Trong nhạc vàng, khá hiếm những trường hợp cùng một giai điệu nhưng
được nhạc sĩ viết thành 2 bài hát tách biệt nhau hoàn toàn. Cho đến nay,
có 2 trường hợp như vậy được ghi nhận, và đều là của nhạc sĩ Trúc
Phương, là những bài hát được yêu thích hơn 50 năm qua: Mưa Nửa Đêm – Một Người Đi Xa và Chuyện Ngày Xưa – Trên 4 Vùng Chiến Thuật.
(Xin lưu ý, việc viết 2 bài hát độc lập dựa trên 1 giai điệu này là khác với trường hợp nhạc sĩ viết lời 2, lời 3 cho cùng 1 bài hát, ví dụ như bài Chuyến Tàu Hoàng Hôn 1,2 của nhạc sĩ Minh Kỳ)
Ở bài viết này, trước tiên hãy bàn đến trường hợp bài hát Chuyện Ngày Xưa và Trên 4 Vùng Chiến Thuật – hai bài hát có cùng một giai điệu, chỉ khác lời hát.
Trong hai bài hát nêu trên, có lẽ bài hát Trên 4 Vùng Chiến Thuật nổi tiếng hơn, được yêu thích nhiều hơn. Cho đến nay, khó có thể biết cụ thể nhạc sĩ Trúc Phương đã viết 2 bài hát này vào ngày tháng năm nào. Tuy nhiên nếu xét theo ngày kiểm duyệt được ghi trên tờ nhạc, có thể xác định rằng bài Chuyện Ngày Xưa được viết trước bài Trên 4 Vùng Chiến Thuật một thời gian khá lâu.
Trên bìa tờ nhạc bài Chuyện Ngày Xưa dưới đây, thông tin kiểm duyệt ghi là: kiểm duyệt số 219/XB ngày 2-3-1962. Trong khi đó bài Trên 4 Vùng Chiến Thuật ghi ngày 1-9-1970.
Ngoài ra bài hát Trên 4 Vùng Chiến Thuật chắc chắn được viết trong khoảng thời gian 1964 đến 1970, vì Vùng chiến thuật
được thành lập năm 1961 chỉ với 3 vùng, đến năm 1964 mới lập thêm vùng
thứ 4. Sang năm 1970 thì chính quyền đổi tên thành Quân Khu, không còn
tên gọi là “chiến thuật”.
Chủ đề sáng tác chính của nhạc sĩ Trúc Phương trước năm 1975 và nhạc về tình yêu và nhạc về người lính. Đó cũng là chủ đề của 2 bài hát đã nhắc ở trên. Nếu như Trên 4 Vùng Chiến Thuật luôn được nhắc đến như là 1 trong những bài nhạc lính hay nhất của nhạc vàng, thì Chuyện Ngày Xưa mang nội dung nhẹ nhàng hơn, là câu chuyện về mối tình dang dở vì người con gái sắp lên xe hoa.
Hôm nào em đến chơi mà quên mang tiếng cười,
lặng yên không nói.
Hai mươi tuổi đầu qua mất rồi
khi nhìn sâu trong đáy mắt mưa rơi, nhạt son nét môi.
Khi hỏi: duyên cớ sao để hoa kia úa màu?
Nhìn nhau giây phút, em tôi bảo rằng: “Thôi quá muộn,
Ta gặp nhau khi áo cưới may xong, còn gì mà mong?”
Thôi em nhé xin trả về niềm cô đơn trước
cho anh bước xuôi ngược
khi hai chúng mình vòng tay trót buông xuôi,
dù gặp nhau, cúi mặt bước mà thôi!
em về trong bóng đêm, đường mưa loang ánh đèn,
lửa thương chưa tắt
nên em để lại hương tóc dại
cho người yêu năm trước phút vui xưa
trở về mộng mơ.
(Xin lưu ý, việc viết 2 bài hát độc lập dựa trên 1 giai điệu này là khác với trường hợp nhạc sĩ viết lời 2, lời 3 cho cùng 1 bài hát, ví dụ như bài Chuyến Tàu Hoàng Hôn 1,2 của nhạc sĩ Minh Kỳ)
Ở bài viết này, trước tiên hãy bàn đến trường hợp bài hát Chuyện Ngày Xưa và Trên 4 Vùng Chiến Thuật – hai bài hát có cùng một giai điệu, chỉ khác lời hát.
Trong hai bài hát nêu trên, có lẽ bài hát Trên 4 Vùng Chiến Thuật nổi tiếng hơn, được yêu thích nhiều hơn. Cho đến nay, khó có thể biết cụ thể nhạc sĩ Trúc Phương đã viết 2 bài hát này vào ngày tháng năm nào. Tuy nhiên nếu xét theo ngày kiểm duyệt được ghi trên tờ nhạc, có thể xác định rằng bài Chuyện Ngày Xưa được viết trước bài Trên 4 Vùng Chiến Thuật một thời gian khá lâu.
Trên bìa tờ nhạc bài Chuyện Ngày Xưa dưới đây, thông tin kiểm duyệt ghi là: kiểm duyệt số 219/XB ngày 2-3-1962. Trong khi đó bài Trên 4 Vùng Chiến Thuật ghi ngày 1-9-1970.
Chủ đề sáng tác chính của nhạc sĩ Trúc Phương trước năm 1975 và nhạc về tình yêu và nhạc về người lính. Đó cũng là chủ đề của 2 bài hát đã nhắc ở trên. Nếu như Trên 4 Vùng Chiến Thuật luôn được nhắc đến như là 1 trong những bài nhạc lính hay nhất của nhạc vàng, thì Chuyện Ngày Xưa mang nội dung nhẹ nhàng hơn, là câu chuyện về mối tình dang dở vì người con gái sắp lên xe hoa.
Hôm nào em đến chơi mà quên mang tiếng cười,
lặng yên không nói.
Hai mươi tuổi đầu qua mất rồi
khi nhìn sâu trong đáy mắt mưa rơi, nhạt son nét môi.
Khi hỏi: duyên cớ sao để hoa kia úa màu?
Nhìn nhau giây phút, em tôi bảo rằng: “Thôi quá muộn,
Ta gặp nhau khi áo cưới may xong, còn gì mà mong?”
Thôi em nhé xin trả về niềm cô đơn trước
cho anh bước xuôi ngược
khi hai chúng mình vòng tay trót buông xuôi,
dù gặp nhau, cúi mặt bước mà thôi!
em về trong bóng đêm, đường mưa loang ánh đèn,
lửa thương chưa tắt
nên em để lại hương tóc dại
cho người yêu năm trước phút vui xưa
trở về mộng mơ.
Thanh Thúy – Chuyện Ngày Xưa
Còn trong Chuyện Ngày Xưa thì mối tình có hoàn cảnh khác, nhưng cũng tuyệt vọng không kém: Khi gặp nhau thì áo cưới đã may xong mất rồi. Nếu nói theo ngôn ngữ hiện nay, thì đó là mối tình “đúng người nhưng không đúng thời điểm”.
Hôm nào em đến chơi mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói
Hai mươi tuổi đầu qua mất rồi
khi nhìn sâu trong đáy mắt mưa rơi, nhạt son nét môi.
Nhưng vì “Hai mươi tuổi đầu qua mất rồi…”, nhìn lại tuổi đời ngày càng nặng gánh, công danh chưa thành, và “em tôi bảo rằng thôi quá muộn”. Có lẽ họ chỉ mới vừa gặp nhau không lâu, nhưng giống như là đã hứa hẹn từ kiếp trước. Rồi vì tìm thấy nhau quá muộn, đôi tình nhân không thể vì cảm xúc cá nhân mà quên đi trách nhiệm, quên đi sự thật rằng cô gái đã hứa hôn cùng chồng và đợi ngày lên xe hoa. Sống trong một xã hội trọng lễ nghĩa, danh tiếng gia đình, họ không thể đảo ngược sự thật đau lòng đó. Cho nên:
Thôi em nhé xin trả về niềm cô đơn trước…
Rồi chàng trai xin trả lại ân tình, tự gánh lấy niềm cô đơn cố hữu để người yêu làm tròn bổn phận. Ở đoạn cuối bài hát là một bức tranh được vẽ lên bằng ca từ rất đẹp, và rất buồn:
Em về trong bóng đêm đường mưa loan ánh đèn, lửa thương chưa tắt
Nên em để lại hương tóc dại
Cho người yêu năm trước phút vui xưa, trở về mộng mơ.
Trong đoạn này, tác giả viết “hương tóc dại”. Đây là cách dụng từ lạ lùng và độc đáo mà khó có thể phân tích trọn vẹn ý tứ của tác giả. Với những chàng trai, mái tóc của người yêu đối với họ thật đặc biệt, hương tóc đó là duy nhất, không thể lầm lẫn. Mái tóc đó cũng đại diện cho những phút giây mê dại cuồng si mà giờ đây đã thành quá khứ. Các ca sĩ sau này hát thành “hương tóc dài”, không có gì đáng chê trách lắm nhưng như vậy đã “hạ tầm” của câu hát một cách đáng tiếc.
Bài hát này đẹp về cả giai điệu lẫn ca từ, nhưng rất buồn.
Hãy nghe các nhạc sĩ cùng thời nhận xét về ca khúc Chuyện Ngày Xưa vào thập niên 1960 như sau:
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết: Chuyện Ngày Xưa là một tâm tình được đúc kết và thể hiện qua nét nhạc đượm nhiều dân tộc tính. Tôi vẫn hài lòng với tác giả từ trước đến giờ qua các nhạc phẩm mà anh đã viết.
Nhạc sĩ Lê Hoàng Long: Khi nghe nhạc phẩm Chuyện Ngày Xưa của Trúc Phương, tôi tưởng như mình lạc vào một dòng suối trong một đêm trăng. Bài nhạc đã hết, nhưng những âm thanh còn cô đọng lại khiến cho người nghe có cảm tưởng như mình còn thiếu một cái gì luyến tiếc.
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Tôi thích tác giả đã để tâm tư mình xuôi chảy một cách nhẹ nhàng chân thật khi đặt bút viết những lời sau đây trong điệp khúc của Chuyện Ngày Xưa:
Thôi em nhé xin trả về niềm cô đơn trước
cho anh bước xuôi ngược
khi hai chúng mình vòng tay trót buông xuôi,
dù gặp nhau, cúi mặt bước mà thôi!
Nữ ký giả Lam Thiên Hương: Chuyện Ngày Xưa là “một nhạc phẩm tâm tình” có giá trị, làm rét mướt tâm tư và gợi nhiều thương cảm…
Có lẽ vì quá yêu thích giai điệu bài hát này của chính mình, nhạc sĩ Trúc Phương đã dùng lại để viết thành một bài ca mới, lời mới, chủ đề mới, như là một sự lột xác để trở thành Trên 4 Vùng Chiến Thuật.
Về nội dung bài hát mới này, tác giả nhắc tới những địa danh và trận đánh nổi tiếng nhất ở cả 4 vùng chiến thuật thời điểm đó:
Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá: Vùng 1 chiến thuật, bộ chỉ huy đặt ở Đà Nẵng, gồm các tỉnh miền Trung, từ Quảng Trị (Gio Linh) đến Quảng Ngãi.
Pleime gió mưa mùa: Vùng 2 chiến thuật, gồm các tỉnh vùng tây nguyên và Nam Trung Bộ ngày nay.
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang ma’u tươi: Vùng 3 chiến thuật, gồm 1 số tỉnh Nam Bộ: Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai? Vùng Đồng Tháp Mười, các tỉnh miền Tây ngày nay.
Như hầu hết các ca khúc của miền Nam trước 1975, bài “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật” không có lời lẽ hận thù, đơn thuần đây chỉ là hình ảnh người lính xa nhà lúc nào cũng khó nhọc, cô đơn, nhưng vì thương quê hương mà cất bước lên đường.
Duy Khánh – Trên Bốn Vùng Chiến Thuật
Chân nghe lạ từng khu chiến thuật,
áo đường xa không ấm gió phương xa,
nghìn đêm vắng nhà.
Mây mù trên núi cao, rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính lính thương quê
Vì đời mà đi
Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá
Pleime gió mưa mùa
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang ma’u tươi
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?
Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận.
Gặp gỡ trong cơn lốc
Xưng tao gọi mày thương quá gần.
Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng,
của vạn người thân.
Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu – Đông Kha
(nguồn nhacxua.vn)
*
* *
* *
Một Người đi Xa (Trúc Phương) Duy Khánh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire