– “Bước Chân Việt Nam”, bản quốc ca cho những người
Việt Nam thống khổ, lưu vong.
“Cộng Sản là Cộng Sản.
Không có việc Cộng Sản ngày
hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
(Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng)
“Cộng Sản là Cộng Sản.
Không có việc Cộng Sản ngày
hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
(Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng)
Tính đến ngày 25
tháng 1-2019 năm nay, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng bỏ chúng ta ra đi đúng 19 năm. Trầm
Tử Thiêng là một người đã sống một cuộc đời khắc khổ, đạm bạc pha đôi chút cô
đơn, lúc ra đi bình thản, lặng lẽ nhưng đã để lại cho đời một kho tàng âm nhạc
vĩ đại. Vĩ đại không ở chỗ nhiều người nghe, nhiều người thuộc như các tác giả
thời danh khác, mà ở ông tấm lòng của một người lưu lạc, luôn luôn tin tưởng
vào đất nước một ngày mai. Nơi ông, suốt đời và nhất là những năm cuối cùng,
hai chữ Việt Nam luôn luôn như một lời réo gọi chứa chan thương yêu ngọt ngào
và đầy hy vọng.
Nguyễn Văn Lợi
(tên thật của ông) ra đời tại quận Ðại Lộc, Quảng Nam năm 1937, đã lớn lên và
trải qua thời thơ ấu trong Liên Khu Tư Nam Ngãi, những năm tháng chiến tranh và
ông đã hiểu thế nào là một đời sống trong chế độ Cộng Sản, nhất là với tuổi ấu
thơ. Khi mảnh đất này được tự do, ông vào Saigon theo học trường Sư Phạm Nam Việt
và trở thành một thầy giáo, chăm sóc đám trẻ thơ của đất nước. Bản chất của ông
cũng như nghề nghiệp đã đào tạo Trầm Tử Thiêng thành một người nhân hậu nhưng
thẳng thắn, cương quyết đi đến tận cùng, nếu cần để tranh đấu cho lẽ phải.
Những ca khúc đầu
tay cũng như những sáng tác trong thời gian bị động viên: “Mưa Trên
Poncho”(*).”Ðêm Di Hành”, “Quân Trường Vang Tiếng Gọi” đã đưa ông từ quân trường
về Phòng Văn Nghệ, Cục Tâm Lý Chiến, nơi ông có thể đành tất cả thời gian cho
việc sáng tác và sinh hoạt âm nhạc của ông. Tuy ở trong một môi trường mà những
ca khúc của ông có thể phổ biến mạnh mẽ trên thị trường để đem lại no ấm cho
ông như các nhạc sĩ thời thượng vào lúc bấy giờ, Trầm Tử Thiêng đã chọn con đường
đi của mình. Ðó là Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ của thời đại với những nỗi buồn vui
chung, không phải của riêng ai. “Ðưa Em Vào Hạ”, “Chuyện Một Chiếc Cầu Ðã Gãy”,
“Hương Ca Vô Tận”, “Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim”… là những ca khúc của một
thời chinh chiến mà những người như Trầm Tử Thiêng đã sống và cảm nhận, trang
trải với những âm thanh làm xúc động lòng người.
Tháng 4 năm 1975,
bản thân của Trầm Tử Thiêng hoà vào niềm đau chung của cả dân tộc, ông là một
trong những người vượt biển, tù đày, bị lao động cưỡng bức trên nông trường.
Ðây là giai đoạn ông viết “ Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển”, “Hành Ca Trên Nông
Trường Oan Nghiệt”, “Du Ca Trên Thành Phố Ðỏ”…Bối cảnh những cuộc vượt biển,
chia ly, chết chóc thể hiện trong: “Gởi Em Hành Lý”, “Người Ở Lại Ðưa Ðò. “Mẹ Hậu
Giang”, “Trại Tỵ Nạn Galang.”
Mười năm sau biến
cố điêu linh của đất nước, Trầm Tử Thiêng đến được bến bờ của Tự Do, “Mười Năm
Yêu Em” mang ẩn dụ mười năm khao khát được thấy ánh sáng ý nghĩa của cuộc đời
nhưng đồng thời cũng cùng với những đắng cay của nó. Trầm Tử Thiêng đã sống qua
thời thơ ấu trong chiến tranh, lớn lên cùng chiến tranh và người nhạc sĩ này đã
đi theo nhịp bước của những con người Việt Nam bình thường, khoác áo trận, ngã
nghiêng vì vận nước, tù đày, xót xa cùng thân phận chung của những người vượt
biển, bỏ nước ra đi.
Ðược đến bến bờ tự
do dù là muộn màng, Trầm Tử Thiêng, người nghệ sĩ chân chính, không lo chuyện
cơm áo mà thấy mình có bổn phận của con người nhớ đến những con người còn đau
khổ. Trầm Tử Thiêng còn biết nhìn lại những trại cấm, đêm ngày đang vẳng tiếng
kêu siết của những người đói tự do, đuổi người trở lại biển khơi hay trói người
trả lại nơi khổ nhục mà nơi đó họ đã ra đi, trong chiến dịch “cưỡng bức hồi
hương” để viết nên “Nói Với Hồng Kông”, hay “Thà Chết Nơi Này”. Người nhạc sĩ
đã thoát ra từ nỗi khổ đau của riêng mình, để hoà nhập trải lòng ra với những nỗi
khổ đau của con người, đó là lúc ông nghĩ đến những đồng bào đang “mắc cạn”
trên những hòn đảo trong Thái Bình Dương, mà giấc mơ nhìn thấy ánh sáng tự do
tàn phai cùng năm tháng. Tấm lòng của Trầm Tử Thiêng lại giạt dào: “Ta Hát Tình
Thương Về Biển Ðông”!
Cho tới khi Trầm Tử
Thiêng gặp được Trúc Hồ, con người sinh ra sau ông gần một thế hệ mà gần gũi
như một người bạn tri kỷ (tuổi Trầm Tử Thiêng ngang với tuổi Trúc Giang, thân
phụ của Trúc Hồ). Cả hai cùng nhìn về những người bất hạnh hơn họ, nhìn về những
đứa trẻ thơ thiếu may mắn hơn tuổi thơ của họ, sinh ra và lớn lên trong vòng
rào kẽm gai của những trại tỵ nạn, không hề có tương lai. Xúc cảm, Trúc Hồ đã
viết nên những dòng nhạc chan chứa yêu thương, và Trầm tử Thiêng đã diễn dạt bằng
lời hát ngọt ngào, kêu gọi “Bên Em Ðang Có Ta”. Ðây không là một bản tình ca của
một người, mà là bản tình ca nhân ái dành cho đồng loại.
Cũng với tấm lòng đó,
trước khi qua đời, Trầm Tử Thiêng muốn thành lập một “foundation” mang tên ca
khúc “Bên Em Ðang Có Ta” dành cho những em bé tỵ nạn đang còn bơ vơ trong các
trại cấm. “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” nói lên giai đoạn “cưỡng bách hồi
hương” đã chấm dứt, khi đồng bào đã tìm được đất dung thân trên đất Phi, và đó
cũng là lời tiên tri cho những năm tháng sau cùng, nhờ sự vận động của Luật sư
Trịnh Hội và các tổ chức thiện nguyện ở hải ngoại tiếp tay cứu vớt họ đến bến bờ
tự do.
Ðánh dấu 20 năm bỏ
nước ra đi của người Việt tỵ nạn, trung tâm Asia đã thực hiện chương trình “Cuộc
Hành Trình Vượt Biển” như một tác phẩm đánh dấu nỗi gian nguy, ghi nhớ những
người đã khuất cũng như ngõ lời cám ơn những bàn tay rộng lượng khắp năm châu
đã dang tay đón nhận những người tỵ nạn. Ðó là “Bước Chân Việt Nam”, do Trầm Tử
Thiêng và Trúc Hồ viết chung, như một bản quốc ca cho những người Việt Nam thống
khổ, lưu vong. Trong niềm tin tất yếu vào tương lai, người nghệ sĩ khẳng định về
một ngày mai của đất nước, một ngày mai có tự do, dân chủ và nhân quyền, “Một
Ngày Việt Nam” hợp soạn giữa hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ chính là
nỗi mơ ước ấy. Chính chúng ta, những người Việt lưu vong sẽ bước trở về theo nhịp
bước đồng hành reo vui của “Một Ngày Việt Nam” như nỗi ước mơ của bao người, thế
hệ này không thành thì hy vọng đến đời sau.
Trầm Tử Thiêng
đóng góp cho phong trào du ca không phải là ít, nhất là từ khi ra hải ngoại,
tuy ông không muốn đứng trong phong trào du ca, nhưng ông vẫn sáng tác đều và
tham gia hoạt động du ca nối dài là “hát cộng đồng”, rất được giới trẻ tham
gia, phong trào rất được phổ biến vào cuối thập niên 90 tại Hoa kỳ, nhất là
vùng California. Về phương diện chính trị, nhạc
sĩ Trầm Tử Thiêng có thái độ đứt khoát, như lời thổ lộ với bạn bè: “Cộng Sản là Cộng Sản. Không có việc Cộng Sản ngày hôm
nay tốt hơn ngày hôm qua”.
Ông
tách rời với bằng hữu nếu những người này bày tỏ
quan điểm mập mờ thân Cộng hay đi về trình diễn ở Việt Nam và ông quan niệm Cộng
Sản là nguyên nhân gây nên nỗi khổ đau của người Việt hiện đang sống trong nước
và phải sống ly hương ngày nay. Trong giới ca nhạc,
ông lấy chữ tín làm đầu, và là người biết “trọng nghĩa khinh tài.” Ông đã từng
yêu cầu một ca sĩ đừng đến thăm ông lúc ông bệnh, đừng dự đám táng ông, đừng
hát nhạc ông vì tư cách người này đã đi ngược lại những nguyên tắc đạo đức căn
bản của ông đã đề ra trong cuộc sống.
Nhìn lại toàn bộ
nhạc phẩm của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, chúng ta thấy con người của ông hình như
sinh ra để sống và viết cho người khác hơn là cho cõi riêng tư của ông, và nếu
có thì cõi riêng tư đó cũng mang niềm vui hay đau xót chung của cả dân tộc. Từ
một bài hát từ quân trường của ngày nhập ngũ đến ca khúc bát ngát tấm lòng nhân
ái đối với con người và đất nước, Trầm Tử Thiêng đã đi hết con đường trong gai
góc của chiến tranh, tù đày, vượt biển và lưu vong, cho nên có thể nói toàn bộ
nhạc phẩm của người nhạc sĩ này phản ánh đời sống và tâm trạng của một con người
Việt Nam lưu vong.
Trầm Tử Thiêng ra
đi vào ngày 25 tháng 1 năm 2000 sau một thời gian chữa bệnh nan y theo cách
riêng của ông và đã chết vì kiệt lực khi mỗi ngày chỉ nhấp vài hớp giọt nước.
Trước đó, Trầm Tử Thiêng đã viết bài “Tưởng Niệm” như một định mệnh, cũng như
bài “Hẹn Nhau Năm 2000”, nhưng không phải để gặp nhau mà để bỏ bạn bè quá sớm.
Trầm Tử Thiêng chết
không trẻ, giữa lúc ông đã đến tuổi 64, nhưng hình như nơi ông, chúng ta tìm thấy
hình ảnh một ông thầy giáo khắc khổ, sống đạm bạc và cô đơn cho tới lúc cuối đời,
hơn là một người nghệ sĩ nổi tiếng hiện diện giữa đám đông hay dưới ánh đèn sân
khấu. Trầm Tử Thiêng ít bộc lộ cuộc đời riêng của ông, những mối tình ít người
biết cũng như cả bệnh tật ông mang vào những ngày cận tử. Nhưng dưới mắt bạn
bè, Trầm Tử Thiêng là một người đạo đức nhân hậu, rộng rãi và thẳng thắn, nóng
nảy, nhất là đức tính trọng nghĩa khinh tài.
Trầm Tử Thiêng ra
đi là một niềm mất mát lớn, trong phạm vi nhỏ là với những trung tâm băng nhạc
ông đã cộng tác, mà nhất là Asia. Nếu mai sau, đất nước không còn Cộng Sản,
không còn thù hận, đố kỵ giữa con người chung một quê hương, thì những bản nhạc
của riêng ông hay viết chung với Trúc Hồ là những bản nhạc mang tính chất lịch
sử, phải được đời sau nhắc nhở.
Có thể nói, Trầm Tử
Thiêng chết đi cho đến giờ này, mười chín năm sau, cho tới giờ này, hải ngoại vẫn
chưa ai có thể thay thế ông.
Ông không còn sống
để chờ những “tin vui giữa giờ tuyệt vọng”, nhưng ông đã trao lại cho thế hệ trẻ
tuổi niềm tin vào một buổi sáng bình minh của đất nước, để chúng ta có thể trở
về như lời tiên tri của ông:“người về một giờ một đông hơn!” trong bài “Kinh Khổ”.
(*) Bài “Mưa Trên
Poncho” đã đưa Trầm Tử Thiêng từ quân trường về Phòng Văn Nghệ, Cục Tâm Lý Chiến-
Saigon với Tô Kiều Ngân, Đỗ Kim Bảng và sau này do Tô Thùy Yên làm Trưởng
Phòng.
HUY PHƯƠNG
(Bài viết năm 2007- Sửa chữa năm 2013 và 2019, nhân ngày giỗ của Trầm Tử Thiêng, 25 tháng 1 Dương Lịch.)
(Bài viết năm 2007- Sửa chữa năm 2013 và 2019, nhân ngày giỗ của Trầm Tử Thiêng, 25 tháng 1 Dương Lịch.)
*
* *
* *
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng
Thy Lan - Nụ Hồng Tạ Ơn
*
* *
* *
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng: Người viết Kinh Khổ (P1)
01.Bài vinh thăng cho một loài chim - Thái Thanh
O2.Đem trên Quê hương - Hoàng Oanh
03.Nhắn về - Duy Khánh
04.Em có còn trở lại - Khánh Ly
05.Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt - Gia Huy
06.Mùa Xuân Trên Cao - Giao Linh
07.Hạt Mưa Trên Poncho - Hợp Ca
08.Cõi Nghìn Trùng - Hương Lan
09.Lời Tạ Từ - Khánh Ly
10.Lời Vỗ Về Cho Ngày Sầu Muộn - Khánh Ly
11.Tình Đầu Tình Cuối - Khánh Ly
12.Một Thời Để Nhớ - Khánh Ly
13.Một Thời Uyên Ương - Khánh Ly
14.Tống Biệt Hành - Khánh Ly
O2.Đem trên Quê hương - Hoàng Oanh
03.Nhắn về - Duy Khánh
04.Em có còn trở lại - Khánh Ly
05.Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt - Gia Huy
06.Mùa Xuân Trên Cao - Giao Linh
07.Hạt Mưa Trên Poncho - Hợp Ca
08.Cõi Nghìn Trùng - Hương Lan
09.Lời Tạ Từ - Khánh Ly
10.Lời Vỗ Về Cho Ngày Sầu Muộn - Khánh Ly
11.Tình Đầu Tình Cuối - Khánh Ly
12.Một Thời Để Nhớ - Khánh Ly
13.Một Thời Uyên Ương - Khánh Ly
14.Tống Biệt Hành - Khánh Ly
*
* *
* *
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng: Người viết Kinh Khổ (P2)
O1. Khúc Sinh Ca - Miên Đức Thắng
02. Một sớm mai về - Thơ Tường Linh - Khánh Ly
03. Mộng Sầu - Ngọc Lan
04. Tưởng Không Còn Nhìn Thấy Nhau - Ngọc Lan
05. Hối Tiếc - Thanh Thúy
06. Quên Hay Nhớ - Thanh Thúy
07. Lời Ru Của Mẹ - Thiên Trang
08. Hạnh Phúc Ta, Hạnh Phúc Người - Vũ Khanh
09. Lời Tiền Thân Của Cát - Vũ Khanh
10. Thầm Thì - Vũ Khanh
11. Một Sớm Mai Về - Vũ Khanh
12. Biệt Khúc - Vũ Khanh
02. Một sớm mai về - Thơ Tường Linh - Khánh Ly
03. Mộng Sầu - Ngọc Lan
04. Tưởng Không Còn Nhìn Thấy Nhau - Ngọc Lan
05. Hối Tiếc - Thanh Thúy
06. Quên Hay Nhớ - Thanh Thúy
07. Lời Ru Của Mẹ - Thiên Trang
08. Hạnh Phúc Ta, Hạnh Phúc Người - Vũ Khanh
09. Lời Tiền Thân Của Cát - Vũ Khanh
10. Thầm Thì - Vũ Khanh
11. Một Sớm Mai Về - Vũ Khanh
12. Biệt Khúc - Vũ Khanh
*
* *
* *
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng - 70 NĂM TÌNH CA TRONG TÂN NHẠC VIỆT NAM (Sau 1975)
Hoài Nam - SBS Radio (Australia)
*
* *
* *
Những Ca Khúc Trầm Tử Thiêng
*
* *
* *
Lời Ru Của Mẹ
- Nhạc Trầm Tử Thiêng - Ngọc Huyền trình bày
*
* *
* *
Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’
Cát Linh, phóng viên RFA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire