jeudi 13 janvier 2022

Lệ Thu : giọng hát cũng có thể bị « han rỉ » như sắt

Có những giọng hát chỉ thích hợp với một loại nhạc hay trong một giai đoạn nào đó của đời sống, nhưng riêng với Lệ Thu, giọng hát vững vàng, điêu luyện và đầy nội lực quyến rũ ấy, dường như tồn tại trên dòng đời này, là để phù hợp với mọi nguồn âm nhạc. 
Thời gian qua, âm nhạc Việt Nam quả là đã trải qua nhiều biến động mang tính đột phá, với những trào lưu mới, sáng tác và phát hành các sản phẩm âm nhạc trên các kênh trực tuyến. 
Rất nhiều giọng ca được giới trẻ ưa chuộng đã thoát thân từ những sản phẩm online, người ta dễ dàng nhận thấy xu hướng phát hành các video nhạc hay single (bài hát đơn) đang là trào lưu mà nhiều ca sĩ trẻ mới bước chân vào làng giải trí đang hướng tới. Chỉ cần một vài video nhạc ưng ý, đánh trúng thị hiếu giải trí của giới trẻ với những hình ảnh bắt mắt, lãng mạn, ca từ mùi mẫn, không cần quá cầu kỳ gọt giũa, ngay lập tức họ được chú ý và dĩ nhiên đem đến thành công bước đầu nhanh chóng để kết nối với công chúng. 

Tuy nhiên, hãy khoan bàn tới chất lượng thực sự của các giọng hát, chỉ cần đảo qua những sản phẩm được các ca sĩ trẻ phát hành một cách bội thực, với nội dung vẫn chỉ là những đề tài tình yêu đơn giản, chia tay, nuối tiếc… giai điệu và tiết tấu tuy hợp với một bộ phận công chúng trẻ nào đó, nhưng lại hoàn toàn thiếu vắng dấu ấn những đỉnh cao nghệ thuật.

Cũng chính bới thế, mà những giọng ca bất hủ, vượt thời gian của các ca sĩ tiền bối, vẫn luôn là những chiếc « phao cứu hộ », giúp cho thẩm mỹ âm nhạc của công chúng Việt luôn được cân bằng, không mất phương huớng về « chân, thiện, mỹ ».

Lệ Thu : giọng hát cũng có thể bị « han rỉ » như sắt 
Đức Bình

Có lẽ giọng hát của nữ danh ca Lệ Thu từ hơn suốt nửa thế kỷ qua, vẫn luôn nằm trong chuẩn mực ấy. Có những giọng hát chỉ thích hợp với một loại nhạc hay trong một giai đoạn nào đó của đời sống, nhưng riêng với Lệ Thu, giọng hát vững vàng, điêu luyện và đầy nội lực quyến rũ ấy, dường như tồn tại trên dòng đời này, là để phù hợp với mọi nguồn âm nhạc.

Một phong cách âm nhạc luôn bao phủ một lớp mầu huyền thoại, với làn hơi khi thì cao vút như chực chờ vỡ òa cảm xúc, lúc lại xuống trầm kìm nén với đầy sinh lực dư giả. Cho dù thời gian có xoáy theo bước chân tuổi tác, nhưng những vết mòn này chỉ thăng hoa cho tuổi nghề, tạo thêm chất liệu hiện thực cho giọng hát của Lệ Thu.

Trong làng nhạc Việt, quả khó tìm được ai khác hát tiếng Việt phát âm từng chữ, vừa đĩnh đạc chuẩn xác, vừa biểu cảm tinh tế, nhưng lại rất “hiện đại”, như cách thức mà Lệ Thu thể hiện. Trải qua biết bao nhiêu năm tháng thăng trầm của lịch sử âm nhạc nước nhà, Lệ Thu vẫn luôn được nhắc đến như “một trong những giọng hát vàng, hay nhất của nền tân nhạc Việt Nam”

Vậy sức lôi cuốn của giọng hát này là ở đâu ? Trong chuyên mục âm nhạc tuần này của đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, mời quý thính giả cùng trò chuyện với Lệ Thu, nhân dịp ngày 12/10/2014 tới đây, nữ ca sĩ sẽ có mặt trong khuôn khổ một buổi biểu diễn ca nhạc dành cho khán thính giả người Việt tại Paris.

Đức Bình

 

Lệ Thu (Playlist)
*
*     *

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Lệ Thu (1943-2021) – Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh

Thập niên 60-70 của thế kỷ trước, cùng với Khánh Ly và Thái Thanh, Lệ Thu trở thành một trong ba tên tuổi được săn đón, yêu thích nhất ở miền Nam tại các phòng trà âm nhạc. Nhắc đến Lệ Thu, người ta nhớ đến “giọng hát vàng mười” rất sang trọng, giàu năng lượng, truyền cảm và sâu lắng. Giọng hát đã thể hiện thành công rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trường Sa, Cung Tiến… 
 
*
*     *

LỆ THU, CHIM OANH VỀ CÕI THIÊN THU - VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG

Trong thời gian qua, ca nhạc sĩ đã một thời nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi: nhạc sĩ Lê Dinh (9/11/2020 tại Canada), nhạc sĩ Lam Phương (22/11), ca sĩ Mai Hương (29/11)… và lần nầy đến ca sĩ Lệ Thu, sau thời gian bị nhiễm Covid-19, vừa qua đời vào 7 giớ tối Thứ Sáu, 15/1/2021 tại Orange County (Quận Cam). 


*
*     *

LỆ THU: Tiếng Ca Khởi Phụng Đằng Giao.

Năm 1963 hay 1965 gì đó, tôi được nghe Lệ Thu hát bản "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" của Trịnh Công Sơn trong dĩa nhựa microsillon. Cách gào rống vô cùng độc đáo đến mức trác tuyệt khi cô hát lên cao làm tôi ngưỡng mộ nồng nhiệt. Cũng như bài "Summertime", bài "Xin Mặt Trời Ngủ Yên" là bài Blue có chổ lên cao, chỉ có cách gào rống mới diễn tả nổi cái đau banh gan xé ruột. Ở bài "Summertime" là nổi đau trong kiếp nô lệ nhục nhằn của người Mỹ da đen.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire