vendredi 17 décembre 2021

“Chuyện tình buồn” của nhà thơ Phạm Văn Bình

“Chuyện tình buồn” của nhà thơ Phạm Văn Bình Nhà thơ Phạm Văn Bình (PVB) sinh năm 1940 tại Đông Hà, Quảng Trị. Ông nổi tiếng với hai bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc là “Chuyện tình buồn” và “Mười hai tháng anh đi” 

“Chuyện tình buồn” là hoài niệm của nhà thơ về một mối tình đã đi qua trong cuộc đời. Mở đầu bài thơ, chúng ta hãy lắng nghe lời tâm sự của ông:

Năm năm rồi không gặp,
Từ khi em lấy chồng,
Anh dặm trường mê mải,
Đời chia hai nhánh sông…
“Nàng” là em gái của người bạn thân và giữa họ đã có một mối tình nồng nàn “cuống quit”:
Những thư tình ngây dại
Những vai mềm, môi ngoan
Những hẹn hò cuống quýt
Trên lối xưa thiên đàng....
Cả hai yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau, vì sự khác biệt tôn giáo giữa hai gia đình. Rồi đến một ngày,,, nàng đi lấy chồng:
Ngày nhà em pháo nổ
Anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn
Ngày nhà em pháo nổ
Tâm hồn anh nhuốm máu
Ôi nhát chém hư vô
Ôi nhát chém hư vô.
Với tôi, đây là đoạn thơ hết sức đặc sắc của nhà thơ PVB, với những hình ảnh; “Anh cuộn mình trong chăn, như con sâu làm tổ, trong trái vải cô đơn” diễn tả nỗi đau đớn tột cùng của chính tác giả trong ngày người yêu đi lấy chồng!
Một thời gian sau, thầy giáo dạy văn PVB cũng giã từ bục giảng, sân trường và những ánh mắt học trò, theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ. Từ đó, cuộc đời của hai người như hai nhánh sông ngày càng xa cách:
Năm năm rồi đi biệt
Anh chẳng về lối xưa
Sân giáo đường cỏ mọc
Gác chuông nằm chơ vơ
Chúa buồn trên thánh giá
Mắt nhạt nhoà mưa qua
Trên cánh buồm ký ức
Sóng thời gian lô xô.
Những kỷ niệm ngày nào “sân giáo đường”, "gác chuông"..., vẫn bất chợt trở về trong tâm hồn ông. Hỏi thăm về nàng, ông được biết nàng giờ đây đã “tay bế tay bồng”
Ngồi bâng khuâng nhớ biển
Bên bãi đời quạnh hiu
Anh mang hồn thuỷ thủ
Cùng năm tháng phiêu du.
Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng
Chiều hắt hiu xóm đạo
Hồi chuông giáo đường vang.
Theo thời gian, những kỷ niệm “chôn kín” ngày xưa “dường như đã lãng quên”:
Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Bao kỷ niệm chôn kín
Dường như đã lãng quên
Ông trở lại quê nhà sau năm năm biền biệt, và hay tin chồng nàng đã hy sinh trên chiến trường! Niềm xúc cảm trào dâng, thương xót người “góa phụ” cô đơn chiếc bóng:
Năm năm rồi trở lại
Một màu tang ngút trời
Thương người em năm cũ
Đêm goá phụ bên song.
Bài thơ “Chuyện tình buồn” đã được thăng hoa qua nét nhạc tài hoa của nhạc sĩ Phạm Duy. Kể từ khi ra đời từ năm 1972 đến nay, bài hát nảy vẫn để lại nhiều cảm xúc trong lòng người yêu âm nhạc Việt Nam.
Sưu tầm
 MXD
Chuyện tình buồn-thơ Phạm Văn Bình-Phạm Duy-Tuấn Ngọc
 
Năm năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng
Anh dặm trường mê mãi, đời chia như nhánh sông
Phong thư tình ngây dại, và vai môi rất mềm
Những hẹn hò quấn quít, trên lối xưa thiên đàng

Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ, trong trái vải cô đơn
Ngày nhà em pháo nổ, tâm hồn anh nhuốm máu
Ôi nhát chém hư vô, ôi nhát chém hư vô

Năm năm rồi li biệt, đường xưa chưa lối về
Trong đìu hiu gió cuốn, nằm chơ vơ gác chuông
Năm năm rồi cách biệt, cỏ hoang sân giáo đường
Chúa buồn trên thánh giá, mắt nhạt nhoà mưa hoang...

Ngồi bâng khuâng nhớ biển, bên bãi đời quạnh hiu,
Anh mang hồn thủy thủ, cùng năm tháng phiêu du
Anh một đời dong duổi, em tay bế tay bồng
Chiều hát hiu xóm đạo, hồi chuông giáo đường vang

Năm năm rồi không gập, từ khi em lấy chồng.
Bao kỷ niệm chôn kín, dường như đã lãng quên
Năm năm rồi trở lại , một màu tang ngút trời
Thương người em năm cũ, thương góa phụ bên sông...! 
 
Nhà thơ Phạm Văn Bình và mối tình khắc khoải trong ca khúc Chuyện Tình  Buồn: "Năm năm rồi không gặp - từ khi em lấy chồng..."

 
 

Sĩ Phú hát Chuyện Tình Buồn 
 *
*     *
   
Thái Thanh hát Chuyện Tình Buồn trước năm 1975 
*
*     *
 

Ngoài nổi tiếng với bài thơ Chuyện Tình Buồn, thi sĩ Phạm Văn Bình còn một bài thơ khác được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mang tên “Hành Trình TQLC” (Còn có tên khác là “Mười Hai Tháng Anh Đi”) dài 58 câu, nói lên nỗi đau, niềm khắc khoải, tình yêu lỡ làng vì thời cuộc mà người lính cảm nhận khi đi qua đất nước điêu tàn. Ngoài ra còn một bài thơ khác cũng được Phạm Duy phổ nhạc, nhưng ít được biết đến hơn mang tên Cá Lội Bâng Khuâng, với lời ca rất đẹp:

Rằng xưa khi anh đã từ quan,
ngựa buông cương giữa lúc hoàng hôn.
Về rừng sâu, anh quăng gươm chôn kiếm tang bồng,
trên non cao mây trắng chất chồng…

Ngoài nổi tiếng với bài thơ Chuyện Tình Buồn, thi sĩ Phạm Văn Bình còn một bài thơ khác được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mang tên “Hành Trình TQLC” (Còn có tên khác là “Mười Hai Tháng Anh Đi”) dài 58 câu, nói lên nỗi đau, niềm khắc khoải, tình yêu lỡ làng vì thời cuộc mà người lính cảm nhận khi đi qua đất nước điêu tàn. Ngoài ra còn một bài thơ khác cũng được Phạm Duy phổ nhạc, nhưng ít được biết đến hơn mang tên Cá Lội Bâng Khuâng, với lời ca rất đẹp: Rằng xưa khi anh đã từ quan, ngựa buông cương giữa lúc hoàng hôn. Về rừng sâu, anh quăng gươm chôn kiếm tang bồng, trên non cao mây trắng chất chồng…

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Ngoài nổi tiếng với bài thơ Chuyện Tình Buồn, thi sĩ Phạm Văn Bình còn một bài thơ khác được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mang tên “Hành Trình TQLC” (Còn có tên khác là “Mười Hai Tháng Anh Đi”) dài 58 câu, nói lên nỗi đau, niềm khắc khoải, tình yêu lỡ làng vì thời cuộc mà người lính cảm nhận khi đi qua đất nước điêu tàn. Ngoài ra còn một bài thơ khác cũng được Phạm Duy phổ nhạc, nhưng ít được biết đến hơn mang tên Cá Lội Bâng Khuâng, với lời ca rất đẹp: Rằng xưa khi anh đã từ quan, ngựa buông cương giữa lúc hoàng hôn. Về rừng sâu, anh quăng gươm chôn kiếm tang bồng, trên non cao mây trắng chất chồng…

Bạn đang sao chép nội dung của nhacxua.vn. Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn nhacxua.vn kèm theo link bài viết. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense
Mười Hai Tháng Anh Ði –  Duy Quang 

Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố Đô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
Tháng Hai về trấn ven đô
Chong mắt hỏa châu, giữ cầu
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn mầu ...
Ba lô lên vai tới miền Tây Đô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa
Đêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào Hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho chiến sĩ
Trên đường sớm nắng chiều mưa.
Tháng Năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường
Ngày xưa những tờ lưu bút
Bây giờ phong thư gói quà
Tháng Sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em
Đừng khóc, ve sầu mùa Hạ
Xa thì xa, vẫn chưa quên.
Sang Thu mưa Ngâu, nước mù bay mau
Ô hay sao ta trong lòng rưng sầu?
Tráng sĩ xưa hề vượt cầu sông ấy
Người đứng đầu sông, người cuối sông này!
Bây giờ còn đâu huyền thoại
Hằng Nga của em bé thơ
Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng Tám cằn khô
Tháng Chín ta về Cửu Long
Vú sữa căng của mẹ hiền
Anh đi cho đồng tươi thắm
Tặng em này chiến công vang
Về Cà Mau ...
Một phong thư
Gửi cho em
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời ta chờ nhau!
Cuối năm, mùa Đông đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi
Thiên hạ thì may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau.
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa.
*
*     *

 Cá lội bâng khuâng - Thơ: Phạm Văn Bình - Tb: Lê Hữu Lễ

Cá lội bâng khuâng
 Phạm Văn Bình
Ngày xưa, khi em hẵng còn thơ.
Mẹ ru em câu hát buồn đêm mưa.
Lời mẹ ru, nghe chơi vơi như thác đổ trên nguồn,
nghe xôn xao bao chiếc lá vàng.
Trên mi em thiêm thiếc giấc nồng,
trên môi em nở đóa hoa hồng.

Rằng xưa khi anh đã từ quan,
ngựa buông cương giữa lúc hoàng hôn.
Về rừng sâu, anh quăng gươm chôn kiếm tang bồng,
trên non cao mây trắng chất chồng.
trăng bâng khuâng mơ má em hồng,
chân em qua suối cũng ngập ngừng.
À ơi, ơi à bao giờ anh lấy được nàng,
thì anh mua gạch bát tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
xây hồ bán nguyệt cho nàng rữa chân.
Nhìn mi em con cá lội bâng khuâng.
Nhìn môi em, trăng ngủ trên non, á ơi à. 
*
*     *
Cá Lội Bâng Khuâng-Diệu My/Cháu của tác giả Phạm Văn Bình

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire