mercredi 9 octobre 2019

Thi sĩ Du Tử Lê và những bài thơ phổ nhạc

Bài thơ Khúc Thụy Du được viết vào tháng 3/1968. Lời bài thơ là tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh, loạn lạc.
Nơi đó, thần chết lúc nào cũng ung dung, lởn vởn nhắc nhở: Là con người hay con vật trong chiến tranh thì thân phận cũng đều rẻ rúng như nhau, đừng đòi hỏi gì cả.
Nhà thơ Du Tử Lê ở tháng 3 năm 1968 đã để lời thơ cứ thế bật ra, như ma’u chảy, từng dòng, từng dòng đỏ thẫm, tang thương.
Đầu thập niên 1980, nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành bài hát Khúc Thụy Du, trong đó chỉ lấy các câu thơ về tình yêu, bỏ qua yếu tố nhắc đến chiê’n tranh trong thơ.

VŨ KHANH Diễm Xưa CD 158 - VA - Thơ Du Tử Lê Phổ Nhạc (Giữ Ðời Cho Nhau)
*
*     *
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây, tác giả Khúc Thụy Du nói:

“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.

“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.

“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.
Khúc Thụy Du-Du Tử Lê, Anh Bằng-Trình bày: Nguyên Khang
*
*     *
Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
Đêm về theo vết xe lăn
Tôi trăng viễn xứ sầu em bến nào?
Sau ba năm lưu lạc nơi xứ người, bài thơ “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” của nhà thơ Du Tử Lê được sáng tác năm 1978, mang nỗi buồn xót xa của kẻ mất quê hương, nhớ lại hình ảnh xa xưa với bao kỷ niệm đã in sâu trông tâm khảm.
Năm 1981, nhạc sĩ Phạm Đình Chương định cư tại Hoa Kỳ. Tình cờ bắt gặp bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn trên trang báo, ông biến ngôn ngữ trong thi ca vào cung bậc và ca khúc mang tựa đề bài thơ trở thành ca khúc tuyệt vời.
Đêm nhớ trăng Sài Gòn - Phạm dình Chương - Thái Thanh 
*
*     *
67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu
Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi
Từ những ngày con nước về
Ngoài trời mưa mau ngoài trời mưa mau
Tay vuốt mặt không cùng
Bầy sẻ cũ hom hem
Chiều mái xám rêu xanh
Trời êm cao chân nhỏ
Cũng không về trên dòng sông tội lỗi
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định hôn người
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt
Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa
Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa
Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần
Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa
Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Con dế buồn тự тử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quen
Trên Ngọn Tình Sầu là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ chuyên viết tình ca Từ Công Phụng. Ông đã phổ bài thơ Du Tử Lê thành ca khúc thành công đến nỗi ít người biết đây là 1 bài nhạc phổ từ thơ. Bài thơ này mang tên khá lạ tai là 67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu. 67 là năm sáng tác bài thơ – năm 1967. Huyền Châu là cô giáo Huyền Châu, người mà lúc đó Du Tử Lê yêu tha thiết. Nhưng tình yêu của họ không đi đến hôn nhân vì sự ngăn cách của gia đình.
Sau 1975, Du Tử Lê định cư ở California để lại một mối tình đầu ban sơ và lưu luyến. 26 năm sau, năm 1991, ông quay trở về thăm lại người yêu cũ và có ý định đem Huyền Châu qua Mỹ. Cô đã từ chối với lý do cha mẹ già yếu. Cho tới cuối đời, cô Huyền Châu vẫn độc thân.
Trong bài thơ – bài hát này có một hình ảnh rất ấn tượng với người nghe là: “Con dế buồn тự тử giữa đêm sương”. Du Tử Lê giải thích rằng ông dùng hình ảnh con dế vì nó gắn liền với tuổi thơ của ông. Từ nhỏ Du Tử Lê sống rất khép kín, chỉ luẩn quẩn với mấy con thú; con dế là một trong những người bạn thân thiết nhất trong suốt tuổi thơ của ông. Khi Du Tử Lê viết “con dế buồn тự тử giữa đêm sương” là ông muốn liên tưởng giữa cái tuổi thơ heo hút, cô độc của mình.
Trên ngọn tình sầu_Tuan Ngoc.

theo Đông Kha (nhacxua vn)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire