lundi 26 septembre 2022

Nguyên Sa, một thoáng nhớ - Bích Huyền Trình bày

Nhà thơ Nguyên Sa, tên thật Trần Bích Lan, sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội, mất ngày 18-4-1998 tại California (Hoa Kỳ), là môt tác giả quan trọng của nền văn học miền Nam trước 1975. Đặc biệt, nhiều thi phẩm trong sáng của Nguyên Sa đã lan rộng và trở thành những vần thơ “cửa miệng” của nhiều thế hệ thanh niên, qua sự phổ nhạc xuất sắc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, người nổi tiếng với những bản tình ca đọng lại với thời gian. (Mới đây, Nguyên Sa cũng là một trong vài tác giả rất hiếm hoi của thi ca miền Nam trước 1975 “được” lọt vào tuyển tập 100 bài thơ hay nhất của Việt Nam thế kỷ XX, với bài thơ “Áo lụa Hà Đông”.)


Nguyên Sa Một Thoáng Nhớ
 Bích Huyền trình bày
 
Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay.
Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm tâm hồn của ý thơ.
Nên khi nói đến thơ Nguyên Sa, nếu không nhắc đến tên nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thật thiếu sót vô cùng. Bởi thơ Nguyên Sa quá cao sang, nên đã có thời kỳ có nhiều người lên tiếng nhận xét, chỉ thích hợp cho giới trí thức, những sinh viên học sinh, nó không thể đi vào tâm hồn của đại đa số người ái mộ thơ thuộc thành phần bình dân ít học. Nhưng từ khi có những nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên ra đời phổ từ thơ Nguyên Sa, thì thơ Nguyên Sa mới trở nên rộng khắp, đi vào tâm hồn đại đa số công chúng nhiều hơn.


Nếu đọc thơ Nguyên Sa viết sau năm 1975 ở hải ngoại, mọi người vẫn nhận ra nét hào hoa riêng biệt trong trường phái thơ lãng mạn của ông. Trong tập “Hoa sen và hoa đào” được sáng tác khoảng thời gian 1982 đến 1988, có những bài thơ còn mang đậm phong cách Nguyên Sa của thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước. Có những câu thơ mềm mại, linh hoạt và ấm áp theo suốt cả cuộc đời ông, và cho lúc đến chặng đường hoàng hôn của kiếp làm thơ, ông mới chợt ngộ ra căn bệnh ung thư dạ dày đang hành hạ từng ngày, nhưng vẫn không rời bỏ thơ. Bài thơ “Hóa học trị liệu” có thể xem như một cột mốc để đánh dấu những sáng tác tạ từ nhân gian của ông.
Thơ tự do của Nguyên Sa có tiết tấu và nhạc điệu đặc biệt chưa thấy trước đó. Nguyên Sa lại có tài sử dụng nhiều hình ảnh mới và lạ. Nào “chải tóc em bằng năm ngón tay”, nào “lệ trắng gạo mềm”“da em trắng anh chẳng cần ánh sáng /tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân”“tóc màu củi chưa đun”, miệng “chim sẻ”, áo “sương mù”“bàn tay chim khuyên” [Nga] hay“sương gió trầm tư thêu thùa má ướt”…:
Nguyên Sa đã yêu, được yêu, bệnh ngặt nghèo sớm đưa ông về với Chúa. Nhưng thơ tình ông đã và vẫn sống động với người yêu thơ và tình nhân, ngày nào còn có người yêu nhau! Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, nhà nước cộng sản tìm đủ cách cấm đoán, tịch thu, viết sách bêu xấu các nhà làm văn nghệ ở miền Nam trong đó có Nguyên Sa. Tuy nhiên, Lữ Phương, Phạm Văn Sĩ, Trần Trọng Đăng Đàn và các nhà “phê bình” của Viện Văn Học Hà Nội có tấn công thơ tự do gọi xiên xỏ“bí hiểm”“tắc tị”“quái thai”“hỗn tạpnhững rối răm quái gở” , “dựng lại cái thây ma mà mười lăm năm về trước những người trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập đã nêu lên” mà không động đến thơ tình Nguyên Sa vì thơ ông được người“chiến thắng” lén lút tìm đọc thời còn bị cấm, nay được in lại trong nước. Gần đây trong nước có các nghiên cứu “cởi trói”, có cái nhìn “khách quan” hơn. Trần Thị Mai Nhi viết về “nhóm Sáng Tạo” nhìn nhận họ“muốn có một đường hướng sáng tạo, muốn là kẻ sáng tạo ngôn ngữ trong thơ ca (…) họ muốn đổi mới niêm luật, cú pháp, chấm câu, từ ngữ trong thơ ca. Rồi việc họ chấp nhận thứ “tiếng của vỉa hè” cũng không hoàn toàn chỉ là một sự lập dị (…). Đúng thôi, văn học Sài Gòn gặp văn học phương Tây ở quan niệm thẩm mỹ…”.

 Bích Huyền 
Một Thoáng Hương Xưa

 
 https://hoangnguyen1608.files.wordpress.com/2013/10/9-nguyen-sa-1.jpg 

 

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2016/03/nguyensa_c491b.jpg?w=672&h=372&crop=1 

 
https://hongoccan2015.files.wordpress.com/2015/07/nguyen-sa-5.jpg
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhhkVuPIgwDmD10TgDA4g3_C95klUwvD9JinUwXc6VWzvdalSGX1jq3IblZ4nk5m5r3-pQgj-yXfqqhntM_SrOVZZRBayivHQ5Bk-pDHZx-cxOzJKnEOomUAsNumP0k66W9VbAiuEM4XAqF/s1600/duyen-phan-giua-nguoi-voi-nguoi-von-di-qua-mong-manh.jpg
 
 
 
 https://gdb.voanews.com/81CF58F9-E5DA-4B88-80F8-32B131640B2F_cx0_cy10_cw0_w1023_r1_s.JPG

nguyen sa 4



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire