dimanche 11 septembre 2022

Nguyễn Xuân Hòang: Người Đi Trên Mây

Tác phẩm Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hòang có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hòang. Thậm chí, bản thân nhà văn còn được gọi là “Người đi trên mây” và có người còn quả quyết rằng nhân vật chính trong truyện – Trần Lâm Thăng – là bản sao của tác giả.
Sau Người Đi Trên Mây (1987), nhà văn Nguyễn Xuân Hòang cho ra đời Bụi Và Rác (1992) còn được gọi là Người Đi Trên Mây 2. Tin đồn rằng nhà văn đã hòan tất xong quyển sách thứ ba, tác phẩm này sẽ cùng với Người Đi Trên Mây, Bụi Và Rác , hợp thành bộ Trilogy để đời của ông, nhưng định mệnh đã xui khiến ông lỡ tay nhấp một cái “nhấp chuột chết người”(delete) và thế là tác phẩm thứ ba biến vào hư không mà không để lại chút dấu vết nào. 
Trong một dịp trò chuyện (qua điện thư), tôi có hỏi nhà văn về “tin đồn” này thì không được ông trả lời. Tôi không rõ ông không muốn trả lời câu hỏi hay chỉ đơn giản im lặng để tùy người đời suy đóan. Cho đến hôm nay, sau khi ông nằm xuống được một tuần, người ta có thể chắc chắn một điều là không có tác phẩm thứ ba. Có lẽ rồi đây, khi nỗi buồn vắng ông lắng xuống, thân nhân, thân hữu của nhà văn sẽ giúp chúng ta có câu trả lời chính xác. Còn bây giờ, để tưởng niệm một nhà văn quan trọng của văn học miền Nam (và Việt Nam), cách hay nhất là đọc lại văn Nguyễn Xuân Hòang, nhất là hai tác phẩm Ngừơi Đi Trên Mây và Bụi Và Rác.

Về ấn bản điện tử của hai tác phẩm này, hiện lưu hành trên mạng tòan cầu chỉ có bản đăng từng kỳ (100 kỳ cho NĐTM và 100 kỳ cho BVR) do Người Việt Online thực hiện, được rải rác đây đó vài trang Web các cựu học sinh của nhà văn đem về nối kết (link) như một cách tưởng nhớ đến người thầy của mình. Trong tinh thần đó, TV&BH xin phép báo Người Việt Online được đăng tải lại tác phẩm NĐTM và BVR, sau khi đã gom những kỳ đăng tải rời rạc thành một bản văn và đối chiếu lại với bản in (giấy) mới nhất của nhà xuất bản Người Việt năm 2014, để gởi đến độc giả Việt Nam – trong và ngòai nước – bản điện tử trang trọng xứng tầm với vị trí của tác giả và  hai tác phẩm tiêu biểu về một giai đọan lịch sử đau thương nhất của đất nước mà không ai trong chúng ta được quyền không biết đến và không ai trong chúng ta được phép quên lãng.

Theo T.Vấn & Bạn Hữu 

*
*     *
 


Những truyện ngắn đã xuất bản của ông gồm: Mù Sương, Sinh Nhật, Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu. Tùy bút, Tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ. Truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo, Sự Đã Rồi của Jean-Paul Sartre (Les Jeux sont Faits, dịch chung với Trần Phong Giao)

Sau 1975 ông cho ra mắt truyện dài Người Đi Trên Mây, Sa Mạc, Căn Nhà Ngói Đỏ, Bụi Và Rác.
Riêng các tác phẩm Lửa hay Người Đi Trên Mây tập III, tùy bút Ai Cũng Cần Phải Có Một Bà Mẹ và Sổ Tay Văn Học vẫn nằm chờ xuất bản trong ngăn kéo của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
Nhà văn Viên Linh, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Khởi Hành từ trước năm 1975 vẫn còn tiếp tục phát hành tại hải ngoại đến nay cho biết những mới giao tình của ông đối với nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng như sau:

“Tôi biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ năm 1960. Lúc ấy anh còn làm thơ chứ chưa viết văn. Có một tình cờ khi một bài thơ của tôi tự dưng xuất hiện trên báo Hiện Đại của nhà thơ Nguyên Sa. Kề bên trang thơ với tôi có tên một người chưa bao giờ tôi biết, tác giả ký tên là Hoang Vu mà sau này tôi mới biết Hoang Vu chính là Nguyễn Xuân Hoàng. Sau đó chúng tôi có dịp nói chuyện với nhau nhưng cũng từ đó anh Hoàng không bao giờ còn ký cái tên Hoang Vu nữa để quay ra viết văn.

*
*     *
 
Nguyễn Xuân Hoàng người đi trên mây By Phượng Hoàng ( Sbs ) 
 Con người và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (7/7/1940-13/9/2014) qua cái nhìn của hai nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire