lundi 31 octobre 2022

Vietnamerica ra mắt tại Viện bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ - Cát Linh, phóng viên RFA

Vietnameria, bộ phim đang gây chú ý rất nhiều cho giới sử gia, tác giả, giới làm phim và các cơ quan truyền thông Việt, Mỹ có buổi ra mắt tại Viện Bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ Newseum. Đặc biệt, nơi đây cũng là nơi đang diễn ra cuộc triển lãm Reporting Việt Nam, cuộc triển lãm về chiến tranh Việt Nam được Newseum cho là lớn nhất trong 50 năm qua.

jeudi 27 octobre 2022

30 NĂM VỀ LẠI - Vĩnh Điện

30 NĂM VỀ LẠI

THƠ: NGUYỄN THỊ THANH BÌNH - NHẠC: VĨNH ĐIỆN.
DIỄM LIÊN trình bày
 
 

mardi 25 octobre 2022

Những Bài Nhạc Bị Lãng Quên Trước 1975

Những Bài Nhạc Bị Lãng Quên Trước 1975

VÙNG TRỜI KHÔNG KHÓI LỬA, 
MỘT ĐÊM HẢI HÀNH, 
LỜI TẠ TỪ...
 

Vàng phai mấy lá - Đoàn Chuẩn

Lá thu bay, về anh, như những cánh hoa đời em
Còn đâu cành hoa màu tím - đường đi dệt gấm vàng son
Lòng anh chua xót
Cánh hoa vì đợi anh rã rời, héo tàn úa vàng,
vùi sâu trong kiếp thời gian. 
 
 

Mai Hương và những tuyệt phẩm Đoàn Chuẩn Từ Linh

Mai Hương (M.H.): Tên thật là Phạm Thị Mai Hương, tôi chào đời tại Đà Nẵng năm 1941. Thân phụ của tôi là ông Phạm Đình Sỹ, (người anh cả của ban Hợp Ca Thăng Long gồm có Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng và Thái Thanh) và thân mẫu là nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, đã từng tham dự và thủ diễn trong nhiều vở kịch lớn (như Lôi Vũ, Trong Bóng Hậu Trường) cũng như trong nhiều phim ảnh (Sóng Tình, Chúng Tôi Muốn Sống...) Thời thơ ấu tôi sống ở nhiều nơi: Huế, Thượng Du Bắc Việt, Hà Nội, rồi đến năm 1952 cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn và sống tại đây đến năm 1975. 

lundi 24 octobre 2022

Chương trình “ Mỗi Người Dân Một Mái Nhà”

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TỪNG QUYẾT ĐỊNH XUẤT 500 TRIỆU VỚI KẾ HOẠCH GIÚP DÂN NGHÈO Ở KHU THỦ THIÊM CÓ MÁI NHÀ ĐỂ Ở DƯỚI THỜI ĐỆ NHỨT VIỆT NAM CỘNG HÒA 

Trích từ cuốn hồi ký của ông Nguyễn Tấn Đời xuất bản tại Florida vào năm 1988, dầy 310 trang, trong đó ông dành hơn 5 trang để kể tóm tắt về dự án Mỗi Người Dân Một Mái Nhà như sau:

“ Sau khi thành công trên đường sự nghiệp, một ngày đẹp trời nọ, tôi đứng trên cao ốc, tầng 12 của Président Hotel 727 đường Trần Hưng Đạo Saigon.

Nỗi Buồn Sau Cuộc Chiến

Tác giả Đỗ Tiến Đức còn là một đạo diễn phim ảnh và một người viết truyện phim chuyên nghiệp. Tác phẩm mới này có lẽ là tất cả những sở trường của ông, nên có một truyện phim “Khu chợ ở Little Saigon”. Lại là một phản ánh đời sống, vừa xác thực, lại vừa có tính thời đại. Những hoạt cảnh của một đời sống mà thực giả, đạo đức và vô đạo đức, trộn lẫn trong đời sống đã có nhiều phức tạp mà tốt xấu như trong trạng thái mù mịt không phân tỏ được.

Tưởng Nhớ Ca Nhạc sĩ Duy Khánh

Một giọng ca vàng truyền cảm đầy tình tự dân tộc, không còn nữa Viết sau ngày Duy Khánh qua đời và sửa lại nhân ngày giỗ lần thứ 2 của Duy Khánh, để thắp nén hương tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa nhất của nền tân nhạc Việt Nam những thập niên 50 đến 70.
Đỗ Văn Phúc 

Trên mảnh đất Quảng Trị nhỏ bé nghèo nàn hai mùa nắng cháy mưa dầm đó, đã sản sinh biết bao nhân tài nổi tiếng trên các lãnh vực tôn giáo, học thuật, văn hoá, văn nghệ. Các lãnh tụ hàng đầu các tôn giáo lớn, các lãnh tụ đảng phái chính trị cầm vận mệnh cả nước cũng từ chiếc nôi Quảng Trị mà thành danh.

dimanche 23 octobre 2022

Duy Khánh Tiếng Hát Đồng Vọng Từ Dãy Trường Sơn

Tôi nhớ vào năm 1976 sau ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản , trong một cuốn băng nhạc nào đó , tôi có nghe tiếng hát của Duy Khánh qua bản " Tình Nước " của Võ Hòa Khánh và bài " Chiến Sĩ Vô Danh " của Phạm Duy. Có lẽ được thực hiện từ trước dưới chế độ cũ. Và có thể đây là cuốn băng lậu dưới chế độ đương thời.

Bài "Tình Nước " vốn đã ngậm ngùi từ ý nhạc đến lời hát . Tôi nghĩ chưa ai hát bài này bằng Dùy Khánh. Dường như anh có mối giao cảm kỳ diệu với tâm tình người sinh trưởng ở nơi nước mặn đồng chua , đất cày lên sỏi đá. Duy Khánh vốn quê ở Quảng Trị , miền đất nghèo , ngày ngày dân quê thường ăn cơm nấu bằng gạo đỏ trột hột mít . Đất nghèo thường sinh sản nhân tài .

vendredi 21 octobre 2022

Con Người – Tác Giả Cung Trầm Tưởng

Con Người-Tác Giả Cung Trầm Tưởng là tham luận của nhà thơ Viên Linh, trong một cuộc hội thảo và ra mắt thi phẩm “Một Hành Trình Thơ, 1948-2008” của nhà thơ Cung Trầm Tưởng. Xin giới thiệu đến các bạn để có thêm một góc nhìn về “nhà thơ lục bát hậu Nguyễn Du”.

 

Cung Trầm Tưởng và những vần thơ Tù

Trong bài Tựa tập thơ Lời Viết Hai Tay, Ainsi parlait le poète, Cung Trầm Tưởng viết:

“Đời tù là phi lý của phi lý. Để đương đầu với nghịch cảnh sàm sỡ, trớ trêu dị hợm, để không bị kéo xuống tầm tất yếu, ngã vào hư vô, để không tự tử, người thơ tù phải học làm con vật siêu hình, đào tìm ý nghĩa sâu thẳm nhất, cơ bản nhất, cụ thể nhất của sự việc trần gian.

jeudi 20 octobre 2022

Băng Nhạc Continental - Dân Ca Ba Miền (Thu Âm Trước 1975)

Đây là chương trình nghệ thuật do Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông phác thảo và Nhạc sĩ Y Vân đã dày công sưu tầm tài liệu, chọn lựa kỹ lưỡng từ trong kho tàng nhạc dân gian của 3 miền Nam Trung Bắc rồi cho phát triển theo hướng hiện đại.
Hãng đĩa Continental đã đầu tư một tài khoản lớn cho công cuộc sưu tầm nghiên cứu này, gồm luôn khảo sát tại các miền nếu có thể được, sưu tập nhạc khí cổ, tập hợp ca sĩ và ca nương, trình bày theo mẫu xưa, đúng với tập tục cổ truyền của từng địa phương.
Chương trình gồm có 20 tiết mục dân ca chọn lọc phân chia đều cho 3 miền đất nước với những giọng ca tiêu biểu cho từng vùng. Tập trung vào các ca sĩ gốc Nam Trung Bắc như: Thái Thanh, Bùi Thiện, Hoàng Oanh, Sơn Ca, Mai Hương, Hồng Vân, Thanh Tuyền và các ca sĩ trong hai ban Tam Ca Đông Phương và Bốn Phương - chuyên hát loại dân ca.

mardi 18 octobre 2022

Nhà thơ Tô Kiều Ngân từ đời lính đến Tao Đàn

Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng tôi cùng ở chung một thành phố Sài Gòn. Được tin anh từ trần vào ngày 20-10 vừa qua khiến tôi ngỡ ngàng. Sau khi xác nhận, tôi gọi điện thoại cho Huy Sơn ở Mỹ trước tiên vì Huy Sơn và Tô Kiều Ngân cùng tôi từng có thời gian dài cùng làm việc trong tòa soạn 3 tờ báo của Quân Đội là Bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, Nguyệt san Phụng Sự và tuần báo Thông Tin Chiến Sĩ. 

Sau này Huy Sơn được chuyển sang Bộ Tư Lệnh Không Quân làm tờ báo Lý Tưởng với Hoàng Song Liêm. Huy Sơn, sau khi ở tù cải tạo ra, đi Mỹ theo diện HO.

lundi 17 octobre 2022

TIẾNG HÁT NỬA VỜI, LỆ ĐÁ và dòng nhạc của Trần Trịnh

Năm 2007, Nhạc sĩ Thanh Trang có cảm hứng giới thiệu vài nhạc phẩm của Nhạc sĩ Trần Trịnh trong đó có 2 bài rất hay: Cung Đàn Muôn Điệu (sáng tác đầu tay 1954) và Tiếng Hát Nửa Vời (sáng tác 1975)! Tôi đã thực hiện trang này với một chút tiểu sử và bài viết của Nhạc sĩ Trường Kỳ.
Trong vòng 2 tuần lễ vừa qua, tôi nhận được tin buồn từ Nam California: tuần trước nhà thơ, nhà tranh đấu cho dân chủ Nguyễn Chí Thiện qua đời (ngày 2 tháng 10) và vài hôm trước Nhạc sĩ Trần Trịnh (Trần Văn Lượng) đã ra đi vĩnh viễn (ngày 10 tháng 10, 2012). 

Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu-Viet Nam My Beloved Country

 

dimanche 16 octobre 2022

NHỮNG GIÒNG CUỐI CHO “Người muôn năm cũ” - Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố. 
 

Mùa Thu trong nhạc Vĩnh Điện

Nếu gọi nhạc Vĩnh Điện là dòng nhạc đấu tranh là rất thích hợp và chính xác trong giai đoạn ngục tù. Và nhạc phẩm của Vĩnh Điện trên bước đường lưu vong là những ca khúc lãng mạn ngọt ngào và nỗi ưu hoài ngày tháng cũ. Kỷ Niệm Xưa là nỗi nhớ quê hương sâu đậm. Tóm lại những bản tình ca êm đềm thánh thót nhịp nhàng.

“Người việt nam hèn hạ” - Một đoản văn làm sôi mạng xã hội - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LiteratureAndArts/vn-raffish-a-passage-boiling-the-society-network-ml-05202016225455.html/Han-Phan-622.jpg/@@images/5c890fa2-f1e6-43bf-89e0-9ca8a6484e0f.jpegTrang mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với hai chữ Việt Nam không được viết hoa.

Thuyết phục

Bài viết dài nhưng thuyết phục và rất dễ gây tranh cãi nếu người đọc nó với tư duy của những năm tháng mà đất nước được tô đầy những màu hồng rực rỡ. Màu của chiến thắng, màu của lòng tự hào dân tộc, màu của cường điệu và đôi khi tự cho phép vượt cả sự thật để xoa bóp cơ bắp teo tóp của mình về mọi thứ, kể cả lòng nhân đạo và sự tự trọng cần thiết.

người việt nam hèn hạ - hanwonders

người việt nam hèn hạ
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.// Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
 Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?  

samedi 15 octobre 2022

Cái Tôi của người Việt - Từ Thức

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2017/10/ego-shadow-696x418.jpgTại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?
Một lần ngồi nhậu với 5 ông , có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

Đốt sách hay không đốt sách? - Trần Hoài Thư

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZyugYKz-ty8n_LEKB1GQ7XVhlb91dR0xNNJkJp9jCBoCimiwK4zMsDpov1l6lAxktG2rzWriRBSHMwWRkUMS9hZHf9PkvEJ74fKSWujfpdwCiwY1C9yEc9WVrBhyIwdh8ApoPwceg_6f5/s1600/M%E1%BB%99t+c%E1%BA%A3nh+%C4%91%E1%BB%91t+s%C3%A1ch+th%E1%BA%ADt+tang+th%C6%B0%C6%A1ng+th%C3%A1ng+05+1975+%E1%BB%9F+S%C3%A0i+G%C3%B2n.jpgChúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-1975 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch, đồi trụy phản động”. Thảy đều mang việc đốt sách ra để làm bằng chứng cho tội ác diệt chủng văn hóa miền Nam này. Nhưng không có một tấm hình nào để làm bằng chứng.

Có thật chủ trương của nhà nước CS là đốt sách hay không, hay là dùng một cách khác, thâm độc hơn, tàn độc hơn, khỏi cần mượn tay nhà nước châm lửa?

vendredi 14 octobre 2022

Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước - Đào Văn Bình

http://i390.photobucket.com/albums/oo341/Traisaurieng/Traisaurieng001/002/03/140215004_zpsp68wkt4k.jpgSở dĩ tôi nói “kinh hoàng” là vì tiếng Việt ngày nay ở trong nước:
 -Pha tiếng Anh, tiếng Tây ‘ba rọi”.
- Dùng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố.
-Văn bất thành cú, bất kể văn phạm .
-Sáng chế ra những từ ngữ dị hợm, phản nghĩa
-Cường điệu, làm dáng hoặc bi thảm hóa vấn đề. Miền Nam gọi là “dốt hay nói chữ”. Chẳng hạn, “Dân Hà Nội tan tác dưới cơn mưa” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Đây là câu văn bi thảm hóa vấn đề. Mưa thì người ta chạy tìm chỗ tránh mưa, cái gì mà tan tác? Trong những bức ảnh lại có cả một cặp trai gái che dù đi sát bên nhau. Dường như mưa làm họ gần nhau hơn. Hình ảnh này rất lãng mạn, có gì là “tan tác” đâu? Đây là câu văn “bi thảm hóa” vấn đề.
-Câu văn tối nghĩa.
-Cắt cụt tiếng Việt hoặc thêm cái đuôi vào cả những tiếng đã thông dụng ngàn năm.
-Dùng những chữ khiến người ta sợ.

jeudi 13 octobre 2022

Cung Oán Ngâm Khúc - Ngâm Thơ Hồ Điệp

Cung oán ngâm khúc (chữ Hán: 宮怨吟曲) hay gọi tắt là Cung oán là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Gia Thiều, được viết bằng chữ Nôm, gồm 356 câu thơ làm theo thể song thất lục bát.



Chinh Phụ Ngâm Khúc

Chinh phụ ngâm (征婦吟, lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) là tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng.
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời vua Lê Chúa Trịnh.

mercredi 12 octobre 2022

Toàn văn: Báo Der Spiegel phỏng vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

https://hoiquanphidung.com/user-upload/users/HQPD_1304475249.jpgNguyễn Viết Kim chuyển ngữ
(Dịch giả Nguyễn Viết Kim đã theo học, tốt nghiệp, làm việc tại đại học Stuttgart (Universitaet Stuttgart), Đức Quốc, 1966-1978).
  

Bài chuyển ngữ về cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1979. Đây là cuộc phỏng vấn duy nhất được biết đến trên một tờ báo có kích thước quốc tế; cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền từ năm 1967 đến 1975 trong Đệ Nhị Cộng Hoà, hiệp định hòa bình được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Ba Lê, Pháp Quốc, hai ký giả Von Johannes K. Engel , Heinz P. Lohfeldt là cộng sự viên cao cấp của tuần báo Der Spiegel với trụ sở chính tại thành phố Hamburg, Đức Quốc 

Tổng thống Ngô đình Diệm

Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình công giáo danh vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Thân phụ là cụ ông Ngô Đình Khả và thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thân, nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam.
 

Từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ nghĩ về chiến tranh VN

Nghĩa trang Quốc gia Arlington tại Washington DC hiện là nơi yên nghĩ của hơn 400 ngàn tử sĩ và người thân của họ. Những người lính này không chỉ ngã xuống vì lý tưởng tự do của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mà còn đã hy sinh cho nền hòa bình, dân chủ của thế giới. Vào hôm 17/10/2015, một phái đoàn người Mỹ gốc Việt viếng thăm nghĩa trang này. Hòa Ái ghi nhận cảm xúc của những người có mặt trong lần “Tảo mộ Mùa thu” năm nay.  

TRONG MỊT MÙ KÝ ỨC

Ký ức sâu đậm nhất còn lại sau rất nhiều năm là hình ảnh con bé áo nỉ đỏ chạy ào tới, ôm choàng sau lưng một người đàn ông mặc quốc phục, reo mừng( trước bao nhiêu đôi mắt ngạc nhiên của nhiều người lớn chung quanh): Ba về, Ba về … để rồi bàng hoàng khi không đánh hơi được cái mùi quen thuộc. Con bé sững sờ buông tay ra, ngỡ ngàng kinh ngạc òa lên khóc khi người đàn ông quay lại hoàn toàn xa lạ: TỔNG THỐNG.

Mĩm cười để đón nhận tất cả

Hãy mỉm cười đón nhận tất cả

Khi bạn đánh mất niềm tin vào một người nào đó, hãy mỉm cười để chấp nhận điều ấy. Ai cũng là con người, cũng có lúc sai lầm. Hãy vui vì biết rằng mình đã hiểu họ thêm một phần…

mardi 11 octobre 2022

Về tập Thơ-nhạc-họa TÌNH CA - Nguyễn Trường Trung Huy

Có lẽ mọi người hay thấy hình ảnh bộ 3 Phạm Duy - Cung Trầm Tưởng - Ngy Cao Uyên cùng ngồi và nhìn vào tập thi-nhạc-họa “Tình Ca” kết hợp giữa ba người (xuất bản năm 1959)...Có nhiều tài liệu về Phạm Duy nhưng quả thật bài viết & hình ảnh về cuộc giao duyên thi-nhạc-họa như bài báo sau quả là một tài liệu độc đáo & lạ lùng.
Phạm Duy đã từng nói về thơ của họ Trầm như sau:
“…Saigon 1958. Chính quyền ở miền Nam đã đứng vững sau mấy năm thành lập. Người dân (nhất là người dân ở thành phố) sống trong an ninh và thịnh vượng hơn là trong thời chinh chiến vừa qua. Phòng trà mọc lên khá nhiều. Thế hệ ca sĩ thứ ba ra đời sau các thế hệ ca sĩ ''tiền bối '' Ái Liên, Thương Huyền, Thái Thanh v.v... Tân Nhạc ở miền Nam phát triển mạnh mẽ với xu hướng nhạc tình.

MÙA THU PARIS với Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu - Vĩnh Đào

Cung Trầm Tưởng đặt chân đến Pháp vào đầu thập niên 1950. Ông ghi tên thi vào trường Kỹ sư Không quân ở Salon en Provence, ở miền Nam nuớc Pháp. Trong thời gian học ở Pháp từ 1952 đến 1957, sinh viên Cung Trầm Tưởng cũng hay về Paris và rất quen thuộc với khu Latin, khu trẻ trung và trí thức, nơi tập trung các cửa hàng sách lớn của Paris, các tiệm café, nơi có công viên Luxembourg, các giảng đường của viện Đại học Sorbonne, và đông đảo sinh viên đủ các nước. Nơi đó Cung Trầm Tưởng có một mối tình với một người bạn gái tóc vàng mắt xanh. 

Trần Trịnh, Một đời bên phím dương cầm - Trường Kỳ

Không những là một nhạc sĩ sáng tác, Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ có nhiêu gắn bó nhất với lãnh vực phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước năm 75. Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá (do Hà Huyền Chi viết lời) đã dính liền với cuộc đời sáng tác của ông. Ngoài nhạc phẩm điển hình đó, Trần Trịnh còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm đặc sắc khác, trong số có nhiều bài cùng với hai người bạn nghệ sĩ là Nhật Ngân và Lâm Đệ được ký dưới tên Trịnh Lâm Ngân trong những thập niên 60 và 70.

Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng

Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, đã vĩnh viễn giã từ Cõi trần vào ngày Chủ Nhật, 9 tháng 10 năm 2022, tại Minnesota. Hưởng Thượng Thọ 90 tuổi…

Cung Trầm Tưởng là nhà thơ lớn, đủ lớn để được xem là “trường phái thơ”, đủ dày để được gọi là “hành trình thơ”. Thơ của ông đẹp như những “Mùa Thu Paris”, da diết như “Chưa Bao Giờ Buồn Thế”. Đặc biệt, những vần thơ đầu tay của ông, dẫu trong vô thức, đã tiên tri cho những chia lìa, gãy đổ của thân phận Việt Nam.

lundi 10 octobre 2022

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Trần Trịnh

Nhạc sĩ Trần Trịnh nổi tiếng với ca khúc Lệ Đá và nhiều bài hát viết chung trong nhóm Trịnh Lâm Ngân như Xuân Này Con Không Về, Qua Cơn Mê, Yêu Một Mình… Số lượng sáng tác của ông tuy khiêm tốn những tất cả đều nổi tiếng và để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng yêu nhạc hơn nửa thế kỷ qua.
Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Thái Lan nhưng lớn lên ở Hà Nội. Cha của ông là một nhân viên của tòa đại sứ Pháp và mẹ là một người phụ nữ người Lào. Ông theo gia đình vào Sài Gòn năm lên 9 tuổi, theo học Trường Trung học Lasan Taberd. Thuở nhỏ ông rất ngưỡng mộ thầy dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ của mình với họ của thầy để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh.

dimanche 9 octobre 2022

Thiên Tài Bùi Giáng - Michelle Phương Thảo

Bùi Giáng, ông điên nhưng ông rất tỉnh. Bùi Giáng, ông khùng khùng nhưng lại rất mực khôn ngoan. Bùi Giáng, ông coi thường sự thế, tung hê tất cả, khuấy nát cuộc sống làm thành một đống lộn xà ngầu. Nhưng, Bùi Giáng lại là một nhà thơ, một nhà văn mà tác phẩm của ông được ấn hành nhiều nhất, trước cũng như sau năm 1975. Chúng ta không thể gọi ông là “Thi sĩ Bùi Giáng”, mà chúng ta phải xưng tụng ông là một nhà dịch giả, một nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam… Phải nói, ông là một thiên tài.

Bùi Giáng, Một Bài Thơ Lạc Vận - Nguyễn Đình Toàn

Bùi Giáng đã được nói đến nhiều. Mỗi người đọc ông nói đến ông theo một cách. Người ta nói đến thơ ông, nói đến tư tưởng của ông, nói đến cách thế ông sống, tùy theo cách nhìn của mình.
Người ta nhìn thấy ở ông, rõ hơn, kiến thức của ông, tư tưởng của ông, như một hội tụ lớn của tư tưởng Đông Tây.
Người ta cũng nói đến ông như một người điên.
Nếu ai đã có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, vắt trên vai những miếng băng vệ sinh nhặt được ở đâu đó, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không có gì quá đáng.

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

– Bao giờ cho đến ngày xưa?

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà Đêm Sài Gòn”. Tôi ít khi nghe nhạc từ TV, nhưng hai chữ “Sài Gòn“ được chính thức xuất hiện trên truyền hình đã gợi cho tôi một chút tò mò.
Chương trình được trực tiếp truyền hình từ một phòng trà nào đó. Khá đông khán giả ngồi nghe nhạc bên ly nước ngọt, tách cà phê. Không khí của phòng trà khá lịch sự, không ồn ào chen chúc như ở các tụ điểm ca nhạc. Phòng trà mang tên Sài Gòn vì ở đây khán giả sẽ được nghe lại dòng nhạc của Sài Gòn khi xưa.

samedi 8 octobre 2022

Cái mặt - Tiểu Tử

Con người có cái mặt là quan trọng nhất. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn…, con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!
Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m,” trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết! Ðây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má.

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Mỹ Thể – Tiếng hát lưu luyến của một thuở vàng son

Xứ Huế là nơi đã sản sinh ra nhiều giọng hát đã trở thành huyền thoại, từ thế hệ thập niên 1940 là danh ca Minh Trang, Minh Diệu, sau đó là Mộc Lan, Hà Thanh, Thanh Thúy, và Mỹ Thể.

 Mặc dù Mỹ Thể kém danh tiếng nhất trong số những nữ ca sĩ có xuất thân từ Huế, nhưng giọng hát đặc biệt của cô vẫn luôn được khán giả yêu nhạc vàng nhớ đến với những ca khúc Đường Xưa Lối Cũ, Xe Hoa Một Chiếc, Con Đường Xưa Em Đi, Lá Thư Không Gửi…

Đôi nét về ca sĩ Mỹ Thể – Hoài niệm về giọng ca “Vang bóng một thời” trước 75

Những ai yêu nhạc trước năm 1975, chắc hẳn sẽ chưa quên được một ca sĩ Mỹ Thể – một ca sĩ sở hữu giọng ca đặc biệt với sự luyến ʟáy rất đặc trưng, được nhiều khán thính giả yêu thích qua các ca khúc như: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Đường Xưa Lối Cũ, Sầu Lẻ Bóng, Nếu Anh Đừng Hẹn, Lá Thư Không Gửi, … được thu âm trước năm 1975. Cô là một tên tuổi từng vang bóng một thời, nhất là vào cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70, tiếng hát của Mỹ Thể từng иổi danh và xuất hiện nhiều ở các vũ trường lớn của Sài Gòn.
Mỹ Thể tên thật là Công Huyền Tôn Nữ Mỹ Thể, cô là người con xứ Huế. Mỹ Thể được sinh ra trong một gia đình có dòng dõi hoàng tộc, ông nội cô là cụ Ưng Đồng – một trong tứ trụ triều đình. Khi Mỹ Thể mới lên 2 tuổi thì cha cô qua đời, cô theo mẹ cùng các anh về quê ngoại ở Phan Thiết để sinh sống.

vendredi 7 octobre 2022

Đôi điều về một vị thầy khả kính - Phạm Tín An Ninh

http://phamtinanninh.com/wp-content/uploads/2013/07/gs-luu-trung-khao-199x300.jpgThời còn đi học, tôi không được may mắn học với giáo sư Lưu Trung Khảo. Thầy dạy ở Sài gòn và một vài trường ở các tỉnh miền Nam, tôi chỉ học ở Nha trang. Lúc vào lính tôi cũng chưa hề được gặp thầy, khi thầy có một thời gian trong quân ngũ. Thầy phục vụ ở Tổng Cục CTCT và Tòa Đô Chánh, còn tôi thì ở một đơn vị chiến đấu tại Vùng 2.
Sau 1975, Thầy định cư ở Mỹ, còn tôi ở mãi tận Bắc Âu, nên không biết những hoạt động của thầy. Sau này thỉnh thoảng đọc được một số bài viết của thầy, về chính trị, văn hóa và một số lãnh vực khác, tôi ngưỡng mộ một người hiểu biết rộng, rất nặng tấm lòng với quê hương dân tộc, và đặc biệt với các thế hệ hậu sinh. Thấy trước cái tên thật đẹp của thầy thường có kèm theo hai chữ giáo sư, tôi đi hỏi mấy anh bạn tốt nghiệp sư phạm, hy vọng đã từng là đồng nghiệp của thầy, cũng chỉ được biết có thời thầy dạy ở Nguyễn Trãi sau này là Chu Văn An, và cuối cùng về Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ngoài ra tôi cũng được biết thêm về các hoạt động rất đa diện và tích cực của thầy từ khi thầy đến  định cư ở Hoa Kỳ.

The Lotus and the Storm / Hoa Sen và Bão Tố

Nhà văn Lan Cao, tốt nghiệp Yale Law School tác giả hai cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) năm 2014
 



Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.

Videos Dương Nguyệt Ánh
Nói chuyện với cộng đồng NVTD NSW- UC

(Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân Cộng Sản NSW cùng Tập Thể Hậu Duệ VNCH NSW thực hiện
 Sydney, 14 February 2009 A Trung Hien Productions 
 Nguyễn văn Hoàng phân đoạn và upload lên YouTube)

jeudi 6 octobre 2022

Cho những người vừa nằm xuống chiều qua - Tuấn Khanh

http://www.zupimages.net/up/15/18/5umt.jpegTháng 4/1975 là cột mốc thay đổi rất nhiều thứ của người miền Nam Việt Nam. Đối với giới âm nhạc, đó cũng là một giai đoạn đầy biến động nhưng ít được ghi lại.

Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác.

Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của miền Nam đã tìm đường di tản, vượt biên… với hy vọng rằng rồi mình sẽ lại được sống với nghiệp dĩ của mình ở đâu đó. Thật buồn, không phải ai ra đi cũng đã toại nguyện. Nhưng với nhiều người ở lại, cuộc đời đầy những bất ngờ sau đó, có thể còn buồn bã hơn nhiều.