Đọc bài thơ TÔI CHẾT RỒI XIN HÃY ĐỂ TÔI YÊN của nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết thay tâm sự của bà Nguyễn Thị Thứ:
“Cách quê tôi không
xa, có một bà mẹ, cụ Nguyễn Thị Thứ, được phong danh hiệu “Bà Mẹ anh
hùng” vì có đến 9 người con trai là liệt sĩ. Ngôn ngữ Việt Nam dù phong
phú bao nhiêu cũng chẳng thể nào tả được nỗi đau trong lòng cụ khi nửa
đêm thức dậy nhìn lên bàn thờ dựng 9 tấm ảnh của những đứa con trai mà
cụ đã từng mang nặng đẻ đau. Tại ai? Tây? Mỹ? Quân đội miền Nam? Đảng
Cộng sản? Hay tại những đứa con (chắc chắn trong đó có một số người bất
hiếu) của cụ? Nhưng dù tại ai thì họ cũng đã ra đi và chỉ có nỗi đau là ở
lại. Mỗi khi đọc tin về cụ tôi lại nghĩ đến nỗi đau, không phải chỉ vì
cụ có 9 người con chết, mà đau hơn khi mỗi ngày, mỗi tháng trong phần
đời còn lại, như một “bà mẹ anh hùng” cụ phải hãnh diện, phải tiếp tục
cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.”
Tôi đã chết rồi trong đất mẹ yên nằm
Xin đừng bêu đầu tôi trên đá biếc
Đừng bắt tôi làm anh hùng khi đã chết
Anh hùng nằm trong mộ lại hi sinh
Xin đừng bêu đầu tôi trên đá biếc
Đừng bắt tôi làm anh hùng khi đã chết
Anh hùng nằm trong mộ lại hi sinh
Gần tròn 10 năm trước trên talawas tôi cũng đã viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:
Mẹ Nguyễn Thị Thứ với 9 ngọn nến tưởng niệm 9 người con liệt sỹ
Xây
những hình tượng đồ sộ như thế cho thấy lãnh đạo đảng CSVN đang cố gắng
tuyệt vọng để vực dậy những xác chết, những tên tuổi và đồng nghĩa họ
với các anh hùng dân tộc thật sự khác. Bà Nguyễn Thị Thứ là một bà mẹ
đáng thương, bạc phước nhưng không đại diện cho hình ảnh bà mẹ Việt Nam
anh hùng dân tộc. Bà chỉ là một trong nhiều sản phẩm tuyên truyền của
CS.
Tương
tự, tượng đài của những những lãnh đạo CS đã chết, từ chết trẻ như Lý
Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, chết già như Hồ Chí Minh, Tôn
Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, chết trong chiến tranh
như Nguyễn Chí Thanh v.v.. chỉ là đảng viên CS, không có liên hệ một
chút gì đến lịch sử Việt Nam.
Có
người sẽ phản biện rằng, họ là người CS nhưng đồng thời là người yêu
nước, ít ra cũng có công “đánh Pháp”. Không. Những người kể trên là đảng
viên CS, đã sống và chết như những người CS. Mục tiêu CS hóa Việt Nam
là canh bạc của đời họ. Bằng chứng rõ ràng. Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự
Trọng và nhiều đảng viên CS khác khi bước lên máy chém đều hô lớn “Đảng
cộng sản Đông Dương muôn năm”.
Mười ba đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài, hiên ngang hô lớn “Việt Nam vạn tuế” hay “Việt Nam muôn năm” tại Yên Bái sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.
Một
người sắp chết thường nghĩ về cội nguồn. Đó là cha mẹ, quê hương, dân
tộc, tổ quốc. Người CS chỉ biết nghĩ về đảng vì đảng là cội nguồn của
họ.
Như
tôi đã có dịp phân tích trước đây, đó cũng là điểm khác biệt chính giữa
các đảng cách mạng thật sự chiến đấu vì tự do, độc lập của dân tộc và
đảng CSVN. Với những người yêu nước chân chính, đảng cách mạng chỉ là
chiếc ghe để đưa dân tộc Việt Nam qua bờ tự do độc lập trong khi với
đảng Cộng sản chiếc ghe lại chính là dân tộc.
Khi
đất nước tự do, những bức tượng đài mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết “Bức
tượng đá xấu xí tột độ này phản ánh phong cách tuyên truyền huyênh
hoang, kiêu ngạo, dương dương tự đắc của người cộng sản” như thế này,
phải bị hạ xuống. Xây cho cao, cho lớn chỉ là khổ công các thế hệ tương
lai. Bởi vì, gia tài CS trong xã hội Việt Nam dân chủ là gia tài không
ai muốn nhận.
Trần Trung Đạo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire