Hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, chúng ta lại bắt gặp những
hạt mưa ngâu. Đó là ngày Thất tịch – ngày lễ tình yêu theo quan niệm văn
hóa truyền thống người Phương Đông.
Nhớ khi còn nhỏ vào ngày này trời đều mưa tầm tã từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối. Mẹ tôi cười bảo: “Ông Ngâu, bà Ngâu lại được gặp nhau rồi, tình cảm sướt mướt quá!”. Nhưng kỳ lạ là mấy năm trở lại đây, không còn thấy mưa rơi nhiều như trước. Mẹ tôi tặc lưỡi: “Chắc ông Ngâu, bà Ngâu lớn tuổi rồi nên không còn nhớ nhung như hồi trẻ nữa”.
Trở lại với những sự tích xưa, chúng ta cũng bắt gặp câu chuyện tình yêu như vậy, chỉ khác là hai người ấy được gọi với cái tên Ngưu Lang và Chức Nữ. Đó là một câu chuyện tình yêu lãng mãn, đượm buồn giữa một chàng trai chăn trâu và cô gái dệt vải trên thiên đình.
Câu chuyện tình yêu và cuộc hội ngộ giữa Ngưu Lang, Chức Nữ vào ngày Thất Tịch, tức ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch bắt nguồn từ đâu? Vì sao câu chuyện này vẫn được lưu truyền bao năm qua, từ đời này qua đời khác? Tương truyền rằng mối nhân duyên này bắt nguồn từ thời cổ đại. Mỗi năm một lần vào ngày 7/7 hai người lại vượt dòng sông Ngân Hà để gặp nhau. Dẫu trải qua tháng năm đằng đẵng, tấm chân tình của họ vẫn sắt son, không đổi thay.
Tại Việt Nam, câu chuyên về Ngưu Lang, Chức Nữ nhuốm màu cổ tích. Theo đó, ngày xưa dưới hạ giới có chàng chăn bò trẻ tuổi tên là Ngưu Lang. Vì quá say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải là Chức Nữ nên Ngưu Lang đã bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư.
Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên đã trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng biết chuyện đã giận dữ và bắt cả hai phải ở cách xa nhau. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch.
Khi tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ đã khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần và hóa thành cơn mưa, được những người dưới trần gian đặt tên là mưa Ngâu. Tuy nhiên, lúc này sông Ngân hà trên thiên đình không có cây cầu nào nên Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang – Chức Nữ được gặp nhau.
Những người thợ mộc dưới trần thế được đưa lên để xây cầu. Nhưng vì mạnh ai nấy làm, không ai chịu nghe ai nên họ cãi nhau chí chóe, đến kỳ hạn mà cầu vẫn chưa được xây xong. Ngọc Hoàng bực tức đã bắt những người thợ mộc hóa kiếp làm quạ để lấy đầu làm cầu cho Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau.
Cứ đến tháng 7 âm lịch, loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc ô kiều. Khi chúng gặp nhau nhớ lại chuyện cũ lại lao vào cắn mổ khiến lông cánh xác xơ. Ngưu Lang, Chức Nữ thấy thế đã ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông trên đầu.
Nhắc tới Lễ Thất Tịch, ngẫm lại những gợn sóng li ti trên mặt nước
mênh mang thuở xưa nơi dòng sông Ngân Hà chia cách Ngưu Lang và Chức Nữ,
chúng ta như vẫn thoáng nhìn thấy những tia sáng mờ nhạt phía xa xa,
lấp lánh… lấp lánh. Dòng sông Ngân Hà mềm mại, uốn lượn như dòng nước
dưới hạ giới. Những giọt nước mắt long lanh hóa thành những “hạt mưa
ngày Thất Tịch” nhỏ xuống trên cây cầu Ô Thước khi hai người gặp nhau.
Thời khắc hạnh phúc mỗi năm một lần phảng phất như mộng, mà sao cái tình
cứ mãi giăng giăng đeo bám trong lòng người chẳng thể nguôi ngoai?
Trong âm nhạc, có nhiều bài hát nhắc đến vợ chồng Ngâu và Ngưu Lang Chức Nữ. Từ thời tiền chiến, nhạc sĩ Đặng Thế Phong có bài hát bất tử Giọt Mưa Thu, Thẩm Oánh có bài Vợ Chồng Ngâu.. Vài chục năm sau đó, nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng cũng có ca khúc Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ, nhắc lại tích xưa. Mời các bạn cùng nghe:
Nhớ khi còn nhỏ vào ngày này trời đều mưa tầm tã từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối. Mẹ tôi cười bảo: “Ông Ngâu, bà Ngâu lại được gặp nhau rồi, tình cảm sướt mướt quá!”. Nhưng kỳ lạ là mấy năm trở lại đây, không còn thấy mưa rơi nhiều như trước. Mẹ tôi tặc lưỡi: “Chắc ông Ngâu, bà Ngâu lớn tuổi rồi nên không còn nhớ nhung như hồi trẻ nữa”.
Trở lại với những sự tích xưa, chúng ta cũng bắt gặp câu chuyện tình yêu như vậy, chỉ khác là hai người ấy được gọi với cái tên Ngưu Lang và Chức Nữ. Đó là một câu chuyện tình yêu lãng mãn, đượm buồn giữa một chàng trai chăn trâu và cô gái dệt vải trên thiên đình.
Câu chuyện tình yêu và cuộc hội ngộ giữa Ngưu Lang, Chức Nữ vào ngày Thất Tịch, tức ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch bắt nguồn từ đâu? Vì sao câu chuyện này vẫn được lưu truyền bao năm qua, từ đời này qua đời khác? Tương truyền rằng mối nhân duyên này bắt nguồn từ thời cổ đại. Mỗi năm một lần vào ngày 7/7 hai người lại vượt dòng sông Ngân Hà để gặp nhau. Dẫu trải qua tháng năm đằng đẵng, tấm chân tình của họ vẫn sắt son, không đổi thay.
Tại Việt Nam, câu chuyên về Ngưu Lang, Chức Nữ nhuốm màu cổ tích. Theo đó, ngày xưa dưới hạ giới có chàng chăn bò trẻ tuổi tên là Ngưu Lang. Vì quá say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải là Chức Nữ nên Ngưu Lang đã bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư.
Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên đã trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng biết chuyện đã giận dữ và bắt cả hai phải ở cách xa nhau. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch.
Khi tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ đã khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần và hóa thành cơn mưa, được những người dưới trần gian đặt tên là mưa Ngâu. Tuy nhiên, lúc này sông Ngân hà trên thiên đình không có cây cầu nào nên Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang – Chức Nữ được gặp nhau.
Những người thợ mộc dưới trần thế được đưa lên để xây cầu. Nhưng vì mạnh ai nấy làm, không ai chịu nghe ai nên họ cãi nhau chí chóe, đến kỳ hạn mà cầu vẫn chưa được xây xong. Ngọc Hoàng bực tức đã bắt những người thợ mộc hóa kiếp làm quạ để lấy đầu làm cầu cho Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau.
Cứ đến tháng 7 âm lịch, loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc ô kiều. Khi chúng gặp nhau nhớ lại chuyện cũ lại lao vào cắn mổ khiến lông cánh xác xơ. Ngưu Lang, Chức Nữ thấy thế đã ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông trên đầu.
Trong âm nhạc, có nhiều bài hát nhắc đến vợ chồng Ngâu và Ngưu Lang Chức Nữ. Từ thời tiền chiến, nhạc sĩ Đặng Thế Phong có bài hát bất tử Giọt Mưa Thu, Thẩm Oánh có bài Vợ Chồng Ngâu.. Vài chục năm sau đó, nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng cũng có ca khúc Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ, nhắc lại tích xưa. Mời các bạn cùng nghe:
Hà Thanh-Vợ Chồng Ngâu-Thẩm Oánh
*
* *
* *
Tâm Đoan - Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ (Mạc Phong Linh)
*
* *
* *
Nhật Trường và Thanh Lan – Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ
Ngày xưa nay Ngưu Lang Chức Nữ sống yêu thương khó tả khó ngờ.
Tình đam mê như sóng gió khiến cho hai thấy việc chẳng lo
Trời xanh không thương hai người nên bắt đầy chia cách đôi bờ.
Đầu sông cuối sông Ngân Hà,
khổ thương nhớ đau trông chờ.
Tình nên thơ thành bơ vơ xa cách mịt mờ.
Tủi thân chữ yêu không thành
cả đôi khóc than duyên tình.
Mà tại sao niềm khổ đau không thấu trời xanh?
Ngày nay đôi ta đắm đuối sống bên nhau yêu đương vời vợi.
Dù cho say mê sớm tối vẫn khuyên nhau gánh trọn kiếp người.
Tình ta cao hơn thác núi cũng bao la khác nào biển khơi.
Mà sao hôm nay ông trời chia rẽ mình xa cách muôn đời.
Tổng hợp từ DKN, tinmoi
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire