vendredi 12 octobre 2018

NGHỆ THUẬT CHÍNH TRỊ KỲ DỊ VÀ ẢO DIỆU CỦA DONALD TRUMP

Nghệ thuật chính trị của Donald Trump là một điều gây kinh ngạc cho nhiều người. Có thể nói ông là một nhà chính trị kỳ dị và ảo diệu. Những nhà quan sát chính trị truyền thống đều hầu như dự đoán sai về ông. Ông như là một nhà ảo thuật. Có nhiều lúc người ta dự đoán ông sẽ thất bại hoàn toàn với những bước đi “không giống ai”, với những hành động, những việc làm kỳ quặc, phi truyền thống phi nguyên tắc, chắc chắn ông sẽ nắm chắc phần thua, nhưng kỳ lạ thay, kết quả cuối cùng thường là rất tốt đẹp.

Thí dụ như vấn đề Triều Tiên. Ban đầu người ta thấy những bước đi của Trump chẳng có chút gì là của một nhà chính trị bản lĩnh, khôn ngoan, thậm chí còn có phần ngây ngô. Khởi đầu là những màn đấu khẩu như trẻ con rất không xứng đáng với vị thế của một tổng thống nước lớn, rồi sau đó là những hành động ngoại giao kỳ quặc bất nhất. Những tuyên bố thay đổi chóng mặt, hôm trước đe dọa hôm sau tâng bốc, hôm nay vui vẻ thân mật nhận lời đàm phán ngày mai hờn dỗi rút lời, hôm nay nói A ngày mai nói B... Những nhà quan sát chính trị lúc ấy hầu như đều kết luận ông mười phần thất bại cả mười trong ván cờ chính trị này. Nhưng ông đã làm được điều kỳ diệu mà nhiều đời tổng thống Mỹ chưa ai làm nổi là đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên trong không khí vô cùng thân mật. Và sau đó tình hình Triều Tiên ngày càng ổn hơn. Cho đến nay thì chính ông Kim Jong Uh lại thiết tha gửi cho Trump đến 2 lá thư mong mỏi một cuộc gặp thượng đỉnh lần 2.
Cho nên những vấn đề mà Trump làm, những cách mà Trump nghĩ, nếu với một cách nhìn nhận đánh giá truyền thống thì khó mà cảm hết ông. Nhất là với những nhà chính trị bảo thủ như McCain hay nhà báo chỉ biết hùng hục đánh đấm như Bob Woodward thì càng không hiểu Trump.
Một điều gây ngạc nhiên khác cho các nhà quan sát chính trị là khả năng vượt qua sóng gió các cuộc khủng hoảng một cách phi thường mà hiếm có người thứ hai nào làm được như Trump. Bằng cách đắm mình trong niềm tin rằng mọi việc Trump làm đều đúng, Trump luôn tìm được lối ra cho trạng thái tinh thần, không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng và bị đánh chìm bởi sự tuyệt vọng của chính mình.
Chúng ta nhớ lại hồi ông tranh cử, ngay trong những thời khắc khó khăn nhất mà người bên ngoài hầu như nghẹt thở, thì ông vẫn giữ được những sắc thái tỉnh táo lạ thường để mà chiến thắng. Ngay cả khi nhiều tinh hoa của Đảng Cộng Hòa gào lên yêu cầu ông rút lui, thì ông vẫn không thèm trả lời trả vốn mà lừng lững bước đi như một con tê giác oai hùng cho đến phút cuối cùng đăng quang khiến ai nấy sững sờ kinh ngạc. Ngay cả khi ông thắng phiếu bầu rồi có người trong Đảng Cộng Hòa vẫn còn ngái ngủ kêu gào tìm cách ngăn không cho ông làm tổng thống.
Trump kỳ dị và ảo diệu như thế đấy!
Là Trump, cũng có nghĩa là không bao giờ thừa nhận sai lầm. Có những việc ông làm, các nhà quan sát bảo là sai nhưng ông nói là đúng. Ví dụ việc ông sa thải giám đốc FBI James Comey. Với những người chống đối ông thì cho rằng ông đã dùng chiến thuật chuyển bại thành thắng để tự tâng bốc mình và công kích những người chê bai ông. Chẳng hạn như bình luận viên Josh Dawsey của Washington Post. Nhưng dù nói như vậy đi nữa nhưng họ cũng phải công nhận là cuối cùng ông lại thành công và đây cũng là một điểm mạnh kỳ lạ của con người Trump.
Từ ngày Trump ra ứng cử tổng thống Mỹ cho đến nay, chưa bao giờ sóng yên gió lặng với Trump. Điều mà người ta đòi hỏi ở một tổng thống Mỹ có lẽ là sự chỉn chu mực thước, nhưng đó là điều mà với Trump là quá xa xỉ. Là tổng thống, phải “ăn xem nồi ngồi xem hướng”, phải rào trước đón sau đủ điều nhưng với Trump thì quá khó. Trump sẵn sàng nói sẵn sàng dọa sẵn sàng ra lệnh nổ súng. Trump như một nghệ sĩ cháy lên hết mình trên chính trường vốn nghiêm ngặt như chốn giáo đường. Vì lẽ đó mà người Mỹ lo ngay ngáy về Trump và không ngừng gây khó khăn cho Trump, dù Trump đang là vị tổng thống của họ.
Thiên tài Trump có lẽ không dành cho những suy nghĩ mực thước và truyền thống, sự bảo thủ và cố chấp. Nhưng thiên tài Trump chắc chắn sẽ làm được những điều kỳ diệu mà một trong số đó là đánh tan tành âm mưu thôn tính toàn thế giới của tay chơi có hạng Tập Cận Bình.

***
Chiến tranh thương mại:
VIỆT NAM CÓ THỂ LÀ NƯỚC BỊ TRỪNG PHẠT NẾU KHÔNG SỚM THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC
Bước đi tiếp theo của ông Trump trong thời gian tới sẽ là tìm giải pháp chấm dứt thời kỳ tự do thương mại giữa Mỹ với thế giới, áp dụng chính sách bình đẳng thương mại với những nước họ thấy cần thiết và chính sách bất bình đẳng thương mại lên một số nước khác.
Trước hết ông Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi WTO để Mỹ không còn phụ thuộc vào các luật lệ của tổ chức này, sau đó sẽ phân loại các quốc gia để tùy theo đó mà đàm phán lại. Hiện ông đang trên tiến trình làm việc đó khi hủy nhiều thỏa thuận thương mại trước đây để đàm phán lại. Thí dụ như ông rút Mỹ ra khỏi TTP đang đàm phán dở dang, ông đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAPTA đã ký từ 1994 với Canada và Mexico...
Trên tinh thần xét lại các quan hệ thương mại đó, ông Trump chắc chắn sẽ không chừa bất cứ hiệp định thương mại nào mà Mỹ đã ký với các nước trong quá khứ. Những trường hợp mà Mỹ bị thiệt hại do sự quá thoáng khi ký kết như NAPTA, hoặc các trường hợp có sự không minh bạch của các đối tác, phi kinh tế thị trường của các đối tác hay thậm chí đối tác có chính sách thù địch với Mỹ thì sẽ bị đàm phán lại hết.
Với Việt Nam thì 2 bên có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký năm 2000, có hiệu lực vào năm 2001. Đến năm 2006, Việt Nam có mong muốn gia nhập WTO nên theo yêu cầu của phía Mỹ, Việt Nam đàm phán song phương thêm với Mỹ để ký Thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006. Nên nếu Mỹ rút ra khỏi WTO thì chắc chắn Mỹ sẽ yêu cầu đàm phán lại từ đầu.
Nhưng Việt Nam là một trong số rất ít các nước có hiện trạng nền kinh tế đặc thù khi giao thương với Mỹ. Đó là nền kinh tế không hoàn toàn thị trường nếu không muốn nói là phi thị trường. Và đặc biệt hiện nay Mỹ và Châu Âu vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Về mặt này Việt Nam tương đồng với Trung quốc. Sự bất bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, sự duy trì một tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước quá lớn trong đó có doanh nghiệp của công an, quân đội, sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động doanh nghiệp trong đấu thầu, giao đất... là những yếu tố khiến Mỹ và Châu Âu không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Nên khi đàm phán lại với Mỹ, Việt Nam sẽ bị xem xét khắt khe yếu tố này.
Với Trung quốc thì có đặc biệt hơn các nước khác. Khi tiến hành chiến tranh thương mại với Trung quốc, Mỹ không chỉ xét yếu tố phi thị trường của nước này mà còn xét thêm nhiều yếu tố khác trong đó quan trọng nhất là tuyên bố năm 2012 của ông Tập Cận Bình rằng sẽ đưa Trung quốc tiến lên xã hội chủ nghĩa vào năm 2049.
Chúng ta nhớ lại thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới chia làm 2 phe vì yếu tố này. Nay thế giới đã không còn 2 phe như trước nhưng Trung quốc manh nha tạo lập một phe mới, phe “xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung quốc” với mong muốn thuyết phục một số nước đi theo, đe dọa rất lớn đến sự tồn vong của thế giới tư bản, tạo nên sự lo lắng cho Mỹ và đồng minh nên trong nỗi sợ hãi đó, Mỹ đã tiến hành chiến tranh thương mại, hướng đến Chiến tranh lạnh với Trung quốc.
Với Việt Nam thì do sự gắn kết quá chặt chẽ với Trung quốc, nên sẽ có nguy cơ bị Mỹ xếp vào cùng phe Trung quốc, đối diện với nguy cơ trừng phạt thương mại hoặc chí ít cũng bị đối xử bất bình đẳng thương mại.
Vì lẽ đó, thoát Trung không chỉ là giải pháp tránh sự ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà còn để tránh một cuộc chiến tranh thương mại hay một sự đối xử bất bình đẳng thương mại nghiêm trọng áp thẳng lên Việt Nam.
Chúng ta cần nhớ rằng trước khi tiến hành chiến tranh thương mại, giữa Mỹ và Trung quốc có quan hệ đối tác rất tốt đẹp cũng như Mỹ và Việt Nam hiện nay. Nhưng trong một thời gian rất ngắn Mỹ đã thay đổi, đưa Trung quốc trở thành một nước gây nguy hiểm với họ thay vì đối tác. Nên Việt Nam cũng không nên nghĩ rằng với quan hệ tốt đẹp hiện nay mà không bị trừng phạt.
Hiện nay Việt Nam chẳng những quá thân thiết với Trung quốc mà còn tiến hành những hành động có khả năng gây hại cho nền kinh tế Mỹ, chẳng hạn việc đe dọa xóa sổ Google, Facebook ở Việt Nam. Riêng việc này Mỹ cũng đã có thể tiến hành trả đũa kinh tế Việt Nam rồi.
Việc cho lưu hành đồng Nhân dân tệ ở biên giới vừa qua cũng gây ra nỗi ám ảnh rằng hàng hóa Trung quốc sẽ tràn qua Việt Nam theo đường tiểu ngạch rồi hợp pháp hóa nguồn gốc, đổ vào thị trường Mỹ.
Vì vậy việc cải tổ nền kinh tế theo hướng thị trường hơn, cũng như cải tổ các vấn đề khác như nhân sự, giáo dục, y tế... theo hướng tránh sao chép mô hình Trung quốc là rất cấp thiết trong lúc này.




Ảnh: Ông Trump trong chuyến thăm TQ.
VÌ SAO NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC LẠI PHI ĐẠO LÝ VÀ THIẾU NHÂN VĂN ĐỂ BỊ MỸ TRỪNG PHẠT?
***
Như chúng ta đã biết, trong các lý do Mỹ trừng phạt thương mại Trung quốc, có lý do nền kinh tế Trung quốc không nhân văn và phi đạo lý.
Trung quốc sản xuất ra các sản phẩm độc hại, gây nguy hiểm tiềm ẩn cho người tiêu dùng. Trung quốc lập ra đội quân đánh cắp công nghệ của đối tác thay vì đầu tư nghiên cứu hoặc mua bản quyền công nghệ. Trung quốc dùng bẫy nợ để bẫy các nước kém phát triển nhằm vơ vét tài nguyên thay vì hợp tác sòng phẳng đôi bên cùng có lợi…
Ngay tại Trung quốc, bộ máy chính quyền nhận hối lộ để làm ngơ cho các doanh nghiệp tha hồ tự tung tự tác. Các nhà máy đưa chất bẩn vào sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường mà không bị trừng phạt hoặc kiềm chế, các công ty ra sức chèn ép bóc lột người lao động, chạy theo lợi nhuận bất chấp đạo lý tình người. Các doanh nghiệp móc ngoặc với quan chức để được nhận các hợp đồng béo bở…
Nói tóm lại, Trung quốc đã phát triển nền kinh tế của họ rất tệ hại, khó chấp nhận. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại, ngoài những nguyên nhân khác.
Câu hỏi đặt ra, vì sao Trung quốc lại như vậy trong khi nhiều nước khác lại phát triển kinh tế một cách đàng hoàng?
Thí dụ như Nhật bản, đi lên từ một nền kinh tế kiệt quệ sau Thế chiến II, nhưng nước này vẫn giữ được các giá trị nhân văn trong quá trình phát triển. Họ không sản xuất hàng hóa gây hại người tiêu dùng, không đánh cắp công nghệ, không dùng bẫy nợ…
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta ngược trở lại đất nước Liên Xô thời kỳ chưa sụp đổ.
Nhiều học giả cho rằng trước khi sụp đổ tình hình kinh tế Liên Xô khá ổn, mức tăng trưởng GDP tuy không cao nhưng chấp nhận được, không bức thiết phải cải cách kinh tế. Tuy nhiên lúc ấy Tổng bí thư Liên Xô Gorbachov và những người cùng chí hướng với ông vẫn tiến hành cải cách, lý do là vì họ nhận ra tình trạng suy đồi vô đạo đức của nền kinh tế Liên Xô.
Nikolai Ryzhkov, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô thời kỳ này nhận định:
Chúng ta ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra – từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên”. Về sau ông mô tả thời kỳ đó là “tình trạng đạo lý của xã hội vào năm 1985 là nét đặc trưng hãi hùng nhất”. Còn Bộ trưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze, một người thân cận với ông Gorbachov, cũng dằn vặt khổ tâm với tình trạng suy đồi đạo đức trong nền kinh tế Liên Xô. Ông nói với Gorbachov: “Mọi thứ đã thối nát rồi. Phải thay đổi thôi”.
Vì thế mà Gorbachov đã tiến hành cải cách “một nền kinh tế có đạo lý hơn” cho Liên Xô chứ không phải là một nền kinh tế phát triển hơn.
Tiến sĩ Leon Aron, Giám đốc Ban Nga học của Viện Nghiên cứu Chính sách American Enterprise Institute nói về sự cải cách này: “Đó là bước khởi đầu của một sự liều lĩnh đi tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn nạn to lớn mà mọi cuộc cách mạng vĩ đại thường bắt đầu: Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp, hợp với nhân phẩm? Cái gì tạo ra một trật tự kinh tế và xã hội công chính? Một nhà nước chính danh và đàng hoàng là như thế nào?
Và khi tiến hành cải tổ nền kinh tế Liên Xô sao cho “có đạo lý hơn”, các nhà cải cách Liên Xô đã đưa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa bước qua hẳn nền kinh tế tư bản. Nghĩa là, khó mà giữ một nền kinh tế vừa “xã hội chủ nghĩa” lại vừa có đạo lý.
Như vậy đặc trưng của nền kinh tế Liên Xô, mẫu hình chung của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, là một nền kinh tế suy đồi, phi đạo lý, mặc dù mục tiêu mà nó hướng tới là những gì tốt đẹp cho con người, như là xóa bỏ bóc lột, đem đến sự công bằng cho tất cả các thành viên trong xã hội... Do sự duy ý chí, đi ngược lại với quy luật tự nhiên, triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh và thay vào đó bằng sự chỉ huy giáo điều, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải lấy sự dối trá, suy đồi và phi đạo lý làm cơ sở cho sự phát triển.
Một câu hỏi nữa đặt ra là, sự suy đồi phi đạo lý là khi Liên Xô đang còn một nền kinh tế đậm chất xã hội chủ nghĩa, còn Trung quốc bây giờ đã cải cách kinh tế theo hướng thị trường rồi, vì sao vẫn không giảm bớt tính suy đồi phi đạo lý?
Chúng ta phải quay lại năm 2012 và trước đó để trả lời câu hỏi này.
Khác với Liên Xô và một số nước Đông Âu, Trung quốc mặc dầu có cải cách kinh tế từ sau 1978, nhưng Trung quốc vẫn nhất quyết trực chỉ con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khi chuyển qua kinh tế thị trường, như Việt Nam chỉ gắn thêm cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì Trung quốc xác định thẳng là “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” chứ không chỉ là “định hướng”.
Tới năm 2012, thì ông Tập Cận Bình mạnh mẽ tuyên bố đưa Trung quốc tiến lên “chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy Trung quốc sẽ phải như Liên Xô thời kỳ 1985 trở về trước.
Nhưng trước đây thì Liên Xô chỉ có quan hệ kinh tế với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa nên họ không làm quá như Trung quốc bây giờ, nên sự phi đạo lý của họ còn có giới hạn, còn với Trung quốc ngày nay thì đạt tới mức độ tệ hại gấp nhiều lần.




Ảnh: Gorbachov
Bản chất cuộc chiến thương mại Mỹ Trung:
MỸ MUỐN ĐÁNH SẬP NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC CHỨ KHÔNG PHẢI MUỐN THU TIỀN THUẾ
Hiện nay có một số bài viết trên một số tờ báo nhà nước như Vietnamnet (Bộ thông tin truyền thông), VOV (Đài tiếng nói Việt Nam)… diễn đạt sai cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Thí dụ như họ cho rằng sở dĩ Mỹ phát động chiến tranh thương mại là để thu thuế từ Trung quốc và điều này sẽ gậy ông đập lưng ông vì tăng thuế thì giá tăng và người tiêu dùng Mỹ sẽ gánh chịu ... Vì thế tôi sẽ có một số bài viết phản biện lại.
Trước hết nói về khái niệm. Chiến tranh thương mại hay chiến tranh mậu dịch là các bên sẽ lấy việc mua bán trao đổi hàng hóa làm phương tiện chiến tranh. Biện pháp chiến tranh bao gồm nhiều hình thức mà tăng thuế suất chỉ là một. Ngoài tăng thuế suất thì còn có các biện pháp như đặt ra điều kiện nhập khẩu để làm khó nhau, ngừng nhập khẩu một số mặt hàng vô điều kiện, hoặc gắt gao hơn nữa thì có thể tiến đến ngừng giao thương hoàn toàn, bao vây kinh tế, cấm vận kinh tế...
Mục tiêu chiến tranh thương mại thì tùy theo từng cuộc chiến nhưng đối với cuộc chiến Mỹ - Trung, thì tôi cho rằng Mỹ không nhắm đến việc thu thuế mà muốn đánh sập nền kinh tế Trung quốc để nước này phải xuống hạng, thậm chí có thể trở thành một nước nghèo nàn lạc hậu. Vì thế mặc dầu dùng biện pháp tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung quốc nhưng Mỹ không nhắm đến số tiền thuế thu được, dù trong thời kỳ đầu áp thuế 10% thì Mỹ có thu.
Những người làm thuế đều biết, nếu muốn thu thuế thì phải làm sao cho đối tượng nộp thuế có thể tồn tại lâu dài với một mức thuế khả dĩ chấp nhận. Còn khi thuế suất tăng cao quá mức có thể chấp nhận thì khi đó bản chất là muốn triệt đường sống của đối tượng nộp thuế.
Với mức thuế suất 25% đánh lên hàng hóa Trung quốc (mức thuế nhập khẩu trung bình vào Mỹ là 3,4%), thì hàng hóa Trung quốc có thể hết cửa vào Mỹ vì nó không thể cạnh tranh nổi với giá bán của hàng hóa các nước khác chỉ 3,4% thuế nhập khẩu. Do đó lập luận rằng khi tăng thuế thì hàng Trung quốc sẽ tăng giá và người tiêu dùng Mỹ sẽ gánh là một lập luận sai lầm.
Và ngay cả khi mức 25% chưa đủ chế tài, thì Mỹ có thể tăng lên 30%, 35%, 40%... cho đến lúc nào mà hàng hóa Trung quốc hết đất sống ở thị trường Mỹ mới thôi.
Bằng chứng mạnh mẽ nhất là hiện nay đơn hàng của các công ty Trung quốc giảm sút thê thảm cho thấy ảnh hưởng của chiến tranh thương mại như thế nào. Song song đó đơn hàng từ Mỹ đang đổ về các nước Đông Nam Á.
NẾU TĂNG THUẾ SUẤT CHƯA ĐỦ, MỸ CÓ THỂ BAO VÂY KINH TẾ TRUNG QUỐC
Một số hoạt động mang tính chất thăm dò của Mỹ hướng đến việc áp dụng các biện pháp mạnh khác như bao vây kinh tế Trung quốc đang triển khai. Thí dụ như thành lập mặt trận liên minh chống Trung quốc bao gồm các nền kinh tế mạnh như Liên Minh Châu Âu, Nhật, Úc, Canada, Ấn Độ… Và nếu cần Mỹ có thể tiến hành cấm vận Trung quốc, đưa nước này trở thành một nước bị cô lập kinh tế như Triều Tiên hiện nay. Để thực hiện việc này, Mỹ còn tính đến nước cờ hiểm là rút khỏi Liệp Hợp Quốc như ông Trump từng phát biểu vừa qua.
Tuy nhiên hiện nay do việc áp thuế đang phát huy tác dụng nên những ngón đòn nói trên Mỹ chưa cần dùng đến. Vấn đề là sự hồi tâm của hàng ngũ lãnh đạo Trung quốc như thế nào. Nếu sau một thời gian mà họ vẫn khăng khăng nhất quyết đưa nền kinh tế Trung quốc đi theo đường lối phi đạo lý tiến lên XHCN như tôi phân tích ở bài trước thì Mỹ sẽ ra những ngón đòn nặng nề hơn mang tính kết liễu.



Sứ mệnh lịch sử hai tổng thống Mỹ Reagan và Trump:
KHỞI ĐẦU THỜI ĐẠI CHỐNG LIÊN XÔ VÀ CHỐNG TRUNG QUỐC
Nước Mỹ có những giai đoạn tĩnh lặng để phát triển kinh tế bình thường và những giai đoạn ồn ào để phát động chiến tranh nhằm duy trì vị trí siêu cường của mình. Những giai đoạn này đan xen nhau và theo truyền thống, các vị tổng thống thuộc phe Cộng Hòa sẽ làm nhiệm vụ phát động chiến tranh.
Có 2 giai đoạn phát động chiến tranh thú vị của nước Mỹ là giai đoạn chống Liên Xô của Tổng thống Ronald Wilson Reagan và giai đoạn chống Trung quốc của Tổng thống Donald John Trump.
Điểm chung đầu tiên của 2 vị tổng thống này là, họ đều có xuất phát điểm là những người hoạt động thành công trong những lĩnh vực phi chính trị khác trước đó. Reagan là một diễn viên đóng hơn 40 vai trong các bộ phim, là Chủ tịch Hội diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ trong khi Trump như đã biết là một doanh nhân rất thành đạt.
Cả hai người đều gây ra những tranh cãi dữ dội trong nội bộ nước Mỹ về đường lối kinh tế và quân sự của họ. Thuyết kinh tế của Reagan, được gọi là Reaganomics làm tăng chi tiêu quốc phòng, gây tranh cãi triền miên còn chính sách kinh tế và quốc phòng của Trump hiện cũng đang gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên 2 vị tổng thống đã khởi đầu những thời đại mới của nước Mỹ.
REAGAN - THỜI ĐẠI CHỐNG LIÊN XÔ, TRUMP - THỜI ĐẠI CHỐNG TRUNG QUỐC
Khi Reagan đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 1981, nước Mỹ vừa trải qua một giấc ngủ mê trong thời tổng thống Dân Chủ Jimmy Cater. Lúc này lạm phát và thất nghiệp nghiêm trọng. Lạm phát có lúc lên đến 50%. Đồng thời nước Mỹ cũng trở nên yếu đuối, khiếp nhược trước sức mạnh Liên Xô, thậm chí là với Iran. Sự kiện sinh viên Iran chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và viên chức Mỹ rồi giam đến 444 ngày là một vết ô nhục hằn lên niềm kiêu hãnh nước Mỹ vào thời đó.
Tương tự như Reagan, khi Trump nhậm chức, nước Mỹ cũng rơi vào sự uy hiếp kinh tế nghiêm trọng của Trung quốc và bị Trung quốc làm nhục ngoại giao như trong sự cố đón tiếp Obama tại sân bay Hàng Châu. Một vị tổng thống Mỹ thăm Trung quốc không được phép dùng xe thang chuyên dụng mang theo còn quan chức tháp tùng thì bị lực lượng an ninh Trung quốc quát vào mặt “Đây là nước chúng tôi”.
Đó là những tiền để để những lá phiếu cử tri Mỹ chọn 2 người Cộng Hòa vào sứ mệnh dẫn đắt nước Mỹ.
Sáu mươi chín tuổi, Reagan mang theo câu slogan “Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại” vào Nhà Trắng và bảy mươi tuổi, Trump với câu slogan dữ dội hơn “Làm cho nước Mỹ vỹ đại trở lại”.
Ngồi vào ghế tổng thống, Reagan chưa bao giờ có một ngày bình yên vì hàng nghìn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ do dân chúng lo sợ cuộc chạy đua vũ trang sẽ đưa nước Mỹ đến thảm họa. Cũng như Trump ngày nay liên tục hết bị báo chí Mỹ thì đến bị phe Dân Chủ làm khó.
Nhưng “ông già gân” Reagan ngày ấy và “con sói già” Trump bây giờ vẫn phớt tỉnh Ăng Lê để thực thi nhiệm vụ “tổng thống thời chiến” của họ.
Bằng những quyết sách mạnh mẽ, Reagan đã đảo ngược chính sách mềm mỏng với Liên Xô dưới thời Cater, hủy bỏ những thỏa thuận mà chính phủ Cater đã ký với Liên Xô trước đó, tăng cường xây dựng các lực lượng quân sự Mỹ, tái lập chương trình oanh tạc cơ B-1 Lancer mà chính phủ Carter đã hủy bỏ, sản xuất tên lửa MX. Nhằm đáp trả việc Liên Xô triển khai tên lửa SS-20, ông cho triển khai tên lửa Pershing của NATO tại Tây Đức. Tháng 3/1983, ông thông qua Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI), sử dụng các hệ thống có căn cứ trên không gian và mặt đất để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hạt nhân liên lục địa.
Trump cũng không hề kém cạnh Reagan khi cho đảo ngược nhiều chính sách yếu đuối của Obama và phát động chiến tranh thương mại với Trung quốc khiến cả thế giới lo lắng.
Với chi tiêu quốc phòng cao ngất ngưỡng, Reagan đưa nước Mỹ trở lại thế đối đầu mãnh liệt với Liên Xô, mở ra một thời đại mới cho nước Mỹ: Thời đại chống Liên Xô. Cũng như vậy Trump đã đưa nước Mỹ bước vào thời đại chống Trung quốc.
Một điều đáng lưu ý, tuy những chính sách của Reagan bị phản đối rất nhiều bởi dân chúng nhưng ông vẫn đứng vững 2 nhiệm kỳ và sau ông, Đảng Cộng Hòa vẫn có thêm 1 nhiệm kỳ tổng thống nữa để nước Mỹ đi tiếp cho hết giai đoạn chống Liên Xô đến khi Liên Xô tan rã, hoàn thành sứ mệnh “Đưa nước Mỹ mạnh trở lại”.
Reagan là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, tiếp xúc với Tổng bí thư Liên Xô và cũng như vậy, Trump là vị tổng thống Mỹ đầu tiên gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Uh bây giờ.
Vào ngày 12/6/1987, tại Bức tường Berlin, Reagan kêu gọi: “Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu cầu hòa bình, nếu ông mưu cầu thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông mưu cầu giải phóng, hãy đến đây nơi cổng thành này. Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!". Sau đó một năm, Reagan thăm Liên Xô, được nhân dân Liên Xô tiếp đón nồng hậu và ông có bài diễn thuyết về kinh tế tự do tại Đại học quốc gia Moskova, mở ra cho đất nước Liên Xô một chương mới: Từ bỏ chủ nghĩa xã hội.
Điều đặc biệt, mặc dầu là một “tổng thống chiến tranh” nhưng Reagan thực hiện rất tốt các chính sách kinh tế là kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát dưới thời tổng thống tiền nhiệm xuống rất thấp. Lạm phát trung bình 12,5% dưới thời Carter được kéo xuống còn 4,4%, thất nghiệp được kéo giảm với biên độ trung bình 7,5%. Cũng như vậy, Trump cũng đã làm cho kinh tế Mỹ tốt hơn rất nhiều chỉ trong 2 năm.
Reagan đã ra đi để lại niềm kiêu hãnh cho nước Mỹ còn Trump thì mới tại vị 2 năm, con đường phía trước ông còn dài, nhưng tin chắc nhân dân Mỹ sẽ tiếp tục ủy thác cho Trump hoàn thành nhiệm vụ “Làm cho nước Mỹ vỹ đại trở lại” đồng thời đưa Trung quốc trở thành một đất nước hiền hòa sống chung hòa bình với nhân loại thay vì là một đất nước hung hăng gây chiến.




Chiến tranh Mỹ - Trung:
GIẢI MÃ ẨN SỐ TẬP CẬN BÌNH
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, có 2 ẩn số là Donald Trump và Tập Cận Bình. Nhưng ẩn số Donald Trump có lẽ đã được bạch hóa khá nhiều trong khi ẩn số Tập Cận Bình vẫn còn rất mờ ảo. Việc giải mã nhân vật chính trị này là điều thú vị khi nghiên cứu về cuộc chiến Mỹ - Trung.
Tôi thử làm việc này.
Tôi sẽ bắt đầu từ nguồn gốc xuất thân của nhân vật.
Tập Cận Bình sinh ngày 1/6/1953 tại Bắc Kinh, Trung quốc. Cha ông là Tập Trọng Huân, một khai quốc công thần của chế độ Mao Trạch Đông. Ông Huân đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Mao như Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó chủ tịch Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Trung ương. Vào năm 1959 ông Huân được cử giữ chức Phó thủ tướng. Tuy nhiên 3 năm sau, năm 1962 thì ông bị phế truất với tội danh chống Đảng cộng sản, chống Mao Trạch Đông. Mãi tới năm 1978 ông Huân mới được minh oan và được phục hồi công tác với chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. Sau đó dần dần ông được thăng tiến trở lại, vào Bộ chính trị và nhận chức Phó chủ tịch quốc hội.
Vào những năm 1960, một cán bộ cao cấp và trung kiên với chế độ như ông Huân mà bị hàm oan như thế là một nỗi đau rất lớn với bản thân, gia đình và dòng họ. Vì lúc này lý tưởng cộng sản với người Trung quốc là một điều rất thiêng liêng. Những bản án chống Đảng là những bản án kinh khủng nhất. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới cuộc đời của ông Tập Cận Bình về sau này.
Khi ông Huân bị kỷ luật, ông Tập Cận Bình mới lên 9 tuổi, tới khi ông Huân được phục hồi, thì ông Tập 25 tuổi. Với một đời người, thì khoảng thời gian từ 10,12 tuổi cho đến 15,17 tuổi, những yếu tố hoàn cảnh sống và những biến cố lớn lao trong gia đình sẽ có tác động mạnh đến việc định hình nhân cách về sau. Với ông Tập Cận Bình, quãng thời gian “định hình nhân cách” đó phải chứng kiến nỗi đau quá lớn của người cha như vậy, chắc chắn sẽ nung nấu ý chí rửa hận cho cha.
Tuy nhiên việc “rửa hận” ở đây không có nghĩa là trả thù Đảng cộng sản, trả thù Mao Trạch Đông mà ngược lại là chứng tỏ sự trung thành vô hạn của mình đối với lý tưởng cộng sản, với lãnh tụ Mao Trạch Đông. Có như thế thì mới giải tỏa được nỗi uất hận của người cha khi bị vu oan.
Là một “hạt giống đỏ” ông Tập dĩ nhiên rất thuận lợi trong việc leo lên những chức vụ cao, nhưng chỉ là “hạt giống đỏ” thôi cũng chưa đủ. Nhờ những ngày tháng chia sẻ nỗi đau với người cha đó, ông Tập đã tự rèn luyện hun đúc ý chí cho mình trở thành một người bản lĩnh, vừa biết luồn lách nhưng cũng biết ẩn mình để chờ thời cơ.
Về phía ông Tập Trọng Huân, lẽ ra nếu không bị như thế, có thể ông sẽ leo tới chức vụ cao nhất. Nhưng ở đời đôi khi người tính không bằng trời tính. Vì vậy ông đành chấp nhận số phận. Tuy nhiên ông cũng sẽ nuôi khát vọng đứa con trai của mình một ngày nào đó sẽ lên tới chức vụ cao nhất, làm rạng danh gia đình dòng họ, để ông có thể cười mãn nguyện.
Ông Tập Trọng Huân có lẽ là một người rất mưu lược mới có thể thoát qua tai nạn nặng nề mà người khác có thể sẽ mãi mãi ngã gục. Và chính ông mới là người kiến tạo vị trí cho ông Tập Cận Bình. Để làm việc đó, trước hết ông Huân ra sức vun quén cho ông Hồ Cẩm Đào để rồi ông này khi về hưu, nhường ghế lại cho con trai ân nhân mình. Vì vậy cho nên vào khoảng 2008 - 2009, lúc ông Hồ Cẩm Đào gần về hưu, chúng ta thấy bỗng nhiên nổi bật nhân vật Tập Cận Bình mà trước đó còn rất xa lạ với truyền thông. Lúc này ông Tập Cận Bình dù là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị nhưng chỉ được phân công giữ chức Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương và sau đó mới được giữ chức Phó chủ tịch nước, nếu không được một người như ông Hồ Cẩm Đào nâng đỡ thì không thể nào bỗng dưng nổi bật lên trên chính trường như vậy.
Nhưng để đưa một người không mấy nổi trội như ông Tập Cận Bình vào vị trí cao cấp nhất cũng không phải dễ. Dĩ nhiên sẽ có rất nhiều thế lực ngăn cản mà nổi bật nhất là thế lực của ông Giang Trạch Dân. Vì vậy ngoài việc đưa ông Tập vào “quy hoạch nguồn”, ông Hồ Cẩm Đào còn phải trang bị cho ông Tập một “bảo bối” thật lợi hại để không ai có thể phản đối.
Bảo bối đó chính là sự cam kết của ông Tập Cận Bình sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc vào năm 2049 mà ông Tập Cận Bình công bố vào năm 2012 khi nhận chức Tổng bí thư.
Từ đây chúng ta thấy phân tích của các chuyên gia trên thế giới rằng ông Tập đã vội vã làm lộ thiên cơ quá sớm để bị ông Trump tấn công là không đúng. Ông Tập không còn cách nào khác mà buộc phải lộ thiên cơ để lấy ghế và giữ ghế. Ngay cả kế hoạch “Một vành đai một con đường”, “Chế tạo tại Trung quốc vào 2025” cũng là bất đắc dĩ phải lộ để giữ ghế “Hoàng đế trọn đời”.
Tuy nhiên có lẽ một lần nữa định mệnh lại ứng vào người con của ông Tập Trọng Huân sau 56 năm, rằng người tính không bằng trời tính, khi sự nghiệp đang lên như diều gặp gió thì một ông trùm kinh doanh bất động sản tận bên trời Tây bỗng nhiên trở thành tổng thống Mỹ rồi nhảy ra thách thức: Có Tập thì không có Trump có Trump thì không có Tập.
Ông Tập Cận Bình sẽ đối phó thế nào với ông Trump? Tôi sẽ phân tích trong một bài khác.


Ảnh: Sự thân thiết của ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình
VÌ SAO CĂNG THẲNG MỸ - TRUNG LÀ VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA?
Căng thẳng thương mại trên thế giới không phải là hiếm xảy ra. Nhưng căng thẳng Mỹ - Trung là chuyện hoàn toàn khác với các căng thẳng thương mại giữa các nước khác. Đó là sự căng thẳng không thể giải quyết bằng việc đàm phán để thêm cái này bớt cái kia trong giao thương làm ăn buôn bán, không thể ngồi lại để đi đến thỏa thuận gì đó với nhau.
Vì sao vậy?
Vì đó là mâu thuẫn về mặt bản chất của 2 nền kinh tế. Một loại mâu thuẫn “không đội trời chung”.
Chúng ta hãy đọc lại đoạn ông Trump phát biểu về Trung quốc tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa qua. Chỉ một đoạn ngắn thôi nhưng hàm chứa hầu như tất cả:
Việc Trung Quốc làm biến dạng thị trường và cách làm ăn của họ là không thể dung thứ”.
“Làm biến dạng thị trường”, cụm từ này có sức nặng tố cáo ghê gớm, chứ không phải là gây ra bất bình đẳng thương mại, không phải là hơn thua nhau về giá cả về thuế má về lợi nhuận… một cách nhẹ hều để mà có thể ngồi với nhau “nói chuyện phải quấy” như Bố Già Don Vito Corleone hay làm.
Làm biến dạng thị trường”, xét riêng chỗ này chúng ta có thể khẳng định rằng mọi cuộc đàm phán Mỹ - Trung nếu có xảy ra vào tuần tới tháng tới hay năm tới thì đều là chuyện đùa cợt với nhau cho vui, chứ không hề là chuyện nghiêm túc.
Khi ông Trump kết luận nền kinh tế Trung quốc làm “biến dạng thị trường” thì điều đó có nghĩa rằng ông Trump không chấp nhận nền kinh tế đó nữa rồi. Cũng như khi Bố Già Don Vito Corleone đưa hai tay lên trời than rằng “hết nói chuyện phải quấy với anh chàng này được nữa rồi”.
Tuy vậy có điều này, dầu Bố Già Trump không thể nói chuyện phải quấy với anh Tập, nhưng do nền kinh tế đó là của nước anh Tập chứ không phải của các nước đồng minh Mỹ, nên Bố Già Trump mặc kệ anh Tập, muốn làm gì với nền kinh tế ấy thì làm, Bố Già Trump không can thiệp như Bố Già Corleone.
Nhưng cần nhớ điều này, Bố Già Trump sẽ không để cho nền kinh tế ấy tương tác với nền kinh tế nước Mỹ và hơn thế nữa, không để cho nền kinh tế ấy hòa vào nền kinh tế thế giới. Vì nó sẽ giết chết nền kinh tế thế giới trong đó có nền kinh tế nước Mỹ.
Đó là điều mà Bố Già Trump phải làm.
Để nền kinh tế Trung quốc không tương tác với nền kinh tế Mỹ và không hòa vào nền kinh tế thế giới thì có cách gì khác ngoài một cách duy nhất là cấm vận nó?
Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi, nếu vậy anh Tập không chấp nhận thì sao?
Ai đã đọc cuốn Bố Già thì cũng biết, Corleone sẽ làm gì trong trường hợp này. Nước Mỹ hoàn toàn có đủ uy lực để làm mọi điều như Don Vito Corleone đã làm trong tiểu thuyết The Godfather của tác giả Mario Puzo.
Cứ nhìn cái cách Bố Già Trump phát biểu trên Diễn đàn Liên Hợp Quốc thì đủ hiểu thế nào.
Sorry vì status này nhiễm chút văn phong dao búa của Mario Puzo nhé mọi người.






PHẢI CHĂNG ÔNG TRUMP MUỐN XÓA SỔ SỚM LIÊN HỢP QUỐC VÌ TRUNG QUỐC?
Liên Hợp Quốc được thành lập bởi sáng kiến của Mỹ vào sau Thế chiến I với tên gọi Hội quốc liên, gồm 1 số ít nước. Nó tồn tại cho đến khi Thế chiến II bùng nổ thì giải tán. Sau Thế chiến II nó được thành lập lại bởi Mỹ, Liên Xô và Anh quốc, với khoảng 50 nước.
Ngày nay tổ chức này đã bao gồm gần hết các nước trên thế giới. Theo thống kê mới đây thì có 193 nước.
Cơ quan quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc là Hội đồng bảo an. Hiện cơ quan này có 5 thành viên trường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung quốc.
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan chính trị của Liên Hợp Quốc, có quyền lực rất lớn, lớn hơn cả Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Những nghị quyết của hội đồng này bắt buộc các nước thành viên phải thực hiện. Tuy nhiên muốn như thế thì các nghị quyết phải được sự đồng thuận của cả 5 thành viên thường trực. Nếu chỉ có 1 thành viên bỏ phiếu chống, nghị quyết sẽ không được thông qua.
Điều khiến Mỹ thường bực bội là Trung quốc hay đối đầu với Mỹ bằng cách dùng quyền thành viên thường trực để bỏ phiếu phủ quyết các nghị quyết mà Mỹ mong muốn được thông qua.
Với một ông tổng thống – học giả như Obama thì điều này không làm ông mấy bận tâm, nhưng với Trump thì khác. Một nhà chính trị khôn ngoan như Trump sẽ khó mà chấp nhận điều này. Vì trong khi Mỹ bỏ ra phần ngân sách hoạt động cho tổ chức này lên đến 25%, gấp 5 lần phần Trung quốc đóng góp, thì vẫn chỉ 1 phiếu như Trung quốc, để rồi thường xuyên bị Trung quốc chơi khăm bỏ phiếu phủ quyết đối đầu. Đó là chưa kể 1 nước có nền kinh tế phá hoại kinh tế toàn cầu, có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới lại nằm trong nhóm bỏ phiếu đi phán xét nước khác tốt hơn mỉnh.
Vì thế Trump nhiều lần phàn nàn về tổ chức này. Có lần Trump nói Liên Hợp Quốc chẳng khác gì một câu lạc bộ họp mặt vui chơi. Trump từng dọa sẽ rút khỏi Liên Hợp Quốc.
Có chuyện mắc cười như vầy. Hồi Trump mới dọa rút khỏi LHQ, có mấy tờ báo Việt Nam viết bài phân tích là nếu Trump rút thì nước Mỹ sẽ thiệt vì từ bỏ vai trò thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ. Ôi Trump đâu có ngây ngô đến vậy! Mỹ mà rút thì các nước sẽ ào ào rút theo, sau đó Mỹ sẽ lập cái mới chứ!
Đó là chuyện hồi năm ngoái.
Còn năm nay thì khác xa rồi.
Vì năm nay có vấn đề Trung quốc.
Năm nay Mỹ và Trung quốc là kẻ thù của nhau chứ không chỉ là hục hặc nhau như năm ngoái năm kia. Cho nên năm nay việc thành lập một “Liên Hợp Quốc mới” có thể trở nên cấp thiết, vì sẽ xảy ra tình trạng Trung quốc bỏ phiếu phủ quyết toàn bộ những nghị quyết mà Mỹ muốn thông qua.
Vả lại 2 anh kẻ thù nhau không thể ngồi chung phòng họp với nhau được. Rồi thì chiến tranh sẽ leo thang, đâu chỉ là thương mại! Hai anh kẻ thù nhau vừa ngồi họp chung bên nhau vừa chỉ đạo quân bên này đánh bên kia thì hài lắm!
Cho nên tôi nghĩ Trump đang lên kế hoạch cho việc lập một cái mới. Chúng ta thấy một dấu hiệu rằng ngày 30 vừa qua, bà Thủ tướng Đức Merkel phát biểu là bà lo ngại Liên Hợp Quốc sẽ bị phá vỡ. Nhưng có lẽ ý bà Merkel không nằm ở chỗ lo bị “phá vỡ” mà lo “chưa lập kịp cái mới”. Bà nói: “Dĩ nhiên là LHQ không phải là một tổ chức hoàn hảo. Nhưng tôi tin rằng việc phá hủy một thứ gì đó trong khi chưa phát triển một thứ khác mới hơn là điều cực kỳ nguy hiểm”.
Đấy! Như vậy phải chăng đây là những tín hiệu sớm phát ra cho việc thúc đẩy thành lập một tổ chức toàn cầu mới trong đó không có mặt Trung quốc? Rất có thể lắm chứ!
NGÀNH SẢN XUẤT TRUNG QUỐC ĐÃ NGẤM ĐÒN CHIẾN TRANH
Đó là những tín hiệu mới nhất trong mấy ngày qua.
Để đánh giá về tình hình này, chúng ta có hai chỉ số cần tìm hiểu: chỉ số Official PMI và chỉ số Caixin PMI.
Đây là những chỉ số chuyên sâu về kinh tế, chúng ta chỉ cần biết một cách tổng quát là chúng liên quan đến tình hình đơn hàng mới, sản lượng, việc làm… của các ngành sản xuất của một nền kinh tế. Chúng ta sẽ căn cứ theo đánh giá của các chuyên gia để nhận định về tình hình Trung quốc.
Theo tờ Nikkei Asian Review, Official PMI của tháng 9 thấp nhất trong 2 năm qua, còn 50,8 điểm.
Caixin PMI cũng sụt giảm mạnh trong vòng 1 năm qua, còn 50 điểm.
Và Nikkei Asian Review cho rằng như thế thì các ngành sản xuất Trung quốc đang ngấm đòn chiến tranh thương mại.
Trước đó Bloomberg cũng công bố số liệu cho thấy tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc suy giảm trong tháng 8 và tháng 9.
Vào thời gian này, dĩ nhiên Trung quốc chưa thể xuất hiện các hiện tượng suy thoái kinh tế dễ nhận thấy như hàng loạt nhà máy đóng cửa, người thất nghiệp tràn lan mà chỉ thể hiện trên các chỉ số thống kê của chính phủ Trung quốc công bố và các cuộc điều tra của các đơn vị điều tra thị trường độc lập của nước ngoài.
Về các chỉ số, một số nhà phân tích cho rằng bức tranh thực tế có thể sẽ tồi tệ hơn vì chính phủ Trung quốc có thể giảm bớt mức kịch tính để trấn an dân chúng.
Tuy nhiên một số chuyên gia có thể có các nhận định chân thực hơn. Chẳng hạn như ông Long Guoqiang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc. Ông Long Guoqiang đánh giá, tác động của chiến tranh thương mại đối với những nhà máy chuyên sản xuất hàng xuất khẩu Trung quốc sẽ rất khắc nghiệt.
“Một số sẽ cắt giảm sản xuất, một số sẽ cắt giảm công nhân, và một số thậm chí có thể đóng cửa”, ông Long nói.
Chính phủ Trung quốc dĩ nhiên đang áp dụng những chiến thuật chiến lược chống lại sự suy thoái này, chẳng hạn như kích thích tiêu dùng nội địa, nhưng các chuyên gia cho rằng sẽ rất khó để Trung quốc thực hiện thành công.
Một bức tranh rất tồi tệ sẽ sớm xuất hiện trong vài tháng nữa là điều chắc chắn vì bây giờ mới đoạn đầu cuộc chiến.



GỌNG KÌM TOÀN DIỆN CỦA MỸ ĐANG XIẾT CHẶT TRUNG QUỐC
Thật tuyệt vời khi đây là tựa đề bài báo mới xuất bản trên mạng chừng hơn một tiếng trên một tờ “báo nhà nước” của Việt Nam vốn rất dè dặt lâu nay. Vì vậy tôi mượn cái tựa cực hay mà bản thân tôi cũng không thể nghĩ ra để đặt tựa cho bài báo của tôi mà không cần thêm từ nào nữa.
Vâng, đúng là Mỹ đang xiết các gọng kìm lên Trung quốc ngày một chặt hơn và dĩ nhiên Trung quốc cũng đang ngày một ngộp thở hơn. Dấu hiệu của một “cuộc chiến lớn”.
Trên thực tế các nhà phân tích đã coi như Mỹ - Trung bước vào giai đoạn đầu Chiến tranh lạnh rồi, không còn là chiến tranh thương mại nữa.
Và tốc độ thì rất là dồn dập, nhanh chóng, tưởng như Bố Già Trump đang gác toàn bộ những lo toan khác lại để chỉ lo mỗi việc này thôi.
Có lẽ không cần nhắc lại vấn đề thương mại nữa nhỉ, vì lộ trình đã rõ. Sau 200 tỷ USD sẽ là 267 tỷ USD là điều không cần bàn cãi.
Việc quan trọng tiếp theo là mở mặt trận liên minh với EU, Nhật bản để chặn WTO như tôi vừa nói trong mấy ngày trước cũng đã bàn thảo cấp đại diện thương mại Mỹ, Nhật và EU.
Hiệp định NAFTA mới ký với Canada và Mexico cũng đã có điều khoản cấm chơi với Trung quốc.
Sẽ có nhiều cuộc chơi tương tự về kinh tế như vậy nữa với Úc, Ấn Độ…
Về quân sự đã và đang có những dấu hiệu “thật đáng quan ngại”.
Đó là việc tàu chiến và máy bay ném bom Mỹ, tàu chiến của đồng minh Mỹ liên tục thách thức Trung quốc tại Biển Đông, tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đáng nói hơn là có mấy sự kiện diễn ra ngay trước ngày lễ Quốc Khánh của Trung quốc khiến giới quan sát ngỡ ngàng và thú vị.
Leo thang hơn là hai bên đã hủy những cuộc gặp gỡ viếng thăm cấp Bộ quốc phòng của nhau. Đây có thể nói là những dấu hiệu rất nghiêm trọng. Nó chính là những cơn gió giật trước khi cơn bão lớn ập đến.
Song song với việc thách thức quân sự và đóng băng ngoại giao quốc phòng đó, Bố Già Trump lại chơi một đòn mà có lẽ bác Tập vô cùng bức xúc là bán tới 1,3 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan. Đòn này quá ư là chọc giận bác Tập.
Nhưng chưa hết. Bố Già Trump còn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các đối tác khu vực, như Nhật Bản, Australia và Anh Quốc nữa chứ. Hàn Quốc cũng có thể sẽ tham gia. Cần nhắc lại vào giữa tháng 9, tàu khu trục của Hàn Quốc đã tiến sát các vùng biển mà bác Tập đơn phương tuyên bố là của bác ý.
Mới đây Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson – tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương còn ký một thỏa thuận quốc phòng mới với Philippines nhằm tăng số lượng các cuộc tập trận chung của hai nước thêm 20 cuộc tập trận.
Rất nghiêm trọng phải không?
Đó là các tin tức quân sự.
Hôm qua vừa rộ tin các cố vấn Nhà Trắng từng đề xuất cấm toàn bộ sinh viên Trung quốc đến Mỹ học hành nhưng Bố Già Trump bảo là nặng quá. Nhưng nay vì sao tin này được tiết lộ ra ngoài? Phải chăng là thăm dò dư luận trước khi quyết định? Cách hé tin để thăm dò này là cách quen thuộc của giới chính trị mà. Đòn này mà áp dụng thì là siêu nghiêm trọng nhé, tuy rằng nhìn thì có vẻ dân sự thôi.
Thập diện mai phục là tên một bộ phim của Trung quốc hồi mấy năm trước có vẻ đang ứng vào đây rồi.
Bao giờ thì rút toàn bộ Đại sứ quán Mỹ tại Trung quốc về vậy hở Bố Già Trump?
Ảnh: Bố Già Trump có lúc rất trầm ngâm trong cuộc chiến. Thực lòng cũng thấy thương người dân Trung quốc nhưng biết làm sao được khi nhân dân Trung quốc là con tin của nhóm lãnh đạo hung hăng ấy.



NƯỚC CỜ CUỐI TRONG ĐẤU PHÁP: BỐ GIÀ TRUMP CÓ DÁM RA LỆNH TẤN CÔNG QUÂN SỰ TRUNG QUỐC HAY KHÔNG?
Cho đến giờ này, quan sát những việc làm liên quan đến đối ngoại của Trump trong thời gian qua, chúng ta nhận thấy điều này: Trump chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung quốc một cách cẩn thận và tỷ mỉ đến từng chi tiết từ lâu lắm. Nguyên tắc chung là mọi mũi tên bắn ra dù chĩa về đâu, bay về hướng nào thì cuối cùng đích đến vẫn là Trung quốc.
Trong vòng hơn một năm rưỡi ngồi ghế tổng thống, Trump không hề động đến Trung quốc mà chỉ làm những việc loanh quanh. Nhưng những việc loanh quanh ấy bây giờ nhìn lại đều có ý nghĩa dọn dẹp cho một cuộc chiến tranh lớn: Chiến tranh với Trung quốc.
Thoạt đầu là những bước đi ngoại giao thân thiện với Nga. Vào lúc ấy không ai nghĩ rằng bước đi ấy là tranh thủ kéo Nga về phía Mỹ để sau này Mỹ đối đầu với Trung quốc thì không gặp cản ngại từ Nga. Nhưng khi ấy phía Đảng Dân Chủ Mỹ nhảy chồm chồm lên vì không hiểu Trump. Nhiều người nghĩ Trump không biết làm tổng thống chứ không phải là Trump đang có những nước cờ độc.
Sau khi thân thiện với Nga xong, Trump bắt đầu chuyển qua Triều Tiên. Nước cờ Triều Tiên đi sau nước cờ Nga đúng là quá tuyệt. Chúng ta thử hình dung nếu nước cờ Triều Tiên đi trước nước cờ Nga thì sao? Thật là không ổn chút nào vì Nga vẫn thân cận với Triều Tiên. Cho nên phải đi nước cờ Nga trước, thì nước cờ Triều Tiên mới thắng.
Nhưng cả 2 nước cờ Nga và Triều Tiên ấy cũng để phục vụ cho nước cờ lớn: nước cờ Trung quốc. Ngay sau khi Kim Jong Uh tỏ rõ thiện chí với Mỹ, Trump không bỏ phí một phút giây nào, lập tức tiến hành những bước đi đầu tiên trong nước cờ đấu với Trung quốc.
Vừa đấu với Trung quốc, Bố Già Trump đi tiếp những nước cờ tưởng như không liên quan gì đến Trung quốc nhưng thật ra là rất liên quan. Đó là nước cờ với Iran. Trước đó để lót đường Trump cũng đã đi một hai nước nhỏ với Iran, nay Trump đi thêm những nước cương quyết hơn. Tuy vậy Trump không có ý đấu với Iran vì Iran chẳng là cái đinh gì với Mỹ. Trump đấu với Iran là gián tiếp đấu với ông kẹ Trung quốc mà thôi. Vì vậy chúng ta thấy Trump chẳng kéo binh hùng tướng mạnh gì với Iran cả mà chỉ đơn giản cấm vận dầu mỏ Iran. Nước cờ này Trump chặn yết hầu Trung quốc trong vấn đề nhiên liệu cho nền kinh tế. Hiện nay giao dịch dầu mỏ giữa Mỹ và Trung quốc đã ngừng, Iran có bán dầu cho Trung quốc không? Nếu Iran quyết bán và Trung quốc quyết mua thì sao? Tôi cho rằng đây chính là cái bẫy chiến tranh.
Cũng như thế, khi Trump yêu cầu hủy bỏ NAFTA để đàm phán lại, nhiều người nhảy choi choi lên bảo là Trump chơi luôn cả những đồng minh thân thiết là Canada và Mexico. Có người bảo Trump có vấn đề tâm thần. Nhưng khi NAFTA mới được ký lại, chả có gì thay đổi nhiều ngoài việc yêu cầu các đối tác không được chơi với Trung quốc, mọi người mới ngã ngửa ra. Có nhiều thiên tài bị những “người trần mắt thịt” đánh giá là tâm thần như thế đấy.
Bây giờ thì Trump đang đi những nước cờ chính nhắm vào Trung quốc, công khai thách thức Trung quốc cả về mặt quân sự. Biển Đông đang có sóng lăn tăn, khi nào thì có sóng lớn? Mọi người bảo Trump có dám ra lệnh tấn công Trung quốc bằng vũ khí hay không?
Nhiều người lập luận, thời đại bây giờ đối thoại thay cho đối đầu, chiến tranh quân sự ít dùng lắm. Vâng, đúng là ít dùng thật nhưng không phải là không dùng. Khi cần thì vẫn phải dùng. Vấn đề là khi nào thì dùng và dùng thế nào.
Và hẳn có người sẽ muốn vặn tôi, nói vậy thì sao Trump không bùm Bắc Hàn? Ồ, câu hỏi này rất hay nhưng bùm Bắc Hàn không phải là khôn ngoan. Bùm Trung quốc mới là đấu pháp tuyệt diệu. Trong một trận chiến, người ta có thể dùng kế ly gián để tách dần những chiến binh nhỏ ra khỏi đối thủ mạnh nhất rồi vận dụng toàn bộ nội công kết liễu đối thủ mạnh này.
Đó mới chính là dùng đấu pháp tuyệt.
Nhưng chiến tranh cũng có thể không xảy ra nếu Tập Cận Bình đầu hàng trước khi Trump dốc toàn bộ binh lực để kết liễu.



VÔ PHƯƠNG CHỐNG ĐỠ, TRUNG QUỐC DÙNG KẾ “ÁM SÁT THỦ LĨNH” CÀNG CHỌC GIẬN NƯỚC MỸ HƠN
Trước hết tôi muốn mọi người chia vui với một thành công của Đảng Cộng Hòa và tổng thống Donald Trump. Sau nhiều rắc rối, cuối cùng ông Kavanaugh đã được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu chuẩn thuận vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ với tỷ lệ phiếu sít sao. Đây là một thắng lợi của Đảng Cộng Hòa và cá nhân tổng thống Trump, vì việc này về sau sẽ rất có lợi cho việc triển khai các chính sách của tổng thống Trump và Đảng Cộng Hòa.
Thắng lợi này cho thấy 2 điều. Một là chính trường Mỹ gần đây luôn bị nhiễu loạn bởi thông tin theo hướng bêu xấu chính quyền tổng thống Trump. Hai là sau mỗi giai đoạn nhiễu loạn, thường có một cái kết tốt cho tổng thống Trump và Đảng Cộng Hòa.
Vụ ông Kavanaugh chưa thấy ai nói nó có liên quan đến sự giật dây bên ngoài hay không, nhưng nó xảy ra trong bối cảnh mà nước Mỹ báo động về việc Trung quốc tìm cách can thiệp “lật đổ” tổng thống Trump. Hôm mùng 5 vừa qua, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã phải lên diễn đàn để tố cáo việc này. “Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác. Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ” - Phó tổng thống Mỹ Mike Pence bức xúc nói.
Thật ra cách làm của Trung quốc cho thấy sự bế tắc trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rằng họ hết cách chống đỡ theo tinh thần thượng võ mà đang dùng những mưu kế vừa thâm độc nhỏ nhen nhưng cũng vừa tuyệt vọng.
Là cách làm “ám sát thủ lĩnh” khi không thể chống chọi nổi với đoàn quân.
Hẳn mọi người còn nhớ rõ bài phát biểu của tổng thống Donald Trump tại diễn đàn Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9 vừa qua? Ông Trump đã chỉ rõ nguyên nhân chiến tranh là vì Trung quốc tồn tại một nền kinh tế phá hoại các nền kinh tế khác. Nhẽ ra, với những phân tích thẳng thắn về nguyên nhân chiến tranh của ông Trump như vậy, ông Tập Cận Bình và bộ sậu phải ngồi suy nghĩ theo hướng cải tà quy chính, hướng đến một cách giải quyết lương thiện, đó là tìm giải pháp loại bỏ những mầm mống gây ra tính độc hại của nền kinh tế, để thế giới không còn lo lắng về mình nữa, để Trung quốc có thể chơi cuộc chơi trong sáng minh bạch cùng thế giới. Đó cũng là cách giải quyết khủng hoảng của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Uh vừa qua khi nhận ra đâu là chính nghĩa đâu là phi nghĩa.
Tiếc thay, ông Tập Cận Bình không thể là một người văn minh và lương thiện như thế. Chìm đắm trong giấc mơ sẽ xây dựng thành công nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung quốc”, ông ấy tiếp tục lao vào con đường tìm kiếm những mưu ma chước quỷ mới để thực hiện cho bằng được giấc mơ đáng sợ của ông ấy.
Và “ám sát thủ lĩnh” là cách làm của ông Tập.
Nhưng có lẽ tình báo Mỹ đã kịp phát hiện âm mưu này và Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã quyết định công khai tố cáo nó với toàn thế giới. Việc này sẽ đẩy mâu thuẫn Mỹ - Trung lên một bước mới khó hàn gắn hơn nhiều mặc dầu nguyên thủy nó đã quá khó hàn gắn rồi.
“Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta” – Phó tổng thống Mỹ nói.
Với cách nói này, người Mỹ đã xác lập tính nghiêm trọng của cuộc chiến. Và đàm phán giờ đây chỉ còn là những gì thuộc về thời đã qua.


Ảnh: Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang phát biểu

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire