Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”. Và như thế, phải chăng một nhịp cầu đã được nối trở lại?
Nhưng câu hỏi ấy đặt ra để làm gì nhỉ? Ba mươi quá đủ dài để dập vùi bao nhiêu cuộc đời, xé nát bao nhiêu giấc mơ, cuốn phăng bao nhiêu ân tình, nhưng vẫn chưa và có lẽ chẳng bao giờ xóa sạch được dấu vết kỷ niệm trên ký ức của những người đã lạc nhau trong một cuộc bể dâu. Ba mươi năm trước, khi viết lời giới thiệu “Hướng Về Hà Nội”, Nguyễn Ðình Toàn nhắn nhủ rằng sự chia lìa hai thành phố trên cùng một đất nước cũng đớn đau y như cuộc phân ly giữa những cặp tình nhân sinh ra đời để yêu nhau.
Bây gờ đây, có những người mở mắt chào đời ở Hà Nội và trưởng thành ở Sài Gòn nhưng chẳng biết có còn được một ngày trở về để nhìn lại hai thành phố thân yêu ấy lần nữa hay không. Sự chia lìa giữa người và người đã trộn lẫn trong cuộc phân ly giữa người và quê hương, cũng như những con sông đều trở thành dòng vĩnh biệt để chảy vào biển cả câm lặng.
“Ta đã xa nhau như đời xa cõi chết
Có bao giờ
Còn có bao giờ ta thấy lại nhau không?”
Ðó là lời hát của “Em Còn Yêu Anh”, một trong những ca khúc Nguyễn Ðình Toàn viết khi ông sống sót trở về từ lao tù và ngơ ngác giữa một thành phố đã bị đổi tên, trên một quê hương nơi mà “sông chia dòng vĩnh biệt” và “người với người đã trở thành thiên tai”. Mỗi ca khúc ấy là hóa thân của một bài thơ, được viết trong đầu rồi hát trong tim, như sự mài dũa trí nhớ để chống chọi với một cơn mộng dữ. Nhưng dẫu cho đau buồn bao nhiêu và cay đắng chừng nào, những bài thơ ấy vẫn còn nguyên vẹn sự óng chuốt và mềm mại, cũng giống như những lời giới thiệu “Nhạc Chủ Ðề” của thập niên 60.
Thật là kỳ lạ khi mỗi câu thơ và lời hát này, sau bao nhiêu đợt sóng quay cuồng của định mệnh, vẫn có thể mang người ta trở lại với một ngày nắng vui hay một chiều mưa buồn, một buổi sớm mai trong mảnh vườn nhỏ của Hà Nội hay một đêm khuya hiu hắt trên đường phố Sài Gòn. Nếu người ta tái ngộ với chính mình qua những dòng thơ “Em Ðến Thăm Anh Ðêm Ba Mươi” thì người ta cũng cảm thấy lòng trẻ lại với “Căn Nhà Xưa”. Cái rung cảm của năm nào “Tay em lạnh để cho tình mình ấm, môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm, sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan, trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết” - vẫn trở lại đầy ắp trong lời thầm thì của mấy chục năm sau: “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải, nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái... Có những sớm em tìm đến, với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm... Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng, đã đổi màu xanh lấy hương nồng...”
Những ca khúc ấy khiến người ta bâng khuâng tự hỏi: “Biết đâu có một ngày ở hai phương trời cách biệt mà cũng đều là đất khách quê người, có đôi tình nhân cũ tuy xa nhau hàng ngàn dặm nhưng đang cùng chia xẻ với nhau một thanh âm quen thuộc, để nhắn nhủ nhau rằng “ tình ca - những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người - bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau...”
“Tôi Muốn Nói Với Em” [2001] là tuyển tập ca khúc thứ hai của Nguyễn Ðình Toàn, sau tuyển tập “Hiên Cúc Vàng” [1999] với 10 ca khúc đánh dấu những ngày đầu tiên khi tác giả đặt chân tới nước Mỹ. Và tiếp theo đó là tuyển tập thứ ba: “Mưa Trên Cây Hoàng Lan” [2002]. Một trong những ca khúc của tuyển tập này, được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, mang tên “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, với những lời hát mà ngay từ đầu năm 1976 đã trở thành rất quen thuộc với thính giả hải ngoại, nhưng dường như chỉ được biết đến dưới tựa đề bài hát “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của một tác giả khuyết danh.
“Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên - như dòng sông nước quẩn quanh buồn - như người đi cách mặt xa lòng - ta hỏi thầm em có nhớ không... Sài Gòn ơi, đến những ngày ôi thành phố xôn xao - trong niềm vui tiếng hỏi câu chào - sáng đời tươi thắm vạn sắc màu - còn gì đâu...”
Cũng như Hà Nội, Sài Gòn trong lời giới thiệu “Nhạc Chủ Ðề” có thể chỉ là một nơi chốn kỷ niệm nào đó - “một thành phố nơi người ta đã yêu nhau”. Nhưng đối với tác giả bài hát, và đối với cả một thế hệ những người yêu quý ông, Sài Gòn giống như một chiếc hộp thần bí mà Pandora đã vô tình mở ra, và những oan khiên thống khổ tràn ngập không gian là cái giá phải trả cho những hạnh phúc tuyệt vời mà người ta nhận từ thế giới huyễn hoặc của một thời tuổi trẻ.
Sài Gòn là nơi từ đó, suốt thập niên 60, qua làn sóng điện giữa đêm khuya thanh vắng, chương trình “Nhạc Chủ Ðề” đã gửi đến thính giả những viên ngọc trác tuyệt nhất của kho tàng tình ca Việt Nam, những sáng tác bất hủ của Ðoàn Chuẩn, Ðặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Ngọc Bích, Lâm Tuyền, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng... mỗi bài hát là tặng vật vô giá mà chỉ riêng các cặp tình nhân Việt Nam mới có thể chia sẻ cùng nhau. Sài Gòn cũng là nơi mà Nguyễn Ðình Toàn đã viết lên những ca khúc của chính ông, đầy chất thơ và miên man tình tự, ghi lại dấu vết những cuộc tình không may, nổi trôi giữa cơn gió định mệnh khắc nghiệt, trên một quê hương tan nát vì khói lửa đạn bom. “Một Ngày Sau Chiến Tranh” là một trong những ca khúc ấy, vẽ lên hình ảnh quê hương như trong giấc mơ, những người trai trẻ ra đi ngày nào khi trở lại thấy mình già, nhưng “dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui, đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai, ôi gió mát trời xanh ơi, sông sâu chôn những hồn ai, cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời...”
Nhưng câu hỏi ấy đặt ra để làm gì nhỉ? Ba mươi quá đủ dài để dập vùi bao nhiêu cuộc đời, xé nát bao nhiêu giấc mơ, cuốn phăng bao nhiêu ân tình, nhưng vẫn chưa và có lẽ chẳng bao giờ xóa sạch được dấu vết kỷ niệm trên ký ức của những người đã lạc nhau trong một cuộc bể dâu. Ba mươi năm trước, khi viết lời giới thiệu “Hướng Về Hà Nội”, Nguyễn Ðình Toàn nhắn nhủ rằng sự chia lìa hai thành phố trên cùng một đất nước cũng đớn đau y như cuộc phân ly giữa những cặp tình nhân sinh ra đời để yêu nhau.
Bây gờ đây, có những người mở mắt chào đời ở Hà Nội và trưởng thành ở Sài Gòn nhưng chẳng biết có còn được một ngày trở về để nhìn lại hai thành phố thân yêu ấy lần nữa hay không. Sự chia lìa giữa người và người đã trộn lẫn trong cuộc phân ly giữa người và quê hương, cũng như những con sông đều trở thành dòng vĩnh biệt để chảy vào biển cả câm lặng.
“Ta đã xa nhau như đời xa cõi chết
Có bao giờ
Còn có bao giờ ta thấy lại nhau không?”
Em Còn Yêu Anh (Nguyễn Đình Toàn - Thu Vàng)
Thật là kỳ lạ khi mỗi câu thơ và lời hát này, sau bao nhiêu đợt sóng quay cuồng của định mệnh, vẫn có thể mang người ta trở lại với một ngày nắng vui hay một chiều mưa buồn, một buổi sớm mai trong mảnh vườn nhỏ của Hà Nội hay một đêm khuya hiu hắt trên đường phố Sài Gòn. Nếu người ta tái ngộ với chính mình qua những dòng thơ “Em Ðến Thăm Anh Ðêm Ba Mươi” thì người ta cũng cảm thấy lòng trẻ lại với “Căn Nhà Xưa”. Cái rung cảm của năm nào “Tay em lạnh để cho tình mình ấm, môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm, sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan, trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết” - vẫn trở lại đầy ắp trong lời thầm thì của mấy chục năm sau: “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải, nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái... Có những sớm em tìm đến, với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm... Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng, đã đổi màu xanh lấy hương nồng...”
Căn Nhà Xưa (Nguyễn Đình Toàn - Thu Vàng)
Tôi Muốn Nói Với Em (Nguyễn Đình Toàn - Tạ Chương)
“Tôi Muốn Nói Với Em” [2001] là tuyển tập ca khúc thứ hai của Nguyễn Ðình Toàn, sau tuyển tập “Hiên Cúc Vàng” [1999] với 10 ca khúc đánh dấu những ngày đầu tiên khi tác giả đặt chân tới nước Mỹ. Và tiếp theo đó là tuyển tập thứ ba: “Mưa Trên Cây Hoàng Lan” [2002]. Một trong những ca khúc của tuyển tập này, được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, mang tên “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, với những lời hát mà ngay từ đầu năm 1976 đã trở thành rất quen thuộc với thính giả hải ngoại, nhưng dường như chỉ được biết đến dưới tựa đề bài hát “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của một tác giả khuyết danh.
Nước Mắt Cho Sài Gòn (Nguyễn Đình Toàn-Kim Yến)
“Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên - như dòng sông nước quẩn quanh buồn - như người đi cách mặt xa lòng - ta hỏi thầm em có nhớ không... Sài Gòn ơi, đến những ngày ôi thành phố xôn xao - trong niềm vui tiếng hỏi câu chào - sáng đời tươi thắm vạn sắc màu - còn gì đâu...”
Cũng như Hà Nội, Sài Gòn trong lời giới thiệu “Nhạc Chủ Ðề” có thể chỉ là một nơi chốn kỷ niệm nào đó - “một thành phố nơi người ta đã yêu nhau”. Nhưng đối với tác giả bài hát, và đối với cả một thế hệ những người yêu quý ông, Sài Gòn giống như một chiếc hộp thần bí mà Pandora đã vô tình mở ra, và những oan khiên thống khổ tràn ngập không gian là cái giá phải trả cho những hạnh phúc tuyệt vời mà người ta nhận từ thế giới huyễn hoặc của một thời tuổi trẻ.
Sài Gòn là nơi từ đó, suốt thập niên 60, qua làn sóng điện giữa đêm khuya thanh vắng, chương trình “Nhạc Chủ Ðề” đã gửi đến thính giả những viên ngọc trác tuyệt nhất của kho tàng tình ca Việt Nam, những sáng tác bất hủ của Ðoàn Chuẩn, Ðặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Ngọc Bích, Lâm Tuyền, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng... mỗi bài hát là tặng vật vô giá mà chỉ riêng các cặp tình nhân Việt Nam mới có thể chia sẻ cùng nhau. Sài Gòn cũng là nơi mà Nguyễn Ðình Toàn đã viết lên những ca khúc của chính ông, đầy chất thơ và miên man tình tự, ghi lại dấu vết những cuộc tình không may, nổi trôi giữa cơn gió định mệnh khắc nghiệt, trên một quê hương tan nát vì khói lửa đạn bom. “Một Ngày Sau Chiến Tranh” là một trong những ca khúc ấy, vẽ lên hình ảnh quê hương như trong giấc mơ, những người trai trẻ ra đi ngày nào khi trở lại thấy mình già, nhưng “dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui, đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai, ôi gió mát trời xanh ơi, sông sâu chôn những hồn ai, cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời...”
Một Ngày Sau Chiến Tranh (Nguyễn Đình Toàn - Tạ Chương)
MỘT NGÀY SAU CHIẾN TRANH
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
Tiếc thay chiến tranh không tàn như trong một giấc mơ. Chiến tranh đã kết thúc bằng một cơn ác mộng, và ngay cả những viễn ảnh đen tối nhất vẽ nên bởi một đầu óc bi quan nhất cũng không thể so sánh nổi với thực tại về mức độ kinh hoàng. Cuộc chiến nửa thế kỷ chỉ kết thúc để mở đầu cho một thảm kịch mới, để biển Ðông trở thành mồ chôn cả triệu xác người, mảnh đất quê hương biến thành trại tù vĩ đại, và người ta bám víu vào mỗi cuộc chia ly như một niềm hy vọng đau xót. Trong những năm tháng nhọc nhằn cùng khổ, đầy bất trắc ấy, giữa một thành phố yêu dấu đã bị mất tên, có những người bạn thầm thì với nhau “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, để nhớ... Rồi cơn sóng thời gian lại cuốn đi, hết thập niên 70, rồi hết thập niên 80, cuộc bể dâu tiếp tục vùi dập từng mảnh đời, chia xa những thân tình, thử thách những số mệnh, như âm vang của một lời tiên tri nhẹ nhàng nhưng đau đớn:
Nếu Mai Ngày (Nguyễn Đình Toàn - Tạ Chương)
“Này đường xưa tôi đi
Khóm cây bao lần thay lá nhớ
Dòng đời trôi quanh co
Có khi xui người lỗi hẹn hò...”
Dường như mỗi bài hát mà Nguyễn Ðình Toàn đã viết và mang theo khi ông rời xa quê hương là dấu vết còn sót lại của một thời mà người ta cùng nghe với nhau và hát cho nhau nghe những bản tình ca. Những bài hát ấy rất buồn, mỗi lời hát có thể như một tiếng thở dài chua xót, nhưng đó là ngôn ngữ của tình ca, của hạnh phúc và khổ ải quyện lẫn với nhau thành tặng phẩm của trần gian. Như ai đã nói: “Chẳng có gì khác biệt giữa những giọt lệ khóc thương và những giọt lệ mừng vui”, biết đâu mỗi kỷ niệm đắng cay âm thầm chứa đựng một phút giây hạnh phúc?
Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn (Nguyễn Đình Toàn-Tạ Chương và Hồng Hạnh)
Và nếu Sài Gòn - như lời hát viết cho một người tình đã mất tên - chính là chiếc hộp oan nghiệt mà Pandora đã mở ra, thì người ta cũng có thể nhắc nhở nhau rằng chiếc hộp ấy đã được đóng lại sau khi tất cả những thống khổ và bất hạnh đã tràn ngập không gian, và nơi đáy hộp vẫn còn sót lại một tặng vật cuối cùng, mang tên hy vọng, để Sài Gòn sẽ không mãi mãi chỉ là một “Quê Hương Thu Nhỏ” trong lòng người viễn xứ.
Quê Hương Thu Nhỏ (Nguyễn Đình Toàn - Mộng Thúy)
*
* *
* *
VongNgayXanh sưu tập
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire