jeudi 23 décembre 2021

GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)

 

*Giới thiệu “Thơ Duyên Anh”

*Giới thiệu “Thơ Duyên Anh” Thường các độc giả nhắc đến Duyên Anh – Vũ Mộng Long như là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 chứ ít xét tới một lĩnh vực khác mà ông cũng đóng góp khá nhiều là Thơ. 

Sau năm 1975, ông bị nhà cầm quyền của chế độ mới cầm tù 6 năm vì tội danh “biệt kích văn hóa” và sau khi ra tù, ông vượt biên định cư tại Pháp. 

TRUYỆN THẬT NGẮN .....

TRUYỆN THẬT NGẮN ..... 
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên… 
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…

mercredi 22 décembre 2021

Tôn-Nữ Thu-Dung ( những bài lục bát)

...kể từ 
buổi xuống thuyền hoa, 
thơ tôi 
em đốt 
hay là 
 lãng quên?...

Phân Vân Với Chuyện Đi, Về?

Từ một góc phố Việt trên xứ người, vào những ngày cuối năm. Tôi (hay bạn được nghe những mẫu chuyện của người Việt xa quê, quanh chuyện Đi, Về từ nơi mình đang lưu ngụ đến vùng đất quê hương, nơi mình đã sinh ra, hoặc cưu mang sự sinh ra thế hệ tiếp sau chung cùng huyết thống. 
Những mẫu chuyện mình nghe được: 

lundi 20 décembre 2021

Lệ Khánh, “Em là gái trời bắt xấu”

Có một thi sĩ nổi danh viết về một người thơ nữ đã in những tập thơ có thể nói là tạo thành một hiện tượng thi ca: “Khi những người tuổi trẻ yêu, đừng bắt họ nhân danh Nghệ Thuật hay Chân Lý để làm thơ! Chính Lệ Khánh chẳng đã từng thú nhận: Lệ Khánh làm thơ, in thơ bán thơ, nhưng Lệ Khánh không “bán tim”… và hẳn Lệ Khánh không hề có tham vọng làm một nữ sĩ “chuyên nghiệp” chiếm riêng một chỗ ngồi trong Văn Học Sử ngày mai. Lệ Khánh chỉ muốn làm một người tình nhân bé nhỏ, ngày hôm nay, có riêng một chỗ ẩn náu kín đáo ở… trong trái tim người yêu cho tiếng thơ thành khẩn của mình được một tấm lòng mến thương đón nhận, cho linh hồn bé bỏng của mình được một vòng tay khăng khít bao dung. Mà như vậy thì, dù muốn dù không, Lệ Khánh cũng đã tự nhiên là một thi sĩ! Một thi sĩ của tình yêu, hòa đồng chính đời sống cùng số phận mình vào Thơ, cũng như đem tất cả hoa hương mộng ảo của thơ dâng hiến cho Tình”.

dimanche 19 décembre 2021

Nguyễn Trần Diệu Hương - XIN CHIA TAY MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG

Nhạc sĩ Việt Dzũng (Ảnh: Dân Huỳnh/Người Việt)Đầu thập niên 80, lần đầu tiên tôi được nghe tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng là lúc tôi ôm cái radio cũ mèm vặn volume "vừa đủ nghe…” để nghe bài "Một chút quà cho quê hương" được phát từ chương trình nhạc của đài phát thanh. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ, là học trò trung học ở Việt Nam, không biết gì về Việt Dzũng, nhưng cả bọn chúng tôi đều không cầm được nước mắt khi nghe tiếng hát của anh:  

vendredi 17 décembre 2021

“Chuyện tình buồn” của nhà thơ Phạm Văn Bình

“Chuyện tình buồn” của nhà thơ Phạm Văn Bình Nhà thơ Phạm Văn Bình (PVB) sinh năm 1940 tại Đông Hà, Quảng Trị. Ông nổi tiếng với hai bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc là “Chuyện tình buồn” và “Mười hai tháng anh đi” 

“Chuyện tình buồn” là hoài niệm của nhà thơ về một mối tình đã đi qua trong cuộc đời. Mở đầu bài thơ, chúng ta hãy lắng nghe lời tâm sự của ông:

jeudi 16 décembre 2021

Trường Sa và những nỗi buồn mênh mang trong tình ca

- Trường Sa tên thật Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình, vào Nha Trang năm 1954. - Năm 1957 định cư tại Thủ Ðức. 
- Tốt nghiệp Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (khóa 12); cựu Hạm Phó tàu tuần duyên Trường Sa (bút hiệu được chọn trong thời điểm này).
- Ðến đảo Guam ngày 30-4-1975. Trở về Việt Nam bằng tàu Việt Nam Thương Tín. Lần lượt ở tù tại các vùng Nha Trang, A 20 Phú Khánh và Nghệ Tĩnh cho đến 1984. Vượt biển lần thứ hai 1989, thành công. 
 - Hiện cư ngụ tại Tillsonburg, Ontario, Canada; học nhạc và nghiên cứu, thảo luận về nhạc lý cùng nhạc sĩ Anh Việt Thu. 
Sáng tác đầu tay: Mây Trên Ðỉnh Núi (1965) 
 

Những Cuốn Sách Cũ “ SAIGON TRƯỚC BẢY LĂM " Nay Ở Đâu ? ...

Có cuốn mới tinh, có cuốn rách bìa, đa số thì ố vàng và đã nhạt màu mực. Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian… Gọi đó là “sách Sài Gòn trước Bảy Lăm.” 
 Trên đường sách Sài Gòn giữa Quận Một ngày nay, có mấy kiosk bán sách cũ Sài Gòn xuất bản trước 1975. Ngoài sách, các ấn phẩm của thời kỳ này như báo chí, bản đồ, postcard và tờ nhạc cũng xuất hiện trở lại một cách công khai.

mardi 14 décembre 2021

Lưu Hồng Nữ Hoàng Tango

Tango là một trong những vũ điệu hấp dẫn nhất trên thế giới. Xuất xứ từ Tây Ban Nha hoặc Ma-rốc, điệu Tango được giới di dân Tây Ban Nha giới thiệu đến thế giới mới và cuối cùng trở lại Tây Ban Nha với những thay đổi và ảnh hưởng của người da đen và người châu Âu sống ở châu Mỹ. 
 Vào đầu thế kỷ 19, Tango là điệu nhảy đơn được trình diễn bởi các nữ vũ công, sau đó được thực hiện bởi một hoặc hai cặp vũ công. Điệu nhảy nhanh chóng được mọi người xem là không có tính giáo dục và đạo đức vì âm nhạc mang nhiều sắc thái tán tỉnh của nó. 

lundi 13 décembre 2021

NHẠC SĨ HUỲNH ANH VÀ THUỞ ẤY CÓ EM

Thuở ấy có em anh chưa từng sầu 
Chưa đi âm thầm ngoài phố đêm thâu 
Chưa mang hoang lạnh ngoài bến vắng 
Hỡi em, em về đâu? 
Cho đời mình thương nhớ nhau… 
(Bài Thuở Ấy Có Em – Huỳnh Anh) 

Nhạc Sĩ Huỳnh Anh: Người Độc Hành Trong Kỹ Niệm

Không có thời điểm nào và hoàn cảnh nào hợp cho nhạc sĩ Huỳnh Anh để cất tiếng ca tha thiết bài “Thuở Ấy Có Em” hơn là trong lúc này – vào lúc tuổi vàng hoàng hôn của đời người – nếu không kịp hát lên nữa, e rằng sẽ muộn. Tuy nhiên, còn nếu tác giả hát chính bài ca mình viết ra lúc vừa “xa cuộc tình”, lòng đau chưa nguôi ngoai, thương tích con tim chưa lành thì cũng chưa chắc phải lúc. Như trái cây còn xanh, như rượu chưa đúng tuổi, nên có thể quá sớm chăng? 

dimanche 12 décembre 2021

Nhạc sĩ Trường Sa và các tình khúc

“Rồi mai tôi đưa em” Bằng Kiều đang hát, là một trong các bản tình ca làm rung động trái tim người nghe từ bốn mươi năm nay. 
Qua cuộc đổi đời, tác giả tình khúc ấy là Trường Sa vẫn tiếp tục sáng tác. Thy Nga điện thoại sang Toronto, Canada nơi nhạc sĩ định cư từ 17 năm nay, hỏi chuyện về sinh hoạt của ông hiện nay, mời quý vị nghe tâm tình cùng với các nhạc bản cũ và mới của ông. “Bài tình ca cho kỷ niệm” qua giọng hát Loan Châu … 

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trường Sa

Trường Sa là một nhạc sĩ иổi tiếng với những bản тìɴн ca bất hũ được ông sáng tác trước năm 1975. Ông bắt đầu иổi danh vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 với những ca khúc иổi tiếng như: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em, Mùa Thu Trong Mưa, Một Mai Em Đi, Tàn Tạ, Ru Em Một Đời, Như Hoa Rồi Tàn… Có rất nhiều ca sĩ hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam lúc bấy giờ đã hát những sáng tác của ông, nhưng có lẽ người тнể hiện thành công nhất và đã đưa những тìɴн khúc cũng như тêɴ tuổi của nhạc sĩ Trường Sa đến với đỉnh cao danh vọng là nữ ca sĩ Lệ Thu và nam ca sĩ Nhật Trường. Những ca sĩ đã đem giọng hát của mình тнể hiện được trọn vẹn những тìɴн cảm, tâm tư của nhạc sĩ Trường Sa qua những nhạc phẩm của ông.

samedi 11 décembre 2021

Chiếc Lá Tình Muà Thu - Nguyễn Thị Thanh Dương

http://vnthuquan.net/audio/dv_3/image/poster/chiec_la_tinh_mua_thu.jpgMùa Thu có hàng triệu lá vàng, lá đỏ,Nhưng em chỉ thương một chiếc lá của anh,Anh đã trao em lần tình cờ gặp gỡ,Em sẽ giữ hoài làm kỷ niệm trăm năm. 

Tôi thức dậy, trời đã sáng từ lâu. Ðêm, trước khi ngủ, tôi thích cuốn blind lên khung cửa, vì phòng ngủ trên lầu, để khi thức dậy tôi có thể nhìn ra thấy núi và mây xa xa.

vendredi 10 décembre 2021

mercredi 8 décembre 2021

Nguồn gốc của điệu Tango

Tango là một trong những vũ điệu hấp dẫn nhất trên thế giới. Xuất xứ từ Tây Ban Nha hoặc Ma-rốc, điệu Tango được giới di dân Tây Ban Nha giới thiệu đến thế giới mới và cuối cùng trở lại Tây Ban Nha với những thay đổi và ảnh hưởng của người da đen và người châu Âu sống ở châu Mỹ. 
 Vào đầu thế kỷ 19, Tango là điệu nhảy đơn được trình diễn bởi các nữ vũ công, sau đó được thực hiện bởi một hoặc hai cặp vũ công. Điệu nhảy nhanh chóng được mọi người xem là không có tính giáo dục và đạo đức vì âm nhạc mang nhiều sắc thái tán tỉnh của nó. 

mardi 7 décembre 2021

Nhạc sĩ Nhật Ngân

- Duy Khánh trình bày 12 Ca Khúc của Trịnh Lâm Ngân  
- Nhạc và Tiếng hát Nhạc sĩ Nhật Ngân 
- Thanh Thúy Trình bày Những Ca Khúc của NS Nhật Ngân 
- NS Nhật Ngân - Nhạc Đấu Tranh 
 - Nhạc sĩ Nhật Ngân và Mùa Xuân

   

Hành Trình Đến Tự Do: Nhà Văn Thuyền Nhân Mai Thảo - Ngô Thế Vinh

https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/12/h1124.jpg?w=249&h=277"Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn."  Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà.  
  
NGÔ THẾ VINH 

Bến Cũ - Tình khúc Anh Việt

Hầu hết các ca khúc của Anh Việt đều là tình ca. Và, tình của chúng ta nói chung, trong thập niên 50, thường nói về những cuộc chia ly, nỗi nhớ nhung xa cách, ước mong một ngày yên bình được trở về chốn cũ, nối lại tình xưa.. 
Nhạc của Anh Việt cũng vậy. 
 Nhưng với cái ngọt ngào của âm điệu, thơ mộng của lời ca, ông đã biến các ca khúc của mình trở thành những bài hát điển hình của một thời đại.  

lundi 6 décembre 2021

LỠ CHUYẾN ĐÒ - TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ ANH VIỆT

Người nghệ sĩ đi giúp núi sông 
Cung đàn vui xóa bao chờ mong 
Dành tình này cho kẻ khổ đau 
Quên tình xưa, quên cả đò xưa. 
 
 
 

 

Sống & Chết Ở Sài Gòn - Hoàng Hải Thủy

Sống & Chết Ở Sài Gòn 
 Gửi các bạn tôi sống, chết ở Sài Gòn- 
 * Rừng Phong, Hoa Kỳ 2002 HOÀNG HẢI THỦY 

 Ôi cố hương xa nửa địa cầu Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau- Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: "Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi…" Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn! Sự thật không như tôi nói, không như tôi tưởng. Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: "Miền Nam trong trái tim tôi…"

MẸ TA TRẢ NHỚ VỀ KHÔNG - Đỗ Trung Quân

“Trả nhớ về không” là một trong những bài thơ hay viết về mẹ. Cái gốc làm nên sự sâu đậm của bài thơ, như Bạch Cư Dị nói, đó là cái tình. Tuy các chi tiết đều có tính điển hình, chọn lọc, bài thơ là tiếng lòng, là niềm day dứt khôn nguôi của người con đối với mẹ, là lời nhắc nhở về lòng hiếu đạo, bổn phận làm con. Người đọc, bắt gặp mình nơi các dòng thơ chan chứa ân tình của Đỗ Trung Quân…

dimanche 5 décembre 2021

Nhạc sĩ Anh Việt ( 1927-2008) - Nguyễn Ðình Toàn

Nếu hai thập niên 1940-1950 được coi là phồn thịnh của tân nhạc Việt Nam, thì phần đóng góp của Anh Việt không phải là nhỏ. 
 Vào thời ấy, buổi sáng người ta có thể nghe thấy Ngọc Bảo và Tâm Vấn hát “Bến Cũ” của Anh Việt trên đài phát thanh Hà Nội, buổi chiều hay đêm khuya người ta lại có thể nghe tiếng Anh Ngọc/Minh Trang, Mạnh Phát/Minh Diệu, Trọng Nghĩa/Ngọc Hà hát “Lỡ Chuyến Ðò”, “Một Chuyến Ði”, “Chiều Trong Rừng Thẳm” của ông trên sóng của các đài phát thanh Huế, Pháp Á hay Sài Gòn. Ấy là chưa kể có đài còn dùng nhạc của ông để làm nhạc hiệu nữa 
 Hầu hết các ca khúc của Anh Việt đều là tình ca. 
 Và, tình của chúng ta nói chung, trong thập niên 50, thường nói về những cuộc chia ly, nỗi nhớ nhung xa cách, ước mong một ngày yên bình được trở về chốn cũ, nối lại tình xưa..

Giã từ Nhạc sĩ Anh Việt

Thời gian trôi qua, số các nhạc sĩ kỳ cựu của nền âm nhạc Việt Nam ngày càng vơi đi. Thời gian chẳng chừa ai, biết thế mà sao lòng cứ chùng xuống mỗi khi nghe tin có người ra đi vĩnh viễn. Mới đây, là hôm 15 tháng Ba với tin nhạc sĩ Anh Việt từ trần tại San Jose, Hoa Kỳ. Chương trình kỳ này, Thy Nga mời quý vị cùng nghe lại dòng nhạc của ông. 
 "Bến cũ” qua “giọng hát vượt thời gian” Thái Thanh … Trong vườn âm nhạc Việt Nam, Anh Việt là một cây đại thụ, tàng cây lớn, tỏa bóng mát làm cho người nghe nhạc của ông, luôn cảm thấy nhẹ nhàng, êm đềm dù rằng các bài đầu tiên ông viết là vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tức là khi đất nước đã bị bao trùm bởi chiến tranh. Như bao thanh niên khi đó, Anh Việt lên đường theo tiếng gọi của núi sông. 

samedi 4 décembre 2021

“MƯA SÀI GÒN MƯA HÀ NỘI” – HOÀNG ANH TUẤN & PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn sinh ra tại Hà Nội, ngày 7 tháng 5, 1932 – mất ngày 1 tháng 9, 2006. Ông vừa là một nhà đạo diễn, vừa là một nhà văn. 
 Năm 17 tuổi ông du học sang Pháp đến năm 1958 thì về lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp trường điện ảnh IDHEC (viết tắt từ tiếng Pháp: L’Institut des hautes études cinématographiques) ở Paris. 
Ông đóng góp nhiều bài vở cho các báo chí ở Sài Gòn. Năm 1965 ông được bổ nhiệm làm Quản Đốc Đài Phát thanh Đà Lạt. Tên tuổi của của ông gắn liền với ngành điện ảnh trong vai trò đạo diễn. Bốn cuốn phim có sự đóng góp của ông là: 

Hoàng Ngọc Tuấn 'Tôi không phải là tác giả viết về tuổi thơ'

Ai mà chẳng có trong đời một mối tình. Dù lớn hay nhỏ, dù thành hay không, thì cũng là những giây phút trong đời chẳng thể nào quên. Nhất là với những người, lẫn lộn giữa thực và mộng, chập chờn giữa lãng mạn và thực tế, thì chữ tình yêu lại có vị trí của khói sương, và chữ hình như để biểu tỏ một sự thể gần cận mà mơ hồ. Hoàng Ngọc Tuấn, người dùng ngôn ngữ thi ca để dệt nên tình yêu, dùng mơ mộng để cấu tạo nên thực tại, tác giả phác họa những mối tình ngây thơ, của những chàng tuổi trẻ như chú gà trống ưỡn cổ gáy vang đi vào đời. Những tác phẩm như Hình như là tình yêu, Ở một nơi ai cũng quen nhau, Thơ Về Đường Sơn Cúc,… một thời là những quyển sách mà tuổi trẻ Sàigòn mến chuộng. Dù trong không khí chiến tranh, nhưng những ý tưởng ngây thơ, những tâm tình như sợi cỏ long lanh buổi sáng đã làm tuổi trẻ tươi đẹp hơn, những bản nhạc nồng thắm hơn và những vần thơ cũng rộn rã hơn.

vendredi 3 décembre 2021

Hà Nội Trong Thơ Hoàng Anh Tuấn - Bích Huyền

Résultat de recherche d'images pour "Hà Nội" "Những bài thơ của Hoàng Anh Tuấn viết về Hà Nội là cuộc hành trình trở về quê hương, với tuổi thơ, với mối tình đầu thơ dại bằng sự hoài vọng của một tâm thức trong sáng thiết tha đôn hậu. Dù ở chân trời góc bể nào, ông vẫn mang theo những hình ảnh, âm thanh, những mùi hương mà đời sống và tình yêu đã dâng tặng cho ông thuở nào"

Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn - Nhà Thơ Hoàng Anh Tuấn

Hoàng Ngọc Tuấn sinh năm 1947 tại TP Huế. Từ năm 1967, ông phiêu bạt vào Nam sinh sống, theo học trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, và bắt đầu bước vào nghề cầm bút từ thời gian này. Ông được giới trẻ miền Nam đặc biệt yêu thích, đón nhận như một “hiện tượng văn học” từ trước 1975 với các tác phẩm: Hình như là tình yêu, Cô bé treo mùng, Ở một nơi ai cũng quen nhau, Tôi và em…

jeudi 2 décembre 2021

KHÊ KINH KHA: Một Cuộc Tình Éo Le

Một chuyện tình eó le đã xảy ra trong đời nhạc sĩ / thi sĩ Khê Kinh Kha, một chuyện tình mà theo như ca sĩ Ánh Tuyết kể lại, đầy nước mắt, tủi hờn và ngậm ngùi cho người nơi chín suối cũng như cho người còn ở lại trần gian phải gánh vác trong số phận làm người. 
Theo Ánh Tuyết, đây là mối tình đầu của Khê Kinh Kha và một người con gái tên Ngọc Sương, hai tâm hồn trong trắng đã yêu nhau và đã thề non hẹn nước nguyện một đờI gắn bó trăm năm. 

mercredi 1 décembre 2021

“Mộng Sầu” – Nhạc khúc mang tiếng khóc trong từng lời ca của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Ai làm cho bướm lìa hoa, 
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. 
Ai đi muôn dặm non sông, 
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy. 

mardi 30 novembre 2021

Trường Trưng Vương Saigon

Tài liệu không nhiều, trường Nữ Trung học Trưng Vương Sài Gòn, số 3A, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1,  Saigon là một trường trung học công lập dành cho nữ học sinh vào những năm trước 1975.
Trường Trưng Vương Sài Gòn là tiếp thân của ngôi trường Trưng Vương Hà Nội. Sau Hiệp định Genève 1954, một số giáo sư, giáo viên, và học sinh rời Hà Nội di cư vào nam, và từ đó trường Trưng Vương Saigon được thiết lập.

lundi 29 novembre 2021

Trường Nữ trung học Gia Long

baomai.blogspot.comTrường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là trường nữ sinh Áo Tím là một trường trung học phổ thông công lập ở Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Gia Long là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.




THƯƠNG TIẾC MỘT CON ĐƯỜNG...

THƯƠNG TIẾC MỘT CON ĐƯỜNG... 
Chiều qua tôi đã ráng chạy một vòng qua con đường kỷ niệm suốt thời trung học của mình, dù biết sẽ rất đau lòng. Đau lòng, nhưng vẫn phải nhìn, kiểu như phải đi đám tang một người bạn thân vậy. Con đường mà suốt 7 năm trời, trừ Chủ nhựt và ngày lễ, ngày nào tôi cũng phải đi qua để đến trường. 

dimanche 28 novembre 2021

Y Vân và ảo ảnh cuộc đời

http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/02/1-ns-y-van-3.jpg

Y Vân và ảo ảnh cuộc đời    (Trích từ quyển "Âm Nhạc Của Một Thời" của tác giả Lê Hữu, xuất bản tháng 6, 2011)
Yêu cho thấy bao lâu đài 
 chỉ còn vài trang giấy 
                                                                                                        
(“Ảo ảnh”, Y Vân)

vendredi 26 novembre 2021

Tạ Ơn Đời

Tạ ơn em cho anh tình sỏi đá 
sỏi đá nghìn năm tình nghĩa mãi đậm sâu 
Đời gian nan dừng chân đây bến tạm 
Tình em trao xóa dịu bao lòng đau 
Tủi hờn nào mình mang đến ngàn sau 

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.  
 Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển... 

mercredi 24 novembre 2021

Phỏng vấn Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, một chính khách phục vụ hai chế độ Cộng hòa

Trong 40 năm qua, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới với đủ thành phần xã hội trong đó không hiếm những tinh hoa của Miền Nam Việt Nam. Trong chuyên đề Ký ức 40 năm chúng tôi xin giới thiệu Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc, từ năm 1954 cho đến 1975 ông từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến Đệ nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính ông giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách kinh tế hậu chiến và là Khoa trưởng của Đại học Luật khoa Sài Gòn trong thập niên 60. 

TẠ ƠN ĐỜI, CẢM ƠN NGƯỜI.

  

 

Vượt Biên Đường Bộ : Cuộc Trốn Chạy Bằng Chân Nam Nguyên, RFA 2009/04/30

PhotoSự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tỵ nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.




lundi 22 novembre 2021

Loài hoa có cánh như chim ruồi đang hút mật, tuyệt tác của tạo hoá!

Thiên nhiên vốn chứa đựng nhiều điều diệu kỳ và bí ẩn, có những điều rất đáng ngạc nhiên, độc đáo và vô cùng thú vị quanh ta, đặc biệt là về các loài hoa lạ lẫm mà đôi khi vô tình ta bắt gặp được. 
Mới đây, hình ảnh lạ mắt về một loài hoa màu xanh đã được một người dùng chia sẻ trên fanpage Octopus Prime với dòng trạng thái “hãy xem những bông hoa này, trông chúng như những con chim ruồi tí hon vậy!” 

jeudi 18 novembre 2021

Em Hiểu Vì Đâu Chim Gọi Nhau - Nhạc Trần Duy Đức phổ thơ

Một nhạc sĩ rất thành công trong việc chuyển hồn nhạc vào thơ, đó là Trần Duy Đức, người mà thi sĩ Du Tử Lê trong một bài viết của mình nói rằng “Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là chiếc bóng đã bầu bạn, đã ở cùng anh, những năm lên năm, lên sáu. Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là thực phẩm vô hình nuôi anh lớn, tháp thêm cho anh đôi cánh mộng ảo, đem anh vào đời.”

mercredi 17 novembre 2021

Ước Mơ Việt

Bảo Tồn Ngôn Ngữ Việt Nam 
Cảm ơn nhiều những tấm lòng 
hợp tâm phối trí bảo tồn ngữ âm 
của giòng Âu Việt Lạc Long 
ngàn năm văn hiến cha ông lưu truyền ... 
Sự hợp Tâm phối Trí vì mục đích bảo tồn ngôn ngữ Việt Nam đã và đang liên tục chuyển lưu từ quá khứ đến hiện tại và mai sau những nét đẹp của chữ nghĩa Việt Nam chính danh trong văn hóa sử như ý: Chữ Việt Còn Nước Việt Còn. 

samedi 13 novembre 2021

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU - GS. TRẦN THỪA DỤ

Là một mệnh phụ phu nhân, trẻ trung, nhan sắc, tài giỏi và hoạt bát, dẫn đầu phong trào nữ giới ở miền Nam... 
Đột nhiên, người phụ nữ ấy thay đổi hẳn cuộc sống của mình khi trở thành goá phụ ở tuổi mới 38. Bà lui vào bóng tối như một nữ tu suốt 48 năm dài, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào cho đến tận ngày từ giã cuộc đời để sum họp cùng chồng. 48 năm ẩn danh, bà để lại một quyển sách chưa kịp in. 
Người ta nghĩ đó là hồi ký. Nhưng không, chỉ là những dòng suy tưởng về thế thái nhân tình. 

Ai là tác giả bản “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu” ?

Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc “ Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu “. 
 Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc “ Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu “, đồng hương hay gọi tắt là bản Cờ Bay Cờ Bay.

NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT PHA MÁU

Khóc cười là chuyện thường tình của người đời trong dòng sống buồn vui, sướng khổ, hạnh phúc hay bất hạnh rủi ro. Vui cười buồn khóc là lẽ dĩ nhiên. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu ! Lắm lúc con người phải dấu kín niềm đau bằng nụ cười miễn cưỡng, “trong héo ngoài tươi”, hay có khi lại phản ứng trái ngược “khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười” hay “cười ra nước mắt”. Riêng tiếng khóc cũng được thể hiện qua nhiều sắc thái. Có khi khóc nức nở, nước mắt chan hòa. Có khi khóc thầm, nước mắt rưng rưng. Nhưng bi đát nhất là tiếng khóc không lệ, hay hơn nữa là tiếng khóc với những giọt lệ pha máu mà Cao Nguyên gọi một cách rất thơ là “giọt lệ hồng”. 

jeudi 11 novembre 2021

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ rạn vỡ

Tôi nhớ, trong một lần được nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ tin vui có thêm ít ca khúc của ông vừa được cấp phép phổ biến ở trong nước, tôi nói rằng có một bài tôi thực sự mong cho ông, hơn bất cứ bài nào khác, được phép lưu hành. 
“Bài gì?” ông hỏi. 
“Việt Nam, Việt Nam,” tôi nói. 
 Ông im lặng. Tôi nói thêm là tôi chờ cái ngày bài hát ấy được hát vang vang trên khắp mọi miền đất nước, hát vang vang trong màn kết thúc một chương trình nhạc Phạm Duy. Ông im lặng. Tôi gửi ông nghe/xem cho vui ít màn trình diễn bài hát ấy ở nước ngoài trước và sau ngày ông về nước. Ông im lặng. Tôi nghĩ mình hiểu được sự im lặng ấy, và không nhắc tên bài hát ấy nữa.