Dù 40 năm trôi, làn hương đêm Saigon ngày nào vẫn còn ngây ngất mãi
Những ai từng nghe những cuốn băng nhạc Shotguns, Thanh Thúy trước 75, có lẽ hầu hết vẫn chưa quên được tiếng hát Dạ Hương. Sau biến cố 30/4, mặc dù không còn xuất hiện trên các đài truyền hình hay phát tiếng trên truyền thanh, nhưng nhiều người vẫn còn nhớ đến giọng ca này. Trên mạng internet ngày nay khi nói đến chị, có người đã khen: “Dạ Hương, giọng hát tuyệt vời không hề thua kém những ca sĩ cùng thời như Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Phương Dung, Thanh Tuyền..”, hoặc một kẻ khác góp ý: “Có người xếp tiếng hát Dạ Hương vào nhóm những nữ ca sĩ “bolero” . Đây là một bất công lớn.
Tiếng hát của cô thiên về chất mộc, đượm một nỗi buồn đằm thắm. Hãy lắng nghe, bạn sẽ cảm được chiều sâu của tiếng hát Dạ Hương. Không ai hát hay hơn cô những bản như Gởi người giới tuyến, Mùa xuân đầu tiên, Giã từ đêm mưa”.. và riêng với nhạc sĩ Ngọc Chánh, linh hồn của ban nhạc Shotguns tuần qua đã tâm sự với người viết: “Dạ Hương hát rất hay, chỉ tiếc lúc ấy chưa được nổi tiếng. Ngày đó, có 2 ca sĩ mà Anh đang chuẩn bị thật kỹ để giới thiệu, đó là Dạ Hương và Hương Lan nhưng biến cố 75 trờ đến, đất nước thời ly loạn, mọi sự đều theo vận nước ly tán nổi trôi, ai còn ai mất, ai thành ai bại.. đều theo vận nước”.
Tết Bính Tý 96, nhạc sĩ Ngọc Chánh, ca sĩ Thanh Thúy và trên 50 nghệ sĩ VN tại Cali cùng chung lưng góp sức tổ chức một đêm ca nhạc tối ngày 1 tháng 2 năm 1996 tại vũ trường Ritz, số tiền lời thu được khoảng 22 ngàn đồng. Năm đó, tôi được cử là người đại diện đem số tiền này về giao tận tay cho gia đình 75 ca nhạc sĩ sáng tác, hoạt động trước 75, và trong danh sách này, có tên: Ca Sĩ Dạ Hương. Chuyến trở về lần đó, tôi mang kè kè trong người một số tiền lớn, may mà có thêm Jimmii JC Nguyễn và chắc chắn có sự che chở của Thượng Đế, cho nên mọi khó khăn khi ập đến đều được giải quyết nhẹ nhàng. Lúc kiếm nhà Dạ Hương để giao quà, cái địa chỉ nơi chị ở vùng Quận Tư Khánh Hội vòng vo rất khó tìm. Khi gọi điện thoại, chị hẹn ngày mai sẽ đến khách sạn Hương Việt nơi tôi đang cư trú để thăm và nhận quà luôn thể. Hôm sau, chị đi cùng với chồng và đứa con trai kháu khỉnh ước chừng 6, 7 tuổi, sau này tôi mới biết đó là cháu thứ nhì tên Hồ Hoàng Thái Quyền. Hai chị em lần đầu gặp nhau, mà đã cảm tình thương quý như tự kiếp nào. Tôi trao chị tận tay số tiền của các anh chị Ngọc Chánh, Thanh Thúy, Mai (Cường), Phương Hồng Quế như lời đã hứa. Dạ Hương nhận bao thư, bàn tay run rẩy và lệ thì chan hòa trên mặt. Tôi vẫn còn nhớ như in, khuôn mặt chị hôm đó vẫn rất xinh nhưng không che dấu được nét xanh xao tiều tụy. Đôi mặt trũng sâu có lẽ vì nhiều tháng ngày mất ngủ, sau này tôi mới rõ, lúc ấy chị đã vướng vào cơn bịnh ung thư di căn khiến người luôn đau đớn, khó ăn và không ngủ được. Cầm chặt tay tôi, Dạ Hương cứ hỏi: “Chị Mai giờ ra sao? Phương Hồng Quế bao giờ về lại thăm nhà? Sức khỏe anh Ngọc Chánh, chị Tư Thanh Thúy tốt hả em?”.. Thằng bé con trong bộ đồ sạch sẽ thấy mẹ đứng khóc chẳng hiều gì cả chỉ biết lấy hai tay ôm chặt đôi chân của mẹ. Ông chồng hiền khô đứng xa xa giữ xe để cho hai chị em tha hồ tâm sự.
Trước khi anh chị và cháu bé ra về, tôi mời 2 người bốn ngày nữa ghé lại Hotel này tham dự buổi ăn uống họp mặt tất cả những ca nhạc sĩ Saigon thời trước. Chị nói sẽ đến, nhưng có lẽ ngại ngùng chốn đông người, hôm ấy chị nhờ ông chồng tới sớm 2 tiếng, báo cho tôi biết là chị không khỏe và tặng tôi một gói bánh da lợn do anh chị tự tay làm. Đây cũng là một công việc hàng ngày, chị làm bánh, anh đem giao.. để gia đình kiếm sống qua ngày. Tôi dự định trước khi về lại Mỹ sẽ liên lạc lại với chị, nhưng thời gian quá eo hẹp, vả lại còn nhiều nhạc sĩ ở xa như Giao Tiên từ Cam Ranh đang chạy vào, Trần Quang Lộc ở Vũng Tầu chưa ghé.. dự định hai chị em sẽ gặp lại nhau đành gác lại. Lần hội ngộ đầu tiên ấy cũng là buổi cuối cùng gặp gỡ
Bẵng đi từ đó đến nay, cũng đã hơn 19 năm dài. Cách đây 2 tháng, bất ngờ nghe lại tiếng hát Dạ Hương trong một cuốn băng xưa của Shotguns, tôi chợt nhớ vô cùng đến đôi mắt trũng sâu mang nét buồn muôn thuở của chị hôm nào. Thế là ngồi dậy bật máy, vào mạng You Tube đánh lên hai chữ Dạ Hương, và rồi một lô địa chỉ dìu tôi vào những trang ca nhạc có những bài chị hát, tuy nhiên tôi để ý thấy có một trang để người xem ghi những ý kiến phê bình, có một giòng chữ trong bài khiến tôi lưu tâm, đại khái là: Chị ruột tôi là ca sĩ Dạ Hương.. Dựa trên địa chỉ mạng, tôi đã liên lạc được với cậu em trai út của chị, đó là Nguyễn Thanh Hải. Tôi nói với Hải: “Từ lâu tôi muốn làm một số báo chủ đề về ca sĩ Dạ Hương, chỉ tiếc là những thông tin về chị hiếm hoi quá, trên mạng và trong sách vở hầu như không có, lần này gặp Hải rồi, mong Hải tiếp tay”. Hải hứa và chỉ trong 5 tuần, cùng với sự góp sức của Hải Triều & Thanh Tuyền và vài tình thân nữa, tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 40 tuần này đã mang đến cho những người yêu giọng ca Dạ Hương một lưu niệm vô giá. Số báo lại càng ý nghĩa hơn khi phát hành đúng ngày giỗ năm thứ 6 của chị.
Mời mọi người cùng bước vào những câu chuyện quá khứ của ca sĩ Dạ Hương, nơi có tiếng nhạc, tiếng cười và có cả những giọt nước mắt âm thầm của một người Trời cho nhiều tài năng nhưng định mệnh lại vô cùng nghiệt ngã.
o0o
THUỞ MỚI VÀO NGHỀ
Dạ Hương tên thật là Nguyễn Thị Vẹn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1951 tại Saigon. Sinh trưởng trong một gia đình có 8 anh chị em, Dạ Hương thứ 5 và Hải là em út. Theo lời thuật lại của gia đình, lúc nhỏ Dạ Hương học ở trường dòng Santa Anna ở họ Vĩnh Hội, khi lớn lên thì chuyển đến học ở trường Nguyễn Văn Khuê (Quận 1) sau đổi tên thành trường Bồ Đề. Do là chị gái lớn trong gia đình nên mọi việc trong nhà lúc ấy đều do Dạ Hương cùng phụ với Mẹ lo toan, vì thế đường học vấn của chị thua kém mọi người. Tuy nhiên từ bé, Dạ Hương đã có máu văn nghệ trong người. Mỗi khi cùng chúng bạn trong xóm gánh nước, chị vừa đi vừa hát líu lo. Khi lớn lên, cạnh sát nhà chị, có một người quen vốn là bạn thân của Duy Ngọc, một bầu show rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Một hôm, khoảng năm 1968-1969, Duy Ngọc đến nhà chơi với người bạn này, nghe từ bên kia cửa sổ có tiếng hát Dạ Hương văng vẳng cất tới, nên Duy Ngọc nhất quyết nhờ người bạn sắp xếp cuộc hẹn để xin phép gia đình mời nàng đi hát ở rạp Quốc Thanh là nơi Ông tổ chức thường xuyên mỗi tuần. Lúc đầu, Má Dạ Hương đã từ chối vì thời điểm đó xã hội vẫn còn định kiến về câu xướng ca vô loài (nhất là gia đình chị lại là người Công Giáo) nhưng vì sau này biết con mình quá đam mê với ca hát, bà đành chấp nhận. Trong thời gian tập tễnh đi hát (hát lót) ở rạp Quốc Thanh, Dạ Hương kể lại sau này, thấy giọng mình na ná giống Hoàng Oanh, nên chị tự đặt cho mình cái tên đi hát là Hoàng Anh. Hát một vài tuần được nhiều người biết đến, Dạ Hương được mời về làm ở Ban Văn Nghệ Quang Trung, Biệt Khu Thủ Đô (Cục Chính Huấn) trên đường Lê Văn Duyệt (Saigon).
Đến năm 1970, có thể nói đây là năm khởi đầu cho Dạ Hương khi được 3, 4 phòng trà, vũ trường ở Saigon mời hát, trong đó có Travaco, Đêm Mầu Hồng, Mini Club, Olympia.. tuy nhiên trong năm này, Dạ Hương có một kỷ niệm khó quên. Trong một lần đi hát đại nhạc hội ở rạp Quốc Thanh, hôm ấy có nhiều nhạc sĩ đến dự ngồi phía dưới, sau khi nghe Dạ Hương hát xong bài Cho Vừa Lòng Em của Phan Trần (nghệ danh chung của 2 nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và Nhật Ngân), nhạc sĩ Lê Văn Thiện muốn nhận Dạ Hương làm học trò, từ đó con đường ca hát của Dạ Hương bắt đầu phát triển và cũng thời gian cuối năm 1970 này, chị được mời hát tại phòng trà Queen Bee với ban Shotguns Ngọc Chánh (nhưng vẫn lấy tên là Hoàng Anh chưa thay đổi). Để biết thêm về Dạ Hương trong giai đoạn này (sắp đổi tên), xin đọc một bài viết đăng trên một tờ nhật báo Saigon đầu năm 1971:
Ngọc Tuyết và Dạ Hương
Khoảng đầu năm 1971, nhận thấy tiếng hát Dạ Hương khá chín mùi, nhạc sĩ Ngọc Chánh đồng ý cho người ca sĩ đang cộng tác với ban nhạc Ông một cơ hội bay xa hơn, đó là chọn tiếng hát chị vào trong những tác phẩm băng nhạc của Ồng lúc bấy giờ gồm chỉ toàn những ngôi sao tên tuổi nhất Saigon như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương.. và bắt đầu từ thời gian đó, cái tên Hoàng Anh hoàn toàn đi vào dĩ vãng.
Khoảng mùa Hè 1971, tên tuổi Dạ Hương đã bắt đầu có mặt trên một số tờ
báo ở Saigon, xin trích ra một tin ngắn của ký giả Tiểu Sinh đã viết về
Dạ Hương trong mục văn nghệ có tên Giữa Chúng Mình như sau: CA
SĨ DẠ HƯƠNG – THƯƠNG LINH là “đôi uyên ương” âm nhạc “Trên đường đời,
Dạ Hương và Thương Linh là đôi bạn chí thân. Hai cô ca sĩ trẻ này lại
càng “thân” nhau hết mực nữa. Khi cùng đứng chung dưới ánh đèn phòng trà
Olympia, dù có một thời gian Thương Linh “ẩn dật” tại xứ Bưởi. Bây giờ
thì nàng ca sĩ “Thương” đau này lại tái xuất giang hồ và hiện đang hát
thế cho Dạ Hương tại Olympia vì nàng “ra” Đà Nẵng hát chầu. Nghe đâu vào
cuối tháng năm này, Dạ Hương và Thương Linh sẽ trở thành cặp song ca
trong những điệu nhạc buồn. Ngọc Chánh trưởng ban Shotguns sẽ ra công
đào tạo 2 nàng cho thêm vững mạnh về nghệ thuật trình diễn và ký âm
pháp”.
CHUYỆN TÌNH YÊU
Riêng về chuyện tình yêu của Dạ Hương, tôi không biết gì cả ngoại trừ đọc đâu đó trên một vài tờ báo mà chị có thể đã tâm sự, ví dụ trong một đoạn mà nhà báo Xuân Vũ đã viết: “Dạ Hương hát như chính lòng mình đang thổn thức đang ấp ủ, những cuộc tình dang dở chia lìa, những hò hẹn mau quên, những giấc mơ lỡ nhịp, những gặp gỡ cách ngăn, muộn màng. Dạ Hương như đắm mình vào một vũng lội không lối thoát, càng ngày càng chới với, vết tích của mối tình cũ còn đó, chưa quên, hơi hướng vẫn trong không gian nàng thở, nhưng người tình đã xa, đã mất vĩnh viễn, cách ngăn đã xây kín tâm hồn nàng”.
Và ở một đoạn khác, nhà báo Xuân Vũ viết tiếp: “Dạ Hương ngồi đó, dãy bàn dành cho nghệ sĩ, nàng hát, nàng nghe ngóng nhưng không biết chờ đợi ở không khí này một cái gì nhưng có điều chắc chắn, tiếng hát hằng đêm thay cho những giọt nước mắt khóc cho một người vừa nằm xuống, một người anh đúng nghĩa đã dẫn dắt nàng từ phòng trà này đến phòng trà khác. Một người anh cả trong đời sống xô bồ không phải là dễ gặp, nay anh không còn nữa, anh nằm xuống khi tiếng hát Dạ Hương vừa dứt than cho một kiếp bụi phiêu du.Vậy là hết, người tình bay xa, người anh nằm xuống, đời sống Dạ Hương còn là tiếng cô đơn hằng đêm trên các phòng trà Palace, Queen Bee, Lê Lai, Tour d’Ivoire”… Và nếu thật sự chuyện tình cảm của chị đau khổ như thế, chả trách giọng ca Dạ Hương đã mang cả nỗi buồn nặng tựa thiên thu của mình bay khắp không gian những đêm Saigon ngày đó. Tiếng hát chị nghe buồn não nùng chi lạ..
NHỮNG NGÀY ĐỔI ĐỜI SAU BIẾN CỐ 30/4/1975
Sau 1975, tuy không còn chính thức hoạt động văn nghệ nhưng thỉnh thoảng Dạ Hương vẫn đi hát chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Anh Khoa.. ở các tỉnh nhỏ xa Saigon. Năm 1977, 1978, Dạ Hương nhận lời hát cho Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng chung với Bảo Yến, Đình Văn.. nhưng vì cách đối xử và lương bỗng cũng chẳng đến đâu vì thế chị lại nghỉ làm. Đây là thời gian buồn bã nhất của Dạ Hương vì giọng ca chị hoàn toàn không phù hạp với những giòng nhạc “đỏ” đang rất thịnh hành lúc bấy giờ. Sau khi nghỉ làm, chị nhận lời lên giúp quán nước của chị Mai (bạn thân Phương Hồng Quế). Quán này nằm trên đường Nguyễn Tiểu La đối diện sân banh Cộng Hòa, chiều chiều quy tụ rất đông cầu thủ ra vào vì thế chị Mai cũng cần sự phụ giúp của Dạ Hương. Khoảng cuối năm, cô chủ nhân của Quán vượt biên, quán đóng cửa, Dạ Hương lại phải quay về nhà mất đi công việc hàng ngày. Khi sang Mỹ rồi, chị Mai cũng nhiều lần cùng Phương Hồng Quế thỉnh thoảng gửi quà về giúp người bạn cũ, thật cảm động cho tình nghĩa khó tìm.
Sau khi mất việc làm ở quán nước, là một ca sĩ hàng đêm đứng trên sân khấu ca hát giờ thì nằm ở nhà rất khó chịu nên chị tham gia vào ca đoàn nhà thờ ở chợ Cầu Muối là Nguyện Đường Thánh An Tôn, sau đó thì hát rất nhiều cho nhà thờ và chuyên hát solo. Có lẽ Thượng Đế cũng còn chiếu cố nên Dạ Hương đã được nhạc sĩ Viết Chung rước về ca đoàn Gioan ở Giáo xứ Chợ Đũi (Nhà thờ Huyện Sỹ) nơi mà Ông làm ca trưởng. Và cũng nhờ Ông là thành viên trong Hội Âm Nhạc Thánh Ca nên Dạ Hương thường được mời đi hát cho các xứ đạo xa vào các dịp lễ lớn. Kể từ ngày đó, chị chuyên đi hát nhà thờ và thì giờ còn lại làm thêm tất cả công việc gì dù rửa chén, phụ quán, làm bánh, lột củ hành củ tỏi kiếm tiền sinh sống hàng ngày..
Suốt 16 năm cam chịu cực khổ đã đành (1975-1991), Dạ Hương phát hiện mình bị bệnh rong kinh nên đã đến bệnh viện Từ Dũ khám và đã được Bác sĩ chuẩn bịnh phải cắt bỏ tử cung. Đây là một điều đau khổ nhất của một người phụ nữ và đau đớn hơn là sau khi cắt bỏ tử cung thì bác sĩ mới phát hiện lớp ung thư mà đã di căn rồi. Tin như sét đánh, toàn bộ tiền tài, của cải đã lần lượt ra đi. Từ đây làm sao vợ chồng chị có thể nuôi 2 đứa con còn rất dại khờ, cháu lớn 5 tuổi, cháu nhỏ 1 tuổi… Thôi thì cả gia đình mấy anh chị em trong nhà chỉ còn biết bảo bọc nhau để sống.
Thời gian từ năm 1991 cho đến tháng 5 năm 1993 chi mới xuất viện. Trong
thời gian nằm viện, thân hình Dạ Hương như một thây ma khô héo. Sau này
khi tương đối hồi phục, chị lại dấn thân làm công tác nhà thờ hát lễ và
hình như Thiên Chúa cũng ban ơn cho chị được sống lây lất qua ngày. Năm
1997-1998, Dạ Hương và chồng một lần nữa đi vay mượn khắp nơi để có vốn
mướn chỗ mua xe bán hủ tíu mì nơi chung cư Hồ Văn Huê (Phú Nhuận) và để
tiện việc mua bán, chị thuê luôn một căn phòng nhỏ cho 2 con mình lên ở
chung.. nhưng số phận chị lại quá khắt khe, buôn bán hoàn toàn thất bại,
đành bán xe mì về nhà làm bánh da lợn bán ra ngoài.
NHỮNG NGÀY SAU CÙNG CỦA MỘT TÀI NĂNG BẠC MỆNH
Căn bệnh Dạ Hương kéo dài đến năm 2008 thì di căn đã ăn vào gan nên chị lại bị ung thư gan cổ chướng bụng to như bụng bầu. Thời gian sau cùng của cuộc đời là những ngày đau đớn nhất của chị. Đến ngày 14 tháng 11 năm 2009, Dạ Hương trút hơi thở cuối cùng. Thời gian sau cùng của chị có thể nói là vô cùng túng quẩn và thê thảm. Mặc dù được gia đình của chị và của bên chồng chăm sóc nhưng bản thân họ cũng không dư dả, đã quá nghèo mà chị lại còn phải mua thuốc rất đắt tiền (về bịnh ung thư) nên cuối cùng chỉ có thể đủ sức mua thuốc giảm đau và chờ chết.. Và rồi ngày sau cùng cũng đã tới.. Nguyễn Thanh Hải tâm sự: “Nói thật với anh, lúc đó gia đình chị không có tiền mua nỗi cổ quan tài, nên anh chị em tôi họp lại đem giấy tờ nhà cầm cố lo đám tang cho chị. Cũng may mắn là anh chị em trong các ca đoàn nhà thờ cũng thương tình đến phúng điếu rất đông, ngoài ra tôi có in 1 CD nhạc thánh ca do chị Dạ Hương thực hiện (CD này chỉ để lưu lại kỷ niệm giọng hát của chị chứ gia đình đã biết bệnh chị không qua khỏi ), do đó anh chị em, bạn bè đã mua ủng hộ giúp nên sau cùng mới đủ chi phí đám tang”. Dạ Hương lìa đời, để lại bao thương nhớ cho 2 con và cả gia đình anh chị em ruột và nhất là người chồng, vì quá đau khổ nỗi buồn mất vợ, anh cũng đổ bịnh và 3 tháng sau đã qua đời vào ngày mùng 8 Tết năm 2010 để lại 2 đứa con trai, ngày đó cháu lớn Hồ Hoàng Thái Quang đã 24 tuổi và cháu út Hồ Hoàng Thái Quyền tròn 20 tuổi.
Năm nay (2015), cái giỗ thứ 6 của chị có lẽ mang lại nhiều ấm áp từ những tình yêu, tình bạn một thời kết tụ. Linh hồn Dạ Hương giờ đây ở một cõi xa có lẽ sẽ ấm lòng hơn bao giờ hết. Không hiểu vì vô tình hay do một sự sắp đặt màu nhiệm nào đó, người em trai út của chị là Hải đã bất ngờ tìm được một số hình ảnh của chị mình trước giờ in báo chỉ có vài tiếng đồng hồ. Và bức ảnh đẹp nhất của Dạ Hương để chọn làm bìa số này là do cậu em Hải Triều từ VN gửi sang tặng, điều lạ nhất mà chính tôi không rõ, tại sao em lại có bức hình quý này của một người mà em không hề quen biết. Và khi tôi nhận được bức ảnh từ em, tôi tin rằng có một sự run rủi nào đó mình mới có được món quà này. 40 năm đã trôi qua, quay đầu nhìn lại, cứ tưởng chừng hầu hết đã biến thành dâu bể. Nhưng riêng với giọng hát Dạ Hương, mỗi khi có dịp nghe lại, bỗng thấy làn hương đêm Saigon ngày nào, sao vẫn còn ngây ngất mãi.
Trần Quốc Bảo
(trích bài viết của Trần Quốc Bảo trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 40 phát hành ngày 13 tháng 11 năm 2015 nhân ngày giỗ năm thứ 6 của ca sĩ Dạ Hương)
o0o
NHỮNG BÀI HÁT MÀ CA SĨ DẠ HƯƠNG THU ÂM TRƯỚC 1975 CHO CÁC HÃNG BĂNG SHOTGUNS, THANH THÚY..
Mặt A
Mặt B
(trích từ nguồn Trần Quốc Bảo website)
http://noralangdu.blogspot.com/2016/02/tieng-hat-da-huong-tran-quoc-bao.html
Những ai từng nghe những cuốn băng nhạc Shotguns, Thanh Thúy trước 75, có lẽ hầu hết vẫn chưa quên được tiếng hát Dạ Hương. Sau biến cố 30/4, mặc dù không còn xuất hiện trên các đài truyền hình hay phát tiếng trên truyền thanh, nhưng nhiều người vẫn còn nhớ đến giọng ca này. Trên mạng internet ngày nay khi nói đến chị, có người đã khen: “Dạ Hương, giọng hát tuyệt vời không hề thua kém những ca sĩ cùng thời như Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Phương Dung, Thanh Tuyền..”, hoặc một kẻ khác góp ý: “Có người xếp tiếng hát Dạ Hương vào nhóm những nữ ca sĩ “bolero” . Đây là một bất công lớn.
Tiếng hát của cô thiên về chất mộc, đượm một nỗi buồn đằm thắm. Hãy lắng nghe, bạn sẽ cảm được chiều sâu của tiếng hát Dạ Hương. Không ai hát hay hơn cô những bản như Gởi người giới tuyến, Mùa xuân đầu tiên, Giã từ đêm mưa”.. và riêng với nhạc sĩ Ngọc Chánh, linh hồn của ban nhạc Shotguns tuần qua đã tâm sự với người viết: “Dạ Hương hát rất hay, chỉ tiếc lúc ấy chưa được nổi tiếng. Ngày đó, có 2 ca sĩ mà Anh đang chuẩn bị thật kỹ để giới thiệu, đó là Dạ Hương và Hương Lan nhưng biến cố 75 trờ đến, đất nước thời ly loạn, mọi sự đều theo vận nước ly tán nổi trôi, ai còn ai mất, ai thành ai bại.. đều theo vận nước”.
Tết Bính Tý 96, nhạc sĩ Ngọc Chánh, ca sĩ Thanh Thúy và trên 50 nghệ sĩ VN tại Cali cùng chung lưng góp sức tổ chức một đêm ca nhạc tối ngày 1 tháng 2 năm 1996 tại vũ trường Ritz, số tiền lời thu được khoảng 22 ngàn đồng. Năm đó, tôi được cử là người đại diện đem số tiền này về giao tận tay cho gia đình 75 ca nhạc sĩ sáng tác, hoạt động trước 75, và trong danh sách này, có tên: Ca Sĩ Dạ Hương. Chuyến trở về lần đó, tôi mang kè kè trong người một số tiền lớn, may mà có thêm Jimmii JC Nguyễn và chắc chắn có sự che chở của Thượng Đế, cho nên mọi khó khăn khi ập đến đều được giải quyết nhẹ nhàng. Lúc kiếm nhà Dạ Hương để giao quà, cái địa chỉ nơi chị ở vùng Quận Tư Khánh Hội vòng vo rất khó tìm. Khi gọi điện thoại, chị hẹn ngày mai sẽ đến khách sạn Hương Việt nơi tôi đang cư trú để thăm và nhận quà luôn thể. Hôm sau, chị đi cùng với chồng và đứa con trai kháu khỉnh ước chừng 6, 7 tuổi, sau này tôi mới biết đó là cháu thứ nhì tên Hồ Hoàng Thái Quyền. Hai chị em lần đầu gặp nhau, mà đã cảm tình thương quý như tự kiếp nào. Tôi trao chị tận tay số tiền của các anh chị Ngọc Chánh, Thanh Thúy, Mai (Cường), Phương Hồng Quế như lời đã hứa. Dạ Hương nhận bao thư, bàn tay run rẩy và lệ thì chan hòa trên mặt. Tôi vẫn còn nhớ như in, khuôn mặt chị hôm đó vẫn rất xinh nhưng không che dấu được nét xanh xao tiều tụy. Đôi mặt trũng sâu có lẽ vì nhiều tháng ngày mất ngủ, sau này tôi mới rõ, lúc ấy chị đã vướng vào cơn bịnh ung thư di căn khiến người luôn đau đớn, khó ăn và không ngủ được. Cầm chặt tay tôi, Dạ Hương cứ hỏi: “Chị Mai giờ ra sao? Phương Hồng Quế bao giờ về lại thăm nhà? Sức khỏe anh Ngọc Chánh, chị Tư Thanh Thúy tốt hả em?”.. Thằng bé con trong bộ đồ sạch sẽ thấy mẹ đứng khóc chẳng hiều gì cả chỉ biết lấy hai tay ôm chặt đôi chân của mẹ. Ông chồng hiền khô đứng xa xa giữ xe để cho hai chị em tha hồ tâm sự.
Ảnh ca sĩ Dạ Hương do Trần Quốc Bảo chụp tại khách sạn Hương Việt (Bình Thạnh) ngày 27 tháng 2 năm 1996
Trước khi anh chị và cháu bé ra về, tôi mời 2 người bốn ngày nữa ghé lại Hotel này tham dự buổi ăn uống họp mặt tất cả những ca nhạc sĩ Saigon thời trước. Chị nói sẽ đến, nhưng có lẽ ngại ngùng chốn đông người, hôm ấy chị nhờ ông chồng tới sớm 2 tiếng, báo cho tôi biết là chị không khỏe và tặng tôi một gói bánh da lợn do anh chị tự tay làm. Đây cũng là một công việc hàng ngày, chị làm bánh, anh đem giao.. để gia đình kiếm sống qua ngày. Tôi dự định trước khi về lại Mỹ sẽ liên lạc lại với chị, nhưng thời gian quá eo hẹp, vả lại còn nhiều nhạc sĩ ở xa như Giao Tiên từ Cam Ranh đang chạy vào, Trần Quang Lộc ở Vũng Tầu chưa ghé.. dự định hai chị em sẽ gặp lại nhau đành gác lại. Lần hội ngộ đầu tiên ấy cũng là buổi cuối cùng gặp gỡ
Vợ chồng Dạ Hương và con trai Thái Quyền ghé thăm Trần Quốc Bảo tại khách sạn Hương Việt tháng 2 năm 1996
Bẵng đi từ đó đến nay, cũng đã hơn 19 năm dài. Cách đây 2 tháng, bất ngờ nghe lại tiếng hát Dạ Hương trong một cuốn băng xưa của Shotguns, tôi chợt nhớ vô cùng đến đôi mắt trũng sâu mang nét buồn muôn thuở của chị hôm nào. Thế là ngồi dậy bật máy, vào mạng You Tube đánh lên hai chữ Dạ Hương, và rồi một lô địa chỉ dìu tôi vào những trang ca nhạc có những bài chị hát, tuy nhiên tôi để ý thấy có một trang để người xem ghi những ý kiến phê bình, có một giòng chữ trong bài khiến tôi lưu tâm, đại khái là: Chị ruột tôi là ca sĩ Dạ Hương.. Dựa trên địa chỉ mạng, tôi đã liên lạc được với cậu em trai út của chị, đó là Nguyễn Thanh Hải. Tôi nói với Hải: “Từ lâu tôi muốn làm một số báo chủ đề về ca sĩ Dạ Hương, chỉ tiếc là những thông tin về chị hiếm hoi quá, trên mạng và trong sách vở hầu như không có, lần này gặp Hải rồi, mong Hải tiếp tay”. Hải hứa và chỉ trong 5 tuần, cùng với sự góp sức của Hải Triều & Thanh Tuyền và vài tình thân nữa, tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 40 tuần này đã mang đến cho những người yêu giọng ca Dạ Hương một lưu niệm vô giá. Số báo lại càng ý nghĩa hơn khi phát hành đúng ngày giỗ năm thứ 6 của chị.
Mời mọi người cùng bước vào những câu chuyện quá khứ của ca sĩ Dạ Hương, nơi có tiếng nhạc, tiếng cười và có cả những giọt nước mắt âm thầm của một người Trời cho nhiều tài năng nhưng định mệnh lại vô cùng nghiệt ngã.
o0o
THUỞ MỚI VÀO NGHỀ
Dạ Hương tên thật là Nguyễn Thị Vẹn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1951 tại Saigon. Sinh trưởng trong một gia đình có 8 anh chị em, Dạ Hương thứ 5 và Hải là em út. Theo lời thuật lại của gia đình, lúc nhỏ Dạ Hương học ở trường dòng Santa Anna ở họ Vĩnh Hội, khi lớn lên thì chuyển đến học ở trường Nguyễn Văn Khuê (Quận 1) sau đổi tên thành trường Bồ Đề. Do là chị gái lớn trong gia đình nên mọi việc trong nhà lúc ấy đều do Dạ Hương cùng phụ với Mẹ lo toan, vì thế đường học vấn của chị thua kém mọi người. Tuy nhiên từ bé, Dạ Hương đã có máu văn nghệ trong người. Mỗi khi cùng chúng bạn trong xóm gánh nước, chị vừa đi vừa hát líu lo. Khi lớn lên, cạnh sát nhà chị, có một người quen vốn là bạn thân của Duy Ngọc, một bầu show rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Một hôm, khoảng năm 1968-1969, Duy Ngọc đến nhà chơi với người bạn này, nghe từ bên kia cửa sổ có tiếng hát Dạ Hương văng vẳng cất tới, nên Duy Ngọc nhất quyết nhờ người bạn sắp xếp cuộc hẹn để xin phép gia đình mời nàng đi hát ở rạp Quốc Thanh là nơi Ông tổ chức thường xuyên mỗi tuần. Lúc đầu, Má Dạ Hương đã từ chối vì thời điểm đó xã hội vẫn còn định kiến về câu xướng ca vô loài (nhất là gia đình chị lại là người Công Giáo) nhưng vì sau này biết con mình quá đam mê với ca hát, bà đành chấp nhận. Trong thời gian tập tễnh đi hát (hát lót) ở rạp Quốc Thanh, Dạ Hương kể lại sau này, thấy giọng mình na ná giống Hoàng Oanh, nên chị tự đặt cho mình cái tên đi hát là Hoàng Anh. Hát một vài tuần được nhiều người biết đến, Dạ Hương được mời về làm ở Ban Văn Nghệ Quang Trung, Biệt Khu Thủ Đô (Cục Chính Huấn) trên đường Lê Văn Duyệt (Saigon).
Hoàng Anh (sau này đổi tên là Dạ Hương) những ngày đầu đi hát
Đến năm 1970, có thể nói đây là năm khởi đầu cho Dạ Hương khi được 3, 4 phòng trà, vũ trường ở Saigon mời hát, trong đó có Travaco, Đêm Mầu Hồng, Mini Club, Olympia.. tuy nhiên trong năm này, Dạ Hương có một kỷ niệm khó quên. Trong một lần đi hát đại nhạc hội ở rạp Quốc Thanh, hôm ấy có nhiều nhạc sĩ đến dự ngồi phía dưới, sau khi nghe Dạ Hương hát xong bài Cho Vừa Lòng Em của Phan Trần (nghệ danh chung của 2 nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và Nhật Ngân), nhạc sĩ Lê Văn Thiện muốn nhận Dạ Hương làm học trò, từ đó con đường ca hát của Dạ Hương bắt đầu phát triển và cũng thời gian cuối năm 1970 này, chị được mời hát tại phòng trà Queen Bee với ban Shotguns Ngọc Chánh (nhưng vẫn lấy tên là Hoàng Anh chưa thay đổi). Để biết thêm về Dạ Hương trong giai đoạn này (sắp đổi tên), xin đọc một bài viết đăng trên một tờ nhật báo Saigon đầu năm 1971:
Một bài viết về Dạ Hương trên một tờ nhật báo Saigon đầu năm 1971
HOÀNG ANH MỘT GIỌNG CA MINH HIẾU THỨ 2 “Tình
cờ cuối tuần qua, chúng tôi ghé phòng thu băng “Tình Ca Quê Hương” đã
bắt gặp ở đây một giọng ca mới, một khuôn mặt mới của làng tân nhạc, đó
là nữ ca sĩ Hoàng Anh. Cô ca sĩ này đang thu băng bản Đêm Vĩnh Biệt vào
băng nhạc Shotguns sắp phát hành. Nếu giọng ca của một Ngọc Tuyết như
diều gặp gió đang lên, trái lại giọng ca Hoàng Anh gần giống giọng ca
Minh Hiếu hồi xưa. Vâng! Các nhạc sĩ trong phòng thu đều phải ngạc
nhiên, tại sao giọng ca đó ít được ai biết đến. Vậy thì trong cuốn băng
sắp tới của Shotguns, giới yêu nhạc lại được thưởng thức một giọng ca
Minh Hiếu thứ 2. Hiện giờ nàng đang hát tại Queen Bee, Travaco, Đêm Màu
Hồng.. giọng ca đó đang làm mọi người yêu mến dành cho nàng những tràng
pháo tay nồng nhiệt nhất”.Ngọc Tuyết và Dạ Hương
Khoảng đầu năm 1971, nhận thấy tiếng hát Dạ Hương khá chín mùi, nhạc sĩ Ngọc Chánh đồng ý cho người ca sĩ đang cộng tác với ban nhạc Ông một cơ hội bay xa hơn, đó là chọn tiếng hát chị vào trong những tác phẩm băng nhạc của Ồng lúc bấy giờ gồm chỉ toàn những ngôi sao tên tuổi nhất Saigon như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương.. và bắt đầu từ thời gian đó, cái tên Hoàng Anh hoàn toàn đi vào dĩ vãng.
CHUYỆN TÌNH YÊU
Riêng về chuyện tình yêu của Dạ Hương, tôi không biết gì cả ngoại trừ đọc đâu đó trên một vài tờ báo mà chị có thể đã tâm sự, ví dụ trong một đoạn mà nhà báo Xuân Vũ đã viết: “Dạ Hương hát như chính lòng mình đang thổn thức đang ấp ủ, những cuộc tình dang dở chia lìa, những hò hẹn mau quên, những giấc mơ lỡ nhịp, những gặp gỡ cách ngăn, muộn màng. Dạ Hương như đắm mình vào một vũng lội không lối thoát, càng ngày càng chới với, vết tích của mối tình cũ còn đó, chưa quên, hơi hướng vẫn trong không gian nàng thở, nhưng người tình đã xa, đã mất vĩnh viễn, cách ngăn đã xây kín tâm hồn nàng”.
Và ở một đoạn khác, nhà báo Xuân Vũ viết tiếp: “Dạ Hương ngồi đó, dãy bàn dành cho nghệ sĩ, nàng hát, nàng nghe ngóng nhưng không biết chờ đợi ở không khí này một cái gì nhưng có điều chắc chắn, tiếng hát hằng đêm thay cho những giọt nước mắt khóc cho một người vừa nằm xuống, một người anh đúng nghĩa đã dẫn dắt nàng từ phòng trà này đến phòng trà khác. Một người anh cả trong đời sống xô bồ không phải là dễ gặp, nay anh không còn nữa, anh nằm xuống khi tiếng hát Dạ Hương vừa dứt than cho một kiếp bụi phiêu du.Vậy là hết, người tình bay xa, người anh nằm xuống, đời sống Dạ Hương còn là tiếng cô đơn hằng đêm trên các phòng trà Palace, Queen Bee, Lê Lai, Tour d’Ivoire”… Và nếu thật sự chuyện tình cảm của chị đau khổ như thế, chả trách giọng ca Dạ Hương đã mang cả nỗi buồn nặng tựa thiên thu của mình bay khắp không gian những đêm Saigon ngày đó. Tiếng hát chị nghe buồn não nùng chi lạ..
NHỮNG NGÀY ĐỔI ĐỜI SAU BIẾN CỐ 30/4/1975
Dạ Hương những năm 1977-1978
Sau 1975, tuy không còn chính thức hoạt động văn nghệ nhưng thỉnh thoảng Dạ Hương vẫn đi hát chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Anh Khoa.. ở các tỉnh nhỏ xa Saigon. Năm 1977, 1978, Dạ Hương nhận lời hát cho Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng chung với Bảo Yến, Đình Văn.. nhưng vì cách đối xử và lương bỗng cũng chẳng đến đâu vì thế chị lại nghỉ làm. Đây là thời gian buồn bã nhất của Dạ Hương vì giọng ca chị hoàn toàn không phù hạp với những giòng nhạc “đỏ” đang rất thịnh hành lúc bấy giờ. Sau khi nghỉ làm, chị nhận lời lên giúp quán nước của chị Mai (bạn thân Phương Hồng Quế). Quán này nằm trên đường Nguyễn Tiểu La đối diện sân banh Cộng Hòa, chiều chiều quy tụ rất đông cầu thủ ra vào vì thế chị Mai cũng cần sự phụ giúp của Dạ Hương. Khoảng cuối năm, cô chủ nhân của Quán vượt biên, quán đóng cửa, Dạ Hương lại phải quay về nhà mất đi công việc hàng ngày. Khi sang Mỹ rồi, chị Mai cũng nhiều lần cùng Phương Hồng Quế thỉnh thoảng gửi quà về giúp người bạn cũ, thật cảm động cho tình nghĩa khó tìm.
Nhạc sĩ Viết Chung đang điều khiển ca đoàn, trong ảnh phía dưới là Dạ Hương. Ảnh chụp năm 1981
Sau khi mất việc làm ở quán nước, là một ca sĩ hàng đêm đứng trên sân khấu ca hát giờ thì nằm ở nhà rất khó chịu nên chị tham gia vào ca đoàn nhà thờ ở chợ Cầu Muối là Nguyện Đường Thánh An Tôn, sau đó thì hát rất nhiều cho nhà thờ và chuyên hát solo. Có lẽ Thượng Đế cũng còn chiếu cố nên Dạ Hương đã được nhạc sĩ Viết Chung rước về ca đoàn Gioan ở Giáo xứ Chợ Đũi (Nhà thờ Huyện Sỹ) nơi mà Ông làm ca trưởng. Và cũng nhờ Ông là thành viên trong Hội Âm Nhạc Thánh Ca nên Dạ Hương thường được mời đi hát cho các xứ đạo xa vào các dịp lễ lớn. Kể từ ngày đó, chị chuyên đi hát nhà thờ và thì giờ còn lại làm thêm tất cả công việc gì dù rửa chén, phụ quán, làm bánh, lột củ hành củ tỏi kiếm tiền sinh sống hàng ngày..
Suốt 16 năm cam chịu cực khổ đã đành (1975-1991), Dạ Hương phát hiện mình bị bệnh rong kinh nên đã đến bệnh viện Từ Dũ khám và đã được Bác sĩ chuẩn bịnh phải cắt bỏ tử cung. Đây là một điều đau khổ nhất của một người phụ nữ và đau đớn hơn là sau khi cắt bỏ tử cung thì bác sĩ mới phát hiện lớp ung thư mà đã di căn rồi. Tin như sét đánh, toàn bộ tiền tài, của cải đã lần lượt ra đi. Từ đây làm sao vợ chồng chị có thể nuôi 2 đứa con còn rất dại khờ, cháu lớn 5 tuổi, cháu nhỏ 1 tuổi… Thôi thì cả gia đình mấy anh chị em trong nhà chỉ còn biết bảo bọc nhau để sống.
NHỮNG NGÀY SAU CÙNG CỦA MỘT TÀI NĂNG BẠC MỆNH
Căn bệnh Dạ Hương kéo dài đến năm 2008 thì di căn đã ăn vào gan nên chị lại bị ung thư gan cổ chướng bụng to như bụng bầu. Thời gian sau cùng của cuộc đời là những ngày đau đớn nhất của chị. Đến ngày 14 tháng 11 năm 2009, Dạ Hương trút hơi thở cuối cùng. Thời gian sau cùng của chị có thể nói là vô cùng túng quẩn và thê thảm. Mặc dù được gia đình của chị và của bên chồng chăm sóc nhưng bản thân họ cũng không dư dả, đã quá nghèo mà chị lại còn phải mua thuốc rất đắt tiền (về bịnh ung thư) nên cuối cùng chỉ có thể đủ sức mua thuốc giảm đau và chờ chết.. Và rồi ngày sau cùng cũng đã tới.. Nguyễn Thanh Hải tâm sự: “Nói thật với anh, lúc đó gia đình chị không có tiền mua nỗi cổ quan tài, nên anh chị em tôi họp lại đem giấy tờ nhà cầm cố lo đám tang cho chị. Cũng may mắn là anh chị em trong các ca đoàn nhà thờ cũng thương tình đến phúng điếu rất đông, ngoài ra tôi có in 1 CD nhạc thánh ca do chị Dạ Hương thực hiện (CD này chỉ để lưu lại kỷ niệm giọng hát của chị chứ gia đình đã biết bệnh chị không qua khỏi ), do đó anh chị em, bạn bè đã mua ủng hộ giúp nên sau cùng mới đủ chi phí đám tang”. Dạ Hương lìa đời, để lại bao thương nhớ cho 2 con và cả gia đình anh chị em ruột và nhất là người chồng, vì quá đau khổ nỗi buồn mất vợ, anh cũng đổ bịnh và 3 tháng sau đã qua đời vào ngày mùng 8 Tết năm 2010 để lại 2 đứa con trai, ngày đó cháu lớn Hồ Hoàng Thái Quang đã 24 tuổi và cháu út Hồ Hoàng Thái Quyền tròn 20 tuổi.
Năm nay (2015), cái giỗ thứ 6 của chị có lẽ mang lại nhiều ấm áp từ những tình yêu, tình bạn một thời kết tụ. Linh hồn Dạ Hương giờ đây ở một cõi xa có lẽ sẽ ấm lòng hơn bao giờ hết. Không hiểu vì vô tình hay do một sự sắp đặt màu nhiệm nào đó, người em trai út của chị là Hải đã bất ngờ tìm được một số hình ảnh của chị mình trước giờ in báo chỉ có vài tiếng đồng hồ. Và bức ảnh đẹp nhất của Dạ Hương để chọn làm bìa số này là do cậu em Hải Triều từ VN gửi sang tặng, điều lạ nhất mà chính tôi không rõ, tại sao em lại có bức hình quý này của một người mà em không hề quen biết. Và khi tôi nhận được bức ảnh từ em, tôi tin rằng có một sự run rủi nào đó mình mới có được món quà này. 40 năm đã trôi qua, quay đầu nhìn lại, cứ tưởng chừng hầu hết đã biến thành dâu bể. Nhưng riêng với giọng hát Dạ Hương, mỗi khi có dịp nghe lại, bỗng thấy làn hương đêm Saigon ngày nào, sao vẫn còn ngây ngất mãi.
Trần Quốc Bảo
(trích bài viết của Trần Quốc Bảo trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 40 phát hành ngày 13 tháng 11 năm 2015 nhân ngày giỗ năm thứ 6 của ca sĩ Dạ Hương)
o0o
NHỮNG BÀI HÁT MÀ CA SĨ DẠ HƯƠNG THU ÂM TRƯỚC 1975 CHO CÁC HÃNG BĂNG SHOTGUNS, THANH THÚY..
Mặt B
(trích từ nguồn Trần Quốc Bảo website)
http://noralangdu.blogspot.com/2016/02/tieng-hat-da-huong-tran-quoc-bao.html
*
* *
* *
TIẾNG HÁT DẠ HƯƠNG trước 1975
*
* *
* *
TUYỆT PHẨM DẠ HƯƠNG PRE 75
*
* *
* *
TUYỆT PHẨM DẠ HƯƠNG
*
* *
*
* *
Dạ Hương - Tuyển Tập Nhạc Thu Âm Trước 1975
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire