Vĩnh Tường
... Đoàn lữ hành di cư, nay ra sao và cuộc hành trình có còn chăng bao nhiêu ý nghĩa? Tương lai và trách nhiệm thuộc về ai?
Một nguồn tin mới đây, một quan chức Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 2.000 người di cư Trung Mỹ đang tìm cách định cư tại Hoa Kỳ đã từ bỏ và chấp nhận đi xe miễn phí về nhà theo chương trình 10 tháng tuổi do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ và được điều hành bởi một cơ quan của Liên Hợp Quốc.
Chương trình "Giúp đỡ Tự Nguyện Trở Về" đã trả tiền xe buýt hoặc chuyến bay cho 2.170 người di cư không bao giờ đến Hoa Kỳ hoặc bị giam giữ sau khi qua biên giới và sau đó được gửi đến Mexico để chờ đợi phiên điều trần về nhập cư ở Hoa Kỳ, theo Christopher Gascon, một quan chức của Tổ chức Di cư Quốc tế Hoa Kỳ (International Organization for Migration (IOM).
... Đoàn lữ hành di cư, nay ra sao và cuộc hành trình có còn chăng bao nhiêu ý nghĩa? Tương lai và trách nhiệm thuộc về ai?
Một nguồn tin mới đây, một quan chức Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 2.000 người di cư Trung Mỹ đang tìm cách định cư tại Hoa Kỳ đã từ bỏ và chấp nhận đi xe miễn phí về nhà theo chương trình 10 tháng tuổi do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ và được điều hành bởi một cơ quan của Liên Hợp Quốc.
Chương trình "Giúp đỡ Tự Nguyện Trở Về" đã trả tiền xe buýt hoặc chuyến bay cho 2.170 người di cư không bao giờ đến Hoa Kỳ hoặc bị giam giữ sau khi qua biên giới và sau đó được gửi đến Mexico để chờ đợi phiên điều trần về nhập cư ở Hoa Kỳ, theo Christopher Gascon, một quan chức của Tổ chức Di cư Quốc tế Hoa Kỳ (International Organization for Migration (IOM).
Chương trình trị giá 1,65 triệu dollars,
do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ, đang gây lo ngại cho những người ủng hộ nhập
cư; họ nói rằng điều này có thể vi phạm nguyên tắc theo luật quốc tế, chống việc
đưa những người xin tị nạn trở lại các quốc gia, nơi họ có thể phải đối mặt với
cuộc đàn áp.
Những người di cư trở về đã không được
phỏng vấn bởi các sĩ quan tị nạn Hoa Kỳ. Nhưng Gascon cho biết cơ quan của ông
sàng lọc tất cả những người tham gia để bảo đảm họ không tìm nơi tị nạn ở Hoa Kỳ
và muốn quay trở lại. Gascon, người đứng đầu nhiệm vụ IOM từ Mexico, cho biết
chương trình này cung cấp phương tiện trở lại an toàn và nhân đạo cho người di
cư hơn là họ tự mình sắp xếp.
Nỗ lực ở đây, có phạm vi và các khía cạnh
gây tranh cãi chưa được báo cáo trước đây, là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao HK và
Liên Hợp Quốc nhắm vào mục tiêu người di cư Trung Mỹ hiện đang ở Mexico trên quy mô lớn.
Bộ Ngoại giao không cho biết ý kiến về vai trò của mình trong nỗ lực này..
Gascon cho biết Bộ Ngoại giao đã tiếp
xúc với cơ quan IOM năm ngoái khi các đoàn lữ hành hàng ngàn người di cư từ
Trung Mỹ đã đi qua Mexico tới biên giới Hoa Kỳ.
Khi đó, Tổng
thống Trump và người bình
dân, nhìn bằng mắt phàm, ai cũng biết khủng hoảng biên giới nhất định sẽ
xảy
ra, vì người ngoài cứ tiếp tục ùn ùn tràn vào, trong khi sức cản ở biên
giới cả
rào giậu và luật lệ đều lỏng lẻo. Duy chỉ có đảng Dân Chủ và Truyền
thông dòng
chính – nay có biệt danh là truyền thông thổ tả (TTDC, TTTT) loan tin
rằng không có khủng hoảng gì cả, ông Trump chỉ nói
láo mà thôi; hoặc tiếp tục kèn trống hàng ngày, hàng tháng rằng đó là
khủng hoảng tự chế tạo của ông Trump (Trump’s manufactured crisis). Mãi
cho đến khi khủng hoảng tràn lên tới mũi không còn thở được nữa, họ mới
chịu im lặng sau khi giả vờ đi quan sát tình hình ở biên giới. Bình dân
chắc đã thấy, cặp mắt chính trị bên ấy bị lé hết rồi; hoặc họ thêm tham
vọng quyền lực vào không gian ba chiều nên sự vật trở nên méo mó đấy
thôi. Khi nghe chính trị gia nói ta phải trừ phần ấy ra, hoặc tự mình
nhìn mới thấy sự vật chính xác.
Cùng ngày, với tin trên, để đáp ứng với tình hình nhập
cư bất hợp pháp tồi tệ hiện nay, chính phủ HK tuyên bố một qui định mới để thay
thế Thoả thuận Hoà Giải Floores [Flores Settlement Agreement – 1997] nhằm hướng
dẫn thời gian lưu giữ những gia đình vượt biên vào HK bất hợp pháp.
Vắn tắt về Thỏa Thuận Hòa giải Flores: Năm
1985, hai tổ chức đã đệ trình một vụ kiện tập thể thay mặt cho trẻ em nhập cư bị
lưu giữ bởi các thủ tục đầy thách thức của Sở Di trú và Nhập tịch (INS) trước
đây về việc lưu giữ, đối đãi và thả trẻ em. Sau 12 năm kiện tụng, bao gồm cả
kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, các bên đã đạt được một thỏa thuận vào năm
1997. Thỏa thuận Hòa giải Flores áp đặt một số nghĩa vụ đối với các cơ quan nhập
cư, thuộc ba loại chính:
1/ Chính phủ có yêu cầu phóng thích trẻ
em khỏi sự giam giữ di dân mà không có sự chậm trễ không cần thiết theo thứ tự
ưu tiên bắt đầu với cha mẹ và bao gồm cả người thân trưởng thành khác, cũng như
các chương trình được cấp phép sẵn sàng chấp nhận quyền nuôi dưỡng.
2/ Đối với trẻ em không có sẵn giải pháp
tức khắc, chính phủ có nghĩa vụ phải đặt trẻ em “trong hạn chế tối thiểu” phù hợp
với độ tuổi và bất kỳ nhu cầu đặc biệt nào.
3/ Chính phủ có yêu cầu thực hiện các
tiêu chuẩn liên quan đến việc chăm sóc và đối đãi đối với trẻ em bị lưu giữ ở
trại nhập cư.
Vào ngày 9 tháng 7, 2018 Thẩm phán bổ
nhiệm bởi Cựu TT Obama, Dolly M. Gee thuộc Liên bang ở California, phán quyết rằng
không có cơ sở để sửa đổi Thỏa thuận Hòa giải Flores 1997 (FSA) và rằng "yêu cầu trẻ em phải được thả vào các
chương trình chăm sóc được cấp phép trong vòng 20 ngày."
Thỏa Thuận Hoà Giải thực ra không phải
là một đạo luật, nhằm giải quyết một tình trạng chứ không phải toàn bộ vấn đề.
Và bây giờ cũng là một vấn đề di dân bất hợp pháp, nhưng tình trạng lại hoàn
toàn khác - số trẻ em do cha mẹ đem con bỏ chợ nhiều hơn và tốc độ cũng nhanh
hơn gấp bội; cho nên dễ hiểu rằng Thỏa Thuận Hòa Giải trong vụ kiện kéo dài 12
năm (1985-1997) thật ra có điều không còn hoàn toàn phù hợp.
Theo tờ Epoche Time, qui tắc mới sẽ cho
phép “chấm dứt thỏa thuận trên”, Bộ Nội An để cho bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh
đáp ứng với những thay đổi quan trọng về luật pháp và hoạt động đã xảy ra kể từ
khi có thỏa thuận Flores, bao gồm sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng trẻ em không
có thân nhân đi cùng, và các đơn vị gia đình vượt biên qua Hoa Kỳ.
Những người nhập cư băng qua biên giới bất
hợp pháp, đều muốn được sớm thả vào xã hội HK. Ban hành quy tắc này và tìm cách
chấm dứt [thỏa thuận Flores] là những bước quan trọng đối với một hệ thống nhập
cư mang tính nhân đạo và hoạt động nhất quán với mục đích của Quốc hội
Bình dân dư biết rằng người di cư đang bị kẹt lại ở các thành
phố biên giới Mexico phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, và những người đã vượt
biên trái phép vào HK đã bị lưu giữ trong khi tiến hành thủ tục thanh lọc, cũng
làm cho HK khó khăn không ít về việc cung cấp điều kiện sinh hoạt hàng ngày
theo tiêu chuẩn Quốc tế vì số lượng gia tăng dồn dập, vô trật tự, vượt khả năng
sắp xếp – như chăm sóc sức khỏe, chỗ ăn, chỗ ở. Đó là chưa kể đến hậu quả, dịch
bệnh lạ mang vào, không kịp khám xét, ngăn ngừa và chữa trị có thể lan tràn vào
xã hội HK.
Ngoài những nguy hiểm cho cả các bên
trong hiện tại: Mexico, Hoa Kỳ và bản thân người di cư, [không phải tất cả đều
là người tị nạn đúng nghĩa]. Bình dân có thể nghĩ xem, người nhập cư bất hợp pháp
có thể phải đối mặt với những khó khăn khác nhau khi trở về nhà, chẳng hạn như:
1/ Nếu là “tị nạn thật”mà bị trả về thì
sẽ bị chính quyền đàn áp nhiều hơn trước. Trường hợp này có vẻ khó kiếm bởi các
nước Trung Mỹ không phải là độc tài, cũng không phải mới thay đổi thể chế chính
trị.
2/ Nếu là người chạy trốn dao búa của
băng đảng xã hội đen vì đã vay tiền, làm ăn thua lỗ, thiếu nợ, quỵt nợ, thì dĩ
nhiên không phải là tị nạn, vì đây là trường hợp riêng tư của cá nhân, không có
lý do để dân HK đi cày một ngày hai ba sở phải đưa lưng ra cõng. Những người này
khi bị trả về là vật về nguyên chủ, dân HK sẽ miễn bàn.
3/ Người nghèo khó muốn tìm nơi sung
túc; nếu HK nhận hết thì thứ nhất, là bất công với di dân hợp pháp đang sắp
hàng, có người phải chờ 5-10 năm chưa được vào HK; thứ hai là, nếu cứ thả vào
xã hội HK, tự tìm sinh kế thì còn gì là luật pháp và xã hội, và như vậy tức là
HK đã tự đặt ra một tiền lệ, hễ chui vào
là được nhận. Thử hỏi HK có đủ sức chứa, và đủ sức tiếp nhận, đủ sức nuôi dân
nghèo khắp thế giới theo tiền lệ này mà bỏ quê, bỏ nhà mà đến không? Kể cả miền
quê nghèo Việt nam có lẽ chỉ còn vườn không nhà trống, và thành phố, đô thị để dành
cho các đại gia, các vị cán bộ nhà nước dễ dàng quản lý biết mấy? Hoặc các ông
bạn láng giềng tốt bụng tha hồ mà tậu hết, để đem gia đình, vợ con, cháu chắt tới
lập nghiệp. Không chừng Việt nam chắc sẽ đông, vui lắm, phải không?!
4/ Những người có tai thính mà lười hoạt
động cái đầu, đã nghe lời đường mật, thông điệp của bè phái chính trị; nghe lời
con buôn, theo đóm ăn tàn chính trị bất lương, như dịch vụ mua bán nhà đất, dịch
vụ caravans, để rồi bán đổ bán tháo tổ ấm, nuôi ảo vọng thực hiện một bước tới
thiên đàng Hoa Kỳ, cầm cờ, quyết chí đường, xa vạn dặm trùng trùng hiểm nguy cũng
cam, hăng hái như đoàn quân xâm lược. Có điều tất cả đều không có tiêu chuẩn tị
nạn, khi trở về sẽ không còn chỗ ở, không còn công ăn việc làm! Trách nhiệm thuộc
về ai đã gieo nỗi đắng cay này? - Ông Trump à! Có phải là nực cười lắm không!
5/ Những người đáng thương đã vất vả, liều
lĩnh nhảy rào, chui qua địa đạo, băng qua sa mạc, trèo núi cao hay lội qua
sông… vào được HK, và rồi được các trung tâm thả ra vì quá thời gian cho phép
lưu giữ, sẽ được một giấy hẹn chờ ngày ra tòa. Xưa nay, hầu hết họ biến mất
trong xã hội. Nhưng bây giờ vì chính phủ của Lão Tổng thống kỳ dị, ăn lương
của dân có một đồng, mà lại siêng năng đến phát ghét, nên họ khó núp được lâu. Nếu
họ không trình diện mà hô biến trong xã hội như trước, bây giờ theo luật họ sẽ
có thể bị liệt vào danh sách bị trục xuất, và chắc sẽ được cơ quan Di Trú và Hải
quan truy lùng, thăm hỏi sức khỏe và đưa lên máy bay cho trở về “ta về ta tắm
ao ta”.
Có quốc gia là có lãnh thổ, có lãnh thổ ắt
phải có có biên cương; mất biên cương là mất lãnh thổ. Có nhà thì có đất; có đất
ắt có ranh giới; muốn được yên thì phải có rào giậu. Khi bị xâm phạm thì phải bảo
vệ, ngăn ngừa, nếu không, khi “giậu đổ
ngã thì khó tránh bìm sẽ leo.” Cái lẽ đơn giản như thế, ông Trump cứ theo
đó mà làm, có cần chi 'cái' Dân Chủ hay Cộng Hòa?! Đứa trẻ lớp năm đã bắt đầu biết lịch sử rằng
dĩ nhiên, và trăm lần dĩ nhiên Hoa Kỳ là
nước di dân, nhưng còn vế thứ hai, học cao quá coi chừng hóa ngu mà quên mất: Hoa Kỳ vẫn còn là nước có luật pháp! Những
kêu gọi, xúi giục ra đi vì HK có đảng này hay đảng kia giúp đỡ, nuôi dưỡng, hay bảo bọc là không hợp lẽ
phải thông thường; ngay cả tôn giáo cũng không tuyên bố làm nổi điều đó. Những lời
mị dân bao giờ cũng nghe mát tai cả, cho nên khi nghe mát tai thì phải suy nghĩ
cho cùng. Có phải không? Nào là vì giá trị nước Mỹ, nào vì nhân đạo, nào vì yêu
thương hoặc những lời hứa mở rộng vòng tay đón chào mà không cần biết bạn
là ai, bạn từ đâu đến vân vân. . . Đó rõ ràng là những câu mới có một vế. Có cần
hỏi xem ta là ai, ta là cái gì? Ai nói? Vì sao mà nói? Cũng như nói để làm gì? Hoặc đạp tường
biên giới để xây cầu, thì phải hỏi xem cầu gì? Đâu phải cầu cá … đâu mà dễ xây
như thế! Đến thế kỷ này, có ai mà không biết thương yêu và cảm thông là thế nào?
Dù sao thì đối với người vượt biên bất hợp
pháp vào quốc gia có chủ quyền, HK nhân đạo, không bỏ tù, không bắn giết, chỉ
có mỗi lựa chọn là chỉ nhận người thật sự có đủ tiêu chuẩn tị nạn. Ngoài ra thì
HK nào kham nổi nhiều hơn vì còn những ràng buộc về lẽ phải, về luật, về sự
công bằng, về khả năng, về hệ quả tương lai… Nếu gửi đi thông điệp mạnh mẽ và
đúng đắn như TT Trump từ đầu, thì dân nghèo các nơi không phải chịu thêm cái khổ nạn mất nhà, mất đất,
ra đi hớn hở chỉ để trở về rách rưới lầm than!
Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump đã có lần
gọi các đoàn lữ hành là một cuộc “xâm lược”, và sau đó thực tế ngày càng rõ, cả
thế giới đều chứng kiến, đã có hàng ngàn người tràn đến biên giới và đã có nhiều
lần, nhiều cách vượt qua biên giới vào HK một cách trái phép, khiến biên giới
HK trở thành cuộc khủng hoảng di dân chưa từng thấy trong lịch sử, mà HK cần phải
giải quyết. Nhưng chỉ có DC đã không góp tay giải quyết mà ngược lại, ngăn chặn và đả phá kịch liệt việc làm của TT Trump - hoàn toàn theo lẽ phải, công bằng, và hợp luật pháp . Bình dân hỏi xem họ làm gì vậy nhỉ?
Và từ đó việc nhập cư trái phép, tự
nhiên trở thành một trong những trọng tâm, trong chiến dịch tái tranh cử năm
2020 của TT Trump mà đảng DC đã giúp cho. Chỉ tội nghiệp cho các đoàn caravans
- những người di dân bất hợp pháp đáng thương, làm xong phận sự con cờ rồi mới
biết, hoặc có khi vẫn chưa biết, tương lai không phải của mình mà là thuộc về
chính trị thiếu lương thiện – nhưng chẳng khá gì đâu, vì rốt cuộc chỉ là một tương lai đen tối!
Vĩnh Tường
Tin: Reuter, The Epoch Time
Tin: Reuter, The Epoch Time
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire