samedi 7 mars 2015

Những Ngày Cuối VNCH

Những Ngày Cuối VNCH 1
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/04/baovethudo.jpgLời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm “Ngày 30-4-1975″, nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo. Riêng trong bài về mặt trận Ban Mê Thuột, một số sự kiện được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Văn Huấn, Sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2. 

Tưởng Niệm 30 Tháng 4/1975: Mặt Trận Ban Mê Thuột Ngày 10-3-1975
Vương Hồng Anh
*Cao nguyên ngày N-1
Ngày N-1 của mặt trận Cao nguyên là ngày 9 tháng 3/1975, ngày Cộng quân gia tăng áp lực khi mở trận tấn công đánh chiếm quận lỵ Đức Lập(tỉnh Quảng Đức). Từ diễn biến này, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 &Quân khu 2, đã bay đến Ban Mê Thuột để thị sát tình hình và họp với Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (lúcbấy giờ là Tư lệnh Mặt trận Nam Pleiku), các Tỉnh trưởng/Tiểu khutrưởng Darlac và Quảng Đức. Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm Hành quân bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, kéo dài từ 12 giờ trưa đến 5giờ chiều.
Sau khi nghe Trung tâm Hành quân trình bày tình hình ở Đức Lập, Thiếu tướng Phú quay sang Đại tá Phạm Văn Nghìn, Tỉnhtrưởng/Tiểu khu trưởng Quảng Đức, cho những chỉ thị cần thiết, và ra lệnh cho vị tỉnh trưởng này bay về ngay tỉnh lỵ để đôn đốc chỉ huy các đơn vị chuẩn bị đối phó với tình hình mới. Thiếu tướng Phú nói với Tỉnh trưởng Quảng Đức rằngtrong trường hợp Quảng Đức bị tấn công, ngoài Liên đoàn 24 Biệt động quân đang tăng phái cho tỉnh này, ông sẽ tăng cường thêm quân để chận địch. Ông nhấn mạnh với Đại tá Nghìn: “Lệnh Tổng thống phải giữ Quảng Đức bằng mọi giá.”
Đại tá Nghìn vừa rời phòng họp, Thiếu tướng Phú ra lệnh cho Thiếu tá Nguyễn Văn Hóa, sĩ quan tùy viên , lo chuẩn bị bản đồ các mặt trận để ông họp tiếp tại văn phòng Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh với Chuẩn tướng Trường và Đại tá Vũ ThếQuang,Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, Đại tá Nguyễn TrọngLuật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac. Trong cuộc họp, Thiếu tướng Phú đã hỏi Chuẩn tướng Trường là nhận định thế nào về tin tức tình báo cho rằng sư đoàn F 10 CSBV đã về Quảng Đức, và trong trườnghợp như thế, có nên rút bớt lực lượng Sư đoàn 23 Bộ binh đang hành quân tại Pleiku về tăng cường cho mặt trận ở Quảng Đức và Ban Mê Thuột không? Chuẩn tướng Trường đã trình với Thiếu tướng Phú rằng có thể có một phần của 2 sư đoàn F-10 và sư đoàn 320CSBV đã về hoạt động tại hai tỉnh này, nhưng Tướng Trường không tin rằng toàn bộ sư đoàn F10 đã di chuyển về Quảng Đức. Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh nhận định rằng có khả năng là sư đoàn CSBV này sẽ để lại 1 hoặc 2 trung đoàn để phối hợp với sư đoàn 968 CSBV từ Lào xâm nhập qua để mở mặt trận tại Nam Pleiku.
Sau lời trình bày của Chuẩn tướng Trường, Đại tá Luật báo cho Thiếu tướng Phú biết là cách đây hai ngày trung đội Thám báo Tiểu khu Darlac đã phục kích bắt được 2 tù binh CSBV tại một ấp Thượng cách tỉnh lỵ 10 km, trong đó có 1 sĩ quan bị thương. Cả hai tù binh khai là thuộc bộ phần tiền thám của sư đoàn 320 CSBV. Viên sĩ quan tù binh CSBV tiết lộ là sư đoàn 320 CSBV được lệnh chuẩnbị tấn công Ban Mê Thuột. Theo đề nghị của Đại tá Luật, Thiếu tướng Phú đã cho gọi Trưởng phòng 2 Tiểu khu Darlac trình bày chi tiết về cung từ của hai tù binh.
Trước những báo cáo của Tiểu khu Dralac, sau một lúc suy nghĩ để lượng định tình hình, Thiếu tướng Phú ra lệnh cho Chuẩn tướng Trường bay về Pleiku trước để phối trí lực lượng tại đây, chuẩn bị lực lượng tiếp ứng cho Quảng Đức khi tỉnh này bị tấn công. Từ 4 giờ đến 5giờ chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú họp tiếp với Đại táQuang,được chỉ định làm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, và Đại tá Luật về kế hoạch bảo vệ tỉnh lỵ tỉnh Darlac. Trong giờ cuối cùnghọp với tướng Phú, Đại tá Vũ Thế Quang đã trình bày sự phối trílực lượng như sau:
-Phòng thủ phía Bắc: Trung tâm huấn luyện Sư đoàn 23 Bộ binh.
-Phòng thủ phía Đông: Bộ chỉ huy chi khu Ban Mê Thuột và đơn vịĐịa phương quân thống thuộc chi khu.
-Lực lượng phía Tây-khu vực trọng yếu và nguy hiểm nhất có hậu cứcủa tiểu đoàn của Thiết đoàn 3 Thiết kỵ và kho đạn Mai Hắc Đế.Ngoài ra, doanh trại các tiểu đoàn Pháo binh, Công binh, Truyền tin thống thuộc Sư đoàn 23 bộ binh đóng gần thị xã đều tận dụngquân số tại hàng để tổ chức phòng ngự trong phạm vi trách nhiệm.Lực lượng trừ bị cho thị xã Ban Mê Thuột là lực lượng Trung đoàn53 Bộ binh (trung đoàn trừ, chỉ có 2 tiểu đoàn), án ngữ tại phitrường Phụng Dực. Riêng về trách nhiệm của Tiểu khu Darlac, Đại tá Nguyễn Trọng Luật đã cho điều động Tiểu đoàn 204 Địa phương quân đang đóng tại Ban Don về thị xã. Việc di chuyển không phảidễ dàng vì phải trưng dụng tất cả các quân xa trong toàn thị xã Ban Mê Thuột mới đủ quân xa để vận chuyển cả một tiểu đoàn.

* 2 giờ sáng ngày 10/3/1975: Mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ
Đúng 2 giờ sáng ngày 10 tháng Ba/1975, Cộng quân khai hỏa tấncông vào Ban Mê Thuột. Tiếng pháo kích rền vang trong thị xã này đến 4 giờ sáng. Sau đó, Cộng quân đã sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công chiếm kho đạn Mai Hắc Đế ở phía Tây. Đơn vị trú phòng đã chống trả mãnh liệt và bảo vệ được kho đạn. Về phíaBắc, Đài Truyền tin của Không quân cũng bị tấn công. Đến 7 giờsáng Cộng quân ngưng pháo kích vào thị xã nhưng đã điều động bộ binh và thiết giáp tiến vào thị xã và khai triển lực lượng xungquanh nhà thờ thị xã.
Để tiện phối hợp trong việc chỉ huy, Đại tá Nguyễn Trọng Luật đã xin Thiếu tướng Phạm Văn Phú cho ông được qua ở chung với Đại táVũ Thế Quang. Đề nghị của Đại tá Luật được tướng Phú chấp thuận.Sự lo ngại của Đại tá Quang và Đại tá Luật là chiến xa Cộng quân đã lọt vào thị xã. Từng là Tư lệnh 1 Lữ đoàn Kỵ binh, Đại tá Luật thấy rõ hỏa lực tấn công của địch một khi có thiết giáp tham chiến. Tuy nhiên cả Đại tá Quang và Đại tá Luật vẫn hy vọng ở sự yểm trợ của Không quân VNCH khi trên bầu trời Ban Mê Thuột đã xuất hiện những phi cơ L 19 và các phản lực cơ chiến đấu. Tinh thần của quân sĩ trú phòng lên cao. Các đoàn chiến xa của Cộngquân từ hướng bắc tiến về phía Nam đã bị các đơn vị Địa phương quân của Tiểu khu Darlac đánh chận lại.

Cộng quân thay đổi chiến thuật tấn công: Trưa ngày 10/3/1975, đối phương đã pháo kích dồn dập vào bộ chỉ huy tiểu khu và một số vị trí trọng yếu trong thị xã, trong đó có cả bản doanh bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Hệ thống truyền tin tại bộ chỉ huy Tiểu khu bị trúng đạn pháo, hư hại nặng. Trước tình hình đó, Thiếu tá Hy, trưởng phòng 3 Tiểu khu, xin Đại tá Luật cho di chuyển bộ tham mưu ra khỏi vị trí. 13 giờ 30, Thiếu tá Hy báo cáo Cộng quân tập trung pháo binh bắn vào doanh trại bộ chỉ huy, sau đó chiến xa và bộ binh Cộng quân tràn vào hệ thống phòng thủ. 2 giờ chiều cùng ngày, Cộng quân tràn ngập vào doanh trại này. Đại tá Nguyễn Trọng Luật liền khẩn báo cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Tướng Phú ra lệnh cho trực thăng vận Liên đoàn 21 Biệt động quân xuống Ban Mê Thuột để tái chiếm doanh trại bộ chỉ huy Tiểu khu. Đúng 17 giờ, đoàn trực thăng đã đến gần thị xã nhưng không đáp xuống được vì hỏa lực phòng không của Cộng quân.
Cuối cùng, vào lúc 18 giờ, Bộ Tư lịnh QĐ 2 quyết định thay đổi vị trí bãi đổ quân. Liên đoàn 21 BiệtĐộng Quân được thả xuống trong khu vực Bộ Chỉ huy Chi khi Buôn Hô rồi từ đó di chuyển bằng đường bộ tiến vào thị xã Ban Mê Thuột.

Về trận chiến quanh thị xã Ban Mê Thuột, sau những trận tấn công cường tập vào một số vị trí trong yếu quanh vòng đai Ban Mê Thuột trong sáng ngày 10/3/1975, CQ đã điều động một trung đoàn mở cuộc tấn công lần thứ 2 vào kho đạn Mai Hắc Đế,một căn cứ được xem là tiền đồn của thị xã Ban Mê Thuột, có 1 diện tích rất rộng với hệ thống tuần tiểu bên ngoài dài hơn 15 km. CQ đã chiếm trại, nhưng bị tổn thất nặng trước tinh thần chiến đấu quyết tử của lực lượng trú phòng. Sau đó CQ đã tung lực lượng chiếm các doanh trại gần đó như Tiểu đoàn 23 truyền tin, Trungtâm huấn luyện Địa phương quân, Đơn vị hành chánh tài chánh…
Tại phi trường Phụng Dực, ngay từ ngày 10/3/1975, CSBV đã điềuđộng 2 Trung đoàn thuộc sư đoàn 320 và 1 tiểu đoàn chiến xa tấn công cường tập vào tuyến phòng thủ của Trung đoàn 53 Bộ binh. Đây là trung đoàn tăng phái cho Quảng Đức vừa được điều động về BanMê Thuột, do phải bố trí một thành phần phòng thủ chận địch ở Thuận Mẫn (Đông Bắc Ban Mê Thuột), nên Trung đoàn chỉ còn lại 2 tiểu đoàn. Bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ tại Quảng Đức, nên tổng quân số của hai tiểu đoàn chỉ còn hơn 600 chiến binh. Rạng sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân đã mở đầu đợt tấn công thứ hai vào phi trường Phụng Dực bằng những trận những đợt pháo kích dồn dập, sau đó, thiết giáp và bộ binh CQ ồ ạt xông lên. Lực lượng phòng ngự của Trungđoàn 53 Bộ binh đã bình tỉnh chống trả, chận đứng được các đợt xung phong của địch quân. Các khẩu độipháo binh 105 của lực lượng trú phòng đã bắn trực xạ vào các chiến xa T 54 của địch quân.
Theo báo cáo sơ khởi của các cánh quân bảo vệ Ban Mê Thuột thì tính đến 6 giờ chiều ngày 10/1975, CQ đã bị loại ra ngoài vòng chiến khoảng 300 cán binh CSBV, 12 chiến xa T-54 Cộng quân bị bắn cháy. (V)
14-3-1975: Tổng Thống Thiệu Quyết Định Bỏ Cao Nguyên
Vương Hồng Anh
*Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh triệt thoái lực lượng VNCH khỏi Cao nguyên
Sau cuộc họp với Hội đồng AnNinh Quốc gia tại Dinh Độc Lập ngày 13/3/1975 có sự tham dự củaTrung tướng Ngô Quang Trưởng-Tư lệnh Quân đoàn 1- để bàn về kếhoạch tái phối trí lực lượng trong tình hình mới, sáng ngày 14tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang,Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếutướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổnthống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phảirút toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontumvề khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và Khánh Hòa) để táiphối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.
Khi được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi nên rút quân theo trụclộ nào, Tướng Phú đã trình bày với Tổng thống Thiệu rằng các quốclộ chính nối trong khu vực Cao nguyên đã bị Cộng quân cắt đứt,chỉ còn liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ raphía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng đông nam, xuyên qua Hậu Bổn về Tuy Hòa (tỉnh lỵ Phú Yên). Kế hoạchchọn liên tỉnh lộ 7B đã không được sự đồng ý của Đại tướng Viên vì ông cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đườngdài hơn 250 cây số mà không rõ tình hình an ninh là một việc “quásức liều lĩnh”, tuy nhiên cuối cùng Tướng Viên cũng không tìm ra được một con đường nào khác nên kế hoạch của tướng Phú đã đượcchấp thuận.
* Một chi tiết đặc biệt về lệnh triệt thoái Cao nguyên: Chủ lưc quân rút, Địa phương quân ở lại…
Trên đường trở lại Pleiku, Tướng Phú đã tâm sự với thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí của tư lệnh Quân đoàn 2, là trong buổi họpông đã khẩn khoản xin Tổng thống Thiệu cho ông được tử thủ giữPleiku, nhưng đề nghị của ông đã không được chấp thuận. Một chitiết đặc biệt đã được Tướng Phú kể lại cho Thiếu tá Phạm Huấn vớinội dung như sau: Trong cuộc họp, Tổng thống Thiệu căn dặn tướngPhú rằng lệnh triệt thoái là tối mật, từ cấp tỉnh trưởng/tiểu khutrưởng trở xuống không được biết, có nghĩa là các lực lượng Địaphương quân vẫn ở lại chiến đấu, vẫn tiếp tục làm việc với tỉnhtrưởng, quận trưởng. Chỉ có toàn bộ chủ lực quân gồm Bộ binh,Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Không quân là phải triệt thoái.
Trước quyết định của Tổng thống Thiệu, Tướng Phú đã lo lắng vàhỏi lại: Thưa Tổng thống, nếu Chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binhrút đi, làm sao Địa phương quân chống đỡ nỗi khi Cộng quân đánh?Hơn 100 ngàn dân hai tỉnh Pleiku, Kontum, và gia đình anh em binhsĩ? Tổng thống Thiệu trả lời: Thì cho thằng Cộng sản số dân dó.Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được những vùng dân cư đông đúc…mầu mỡ hơn là bị kẹt quá nhiều quâtrên vùng Cao nguyên! (Cuộc triệt thoái Cao nguyên, tác giả PhạmHuấn, xuất bản 1987, dòng thứ 1 đến dòng thứ 6, trang 86).
Về phần Đại tướng Cao Văn Viên, khi về đến Sài Gòn, ông đã chomời Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 bộ Tổng Tham Mưu(TTM) và báo cho vị trưởng phòng này về các chi tiết đã được bàntrong buổi họp tại Cam Ranh. Tham mưu trưởng Bộ TTM là trungtướng Đồng Văn Khuyên lúc ấy đang công tác ở ngoại quốc. Cuộchành quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho viên tư lệnh chiến trường nên Bộ TTM không đượcquyền ra lệnh làm gì hết, kể cả việc tái phối trí các đơn vịKhông quân và lực lượng tăng phái cho Quân đoàn 2 tại Pleku và Kontum.
Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ còn 1 tiểu đoàncủa Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động QuânQK 2, thiết đoàn 21 M 48, hai tiểu đoàn pháo binh 175 mm và cácđơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Liên đoàn231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân vớikhoảng 20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùngtrong 45 ngày và nhu yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong haitháng. Nhiệm vụ của Tướng Phú là làm sao đưa hết được các đơn vịvà tiếp phẩm này về Nha Trang và để từ đó mở cuộc phản công táichiếm lại Ban Mê Thuột.
* Cuộc họp của Thiếu tướng Phú về kế hoạch rút quân:
Theo lời ban tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại chiếc bunker của ông, vớithành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hànhquân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân,Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 1(gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng choDại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dungcuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tânChuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.
Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướngTất chỉ huy toàn bộ các đơn vị tham gia cuộc triệt thoái từKontum và Pleiku về Tuy Hòa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá Lê Khắc Lýđược giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơnvị yểm trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩn tướng Trần Văn Cẩm.
Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong cónhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệtđộng quân và 1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rờiPleiku vào ngày 19/3/1975.
Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vậntải cùng nhiều quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975.
Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng ngày 15 tháng 3, Thiếutướng Phú cùng với một số sĩ quan được chọn lựa trong ban thanmưu bay về Nha Trang để tái tổ chức lại bộ tư lệnh Quân đoàn ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và vài sĩ quan thân cận bayđi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân di chuyển từ Pleiku về. Cũngtrong ngày này, đã có một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo cáctoán nhỏ. Như đã trình bày ở trên, từ khi có cuộc tái phối tríđược nêu ra trong cuộc họp cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cảđều tiến hành một cách bí mật, không một lời nào được tiết lộ, kểcả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và Pleiku biết.
Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, còntỉnh trưởng Kontum thì đến phút chót mới biết được và ông đã tháptùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị CQ bắn chết.

Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành rakhỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùngvừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có,ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theođược. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoànngười cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu…
Ngày 16-3-1975: Quân Đoàn 2 Triệt Thoái Khỏi Cao Nguyên
Vương Hồng Anh
* Ngày 16/3/1975: Chuẩn tướng Phạm Duy Tất tổng chỉ huy cuộc triệt thoái của Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.
Ngày 16/3/1975, thi hành quân lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ban ra tại cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã cho lệnh triệt thoái toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 khỏi 2 tỉnh Pleiku và Kontum của Cao nguyên Trung phần.
Theo phân nhiệm của Thiếu tướng Phạm Văn Phú, tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2, được ủy nhiệm tổng chỉ huy toàn bộ các đơn vị triệt thoái.
(Trước đó, vào sáng ngày 15 tháng 3, Thiếu tướng Phú cùng với một số sĩ quan trong Bộ Tư lệnh bay về Nha Trang để tái tổ chức lại Bộ tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2 và vài sĩ quan thân cận bay đi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân triệt thoái từ Pleiku và Kontum về) .

Theo lịch trình triệt thoái khỏi Cao nguyên, ngày 16 tháng 3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh,Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểmtrợ của một đơn vị Thiết Giáp, đã khởi hành ra khỏi thị xãPleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái.
Sau thành phần đi đầu, lịch triệt thoái của các ngày kế tiếp như sau: vào ngày 17-3. các đơn vị Công binh, Pháo binh còn lại cùng Quân y với trên 250 xe sẽ di chuyển vào ngày 17/3/1975 và cũng do Thiết giáp tháp tùng bảo vệ. Ngày 18/3/1975: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, đơn vị Quân cảnh, một phần của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, cùng khoảng 200 quân nhân của Trung đoàn 44 Bộ binh triệt thoái, và cũng được Thiết giáp đi theo bảo vệ. Ngày 19/3/1975: lực lượng đoạn hậu gồm có Biệt động quân và đơn vị thiết giáp cuối cùng.
Theo lộ trình, đoàn quân sẽ từ Pleiku di chuyển về phía Nam củaQuốc lộ 14 để đến giao điểm QL 14 và Liên tỉnh lộ 7 cách thị xãPleiku khoảng 33 km đường chim bay về phía Nam, từ giao lộ này đoàn quân sẽ tiếp tục di chuyển dọc theo liên tỉnh lộ 7 B vềhướng Đông Nam, xuyên qua tỉnh lỵ Phú Bổn để về Tuy Hòa.

* Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên phân tích về liên tỉnh lộ 7B và cuộc rút quân của Quân đoàn 2.
Trong phần trình bày về cuộc họp tại Cam Ranh, VB đã lược trình về quyết định của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên. Sau đây là những ghi nhận chi tiết về quân lệnh này.

Tại cuộc họp Cam Ranh, khi nghe Thiếu tướng Phú chọn Liên tỉnh lộ 7B làm trục lộ rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ý, vị Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số mà không nắm rõ tình hình an ninh lộ trình là “quá sức liều lĩnh”, tuy nhiên cuối cùng Đại Tướng Viên cũng không tìm ra được một trục lộ nên kế hoạch của Thiếu tướng Phú đã được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Hội đồng Quốc gia chấp thuận.
Nhận định về địa hình liên tỉnh lộ 7 B, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùngđược, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào.Tuy nhiên, có một điều mà Quân đoàn 2 biết trước là cầu bắc quasông Ba về phía nam Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thểsửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì nhữngvào năm trước 1973, lực lượng Đại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc.
Trong khi Đại tướng Viên lo ngại về lộ trình rút quân, thì Thiếu tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo Liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Đường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến. Giải thích về sự chọn lựa này, Thiếu tướng Phú trình bày rằng yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế.
Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu Bộ Tổng tham mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua sông mà thôi. Với quyền hạn của một Tổng tham mưu trưởng, Đại tướngViên chấp thuận ngay lời yêu cầu của Thiếu tướng Phú.
Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của Thiếu tướng Phú, Đại tướng Viên cho rằng “đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số qua núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết tình hình an ninh con đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ hay không là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ huy sáng suốt thì lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước tình trạng là địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.

Cũng trong buổi họp tại Cam Ranh, Đại tướng Viên đã nhắc nhở Thiếu tướng Phú về những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị. Đại tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc đến hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Đông Khê, dọc theoQuốc lộ Thuộc Địa số 4. Về địa thế và con đường mà Thiếu tướngPhú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/ 1954, Lựclượng Cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Liên Hiệp Pháp tại ĐôngDương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Đeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo Đại tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở củavùng Cao nguyên là vậy”.
Về tình hình Ban Mê Thuột sau khi thất thủ vào ngày 11/3/1975, Đại tướng Viên cho biết thêm: tại cuộc họp ở Cam Ranh, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là Thiếu tướng Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột không. Những người tham dự đều biết trước là Thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh. Quay sang Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Hỏi vậy nhưng chắc chắn ông biết rõ câu trả lời. Đại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của Thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.
Theo lời Đại tướng Viên thì vào giờ phút nghiêm trọng như vậy mà Bộ Tổng Tham Mưu không thể nào tăng viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi như vậy là để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được bước kế tiếp ông phải làm gì.Khi cuộc họp chấm dứt, thì Tướng Phú xin riêng với Tổng thống Thiệu bằng một giọng khẩn khoản rằng ông xin Tổng thống thăng cấp chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2. Kể lại sự việc này, Tướng Cao Viên ghi lại như sau: “Tôi không quen thân với Đại tá Tất nhưng được nghe ông là người có khả năng, nhưng làm tư lệnh chiến trường thì không có bằng chứng nào chứng minh ông ta có khả năng. Tôi liền phản đối ngay và nói rằng khi nào tái phối trí xong rồi mới nói đến. Tổng thống Thiệu tỏ ra do dự nhưng thấy tôi nói có lý nên không đồng ý việc thăng cấp. Thế nhưng, Thiếu tướng Phú khẩn khoản xin cho bằng được. Cuối cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đồng ý thăng cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất.

NGÀY19-3-1975: TT Thiệu Họp Bàn Kế Hoạch Giữ Đà Nẵng
Vương Hồng Anh
* Cuộc họp mật ngày 19 tháng 3/1975 bàn về số phận 5 tỉnh miền Trung thuộc Quân khu 1.
Sau 2 cuộc họp mật của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Dinh Độc Lập vào các ngày 11 và 13 tháng 3/1975, vào ngày 19 tháng 3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại mở cuộc họp đặc biệt để duyệt xét tình hình Quân khu 1. Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, ngoài các nhân vật đã tham dự hai cuộc họp trước (Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang), còn có Phó Tổng thống Trần Văn Hương tham dự. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1, cũng được gọi về Sài Gòn để dự cuộc họp này.

Theo lệnh của Tổng thống được chuyển đến Tư lệnh Quân đoàn 1 trước đó, Tướng Trưởng trình bày về kế hoạch rút quân của Quân khu 1 tập trung về Đà Nẵng để bảo vệ thành phố trọng yếu này. Theo ghi nhận của Tướng Viên, kế hoạch của Tướng Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách: phương cách thứ nhất sử dụng Quốc lộ 1. Theo đó thì có lực lượng VNCH từ Huế và từ Chu Lai cùng một lúc rút về Đà Nẵng. Phương cách thứ hai: nếu địch cắt Quốc lộ 1 thì sẽ rút quân về tập trung tại ba nơi khác nhau: Huế, Đà Nẵng, Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng, kết thúc cuộc bố trí giữ Đà Nẵng. Như vậy, Đà Nẵng sẽ trở thành ốc đảo trong lòng địch để cố thủ bằng 4 sư đoàn (Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến) và 4 liên đoàn Biệt động quân.
Sáu giờ chiều ngày 19 tháng Ba, Trung tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Khi phi cơ ông vừa hạ cánh, thì ông nhận được báo cáo khẩn cấp của Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, gọi từ bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 ở Huế vào. Tướng Thi báo rằng đại bác 130 ly của địch đang nã vào bản doanh của ông và CQ đang tung đợt tấn công quy mô lớn bằng xe tăng để tìm cách vượt qua vòng đai phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hãn.

* Đại tướng Cao Văn Viên phân tích các quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về vận mệnh VNCH
Trước khi đưa ra những quyết định trong cuộc họp ngày 19 tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã 2 lần họp mật với Hội đồng An ninh Quốc gia để duyệt xét về tình hình tại Cao nguyên và miền Trung. Sau đây là những ghi nhận và phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH về những cuộc họp này.

Theo lời của Đại tướng Viên, một ngày sau khi Cộng quân tổng tấn công vào Ban Mê Thuột, sáng ngày 11 tháng Ba, 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá An ninh của Tổng thống, đến dinh Độc Lập để ăn sáng và họp. Sau khi ăn và uống cà phê xong, các nhân viên phục dịch đi hết, Tổng thống đã lấy ra một tấm bản đồ có tỷ lệ nhỏ của Việt Nam Cộng Hòa và bắt đầu nói đến tình hình quân sự ở mỗi nơi. Sau đó, Tổng thống nói thật rằng “tính ra thực lực của chúng ta thì không thể nào giữ hết nổi lãnh thổ như ý chúng ta được. Vì vậy chúng ta cần phối trí lực lượng lại để phòng thủ những nơi nào đông dân cư mà thôi và tăng cường bảo vệ những nơi nào hiểm yếu.”
Nhắc lại quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại tướng Viên đã ghi lại trong hồi ký như sau: “Kết luận này làm chúng tôi ngạc nhiên vì nói như vậy tức là ông đã cân nhắc rất kỹ lưỡng. Dường như ông chưa muốn công bố quyết định này nên tỏ ý rằng chỉ cho ba chúng tôi tham dự bữa ăn sáng này biết trước. Tổng thống Thiệu đã vạch ra một bản đồ ghi những vị trí quan trọng. Đa số các vị trí này đều nằm quanh Quân khu 3 và 4 cùng với hải phận của hai quân khu này. Chỉ một vài nơi quan trọng mà hiện lúc ấy đang bị Cộng sản chiếm và như vậy Quân đội VNCH phải ra sức tái chiếm lấy bằng mọi giá. Sau cùng, lãnh thổ mà Quân đội VNCH sẽ giữ gồm những nơi vựa lúa, đồn điền cao su, khu kỹ nghệ, v.v. Chính phủ cần giữ những nơi trù phú và đông dân đó. Thêm nữa, ngoài thềm lục địa vừa mới khám phá có dầu, và chính phủ xem đó là những vùng yết hầu bất khả xâm phạm, nơi cần giữ vững nhất là Sài Gòn, các tỉnh phụ cận và vùng châu thổ sông Cửu Long.”
Tổng thống Thiệu đã nói nhiều về kế hoạch tái phối trí vùng địa lý chánh trị, nhưng khi đề cập đến Quân khu 1 và Quân khu 2 thì Tổng thống không còn vẻ khẳng khái. Còn Cao nguyên Trung phần thì Tổng thống vừa nói, vừa dùng tay chỉ vào khu vực Ban Mê Thuột, quan niệm rằng đó là nơi quan trọng hơn Pleiku và Kontum gộp lại vì vị trí kinh tế và dân số. Những tỉnh dọc duyên hải Quân khu 2 cũng quan trọng không kém vì các tỉnh này có thềm lục địa nhiều tiềm năng khai thác. Còn đối với Quân khu 1 thì ông chủ trương giữ vững những gì giữ được. Tại đây, Tổng thống phác họa một kế hoạch nhiều giai đoạn đánh dấu bằng đường ranh cắt bỏ dần để rút xuống phía Nam. Tổng thống nói: “Nếu chúng ta đủ sức, thì sẽ giữ đến Huế hay Đà Nẵng. Nếu không thì rút về và giữ từ Chu Lai hoặc từ Tuy Hòa trở vào.” Tổng thống nhấn mệnh: “Làm như vậy chúng ta mới tái phối trí được khả năng mình, giữ vững được các yếu điểm của lãnh thổ một cách hữu hiệu và mới có cơ may phát triển đất nước giàu mạnh được.” Cứ như vậy, Tổng thống Thiệu nói hết ý định của mình, và cũng kể như quyết định quan trọng. Thế nhưng dụng ý của toàn bộ kế hoạch thì chưa rõ, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều vấn đề, nhất là về phương diện quân sự.

Với tư cách một Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Viên cảm thấy có bổn phận phải lên tiếng. Sau đây là ý kiến của Đại tướng Viên: “Tôi (Đại tướng Viên) nói rằng khi tái phối trí thì quả thật có hiệu quả phòng thủ tuy hệ quả của nó không thể tránh khỏi, và tôi cũng đã từng nghĩ đến tình trạng này từ lâu. Tuy nhiên tôi chưa nói ra vì chưa phải lúc. Trước hết, tái phối trí là trái với chủ trương duy trì chính sách Quốc gia, và thứ hai tôi đưa ra đề nghị đó thì có thể bị nghĩ là có óc chủ bại. Duy có điều tôi nhấn mệnh đến một sự tái phối trí lúc này đã quá trễ và không chắc thành công được. Ngoài ra tôi không cho rằng quyết định này của Tổng thống sẽ loại trừ được bất cứ chỉ trích không có lợi nào. Dù sao, với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, Tổng thống có toàn quyền và trách nhiệm để đưa ra mọi quyết định ứng phó với cuộc chiến. Chắc ông đã nắm vững những gì ông đang làm chứ.”
Nhận xét về quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại tướng Viên phân tích: “
Cho dù quyết định này có đi sai chính sách Quốc gia hiện hành đến cách mấy, bản thân quyết định đó vẫn hợp lý mà một nhà lãnh đạo có thể làm được. Đã hai năm kể từ ngày Hiệp định Ba Lê được ký kết, tình hình cứ suy sụp đến mức báo động. Chỉ có thể phê bình Tổng thống là ở điểm tại sao ông đợi lâu đến như vậy mới đưa ra quyết định. Trong cuộc họp, ông không hề giải thích hay có hướng dẫn nào về những bước cần thiết khi ông quyết định như vậy. Dường như quyết định do thực tế bên ngoài đưa tới.”
Cũng theo lời Đại tướng Viên, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, ngày 13 tháng 3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chủ tọa một cuộc họp tại Dinh Độc Lập để duyệt xét kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu 1. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1, được gọi về Sài Gòn để tham dự cuộc họp này.Trong buổi họp, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phân tích tình hình chung của đất nước, nêu ra những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải khi thiếu nguồn quân viện. Tổng thống không hy vọng Không quân Hoa Kỳ sẽ can thiệp trong trường hợp Việt Nam Cộng Hòa bị tổng tấn công. Tổng thống nhấn mệnh rằng trước tình hình như vậy thì chỉ còn một cách duy nhất là thay đổi chiến lược để giữ vững những nơi hiểm yếu có nhiều tài nguyên quốc gia. Tại Quân khu 1, khu vực trù phú cần phải giữ là Đà Nẵng. Chi tiết mà Đại tướng Viên nêu ra khác với lời kể của Trung tướng Trưởng với báo chí (sau 1975) như sau: trong cuộc họp ngày 13/3/1975, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Trưởng rút toàn bộ Quân đoàn 1 khỏi Quân khu 1 và rút về Phú Yên, VNCH thu gọn từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Đại tướng Viên cho biết: sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống,Trung tướng Trưởng trở về Đà Nẵng ngay trong ngày. Suốt trong 6 ngày tiếp theo, dù tình hình Quân khu 1 trở nên rất đáng ngại, thế nhưng Trung tướng Trưởng vẫn muốn giữ Huế và một số vị trí trọng yếu tại Quân khu 1. Sau khi suy nghĩ và phân tích tình hình, Tướng Trưởng đã gọi điện thoại theo đường dây đặc biệt trình bày ý kiến với Đại tướngViên nhờ xin với Tổng thống cho ông được tận dụng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Cuối cùng Tổng Thống chấp thuận. Được sự đồng ý của Tổng thống, Trung tướng Trưởng bay ra Huế họp với Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn, về kế hoạch phòng thủ Huế. Tướng Trưởng ra lệnh phải giữ Huế thật vững. Thế nhưng chiều hôm đó, khi trở lại Đà Nẵng, Tướng Trưởng nhận được mật lệnh do Đại tướng Viên ký thừa lệnh Tổng thống là phải bỏ Huế.
NGÀY 23-3-1975: Quốc Lộ 1 Đoạn Huế-Đà Nẵng Bị Cắt Đứt
Vương Hồng Anh

* Cộng quân cắt đứt Quốc lộ 1, đoạn đường từ Huế đi Đà Nẵng.

Ngày 23 tháng 3/1975, tình hình tại chiến trường Thừa Thiên trở nên nghiêm trọng sau những trận tấn công của Cộng quân trong 2 ngày 21 và 22 trên Quốc lộ 1, đoạn đường Huế-Đà Nẵng đi ngang địa phận Quận Phú Lộc, quận ở cực Nam Thừa Thiên, gồm những xã có địahình dọc theo Quốc lộ 1. Kịch chiến đã diễn ra giữa Cộng quân và Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 Bộ binh được tăng cường Liên đoàn 15 Biệt động quân. Khi trận chiến vừa xảy ra, lực lượng Bộ binh và Biệt động quân nỗ lực giải tỏa áp lực của địch quân. Với sự yểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân VNCH, các đơn vị Cộng quân bị đẩy lùi ra khỏi một số vị trí trong một thời gian ngắn, sau đó Cộng quân lại tăng cường lực lượng và tổ chức các đợt tấn công cường tập vào vị trí của Trung đoàn 1 Bộ binh và Liên đoàn 15 Biệt động quân.. Đến 2 giờ chiều, Liên đoàn 15 Biệt động quân và Trung đoàn 1 Bộ binh đã phải rút lui để bảo toàn lực lượng.

Ngày 23 tháng 3/1975, Sư đoàn 1 Bộ binh điều động lực lượng phản công nhưng Cộng quân đã lập các chốt chận tại Đá Bạc, và bám giữ các vị trí trọng yếu trên Quốc lộ 1, để cắt đứt trục lộ vận chuyển của các đơn vị VNCH từ Huế vào Đà Nẵng.
Cũng trong ngày 23 tháng 3/1975, CQ đã pháo kích vào một số vị trí trong thành phố Huế và vòng đai phụ cận. Các đợt pháo kích tiếp diễn suốt ngày nhưng không có hiệu quả, các quả pháo không rơi trúng vào các vị trí quân sự. Tuy nhiên, tinh thần dân chúng càng hốt hoảng hơn và thành phố Huế bắt đầu hỗn loạn.
* Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng duyệt xét tình hình Huế
Trong ngày 23/3/1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, trước tình hình chiến sự diễn biến bất ngờ, và Quốc lộ 1 không thể khai thông được, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 cho lệnh rút lực lượng VNCH tại chiến trường Thừa Thiên về lập phòng tuyến tạm thời tại Huế. Cũng trong ngày này, tàu Hải quân được tăng cường để đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ vào Đà Nẵng.
Chiều 23 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quânđoàn 1, gọi Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, vào Đà Nẳng để duyệt xét lại tình hình phòng thủ Huế. Tướng Điềm đã báo cho Trung tướng Trưởng biết là Sư đoàn 1 Bộ binh đang đối đầu với 3 sư đoàn chủ lực và 1 sư đoàn pháo của Cộng quân.

*Từ phòng tuyến Thạch Hãn đến phòng tuyến Huế.
Như đã trình bày, suốt đêm 19 và rạng sáng ngày 20 tháng 3/1975, tất cả lực lượng phòng thủ dọc theo bờ nam sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) kể cả Liên đoàn Địa phương quân, 1 tiểu đoàn Biệt độn quân và vài chi đoàn Thiết giáp đã rút về phòng ngự phía Nam sông Mỹ Chánh. Về phòng tuyến Thạch Hãn, trong hơn hai năm, kể từ khi có Hiệp định ngưng bắn Paris ký ngày 27/1/1973, sông Thạch Hãn được xem như là “ranh giới” của lực lượng quân sự hai bên. Tại đây, có trạm hoạt động của Ủy hội Quốc tế và là nơi được chọn để trao đổi tù binh.
Trước khi Cộng quân tấn công phòng tuyến Thạch Hãn, vào 6 giờ chiều ngày 19/3/1975, Trung tướng Trưởng từ Sài Gòn trở lại Đà Nẵng sau cuộc họp tại Dinh Độc Lập. Khi phi cơ chở ông vừa hạ cánh, thì ông nhận được báo cáo khẩn cấp của Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, gọi từ Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 ở Huế vào. Trung tướng Thi báo rằng đại bác 130 ly của địch đang pháo kích vào bản doanh của ông và CQ đang tung đợt tấn công quy mô lớn bằng xe tăng để tìm cách vượt qua vòng đai phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hãn. Nhận được khẩn báo của Trung tướng Thi, Trung tướng Trưởng liền báo cáo cho Đại tướng Viên và yêu cầu cho Quân đoàn 1 được giữ lại Lữ đoàn 1 Dù, đang có mặt tại Đà Nẵng chuẩn bị về Sài Gòn. Đại tướng Viên báo lại cho Tổng thống Thiệu. Là Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực VNCH, Tổng thống Thiệu chấp thuận yêu cầu này với điều kiện: Lữ đoàn Dù được ở lại nhưng Quân đoàn 1 không được sử dụng để tung vào chiến trận. Theo phân tích của Đại tướng Viên, thì khi quyết định cho Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ở lại Đà Nẵng, Tổng thống Thiệu muốn tạo niềm tin cho dân chúng và giữ vững tinh thần chiến đấu của các đơn vị khác.(Trong phiên họp tại Dinh Độc Lập vào ngày 13/3/1975, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Trung tướng Trưởng phải bỏ Huế. Trước đó vào ngày 12/3/1975, theo kế hoạch mới của Trung tướng Trưởng, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đang hoạt động tại phía Đông Quảng Trị sẽ thay Sư đoànNhảy Dù làm lực lượng phản ứng cấp thời tại Vùng 1. Liên đoàn 14 Biệt động quân được điều động ra Quảng Trị chuẩn bị thay dần Thủy quân Lục chiến).

Sáng ngày 20 tháng 3/1975, Trung tướng Trưởng bay ra Bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh, thị trấn ở phía Nam tỉnh Quảng Trị, khoảng 8 km. Tại đây Trung tướng Trưởng đã gặp các chỉ huy của các đơn vị trong khu vực, cùng họ duyệt lại tình hình và bàn kế hoạch phòng thủ Hue, theo quân lệnh mới nhất của Tổng thống Thiệu là phải phòng thủ Huế với bất cứ giá nào, khác với chỉ thị trước đó một ngày là phải bỏ Huế.
Trước ngày 21//3/1975, tình hình tại khu vực phía Nam sông Mỹ Chánh và khu vực phụ cận Huế chưa đến nổi quá xấu. Các đơn vị chủ lực quân và diện địa vẫn còn nguyên vẹn, kỷ luật nghiêm minh và tinh thần chiến đấu cao. Việc mất Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng. Dù sao thì dân chúng đã bỏ đi trước đó do đó không gây trở ngại cho các đơn vị khi giao tranh với Cộng quân. Hơn nữa với 1 Lữ đoàn Thủy quân lục ứng chiến tại phía Nam sông Mỹ Chánh và 2 Lữ đoàn Thủy quân lục chiến đang là lực lượng tổng trừ bị tại Đà Nẵng thì Quân khu 1 vẫn có các lực lượng nòng cốt để tăng viện khi chiến trường sôi động. Sau buổi họp, các cấp chỉ huy đều bày tỏ sự quyết tâm giữ vững Huế.
Trên đường trở về Đà Nẵng, Tướng Trưởng đã ghé vào bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 1 tại Mang Cá, Huế. Sau đó, ông cùng Tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, đi một vòng thanh tra các hệ thống phòng thủ trong thành phố Huế. Tinh thần tướng Trưởng lúc đó rất phấn chấn vì sự bố phòng bảo vệ Huế rất vững vàng. Đến 1 giờ 30 trưa, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn và được đài Huế tiếp vận. Ông hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng trong thành phố Huế, rằng quân đội VNCH sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Sự việc Tổng thống Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh là điều mà theo Tướng Trưởng nghĩ, tuy muộn màng, nhưng cũng rất cần thiết.
Đặt chân xuống Đà Nẵng vào chiều tối, Trung tướng Ngô Quang Trưởng nhận được một công điện ghi “Mật”. Đây là lệnh của Tổng thống VNCH do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển đến. Theo phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, thì ngược với những gì đã tuyên bố trên Đài phát thanh, nay Tổng thống cho vị Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 được “tự do hành động”. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ Huế, Đà Nẵng, Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 tuỳ nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.
NGÀY 25-3-1975: Lực Lượng Quân Khu 1 Rút Khỏi Huế
Vương Hồng Anh
* Diễn tiến về kế hoạch rút quân khỏi Huế ngày 25 tháng 3/1975.
Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, vào ngày 25 tháng 3/1975, tất cả các lực lượng của Quân đoàn 1/Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phiá Bắc thành phố Huế và phiá Nam Chu Lai. Nhận định về cuộc rút quân của Quân đoàn 1/Quân khu 1, Đại tướng Viên ghi nhận rằng “hành trình cuộc rút về ba địa điểm này vô cùng gian khổ và đắt giá. Phần lớn binh sĩ đều rã rời. Đã bao lâu nay, họ chiến đấu hết trận này đến trận khác, hết năm này đến năm khác, nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy nản lòng bằng giờ phút ấy. Hy vọng có bàn tay nào đó giúp đỡ để họ đánh chiếm lại những vùng đất bị lọt vào tay địch, để đủ sức đương cự với kẻ thù nay đã tan biến như chuyện đời xưa.”
Cũng theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, trong giờ phút nản lòng đó, thì một bức điện khác cũng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi đi cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 , trong đó, Tổng thống chỉ thị lực lượng tại 3 nơi tập trung này phải rút về Đà Nẵng để tổ chức phòng thủ bảo vệ thành phố trọng yếu này. Nhận được chỉ thị của Tổng thống, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 ra lệnh cho Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị khác tại Huế phải rút về Đà Nẵng. Cùng lúc, Trung tướng Trưởng cho Sư đoàn 22 Bộ binh cùng với lực lượng Tiểu khu Quảng Ngãi, rút về đảo Ré, nằm ngoài khơi cách Chu Lai chừng 20 dặm.

Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh phòng ngự ở phía Bắc và khu vực cận sơn ở phía Đông thành phố Huế đã được lệnh rời bỏ phòng tuyến và chuyển quân về gần Huế để cùng với Bộ Tư lệnh và các đơn vị yểm trợ rút quânkhỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binhvà Biệt động quân đang án ngữ phòng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải quân vào đón.
Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 doTrung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu để chở tất cả các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân và lực lượng quân sự của hai tiểu khuThừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ chỉ huy Quân vận Quân khu1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu, Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.
* Những biến cố xảy ra trong hành trình rút quân.
Theo ghi nhận của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục chiến, do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩnbị nên kế hoạch rút quân đã không thể thực hiện đúng theo thờibiểu. Cũng theo lời Thiếu tướng Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và thành phố Huế thì Thủy quân Lục chiến có Lữ đoàn 369 đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 tiểu đoàn đang phòng thủ tại phòng tuyến An Lỗ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 17 km, tiểu đoàn thứ ba đang phòng thủ ở phía Bắc quận Hương Điền và ở phía Nam của sông Mỹ Chánh.

Trước tình hình đó, nhiều đơn vị đã tự tìm ra cách rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị Thủy quân Lục chiến rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đã bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại đội Thủy quân Lục chiến và bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 do Đại tá Lương, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng.Trên đường đi, đoàn quân đã được LCU và tàu Hải quân vào đón.Trong khi đang đứng trên bờ để điều động quân sĩ lội ra tàu ơ ûngoài biển, Đại tá Lương đã bị thương ở chân.
Một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kiasông đã bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt qua sông nhưng đã bị tử thương do đạn Cộng quân bắn sang. Theo ước tính của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, thì chỉ có một số nhỏ chiến binh Thủy Quân vào đến Đà Nẵng, số đông còn lại bị tử thương vì trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đã lập thành từng phân đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.
Về cuộc chuyển quân bằng hải vận, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết: trong ngày rút quân, biển động mạnh nên tàu Hãi quân đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao qua được. Cũng vào thời gian đó, Cộng quân biết có cuộc chuyển quân nên bắt đầu tập trung hỏa lực pháo binh bắn dồn dập vào các vị trí ẩn quân tại cửa Tư Hiền cùng tại nhiều điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phươngQuân đoàn 1 từ Mang Cá chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng. Nhận định tổng quát về cuộc rút quân khỏi Huế, Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong cuộc hành trình triệt thoái này, thì “kỷ luật không còn duy trì nổi. Do đó, chỉ có 1/3 số quân nhân về đến Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà Nẵng, thì họ tự động bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình và thân nhân. Chỉ còn Thủy quân Lục chiến là giữ được trọn vẹn tình hình.”
Về đoàn quân của Sư đoàn 1 bộ binh, các tiểu đoàn của các Trung đoàn1,3, 51 và 54 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháobinh, cũng lâm vào tình cảnh như Lữ đoàn 369 TQLC. Một số được tàu Hải quân chở, một số khác mở đường máu ven theo quốc lộ 1 và hoặc ven theo biển phần lớn đã hy sinh ngay trên đường rút quân

* Sư đoàn 1 Bộ Binh vĩnh biệt chiến trường Quảng Trị-Thưà Thiên.
Trở lại với tình hình Sư đoàn 1 Bộ binh, một trung tá trưởng phòng của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (không muốn nêu tên) đã kể lại diễn tiến những giờ phút cuối tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ở trong căn cứ Giạ Lê. Vị trung tá này nói ông không thể nào quên được buổi họp cuối cùng để nghe Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, phổ biến lệnh rút quân. Từ vị tư lệnh phó, tham mưu trưởng cho các sĩ quan trưởng phòng, trưởng ban tham mưu như chết lặng khi nghe Thiếu tướng Điềm nói: Sư đoàn 1 Bộ binh có lệnh phải rút khỏi Huế. Và chỉ gần một giờ sau, cảnh tượng đó cũng đã diễn ra tại các bộ chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, Thiếtđoàn Kỵ binh và các tiểu đoàn yểm trợ.

Là một đại đơn vị đầu lòng của Quân lực VNCH, thành lập ngày 1 tháng 1/1955 trên sự qui hợp 3 Liên đoàn chiến thuật lưu động, Sư đoàn 1 Bộ Binh với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn 1 Dã chiến rồi đổithành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959, trong hơn 20 năm từ ngày thành lập cho đến ngày được lệnh rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên,Sư đoàn 1 Bộ binh là Sư đoàn Bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân thuộc Sư đoàn được mang giây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20 năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn.
NGÀY 26-3-1975: Mỹ Cử Đặc Sứ Đến SG Quan Sát Tình Hình
Vương Hồng Anh
*Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân, Đặc sứ của Chính phủ Mỹ, đến Sài Gòn họp bàn tình hình chiến sự
Ngày 26 tháng 3/1975, sau khi lực lượng VNCH triệt thoái khỏi Kontum, Pleiku, Phú Bổn (Quân khu 2), các sư đoàn chủ lực của CSBV gây áp lực nặng quanh vòng đai Đà Nẵng, các quận phía Tây tỉnh Quảng Nam, và các tỉnh duyên hải của Quân khu 2 (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Cũng trong ngày này, chính phủ Hoa Kỳ đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm hiểu tình hình. Đại tướng Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).

Trước khi Đại tướng Weyand đến Việt Nam, vào cuối tháng 2/1975, ông Eric Von Marbod, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, đã đến Việt Nam. Lúc đó, CSBV chưa khởi động cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột. Trong thời gian viếng thăm VN, ông Marbod đã gặp và trao đổi ý kiến với Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, về tình hình chiến sự. Trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Đại tướng Cao Văn Viên đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand.
* Các cuộc tiếp xúc giữa Đại tướng Weyand và Đại tướng Viên.
Trong thời gian Đại tướng Weyand thăm Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH đã không có buổi thuyết trình chính thức nào dành cho Đaị tướng Weyand, nhưng giữa Đại tướng Weyand và Đại tướng Viên đã có những cuộc tiếp xúc bàn luận về tình hình và trao đổi ý kiến về tình hình chiến cuộc. Trong các lần tiếp xúc, Đại tướng Cao Văn Viên đã cho Đại tướng Weyand biết những khó khăn mà Quân lực VNCH đang gặp phải và chỉ yêu cầu một điều duy nhất: Xin Không quân Hoa Kỳ sử dụng B-52 để đánh vào những nơi tập trung quân và các căn cứ lộ thiên mà Cộng quân vừa thiết lập. Tướng Viên nói rằng nếu có được B-52 thì sự tự tin và tinh thần chiến đấu của quân sĩ sẽ được phục hồi nhanh chóng.
Trước yêu cầu của Đaị tướng Cao Văn Viên, tướng Weyand giải thích cho vị Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH biết là “bất cứ hình thức can thiệp mới nào của Mỹ tại Việt Mam cũng đều phải được sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ”, do đó yêu cầu của Đại tướng Cao Văn Viên rất ít hy vọng được chấp thuận.

* Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Weyand
Phái đoàn của Đại tướng Weyand sau đó cùng với Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm chính thức Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập. Trong khi trao đổi ý kiến với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phái đoàn Hoa Kỳ đưa ra các điểm chính sau đây:
-Chính phủ VNCH nên giải thích cho dân chúng biết tình hình để người dân không còn lo sợ bởi những tin đồn thất thiệt do địch cố tình tung ra. Các nhà lãnh đạo VNCH nên xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình cho dân chúng biết mặt.
-Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH cần được trao thêm nhiều quyền hạn hơn trước.
-Quân lực VNCH nên tìm một chiến thắng, dù thật nhỏ, để tạo điều kiện cho Chính phủ Hoa Kỳ xin Quốc hội duyệt thêm 300 triệu đô quân viện bổ sung. Theo nhận xét của Đại tướng Weyand, Sư đoàn 5 CSBV tại vùng Mũi Két là một mục tiêu tốt để Quân lực VNCH tạo một chiến thắng “thật ngoạn mục”.
-Vấn đề di tản dân tị nạn nên được giải quyết sớm. Nhất là phải chú tâm đến các thân nhân gia đình binh sĩ. Thành phần này cần sớm được đưa ra khỏi vùng nào có nguy cơ sẽ xảy ra chiến trận.

Tất cả những vấn đề liên quan chính phủ và dân chúng đều được thảo luận giữa Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn Hoa Kỳ. Theo lời kể của Đaị tướng Cao Văn Viên, vấn đề cho Bộ Tổng tham mưu có thêm quyền hạn không được bàn đến nữa vì đây là một vấn đề rất tế nhị và chỉ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mới làm được điều đó nếu ông muốn.
Về đề nghị Quân lực VNCH phải tạo một chiến thắng, Đại tướng Cao Văn Viên hoàn toàn đồng ý nhưng ông nhận định rằng muốn làm cũng không làm được vì Bộ Tổng Tham mưu không còn lực lượng nào trong tay để tiêu diệt sư đoàn 5 CSBV, trong tình hình này, phải chờ một cơ hội thuận tiện mới có thể làm được.
Trong cuộc họp, Đaị tướng Cao Văn Viên nhắc lại yêu cầu của ông là xin Không quân Hoa Kỳ sử dụng B-52 oanh tạc các nơi địch tập trung quân. Theo Đại tướng Viên, chỉ bằng cách đó mới có hiệu quả, mới làm cho tinh thần quân dân Việt Nam lên cao được. Tướng Viên cũng đã trình bày cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn Hoa Kỳ những nỗ lực của bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH trong hoàn cảnh không được sự yểm trợ hỏa lực của B-52. Suốt trong vài tháng cuối của cuộc chiến, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH đã chỉ thị cho Không quân dùng phi cơ C-130 vận tải để thi hành nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật, tăng cường hỏa lực.
Khi được sử dụng để thi hành nhiệm vụ chiến thuật, mỗi C-130 mang theo tám bánh thùng dùng đựng JP-4 chứa đầy dầu phế thải. Phi cơ bay trên độ cao từ 15 đến 20 ngàn feet. Mỗi lần phi cơ bay qua và bom nổ, binh sĩ dưới đất lấy làm vui mừng. Được hướng dẫn bằng vô tuyến từ dưới đất nên rất chính xác, mỗi đợt thả chỉ cách nhau 150 đến 450 mét.
Mỗi C-130 có thể chở đến 8 bành bom loại thùng GP 81-82 (tương đương với 250-500 cân anh) hay ba bành loại GP-117 (tương đương với 750 cân Anh. Binh sĩ đặt tên cho các phi vụ này là “tiểu B-52″ hay B-52 Việt Nam. Lần đầu tiên khi loại bom này được thả tại Tây Ninh, dân chúng tưởng đó là B-52 của Mỹ thả. Vậy là tin đồn Không quân Mỹ can thiệp yểm trợ Quân lực VNCH đã được loan đi thật nhanh.
Về việc di tản thân nhân gia đình binh sĩ rời những nơi có chiến trận, Đại tướng Viên cho rằng việc làm này thường có tác dụng ngược. Tướng Viên nêu ra nhận xét: nếu không có thân nhân tại đó, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sẽ giảm sút. Vị Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH nhắc đến một số kinh nghiệm trong quá khứ, nhất là kinh nghiệm của trận Mậu Thân 1968 và tại các tiền đồn xa xôi, vợ con binh sĩ là những người giúp tải đạn, tải thương và thậm chí sử dụng cả đại liên rất hữu hiệu.
Những đề nghị của Đại tướng Viên được phái đoàn Hoa Kỳ ghi nhận, và khi Đại tướng Weyand rời Việt Nam thì Cộng quân đang bao vây phòng tuyến Phan Rang và tấn công vào mặt trận Long Khánh. Trong tình hình chiến sự sôi động, nhiều giới chức của VNCH hy vọng ở sự can thiệp của Không quân Hoa Kỳ để chận đứng cuộc tấn công lớn của Cộng quân, dù biết rằng đó là một hy vọng vô cùng mong manh.
Xem tiếp : Phần 2
Phần 3 
https://ongvove.wordpress.com/2010/04/29/nh%E1%BB%AFng-ngay-cu%E1%BB%91i-vnch-1/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire