Như một người bạn, người am hiểu về nhà thơ/nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn
Đình Toàn, ông Bùi Đường chia sẻ, “Trước năm 1975, Nguyễn Đình Toàn được
biết đến như một nhà thơ, nhà văn và tuy rằng hai ca khúc ‘Tình Khúc
Thứ Nhất’ và ‘Anh Đến Thăm Em Đêm Ba Mươi’ cùng chương trình ‘Nhạc Chủ
Đề Nguyễn Đình Toàn’ rất được công chúng yêu mến và hâm mộ nhưng với âm
nhạc, ông vẫn là người ngoại đạo.”
Theo ông Đường, “Ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, miền Nam sụp đổ, nhiều người bỏ nước ra đi. Bao nhiêu bài hát thể hiện tâm trạng day dứt nhớ thương, những u uất đau buồn về một quê hương đã mất đều do các nhạc sĩ đã ra khỏi nước viết về. Trong khi đó, Nguyễn Đình Toàn chính là người còn ở lại, chịu tù đày, chịu tất cả những hận thù của kẻ chiến thắng.”
Đó chính là thời kỳ Nguyễn Đình Toàn bẻ bút, không viết văn, không làm thơ, ông chọn âm nhạc làm nơi dung thân. Và từ đáy thẳm đau thương đó, âm nhạc Nguyễn Đình Toàn vang lên như tiếng thở dài trong não nề tuyệt vọng của một chứng nhân cho cuộc đổi đời có một không hai này,” ông tiếp.
Nhưng, như ông Đường nhận xét, “Điều đặc biệt nữa là qua những ca khúc này, dù Nguyễn Đình Toàn nói đến những đổ nát tan thương, nhưng lại không hề có dấu vết của sự căm hận, không nét hận thù, mà luôn vẫn nhìn về tương lai, nhìn về một ngày nào đó đất nước mình sẽ thay đổi.”
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn cho biết, “Trong thời gian ở tù sau 1975, tôi viết rất nhiều, tôi nghĩ có lẽ phải hơn 100 ca khúc. Trước đó, tôi không nghĩ là mình viết nhạc đâu. Sở dĩ tôi viết nhạc là bởi vì đó là một cách tôi nói cho họ biết đời nhà văn của tôi coi như đến đấy là hết. Họ chặt đứt cái đó. Như cái cây bị cưa đi. Thì nhạc của tôi là mầm mống đâm ra từ chỗ vết thương bị cắt đó. Tôi muốn chứng tỏ với họ rằng, tôi còn khả năng viết, nhưng tôi không muốn viết, tôi không muốn đóng góp cho xã hội đó.”
Ông viết nhiều, nhưng hầu như chỉ có bài “Nước Mắt Cho Sài Gòn” (hay nhiều người vẫn quen gọi là “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”) được gửi ra ngoài, được phổ biến. Còn lại, vẫn nằm trong “vùng tối.”
“Khi Nguyễn Đình Toàn sang Mỹ, vào năm 1998-99, tức đã hơn 20 năm sau cuộc chiến, thì thời gian đó lại không thật sự thích hợp để ra mắt công chúng những sáng tác của ông ở thời điểm tang thương đó. Cho đến lần này, trong chương trình ‘Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh,’
Chúng tôi muốn được giới thiệu đến khán giả những bài hát ông viết trong giai đoạn cùng cực nhất của miền Nam, để thấu hiểu được tâm trạng của một người mất quê hương nhưng phải ở lại ngay trên quê hương đã mất, phải ở lại với một Sài Gòn đã mất để tận mắt nhìn những đổi thay,” ông Bùi Đường nói.
Trích Ngọc Lan
Nguồn Người Việt
VongNgayXanh sưu tập
Theo ông Đường, “Ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, miền Nam sụp đổ, nhiều người bỏ nước ra đi. Bao nhiêu bài hát thể hiện tâm trạng day dứt nhớ thương, những u uất đau buồn về một quê hương đã mất đều do các nhạc sĩ đã ra khỏi nước viết về. Trong khi đó, Nguyễn Đình Toàn chính là người còn ở lại, chịu tù đày, chịu tất cả những hận thù của kẻ chiến thắng.”
Đó chính là thời kỳ Nguyễn Đình Toàn bẻ bút, không viết văn, không làm thơ, ông chọn âm nhạc làm nơi dung thân. Và từ đáy thẳm đau thương đó, âm nhạc Nguyễn Đình Toàn vang lên như tiếng thở dài trong não nề tuyệt vọng của một chứng nhân cho cuộc đổi đời có một không hai này,” ông tiếp.
Nhưng, như ông Đường nhận xét, “Điều đặc biệt nữa là qua những ca khúc này, dù Nguyễn Đình Toàn nói đến những đổ nát tan thương, nhưng lại không hề có dấu vết của sự căm hận, không nét hận thù, mà luôn vẫn nhìn về tương lai, nhìn về một ngày nào đó đất nước mình sẽ thay đổi.”
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn cho biết, “Trong thời gian ở tù sau 1975, tôi viết rất nhiều, tôi nghĩ có lẽ phải hơn 100 ca khúc. Trước đó, tôi không nghĩ là mình viết nhạc đâu. Sở dĩ tôi viết nhạc là bởi vì đó là một cách tôi nói cho họ biết đời nhà văn của tôi coi như đến đấy là hết. Họ chặt đứt cái đó. Như cái cây bị cưa đi. Thì nhạc của tôi là mầm mống đâm ra từ chỗ vết thương bị cắt đó. Tôi muốn chứng tỏ với họ rằng, tôi còn khả năng viết, nhưng tôi không muốn viết, tôi không muốn đóng góp cho xã hội đó.”
Ông viết nhiều, nhưng hầu như chỉ có bài “Nước Mắt Cho Sài Gòn” (hay nhiều người vẫn quen gọi là “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”) được gửi ra ngoài, được phổ biến. Còn lại, vẫn nằm trong “vùng tối.”
Nước Mắt Cho Sài Gòn (Nguyễn Đình Toàn-Kim Yến)
*
* *
* *
Một Ngày Sau Chiến Tranh
Nhạc: Nguyễn Đình Toàn - Tạ Chương trình bày
MỘT NGÀY SAU CHIẾN TRANH
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
"Tôi đã sống những ngày
Như con sâu mỏi
Co thân gầy đo nỗi bơ vơ
Nghe mưa về,
Nghe gió ra đi
Tôi đã sống những ngày
Thôi sống cho qua" (NĐT)
Như con sâu mỏi
Co thân gầy đo nỗi bơ vơ
Nghe mưa về,
Nghe gió ra đi
Tôi đã sống những ngày
Thôi sống cho qua" (NĐT)
“Khi Nguyễn Đình Toàn sang Mỹ, vào năm 1998-99, tức đã hơn 20 năm sau cuộc chiến, thì thời gian đó lại không thật sự thích hợp để ra mắt công chúng những sáng tác của ông ở thời điểm tang thương đó. Cho đến lần này, trong chương trình ‘Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh,’
Một ngày sau chiến tranh - Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn (Phần 1)
*
Một ngày sau chiến tranh - Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn (Phần 2)
Chúng tôi muốn được giới thiệu đến khán giả những bài hát ông viết trong giai đoạn cùng cực nhất của miền Nam, để thấu hiểu được tâm trạng của một người mất quê hương nhưng phải ở lại ngay trên quê hương đã mất, phải ở lại với một Sài Gòn đã mất để tận mắt nhìn những đổi thay,” ông Bùi Đường nói.
Trích Ngọc Lan
Nguồn Người Việt
VongNgayXanh sưu tập
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire