Cuộc chiến Việt nam nhìn theo cách khác: Phim Vietnamerica
Kính Hòa, phóng viên RFA
Bà Triều Giang
Kính Hòa: Theo như những gì chúng tôi biết được trước cuộc
phỏng vấn này thì cũng tại Newseum đã diễn ra một cuộc triễn lãm về
chiến tranh Việt nam theo khuynh hướng phản chiến. Vậy việc ra mắt bộ
phim trong hòan cảnh như thế có mang một ý nghĩa nào không?
Bà Triều Giang: Rất là có ý nghĩa. Thực ra Newseum họ không có
sáng tác ra cái chuyện gì đã xảy ra ở Việt nam. Ở đây chỉ là ghi nhận
lại và trưng bày ra. Suốt thời gian chiến tranh thì truyền thông Hoa kỳ
nghiên hẳn về phản chiến, cho nên cuộc triễn lãm này đầy những hình ảnh
về phản chiến. Nhưng những gì thực sự xảy ra ở miền Nam, như là những
trường học làng mạc bị tấn công, đàn bà và trẻ con chết,…
Kính Hòa: Tức là cuộc tấn công từ phía bên kia?
Bà Triều Giang: … từ phía cộng sản. Cái sự thực của cuộc chiến tranh này là miền nam không có tấn công miền Bắc mà là bị tấn công.
Vietnamerica là bộ phim không chỉ nói về chuyện vượt biên mà về hoàn
cảnh của người Việt trong cuộc chiến, rồi khi miền Nam thất bại thì
chuyện gì đã xảy ra, người ta đã không thể ở trên quê hương mình phải ra
đi bằng mọi cách. Tôi thấy đây là một lời phản bác, một quan điểm khác
với quan điểm của giới báo chí Hoa Kỳ trong suốt thời gian chiến tranh,
và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Kính Hòa: Gần đây hình như có khuynh hướng như vậy, phản
bác lại khuynh hướng phản chiến. Trong văn học như là tác phẩm của bà
Lan Cao, rồi phim ảnh như cuốn phim của bà, hay sách của Tiến sĩ Liên
Hằng, … bà có nhận xét gì về khuynh hướng đó?
Bà Triều Giang: Tôi nghĩ rằng với sự hiện diện của hai triệu
người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây rồi thì cái gì cũng sẽ đưa ra ánh sáng.
Đặc biệt là giới trẻ có nhiều em vào ngành sử, có bằng Tiến sĩ sử học,
đang viết sách như cô Lan Cao, hay giữ những chức vụ cao đứng đầu các
thư khố. Khuynh hướng này sẽ ngày càng mạnh. Sự thật qua ngòi bút và
những thước phim sẽ dần được phơi bày. Những bài học về lịch sử dạy cho
con em chúng ta tại các trường học của Hoa Kỳ sẽ dần dần dduwwojc cân
bằng, hơn là hiện tại.
Kính Hòa: Có nhiều ý kiến cho rằng việc giữ gìn văn hóa, lịch sử đối với các thế hệ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại là không dễ dàng?
Bà Triều Giang: Điều đó rất đúng. Bên này nó có nhiều khó khăn. Khi các em ở trong trường học thì có nhiều môn lắm, ngay cả khi nói về lịch sử như môn lịch sử Hoa Kỳ nếu không chuyên thì cũng chỉ là đại cương thôi. Thành thử ra khi làm phim thì rất là quan trọng, cho phép các em khi xem phim có những nhận xét nhanh hơn là ngồi trong lớp học hay là đọc một cuốn sách dài. Thành ra trong cố gắng của Hội, ngoài việc đi thu thập lịch sử truyền khẩu, còn cố gắng làm phim để dễ dàng đạt kết quả hơn.
Kính Hòa: Bên cạnh đó, còn một việc khác nữa là từ khi bang giao Việt Mỹ bình thường hóa, thì có những cố gắng không nhỏ từ phía Hà nội đưa những phim ảnh, sách báo mang quan điểm của họ sang Mỹ, bà có cảm nhận đây là một áp lực hay không?
Bà Triều Giang: Xứ này là xứ tự do. Chúng ta với sự giúp đỡ của cộng đồng chúng ta có thể làm được nhiều phim hơn. Còn về phía Hà nội thì nếu họ muốn nhìn đất nước đi lên thì họ phải thay đổi suy nghĩ cũ, bởi vì sự gian dối một ngày nào đó cũng phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta đang ở thời đại Internet, chúng ta không thể nói láo mãi được. Nói láo hai ba lần thì không ai tin chúng ta nữa. Thì đó là cái hậu quả mà họ phải chịu.
Kính Hòa: Bà nói đến chuyện làm phim, vậy còn có những cách thức nào khác để thu hút thế hệ trẻ đã vào going chính của nước Mỹ quan tân đến văn hóa lịch sử của mình không?
Bà Triều Giang: Vấn đề người trẻ có quan tâm đến nguồn gốc của mình hay không thì tôi nghĩ rằng khi các em ở trong trường Trung học thì cái khung cảnh không làm các em quan tâm lắm mà chỉ hòa đồng với bạn bè mình. Nhưng lên đến đại học thì khác, cái nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình nó có đó. Nếu chúng ta làm những bộ phim, sưu tầm những tài liệu, sách vở, tất cả những gì chúng ta có thể làm để các em có thể tìm hiểu một cách dễ dàng, thì đó là việc chúng ta phải làm.
Kính Hòa: Tức là vẫn có những hy vọng?
Bà Triều Giang: Có một nhu cầu, các em có một nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình.
Kính Hòa: Cám ơn bà Triều Giang.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/film-vietnamamerica-10192015103731.html
Bà Triều Giang: Điều đó rất đúng. Bên này nó có nhiều khó khăn. Khi các em ở trong trường học thì có nhiều môn lắm, ngay cả khi nói về lịch sử như môn lịch sử Hoa Kỳ nếu không chuyên thì cũng chỉ là đại cương thôi. Thành thử ra khi làm phim thì rất là quan trọng, cho phép các em khi xem phim có những nhận xét nhanh hơn là ngồi trong lớp học hay là đọc một cuốn sách dài. Thành ra trong cố gắng của Hội, ngoài việc đi thu thập lịch sử truyền khẩu, còn cố gắng làm phim để dễ dàng đạt kết quả hơn.
Kính Hòa: Bên cạnh đó, còn một việc khác nữa là từ khi bang giao Việt Mỹ bình thường hóa, thì có những cố gắng không nhỏ từ phía Hà nội đưa những phim ảnh, sách báo mang quan điểm của họ sang Mỹ, bà có cảm nhận đây là một áp lực hay không?
Bà Triều Giang: Xứ này là xứ tự do. Chúng ta với sự giúp đỡ của cộng đồng chúng ta có thể làm được nhiều phim hơn. Còn về phía Hà nội thì nếu họ muốn nhìn đất nước đi lên thì họ phải thay đổi suy nghĩ cũ, bởi vì sự gian dối một ngày nào đó cũng phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta đang ở thời đại Internet, chúng ta không thể nói láo mãi được. Nói láo hai ba lần thì không ai tin chúng ta nữa. Thì đó là cái hậu quả mà họ phải chịu.
Kính Hòa: Bà nói đến chuyện làm phim, vậy còn có những cách thức nào khác để thu hút thế hệ trẻ đã vào going chính của nước Mỹ quan tân đến văn hóa lịch sử của mình không?
Bà Triều Giang: Vấn đề người trẻ có quan tâm đến nguồn gốc của mình hay không thì tôi nghĩ rằng khi các em ở trong trường Trung học thì cái khung cảnh không làm các em quan tâm lắm mà chỉ hòa đồng với bạn bè mình. Nhưng lên đến đại học thì khác, cái nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình nó có đó. Nếu chúng ta làm những bộ phim, sưu tầm những tài liệu, sách vở, tất cả những gì chúng ta có thể làm để các em có thể tìm hiểu một cách dễ dàng, thì đó là việc chúng ta phải làm.
Kính Hòa: Tức là vẫn có những hy vọng?
Bà Triều Giang: Có một nhu cầu, các em có một nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình.
Kính Hòa: Cám ơn bà Triều Giang.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/film-vietnamamerica-10192015103731.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire