó đọc kinh họ lập tức mời vào để người khác không thấy cha ngồi ở công an mà đọc kinh. Họ đối xử với cha một cách tử tế hơn, cũng mời uống trà, hỏi những điều cha làm trong giáo xứ xong rồi cho về.
Kỷ niệm nhớ đời của linh mục Dương Tấn Bằng những ngày đầu giáo xứ Phú Thượng hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của bộ đội và công an miền Bắc là:
Một lần có hai cán bộ ngoài Bắc vào, họ nhờ một người trong giáo xứ dẫn tới cha vào buổi tối. Hai người xin xưng tội, xin làm phép bí tích giải tội cho họ.
Cha cũng hồ nghi là họ lập mưu để bắt cha, nhưng người trong giáo xứ bảo đảm cho cha họ là những người thật thà, muốn xưng tội vì gần tới lễ Phục Sinh. Cha hỏi họ tại làm sao cán bộ cộng sản mà vẫn còn giữ đức tin? Họ nói chúng tôi ở nhà với cha mẹ, cha mẹ dạy cho sống đạo, đọc kinh, học giáo lý để giữ đức tin, cho nên họ vào xưng tội với cha. Cha giải tội cho họ và cho rước Mình Thánh Chúa. Thế là họ đi khuất luôn, không bao giờ gặp lại nữa.
Chua hết nỗi buồn lo khi thấy giáo xứ và con chiên Phú Thượng bị những người cầm quyền mới theo dõi kiểm tra liên tục, linh mục Dương Tấn Bằng còn thổ lộ ông đã bật khóc khi nghe tin mất Sài Gòn ngày 30 tháng Tư:
Cha thấy buồn lắm, cha biết không sớm thì muộn sẽ bị bắt và sẽ bị trục xuất ra khỏi nước. Cha đã cố gắng sao mà kéo dài việc ở Việt Nam, cha yêu mến nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, cha muốn ở lại luôn mãi. Cha đã có ý dâng đời sống mình cho dân tộc Việt Nam và giáo hội Việt Nam. Thế rồi bây giờ Sai Gòn thất thủ, không sớm thì muộn cha cũng bị bắt.
Nỗi lo sợ của linh mục Dương Tấn Bằng biến thành sự thật không lâu sau đó:
Quả đúng như vậy, đầu tháng Chín năm 75 cha bị bắt đưa về gần thị xã Đà Nẵng, đi xe buýt vào Sài Gòn. Có hai cán bộ một nam một nữ ngồi hai bên cha, sợ cha thoát khỏi và đi vào rừng. Tại vì lúc đó cũng có một số người vẫn còn chống đối, chạy vào rừng để mà chống lại cộng sản. Họ sợ cha đi theo những người đó.
Trên đường đi, ông kể tiếp, khi ghé Nha Trang ở lại một đêm, những người áp tải ông có ý gán ghép người nữ cán bộ công an vào ở chung phòng với ông, bảo đây là vợ của ông. Biết mình bị gài bẫy, linh mục Dương Tấn Bằng mạnh mẽ phản đối và thức suốt đêm để cầu nguyện.
Về đến Sài Gòn, công an tạm giao ông cho Đại Chủng Viện ở số 6 đường Cường Để:
Đến ngày mùng 10 tháng Mười họ trục xuất cha. Đôi ba lần họ đã đưa cha vào sân bay, tới đó họ viện lẽ này lẽ nọ không cho đi rồi phải trở lại chủng viện chờ đợi.
Thề rồi chính cha phải vay tiền của một ông cha trong chủng viện để mà mua vé. Dù họ đuổi ra khỏi nước cũng phải có một vé máy bay của mình, không phải là cộng sản đãi một cái vé máy bay cho đi qua nước Thái.
Trục xuất khỏi Việt Nam
Bị đẩy lên máy bay đi khỏi đất nước ông coi như tình yêu của mình, xuống phi trường Bangkok của Thái Lan không giấy tờ, không tiền bạc và không biết tiếng Thái, cứ thế ông lần ra khỏi phi trường Dong Muong.
Chẳng biết làm thế nào, linh mục Dương Tấn Bằng ngoắc đại một chiếc taxi, làm dấu Thánh giá để may ra tài xế hiểu ông muốn gì. Và may đâu khéo là may, người lái tắc xi đoán ra, đưa ông tới một nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trong thủ đô Bangkok, nơi đang có một vị linh mục người Mỹ:
Ở lại với các cha Dòng Chúa Cứu Thế, cũng may mắn họ cho ở đó hai tuần. Thế rối trong dịp có việc mừng Lễ Quan Thầy trong giáo xứ Udon , ông cha kia mời cha đi với ông lên mừng Lễ Quang Thầy Giáo xứ, cha cũng đi với ngài luôn.
Thấy ở Đông Bắc nước Thái khá nghèo và cũng khá đông người Việt Nam, cha tình nguyện ở lại Udon luôn để phụng vụ cho người Việt Nam. Lúc đó Đức Giám Mục là người Mỹ và Hội Thánh mẹ ở La Mã đã yêu cầu các giám mục ngoại quốc nhường chức cho các giám mục người địa phương lên thế vì lo sợ chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn trên nước Thái.
Chính vì nỗi lo sợ đó mà khoảng thời gian 40 năm về trước, linh mục Dương Tấn Bằng giải thích tiếp, cuộc sống của người Việt trên đất Thái, gọi là người Việt Nam cũ, không thoải mái và khá giả như bây giờ. Linh mục Dương Tấn Bằng, nay trở lại với tên John Tabor, quyết định ở lại với Udonthani từ cuối 1975 đến giờ:
Người Việt Nam cũ từ Thế Chiến thứ hai đã đến nước Thái để tránh chiến tranh ở Việt Nam và Lào. Họ đến lập cư ở nước Thái mà không có một tư thế pháp lý, không có giấy tờ, không thể hành nghề, không thể làm việc.
Mãi về sau này chính phủ nước Thái cho họ nhập tịch thì họ có thể làm việc và sống như người Thái ở nước Thái.
Tiếp tục sống đời tu sĩ Công giáo ở Udonthani bao năm qua mà trái tim thì vẫn gắn bó với Việt Nam, linh mục Dương Tấn Bằng tâm sự giấc mơ trở về Sài Gòn rồi về Đà Nẵng, nơi ông gọi là quê hương của mình, mãi mãi là một giấc mơ xa vời:
Cha thấy tiếc lắm, tại vì từ đầu cha đã yêu cầu những người cao cấp trong chính phủ cho cha ở lại, đừng có đuổi cha ra khỏi nước. Cha không có một mưu ý ác ôn để mà chống đối chính phủ. Cha chỉ muốn giúp đỡ dân Việt Nam, cha muốn tình nguyện ở lại nước Việt Nam, cha tiếc cho đến ngày hôm nay. Cho đến ngày chết chắc là cha sẽ vẫn nhớ nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Nhưng trong nỗi sầu ấy hình như đang thắp sáng một niềm vui đơn sơ, một niềm an ủi chợt thấy:
Bây giờ đây có nhiều người Việt Nam, đặc biệt người miền Trung Bộ qua nước Thái để làm việc. Bây giờ cha cũng có sự yên ủi một phần nào. Cha tiếp xúc với nhiều người Việt Nam qua nước Thái làm việc, cha làm lễ cho họ, dạy giáo lý cũng như làm việc đạo với họ, cũng là một sự yên ủi cho cha.
Vừa rồi là hồi ức 40 năm sau của cựu lính chiến Hoa Kỳ John Tabor linh mục Dương Tấn Bằng hiện tại.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi khép lại ở phút này. Thanh Trúc hẹn quí vị thứ Năm tuần tới.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire