vendredi 1 juin 2018

Thành tựu của Trung Quốc ở SCS do các bước hụt chân từ cộng đồng quốc tế - Đại-Dương




Image result for biển nam trung hoa tranh giành quyền lực ở châu áSau 40 năm, cộng đồng quốc tế, đặc biệt Tây Phương, mới thừa nhận đã nuôi con hổ Trung Quốc để rồi phập phồng lo sợ khi nó gầm vang và giương móng vuốt.
Các nhược tiểu láng giềng của Trung Quốc cứ run lên cầm cập mà cầu Trời khấn Phật để ông Mỹ, ông Tây vung roi điện chế ngự nó.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hơn 1.3 tỉ người như ngọn đèn hút vô số nhà đầu tư khắp nơi lao vào Trung Quốc giống những con thiêu thân hầu làm giàu trong tâm trạng “có vào hang hùm mới bắt được cọp con”. Họ trút trách nhiệm đối phó cho giới chính trị gia.

Khi con cọp Trung Quốc làm chúa tể Hoa Lục bèn nhìn những cánh rừng xa xa mà ôm mộng bá chủ muôn loài.
Cánh rừng Đông Bắc Á, tuy gần mà dễ chạm trán với các tay săn cọp nổi tiếng như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đại Hàn. Chuyện đổ máu, mất mạng, hoặc què quặt rất khó tiên liệu.
Nhìn về Đông Nam Á, tuy xa mà toàn những tay nhát gan, sợ chết nên cọp Trung Quốc chỉ cần gầm lên là run như cầy sấy. Hoặc, chỉ cần ném cho miếng xương là giành nhau gặm. Can đảm, hào hùng như Hải quân Việt Nam Cộng Hoà trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 mà nay còn đâu để Trung Quốc lo sợ. Các tàu chở vũ khí tiếp tế từ Bắc Việt cho Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đã bị HQVNCH săn đuổi và đánh chìm tại Vũng Rô năm 1965, Ba Động năm 1966, Hòn Hèo 1968 khiến Hà Nội khó che đậy chủ trương xâm lăng.
Trật tự Dân chủ Tự do được Hoa Kỳ và Châu Âu sáng lập từ 70 năm trước. Nhưng, Trung Quốc ngày càng độc tài toàn trị vẫn được họ làm ngơ dù cho Bắc Kinh đã cam kết rõ ràng khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2002.
Liên minh Châu Âu (EU) vẫn cố níu kéo lợi nhuận kiếm được từ Trung Quốc vì dù sao vẫn còn dân Mỹ còng lưng gánh chi phí, miễn lèo lái được giới cầm quyền Hoa Kỳ.
Hai Thoả ước Khí hậu Paris và Thoả ước Nguyên tử Iran mang nhiều lợi nhuận cho EU, Trung Quốc, Nga nên bọn họ vô cùng tức giận Tổng thống Donald Trump không ngoan ngoãn như Tổng thống Barack Obama mà dám sổ toẹt hai thoả ước đó.
Hải lộ quốc tế xuyên qua Biển Nam Trung Hoa (SCS, Biển Đông, Biển Đông Nam Á) đóng vai trò quan trọng về giao thương toàn cầu. Nhưng, EU cứ lờ tịt hành động coi trời bằng vung của Bắc Kinh muốn biến SCS thành chiếc ao nhà để kiểm soát trên biển và không trung.
Thậm chí, Tể tướng Đức, Angela Merkel còn muốn cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình điều hành nền kinh tế toàn cầu. Giới chuyên gia quốc tế thuộc mọi ngành cảm thấy lạnh mình vì nếu bị áp dụng kiểu kinh tế Trung Quốc thì quốc gia nào mà chẳng làm đầy tớ cho Bắc Kinh?
Obama bất động khi TQ bắt đầu xây đảo nhân tạo là giai đoạn dễ ngăn chặn nhất. Không tích cực thuyết phục ASEAN đòi Bắc Kinh thực thi Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA). Obama tin lời hứa không quân-sự-hoá SCS của Tập Cận Bình để được yên ổn trong những ngày cuối nhiệm kỳ II. Sợ bóng sợ gió nên Obama ra lệnh cho chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý của các đảo ở Hoàng Sa và đảo nhân tạo ở Trường Sa trong điều kiện “thông qua vô hại”, mặc nhiên công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi đang bàn chi tiết “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” để chống lại Giấc Mộng Trung Hoa, đặc biệt trên hai phương diện quân sự và kinh tế.
Số người chỉ trích Tổng thống Trump không có chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương mà cố tình quên Tổng thống Obama công bố vào đầu năm 2012, sau bốn năm cầm quyền, so với một năm của người kế nhiệm.
Trung Quốc đặt nền tảng kiểm soát Biển Đông suốt hai nhiệm kỳ Obama nên Trump không thể một sớm một chiều có thể xoá bỏ, nếu chẳng sử dụng biện pháp chiến tranh như giải pháp tối hậu. Vì thế, cần lấy lại ưu thế cho Hoa Kỳ bị mất trên SCS.
Trump đã chia sẻ trách nhiệm với Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe (1) Nhật phụ trách mặt trận kinh tế trong Hiệp ước Tiến bộ và Toàn diện Đối tác kinh tế Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nền kinh tế trong vành đai Thái Bình Dương. (2) Nhật, Hoa Kỳ tích cực trợ giúp các quốc gia Đông Nam Á tăng cường năng lực phòng thủ.
Tổng thống Trump đang vận động mà không gây áp lực về chính trị, kinh tế, nhân quyền để các quốc gia Đông Nam Á phối hợp chung trong mặt trận chống vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt liên quan tới Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump triệt để chống Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông, đặc biệt bằng các hành động cụ thể: (1) Tăng cường lực lượng Hải quân đủ khả năng duy trì và bảo vệ các tuyến hải lộ quốc tế trên SCS. (2) Tăng cường các cuộc thao dượt Hải quân và Không quân đơn phương hoặc phối hợp với các cường quốc biển cũng như với một số quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (3) Thực hiện các chuyến tuần tiễu quanh các thực thể địa lý trên SCS do Trung Quốc kiểm soát đúng theo quy định của UNCLOS. (4) Ngày càng có nhiều quốc gia muốn cùng Hoa Kỳ thực hiện Hoạt động Tự do Hải hành (FONOP) trên SCS. (5) Khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á tự trưởng thành, vững mạnh để bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc mà không cần run sợ, khuất phục ngoại bang.
Trước nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc mà các quốc gia Đông Nam Á vẫn chưa thoát khỏi “tâm lý ỷ lại” và “thái độ mong chờ” trong cách ứng xử với hổ dữ Bắc Phương, chực nuốt chửng từng miếng dư đồ của tổ tiên.
Ngày càng có nhiều quốc gia Đông Nam Á thấu hiểu tham vọng vô bờ của Bắc Kinh nên tăng xu hướng tham gia vào cuộc chiến pháp lý, quốc phòng để bảo vệ chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền tài phán được luật pháp quốc tế công nhận.
ASEAN cần hiểu rõ để hành động đúng: (1) Không ai có thể thay thế vai trò bảo vệ lãnh thổ quốc gia và lợi ích dân tộc. (2) Không bao giờ ASEAN mạnh hơn Trung Quốc trên nhiều phương diện, đặc biệt về quân sự. (3) Đối tác toàn diện không có nghĩa vụ pháp lý để bảo vệ an ninh cho quốc gia khác. (4) Liên minh với cường quốc biển hùng mạnh thì Trung Quốc không dám động tới. Bài học Nhật Bản và Đại Hàn rất cụ thể và vô cùng hữu ích.
Dân tộc Việt Nam thường vùng lên lật đổ nhà cầm quyền phục vụ cho lợi ích ngoại bang. Giới cầm quyền luôn luôn mờ mắt trước quyền lợi riêng tư. Dân Việt Nam không nên còng lưng đẩy chiếc thuyền chở đầy báu vật chẳng thuộc về mình.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
South China Sea: Two US Navy Destroyers Conduct Freedom of Navigation Operation in Paracel Islands (Diplomat)
Boil, toil and more trouble in South China Sea (Asia Times)
China Warns 2 American Warships in South China Sea (NYT)
What the Trump Administration's Decision to Disinvite the Chinese Navy From RIMPAC 2018 Means (Diplomat)
The Quad, Vietnam, and the Role of Democratic Values (Diplomat)
Cuộc xâm lăng “ám tiễn nan phòng” trên Biển Đông (GDVN)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire