Lệ Thanh là một giọng hát có âm lượng vang lộng và một âm sắc thật ngọt
ngào. Sự nghiệp ca hát của cô tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm kéo dài
từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng cô đã chinh phục được trọn
vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời.
Lệ Thanh được đào tạo bởi nhạc sĩ Hùng Lân chung một lò với Ngọc Loan và Thu Hà. Cuộc đời đi hát của cô không xảy ra một điều tiếng nào dù vào những năm từ 1958 cho tới 1963, cô nổi tiếng như cồn.
Cuộc đời của một nghệ sĩ nổi tiếng thường thu hút những cái nhìn soi bói và những cặp mắt tò mò của những thứ ký giả đói tin, sẵn sàng khai thác tỳ vết cùng các bí ẩn đời tư của những người được quần chúng ái mộ, trong số đó có Lệ Thanh. Nhưng các ký giả không thể tìm được ở Lệ Thanh những gì họ sẵn sàng khai thác và làm rùm beng để khuấy động dư luận quần chúng được. Bởi cô ngoan hiền quá, luôn tránh né đám đông tối đa, không thích tuyên bố vung vít trên báo chí.
Trong các nữ nghệ sĩ nổi danh, Lệ Thanh là kẻ độc nhất không thích
đăng ảnh trên báo chí. Cô bảo là tại mình không ăn ảnh, nhưng đó chỉ là
một cách nói. Có lần Trung Tâm Điện Ảnh của Bộ Thông Tin có quay một
phim tài liệu về sinh hoạt các phòng trà. Lệ Thanh không bằng lòng cái
cảnh mà cô hát bài “Tiễn Em” của Phạm Duy trong phòng trà Anh Vũ được
đưa lên màn ảnh. Nhưng cô buồn rầu bảo:
“Giá họ quay cảnh đó bằng cách chỉ trình bày cái bóng dáng cùng tiếng hát của Lệ Thanh thôi thì hay hơn là cận ảnh khuôn mặt của Lệ Thanh”
Tuy không thích đăng ảnh trên báo chí và không thích xuất hiện trên
màn ảnh, nhưng Lệ Thanh vẫn xuất hiện trên sân khấu phòng trà hằng đêm
và xuất hiện trên sân khấu Đại nhạc hội lai rai. Cô khá sáng trên sân
khấu. Dù không đẹp lắm, dù không có nhiều nét hài hòa trên khuôn mặt,
nhưng đây là một nhan sắc có thể trưng bày được. Đã vậy cái vẻ thông
minh ngoan hiền ở nụ cười thùy mị, ở cái nhìn thẳng thắn, ở cung cách
yểu điệu tạo cho cô một vẻ đài trang đặc biệt. Trên sân khấu, Lệ Thanh
trang điểm tuy phơn phớt dịu nhẹ mà vẫn không bị ánh đèn lấn át hoặc
nuốt chửng. Không khi nào Lệ Thanh mặc áo hoa hòe hoa sói. Thường thì cô
mặc một màu thuần nhất, nhưng là màu tái và màu nguội: hường tái, vàng
nâu, xanh pha chút xám bạc như lá liễu, lục pha chút nâu bạc như vỏ trái
táo… Nếu mặc áo thêu hoặc áo in hoa thì hoa phải nhỏ cỡ như hoa linh
lan, hoa ti gôn, hoa hường tiểu muội, nhưng chấm hoa phải rời xa chứ
không chen khít vào nhau. Lệ Thanh tuy là ca sĩ, nhưng cô bám chặt vào
hình ảnh một cô nữ sinh thơ mộng cho nhân dáng của mình.
Giọng ca Lệ Thanh nghẹt mũi. Chính ra ở ngoài đời, giọng nói cô cũng
nghẹt mũi như vậy. Có người bảo rằng không phải Lệ Thanh có chứng thịt
trong lỗ mũi mà là trong mũi cô có thứ nấm làm cho nước mũi cứ rịn mãi
không thôi. Ý là giọng nghẹt mũi như thế mà tiếng cô vẫn sang sảng và
chắc nịch. Lệ Thanh không điệu đà õng ẹo ở nhân dáng, nhưng khi hát,
giọng cô rất điệu. Cô không cần lắc lư mình xà uốn khúc trong khi hát,
cô chỉ cầm khăn mu-xoa và đứng cứng ngắc như trời trồng trước máy vi âm.
Rồi giọng cô cất lên quằn quại như rắn trườn, quấn quít như một chùm
lải đũa. Bất cứ lúc nào cô cũng có thể uốn éo lươn lẹo một nốt nhạc.
Phong cách trình bày bản nhạc của cô cũng đặc biệt không kém: cô không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày.
Trong khoảng thời gian nổi danh, cũng như Thanh Thúy và Duy Khánh, Lệ Thanh hát vào dĩa rất nhiều. Đang lúc danh vọng lừng lẫy, Lệ Thanh bỏ đi lấy chồng. Cô chọn hạnh phúc gia đình và thật tâm xa lánh ca trường nhạc giới, không hề nuối tiếc danh vọng phù phiếm.
Từ khi Lệ Thanh giã từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đã bắt chước cách hát đặc biệt của cô để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này.
Lệ Thanh được đào tạo bởi nhạc sĩ Hùng Lân chung một lò với Ngọc Loan và Thu Hà. Cuộc đời đi hát của cô không xảy ra một điều tiếng nào dù vào những năm từ 1958 cho tới 1963, cô nổi tiếng như cồn.
Cuộc đời của một nghệ sĩ nổi tiếng thường thu hút những cái nhìn soi bói và những cặp mắt tò mò của những thứ ký giả đói tin, sẵn sàng khai thác tỳ vết cùng các bí ẩn đời tư của những người được quần chúng ái mộ, trong số đó có Lệ Thanh. Nhưng các ký giả không thể tìm được ở Lệ Thanh những gì họ sẵn sàng khai thác và làm rùm beng để khuấy động dư luận quần chúng được. Bởi cô ngoan hiền quá, luôn tránh né đám đông tối đa, không thích tuyên bố vung vít trên báo chí.
“Giá họ quay cảnh đó bằng cách chỉ trình bày cái bóng dáng cùng tiếng hát của Lệ Thanh thôi thì hay hơn là cận ảnh khuôn mặt của Lệ Thanh”
Lệ Thanh-Tiễn Em, Thơ Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy
*
* *
* *
Tiếng hát LỆ THANH trước 1975 - Giọng ca một thời lừng lẫy
Lệ Thanh - Ngày Đó Chúng Minh - Phạm Duy
Phong cách trình bày bản nhạc của cô cũng đặc biệt không kém: cô không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày.
Trong khoảng thời gian nổi danh, cũng như Thanh Thúy và Duy Khánh, Lệ Thanh hát vào dĩa rất nhiều. Đang lúc danh vọng lừng lẫy, Lệ Thanh bỏ đi lấy chồng. Cô chọn hạnh phúc gia đình và thật tâm xa lánh ca trường nhạc giới, không hề nuối tiếc danh vọng phù phiếm.
Từ khi Lệ Thanh giã từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đã bắt chước cách hát đặc biệt của cô để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này.
Hồ Trường An
Trích từ “Theo Chân Những Tiếng Hát” xuất bản 1989
Giọng Ca Vàng Bị Quên Lãng - Tiếng Hát Lệ Thanh
* List ca khúc Lệ Thanh thu âm pre 1975 :
01. Nỗi Buồn Ngày Tháng Cũ
02. Cánh Thiệp Đầu Xuân
03. Duyên Kiếp
04. Bài Thơ Hoa Đào
05. Nhớ Một Chiều Xuân
06. Tiếng Hát Học Trò
07. Hoa Nở Về Đêm
08. Ai Lên Xứ Hoa Đào
09. Đôi Mắt Người Thương
10. Không Bao Giờ Ngăn Cách
11. Anh Cho Em Mùa Xuân
12. Nhìn Những Mùa Thu Đi
3. Cung Thương Ngày Cũ
14. Tà Áo Xanh
15. Nhớ Mùa Hoa Tím
16. Gợi Giấc Mơ Xưa
17. Tôi Sẽ Đưa Em Về
18. Cánh Hoa Xuân
19. Đêm Tái Ngộ
20. Ngày Mai Người Đi
21. Rồi Một Ngày
22. Đã Mấy Thu Rồi
23. Nếu Vắng Anh
24. Lá Thư Gửi Mẹ
01. Nỗi Buồn Ngày Tháng Cũ
02. Cánh Thiệp Đầu Xuân
03. Duyên Kiếp
04. Bài Thơ Hoa Đào
05. Nhớ Một Chiều Xuân
06. Tiếng Hát Học Trò
07. Hoa Nở Về Đêm
08. Ai Lên Xứ Hoa Đào
09. Đôi Mắt Người Thương
10. Không Bao Giờ Ngăn Cách
11. Anh Cho Em Mùa Xuân
12. Nhìn Những Mùa Thu Đi
3. Cung Thương Ngày Cũ
14. Tà Áo Xanh
15. Nhớ Mùa Hoa Tím
16. Gợi Giấc Mơ Xưa
17. Tôi Sẽ Đưa Em Về
18. Cánh Hoa Xuân
19. Đêm Tái Ngộ
20. Ngày Mai Người Đi
21. Rồi Một Ngày
22. Đã Mấy Thu Rồi
23. Nếu Vắng Anh
24. Lá Thư Gửi Mẹ
Giọng Ca Vàng Bị Quên Lãng - Tiếng Hát Lệ Thanh.
Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở Sài Gòn, hầu như đêm nào cũng có mặt đông đủ các thính giả yêu nhạc khó tính và cả những nhạc sĩ thư sinh yêu mến tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có giọng ca nồng nàn với âm lượng vang lộng và một âm sắc thật ngọt ngào mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế.
Sự nghiệp ca hát của cô tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng cô đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời. Lệ Thanh và Thanh Thuý là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các phòng trà và đại nhạc hội, thậm chí còn lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh, Thuý Nga, Ánh Tuyết.
Thật khó để tìm thấy một tấm ảnh đẹp và đầy đủ của Lệ Thanh trước 1975. Bởi vì trong các nữ nghệ sĩ nổi danh, Lệ Thanh là người độc nhất không thích đăng ảnh trên báo chí. Cô hay bảo là tại mình không ăn ảnh, nhưng đó chỉ là một cách nói thôi. Hầu hết các khán giả ngày xưa từng xem Lệ Thanh hát đều nhận xét rằng cô là một ca sĩ mà "thanh sắc đều vẹn toàn". Trên sân khấu, Lệ Thanh trang điểm tuy phơn phớt dịu nhẹ mà vẫn không bị ánh đèn lấn át hoặc nuốt chửng. Lệ Thanh tuy là ca sĩ, nhưng cô bám chặt vào hình ảnh một cô nữ sinh thơ mộng cho nhân dáng của mình.
Trong khoảng thời gian nổi danh, cũng như Thanh Thúy và Duy Khánh, Lệ Thanh thu âm đĩa hát nhiều lắm. Cô cũng đã làm cho rất nhiều bản nhạc trở thành nổi tiếng như : "Cánh thiệp đầu xuân", "Tà áo xanh", "Gợi giấc mơ xưa", "Sắc hoa màu nhớ", ... Đang lúc danh vọng lừng lẫy, Lệ Thanh bỏ đi lấy chồng, để lại bao nhiêu tiếc nuối trong lòng thính giả. Cô chọn hạnh phúc gia đình và thật tâm xa lánh ca trường nhạc giới, không hề nuối tiếc danh vọng phù phiếm. Từ khi nàng giã từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đã mô phỏng theo cách hát đặc biệt của nàng để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này.
Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở Sài Gòn, hầu như đêm nào cũng có mặt đông đủ các thính giả yêu nhạc khó tính và cả những nhạc sĩ thư sinh yêu mến tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có giọng ca nồng nàn với âm lượng vang lộng và một âm sắc thật ngọt ngào mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế.
Sự nghiệp ca hát của cô tuy chỉ vỏn vẹn có khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965, nhưng cô đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời. Lệ Thanh và Thanh Thuý là 2 ngôi sao ăn khách nhất của các phòng trà và đại nhạc hội, thậm chí còn lấn át các bậc đàn chị như Thái Thanh, Thuý Nga, Ánh Tuyết.
Thật khó để tìm thấy một tấm ảnh đẹp và đầy đủ của Lệ Thanh trước 1975. Bởi vì trong các nữ nghệ sĩ nổi danh, Lệ Thanh là người độc nhất không thích đăng ảnh trên báo chí. Cô hay bảo là tại mình không ăn ảnh, nhưng đó chỉ là một cách nói thôi. Hầu hết các khán giả ngày xưa từng xem Lệ Thanh hát đều nhận xét rằng cô là một ca sĩ mà "thanh sắc đều vẹn toàn". Trên sân khấu, Lệ Thanh trang điểm tuy phơn phớt dịu nhẹ mà vẫn không bị ánh đèn lấn át hoặc nuốt chửng. Lệ Thanh tuy là ca sĩ, nhưng cô bám chặt vào hình ảnh một cô nữ sinh thơ mộng cho nhân dáng của mình.
Trong khoảng thời gian nổi danh, cũng như Thanh Thúy và Duy Khánh, Lệ Thanh thu âm đĩa hát nhiều lắm. Cô cũng đã làm cho rất nhiều bản nhạc trở thành nổi tiếng như : "Cánh thiệp đầu xuân", "Tà áo xanh", "Gợi giấc mơ xưa", "Sắc hoa màu nhớ", ... Đang lúc danh vọng lừng lẫy, Lệ Thanh bỏ đi lấy chồng, để lại bao nhiêu tiếc nuối trong lòng thính giả. Cô chọn hạnh phúc gia đình và thật tâm xa lánh ca trường nhạc giới, không hề nuối tiếc danh vọng phù phiếm. Từ khi nàng giã từ sân khấu, có nhiều ca sĩ đã mô phỏng theo cách hát đặc biệt của nàng để quyến rũ thính giả như Hà Thanh, Xuân Thu, hoặc Ngọc Lan tại hải ngoại sau này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire