samedi 24 février 2018

Mảnh Da Vàng - Chu Lynh

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiGRFVlDABwW_29rR-iXKSRBysvH2eFDXJ67p2mIAwqDCOzuw2vtMtap2tfwyTQzuZqwyIHM7BM0Mm9QjZPjo2-qG8shRLwNN59UaYzd2YCGAIMJZrBdZHIZhaMjDAM52j7xLWYY7L5hQE/s200/TuongNiem.06.jpg 
Mảnh Da Vàng 
Chu Linh. 

  

Mảnh Da Vàng.

Đã từ lâu, tôi muốn viết về quãng đời niên thiếu kém may mắn của mình, nhưng vẫn chưa tìm được ngày tháng yên hàn để thực hiện giấc mơ. Chinh chiến đã xô đẩy tôi phiêu bạt khắp nơi. Khi chiến tranh chấm dứt, tôi bị lùa vào các trại tập trung. Thoát vòng lao lý, tôi phải lang thang nhiều nơi tìm kế mưu sinh. Ðến xứ người, tôi vẫn chưa tìm được những khoảnh khắc yên vị để thu nhặt lại những mảnh đời đã lạc khuất trong quá khứ.

Đã đến lúc tôi cần viết ra câu chuyện của chính tôi mà không một chút hoài nghi về sự tương quan kỳ diệu Thương Ðế đã xếp đặt. Tôi nghĩ đây không còn là chuyện của riêng tôi, mà của một dân tộc chìm đắm trong oan nghiệt một ngàn năm, một trăm năm, rồi mấy chục năm đăng đẳng mà vẫn chưa ló dạng ánh sáng của phục sinh, đêm canh thức vẫn còn thăm thẳm. Như thể chiếc đũa thần đâu đó chưa buông tha dân tộc khốn khổ nầy, vẫn còn khuấy động giòng sông quê hương thêm những đợt sóng bi thương khác.

Mời bạn cùng tôi ngược giòng thời gian, về lại chốn xưa, với những hình ảnh tưởng đã xóa mờ, nhưng lạ thay vẫn còn sống động trong trí nhớ tôi như vừa mới hôm qua.

Giao thừa năm Mậu Thân, 1968:

Thay cho tiếng pháo nổ rền để đón chào giờ phút thiêng liêng của một năm mới, là những đợt pháo kích dồn dập của Việt Cộng vào khắp nơi. Có người vẫn ngỡ tiếng pháo giao thừa, không tin chiến tranh có thể nhẫn tâm dẫm lên truyền thống dân tộc. Qua máy truyền thanh, tôi biết tin khắp toàn lãnh thổ miền Nam nằm trong chết chóc kinh hoàng bởi trận tổng công kích của Cộng Quân Bắc Việt.

Thoạt đầu, các đơn vị đồn trú chịu một số thiệt hại do pháo kích, nhưng sau đó được củng cố hệ thống phòng thủ, bắt đầu phản công mãnh liệt. Cường độ tấn công của địch quân giảm dần sau hơn mười ngày giao tranh. Thiếu tiếp liệu, chịu nhiều tổn thất nặng do đạn pháo binh và phản lực oanh kích, Cộng Sản Bắc Việt đành tháo chạy, bỏ lại những xác chết la liệt.

Tờ mờ sáng, toán pháo binh tăng cường cho đơn vị chấm tọa độ khá chính xác. Hơn mười xác địch bỏ lại rải rác bên dốc suối. Thật không thể tin được, những người lính nầy còn quá trẻ. Hà Nội đã vét đến những thiếu niên vào chiến trường miền Nam.

Con đường học vấn của tôi đang đi lên đầy hứa hẹn, thì chiến tranh bùng nổ dữ dội. Cuối tuần về thăm nhà, tôi phải vượt qua những con đường đắp mô, có khi bị lùa vào rừng cao su nghe lũ Việt Cộng tuyên truyền, rồi chạy bán sống bán chết khi biệt kích đột nhập giải vây hành khách. Hai anh tôi đã vào quân ngũ, ba mẹ tôi kỳ vọng nơi tôi một đứa con đỗ đạt. Mặc cho ba mẹ tôi ngăn cản, tôi nộp đơn tình nguyện vào trường Bộ Binh Thủ đức. Tôi biết điều gì đã thúc đẩy tôi bỏ nghiệp thư sinh để nhập vào giòng chiến tranh.

Chiến tranh đã lên đến cao điểm. Càng nhiều tổn thất, càng nhiều thanh niên trẻ bị đưa vào lò thuốc súng. Một bên để bảo vệ và một bên để xâm chiếm. Khắp nơi chỉ có tàn phá và hủy diệt. Người ta chỉ xây dựng tạm thời nhưng rồi cũng bị tàn phá và hủy diệt. Miền Nam như đã chiến thắng trên các mặt trận, nhưng lại thất bại trên các lãnh vực khác. Thay vì tìm hiểu cội gốc của chiến tranh, một số người đắm mình trong giòng nhạc ru ngủ, cổ vũ luận điệu chủ hòa như những món thời trang cần chạy theo. Tại Hoa Kỳ, những kẻ chủ trương rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, những trí thức phản chiến bạc nhược cộng với mưu đồ của cộng sản quốc tế đã dẫn đến một Hiệp định mở đường xâm lăng cho Bắc quân và trói tay quân lính Miền Nam. Tất cả đã dẫn đến thảm nạn: Làn sóng xâm lăng đã nhuộm đỏ Miền Nam.

Núi xương và sông máu, qua hằng thế hệ trên quê hương Việt Nam, là bài học lịch sử quá đắt giá hơn bất cứ đất nước nào, hôm nay với kẻ hậu sinh phải được gẫm suy để đưa vận nước thoát khỏi cơn mê lầm thế kỷ. Chiếc xe lịch sử phải chăng đã thản nhiên lăn trên con đường đầy máu và nước mắt, cán nát cả những kẻ thân yêu của mình, bởi vì lịch sử chỉ có một con đường để đi.

Câu chuyện Mảnh Da Vàng, câu chuyện của tôi mà cũng là câu chuyện của một người lính. Và hơn hết, tôi nghĩ đây cũng là câu chuyện của những người Việt Nam thời ly loạn, để rồi khi hết loạn ly, chỉ còn lại những mảnh da vàng rách nát. Nhưng là những mảnh da vàng để xót thương.

Rồi có một ngày dẫn nhau về nơi chôn nhau cắt rốn, khi lũ Việt Cộng không còn trên quê hương Việt Nam, cùng thắp lên những nén nhang cho tổ tiên và ước nguyện cho những người Việt Nam đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh vừa qua, bất luận từ phía nào và nguyên cớ nào, được thanh thản nơi thế giới nào đó, một thế giới không binh đao và không oán thù.

Chu Linh. 

Đã từ lâu, tôi muốn viết về quãng đời niên thiếu kém may mắn của mình, nhưng vẫn chưa tìm được ngày tháng yên hầu để thực hiện giấc mơ. Chinh chiến đã xô đẩy tôi phiêu bạt khắp nơi. Khi chiến tranh chấm dứt, tôi bị lùa vào các trại tập trung. Thoát vòng lao lý, tôi phải lang thang nhiều nơi tìm kế mưu sinh. đến xứ người, tôi vẫn chưa tìm được những khoảnh khắc yên vị để thu nhặt lại những mảnh đời đã lạc khuất trong quá khứ.

Tôi vừa kỷ niệm sinh nhật. Tuổi ngũ thập, tuổi tri thiên mệnh. Chuyện ngày mai, tôi có thể nghi hoặc về những dự đoán hay toan tính của mình. Nhưng chuyện ngày qua, tôi tin những tương quan trong quá khứ chưa hẳn đã chấm dứt, có thể ẩn mình đâu đó như con thú ngủ giấc đông miên, rồi bỗng một hôm thức giấc tiếp tục cuộc hành trình.

Đã đến lúc tôi cần viết ra câu chuyện của chính tôi mà không một chút hoài nghi về sự tương quan kỳ diệu Thương đế đã xếp đặt. Tôi nghĩ đây không còn là chuyện của riêng tôi, mà của một dân tộc chìm đắm trong oan nghiệt một ngàn năm, một trăm năm, rồi mấy chục năm đăng đẳng mà vẫn chưa ló dạng ánh sáng của phục sinh, đêm canh thức vẫn còn thăm thẳm. Như thể chiếc đũa thần đâu đó chưa buông tha dân tộc khốn khổ nầy, vẫn còn khuấy động giòng sông quê hương thêm những đợt sóng bi thương khác.

Mời bạn cùng tôi ngược giòng thời gian, về lại chốn xưa, với những hình ảnh tưởng đã xóa mờ, nhưng lạ thay vẫn còn sống động trong trí nhớ tôi như vừa mới hôm qua.

. . .

Giao thừa năm Mậu Thân, 1968.

Thay cho tiếng pháo nổ rền để đón chào giờ phút thiêng liêng của một năm mới, là những đợt pháo kích dồn dập của Cộng quân vào khắp nơi thị xã Banmêthuột. Có người vẫn ngỡ tiếng pháo giao thừa, không tin chiến tranh có thể nhẫn tâm dẫm lên truyền thống dân tộc. Qua máy truyền thanh, tôi biết tin khắp toàn lãnh thổ miền Nam nằm trong chết chóc kinh hoàng bởi trận tổng công kích của Bắc quân.

Thoạt đầu, các đơn vị đồn trú chịu một số thiệt hại do pháo kích, nhưng sau đó được củng cố hệ thống phòng thủ, bắt đầu phản công mãnh liệt. Cường độ tấn công của địch quân giảm dần sau hơn mười ngày giao tranh. Thiếu tiếp liệu, chịu nhiều tổn thất nặng do đạn pháo binh và phản lực oanh kích, Bắc quân đành tháo chạy, bỏ lại những xác chết la liệt quanh vòng đai thị xã.

Tờ mờ sáng, đơn vị tôi tổ chức lục soát ngoài hàng rào phòng thủ. Toán pháo binh tăng cường cho đơn vị chấm tọa độ khá chính xác. Hơn mười xác địch bỏ lại rải rác bên dốc suối. Thật không thể tin được, những người lính nầy còn quá trẻ. Hà Nội đã vét đến những thiếu niên vào chiến trường miền Nam. Trong khi lục soát, tôi chú ý một thây người khuất trong bụi rậm. Thân hình nằm nghiêng, tay còn ôm cái túi xách quàng vai dành cho cán bộ. Vũ khí không còn, chắc đồng đội đã thu nhặt trước khi rút lui. Ngoài giấy tùy thân của một cán bộ chính ủy, tôi tìm thấy trong túi áo một cái ví da màu vàng cũ, bên trong là một tấm hình đôi trai gái, mặt sau ghi vụng về hàng chữ: Hoàng Thanh – Đoàn Thị Định. Trở về văn phòng, tôi cứ ngờ ngợ, dường như khuôn mặt người thanh niên trong ảnh tôi đã gặp đâu đó trong quá khứ. Khi giao nộp chiến lợi phẩm cho đơn vị, không hiểu sao tôi giữ lại chiếc ví da và tấm hình. Chiếc ví bằng da thuộc đã bạc màu được may rất khéo, hẳn là vật kỷ niệm của một người con gái tiễn người yêu lên đường. Khuôn mặt người trong ảnh đi vào tâm trí tôi. Hai tuần lễ sau, tôi đã nhớ ra người thanh niên ấy…

1954. Quảng Bình, bên kia bờ vĩ tuyến, những ngày sau khi ký kết Hiệp Định Genève.

Qua một người bà con tín cẩn, mẹ tôi biết được tin Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát đình Chiến cho phép dân chúng di cư vào Nam. Sau khi tin tức ấy được loan nhanh trong dân chúng, từng toán bộ đội vội vã đến đóng quân ngay trong làng với nhiều máy móc truyền tin và sách báo. Họ chia từng toán nhỏ vào ở từng nhà, bắt đầu chiến dịch tuyên truyền, vào Nam là sẽ chết đói trong các trại tập trung của Mỹ-Diệm, ở lại quê nhà sẽ được Bác và đảng bảo đảm đời sống no ấm. Họ dạy anh em tôi nhảy những vũ điệu theo những bài hát như: “Thắm thiết tình Việt-Trung-Xô:”

đế quốc càng đầy mối lo
đó là tình người lao động

Mối tình tràn ngập núi sông có công xây đắp tình Việt-Trung-Xô…

Việt-Miên-Lào bên nhau ta cùng chiến đấu.
Việt-Miên-Lào căm thù đế quốc đi sau…

Hoặc

Cuốc cày của ta là súng ống.
Ruộng đồng của ta là áo cơm
Thôn quê của ta là chiến trường.
Nông dân của ta là chiến sĩ…

Họ biến nhà thờ thành nơi nhảy nhót và hội họp. Họ theo sát mẹ tôi mỗi khi người qua nhà hàng xóm. Họ kiểm thảo ngay khi thấy có hai người nói chuyện riêng. Không như ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, làng quê tôi mù tịt với thế giới bên ngoài, nhất cử nhất động của dân làng đều bị theo dõi để chận đứng mọi ý định rời đất Bắc. đối với tôi, việc gặp lại ba tôi trên đất Nam chỉ là một giấc mơ.

Hoàng Thanh là tên người lính trẻ nhất ở trong nhà tôi. Anh ta tỏ ra gần gũi bốn anh em tôi, đôi khi đến bửa ăn còn cho em gái tôi một chén cơm trắng. Mỗi đêm, anh ta thường đứng dựa cột nhà đầu giường mẹ tôi, nói về những xã hội tốt đẹp ở những miền xa xôi như Trung Quốc, Liên Xô. Anh ta còn báo động về cảnh nghèo đói ở Miền Nam và cảnh đạp lên nhau mà chết trong các trại tập trung.

Mỗi tuần hai lần, anh bộ đội nầy dẫn hai anh em tôi đi xem đấu tố địa chủ ở làng trên. Tôi thường sợ hãi mỗi khi nhìn người đàn bà mặc đồ đen trên khán đài dõng dạc tuyên án tử hình hay cải tạo lâu dài những người bà nói là bọn phản động, địa chủ, cường hào ác bá bóc lột nhân dân. Nhưng không hiểu sao hai anh em tôi lại thường xuyên theo anh bộ đội có mặt trong mọi cuộc đấu tố. Sau nầy, tôi nghĩ những câu chuyện gần như thần thoại về những người du kích anh dũng chống Pháp anh ta thường kể trên con đường đê đến địa điểm đấu tố, đã hấp dẫn đứa bé bảy tuổi như tôi, một đứa bé không người cha bên cạnh trong những ngày bơ vơ nơi làng quê quanh năm nghèo đói.

Tôi còn nhớ như in buổi đấu tố địa chủ cuối cùng. Khi tôi đến thì địa điểm đã đầy ắp người đến từ các thôn xã trong vùng. đó là một mảnh đất rộng ngay trung tâm làng, được chia thành nhiều lô cho từng thôn. Một khán đài dựng sát bụi tre có băng chữ Tòa Án Nhân Dân với những cán bộ mặc đồ đen lầm lì đang nhìn xuống phía dân chúng. Trước mặt khán đài là những ghế băng dành cho các viên chức thôn xã, bên trái là vành móng ngựa bằng tre dành cho tội nhân, bên phải là khu vực dành cho mấy chục nhân chứng được bao quanh bằng những sợi dây thừng.

Như thường lệ, người đàn bà quan trọng nhất của Tòa Án Nhân Dân đứng lên tuyên bố khai mạc, nói rõ tên địa chủ cần xét xử. Sau khi bà khi dứt lời, một người đàn ông đứng lên hô to các khẩu hiệu: “Hồ Chí Minh muôn năm! đả đảo địa chủ! đả đảo đế quốc!” Dân chúng đồng loạt gào theo hai chữ muôn năm, đả đảo. Trong đêm tối, âm thanh vang vang trong không gian, dội vào lồng ngực, khiến tôi rùng mình sợ hãi. Hoàng Thanh luôn luôn ngồi sát bên tôi như một sự che chở.

Ở xa, tôi chỉ thấy thấp thoáng hai tên du kích đang áp giải một người đàn ông lớn tuổi, thỉnh thoảng một trong hai tên dộng báng súng vào lưng người đàn ông. Sau cùng, tên thứ hai đẩy mạnh nạn nhân vào trong vành móng ngựa. Ông ta ngã xuống, nhưng cố gượng đứng dậy. Hai ngọn đèn măng sông không đủ sáng để soi rõ khuôn mặt bị cáo. Một cán bộ trên khán đài đứng lên đọc một bản cáo trạng dài, cứ vài phút, như muốn nhấn mạnh tội ác, ông ta lại chỉ vào vành móng ngựa mà la lớn “tên địa chủ nầy phải đền tội”. Tôi không nghe người địa chủ nói được tiếng nào, thỉnh thoảng lại khuỵu xuống, người đàn bà lại kết án ông ta ngoan cố. Không được lên tiếng, ngược lại con người bất hạnh nầy lại bị mấy chục người trong khuôn giây thừng làm nhân chứng kể những tội ác tày trời. Sau nầy mẹ tôi cho hay họ bị buộc phải kể ra những tội ác tưởng tượng như thế.

Trước khi tuyên án, người đàn bà áo đen lại đứng lên kể công ơn và sự khoan hồng của Bác và đảng đối với những kẻ có tội biết ăn năn, nhưng với những tên địa chủ ác ôn phản cách mạng như đoàn Tấn hôm nay phải bị trừng trị đích đáng. Bà tuyên án tử hình người địa chủ. Liền sau đó, rừng người bị kích động đồng loạt đứng dậy, vung tay lên không, hô to những khẩu hiệu của người đàn ông trên khán đài. “đả đảo tên địa chủ Đoàn Tấn!”

Tôi giật bắn người lên khỏi thảm cỏ. Anh bộ đội không hiểu được cử chỉ bất thường hôm nay của đứa bé. Tôi chạy lại gần sân khấu, nhìn cho rõ khuôn mặt người đàn ông lúc nầy đang run rẩy bám vào khung tre. Tôi cứ ngỡ mình nghe lầm, nhìn lầm. Nhưng là sự thật. Bác tôi, Đoàn Tấn họ vừa kết án tử hình.

Trong làng tôi, còn ai hiền từ hơn bác Tấn? Trong giòng họ, có ai săn sóc gia đình tôi trong những ngày ba tôi biền biệt phương xa ngoài bác Tấn? Vậy mà hôm nay, bác Tấn là địa chủ ác ôn. Một nỗi sợ hãi chạy khắp toàn thân. đột nhiên, tôi hiểu được rằng những gì đã xảy ra trong những buổi đấu tố hoàn toàn dối trá và bịa đặt. Theo anh bộ đội trở về nhà, tôi ngậm tăm không nói một câu. Con đường đê hôm ấy dài hun hút. Anh ta không hiểu bên trong sự im lặng của tôi là một trận bảo ngầm.
Một người bà con đã tiết lộ cho mẹ tôi hay chính anh bộ đội Hoàng Thanh đã làm việc với Ủy Ban Hành Chánh Xã và đưa tên bác tôi vào danh sách địa chủ phải đấu tố. Tôi nói với mẹ tôi, hảy coi chừng những anh lính trong nhà mình và mẹ hãy cương quyết xin cho được tờ giấy vào Nam. Sau mấy tháng chạy đôn chạy đáo lên huyện xuống xã, họ đã chịu cho mẹ và anh em tôi ra đi đầy đủ, không như các gia đình khác họ cố tình giữ lại một hai người.

Ngày ra đi, giòng họ tôi như một đám tang. Nỗi vui gặp lại ba tôi phải dấu kín trong lòng, chỉ có nước mắt tuôn ra. Tôi không thể nào quên được hình ảnh bà cố tôi chín mươi tuổi run run chống gậy đứng bên hông nhà, đôi mắt nhìn vào khoảng không. Không một giọt nước mắt, nhưng tôi biết bà đang đau đớn tận cùng cảnh chia ly vĩnh viễn những đứa cháu bà đã chăm sóc bao nhiêu năm trời.

Thật lạ lùng, trước khi ra khỏi địa phận làng, tôi thấy anh bộ đội Hoàng Thanh đang đứng bên đường cùng vài người lạ khác. Lúc nầy tôi nhìn anh ta như một bóng ma cần phải trốn chạy. Anh ta nói gì đó thật tha thiết với mẹ tôi nhưng mẹ tôi vẫn dửng dưng. Quay qua xoa đầu tôi, anh bỗng bật khóc, nói rằng tính mạng anh em tôi rồi sẽ bị Mỹ-Diệm hành hạ dã man cho đến chết trong các trại tập trung. Tôi rùng mình. Hai khuôn mặt đã in đậm mãi trong ký ức tôi ngày ra đi, bà cố tôi và anh bộ đội Hoàng Thanh, một người để yêu thương và một người để sợ hãi.

Phải một tháng sau khi đến thành phố Huế, tôi mới gặp lại ba tôi. Ba tôi trở về sau một cuộc hành quân. Gia đình tôi đã sum họp, nhưng với tôi nửa phần hồn đã để lại quê nhà. Tuổi ấu thơ, con đường làng, cơn gió buốt mùa đông, cây rau tràng đắng nghét ngoài đồng sau mùa gặt, mái tranh nghèo và những người dân quê dạt dào tình thôn xóm đã chiếm hẳn một phần trong ký ức tôi. Tôi thích sưu tầm những bài hát về đồng quê. Mỗi khi hát bài Tôi Yêu Quê Tôi, là tôi nhớ từng con đường nơi tôi đã sinh ra, mảnh đất nghèo ấy đã ấp ủ và nuôi sống tuổi thơ tôi. Nhớ đến làng quê là tôi nhớ đến bà cố, nhớ từng nếp nhăn trên trán bà, rồi bất ngờ tôi có thể khóc dễ dàng như một đứa bé. Trẻ con trong xóm thường nhờ tôi dạy chúng những vũ điệu Việt Minh. Chúng nói điệu nhảy ngồ ngộ. Nhưng tôi lại thích kể những cuộc đấu tố để chúng sợ hãi.

Ba mẹ tôi gởi tôi vào một trường nội trú. Con đường học vấn của tôi đang đi lên đầy hứa hẹn, thì chiến tranh bùng nổ dữ dội. Cuối tuần về thăm nhà, tôi phải vượt qua những con đường đắp mô, có khi bị lùa vào rừng cao su nghe “quân giải phóng” tuyên truyền, rồi chạy bán sống bán chết khi biệt kích đột nhập giải vây hành khách. Hai anh tôi đã vào quân ngũ, ba mẹ tôi kỳ vọng nơi tôi một đứa con đỗ đạt. Mặc cho ba mẹ tôi ngăn cản, tôi nộp đơn tình nguyện vào trường Bộ Binh Thủ đức. Tôi biết điều gì đã thúc đẩy tôi bỏ nghiệp thư sinh để nhập vào giòng chiến tranh.

Chiến tranh đã lên đến cao điểm. Càng nhiều tổn thất, càng nhiều thanh niên trẻ bị đưa vào lò thuốc súng. Một bên để bảo vệ và một bên để xâm chiếm. Khắp nơi chỉ có tàn phá và hủy diệt. Người ta chỉ xây dựng tạm thời nhưng rồi cũng bị tàn phá và hủy diệt. Miền Nam như đã chiến thắng trên các mặt trận, nhưng lại thất bại trên các lãnh vực khác. Thay vì tìm hiểu cội gốc của chiến tranh, một số người đắm mình trong giòng nhạc ru ngủ, cổ vũ luận điệu chủ hòa như những món thời trang cần chạy theo. Tại Hoa Kỳ, những kẻ chủ trương rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, những trí thức phản chiến bạc nhược cộng với mưu đồ của cộng sản quốc tế đã dẫn đến một Hiệp định mở đường xâm lăng cho Bắc quân và trói tay quân lính Miền Nam. Tất cả đã dẫn đến thảm nạn: làn sóng xâm lăng đã nhuộm đỏ Miền Nam.

Những gì xảy ra sau đó? Thế giới đã thấy rõ, nhưng tất cả đã muộn màng. Ngay cả những nhận thức đứng đắn về cuộc chiến cũng cần đến mấy chục năm sau. Lớp lớp người bị đưa vào các trại tập trung nơi rừng thiêng nước độc. Dân thành phố phải giao lại sản nghiệp của mình cho kẻ chiến thắng chiếm hữu để lên sống vất vưởng trên các vùng kinh tế mới đầy muổi và vắt. Chưa hết, mong tìm tự do ở bất cứ nơi dâu, ngươi ta đã bỏ xác trên biển cả, trong rừng sâu. Nhân loại chỉ thổn thức trên ngôn từ, có chăng là chia sẻ một chút từ tâm nào đó, để rồi lại tiếp tục chứng kiến những cảnh man rợ giữa những người cùng màu da giòng máu. Quê hương tôi đã tan nát trong chiến tranh, tiếp tục vỡ ra từng mảnh sau ngày im tiếng súng.

Tôi theo giòng người lưu cư trên cuộc hành trình của thảm trạng lưu đày Babylone. Ngày rời đất Bắc, tôi chưa đủ khôn lớn để khóc cho một đời người. Ngày rời quê hương, tôi mang theo cả một trời tang thương về đất nước. Tôi mang theo hình ảnh những thương bệnh binh bị đẩy ra khỏi các Quân Y Viện với thương tích trên thân thể để đau tận tâm can phận người dân Việt dưới bàn tay tàn độc của người cộng sản. Tôi mang theo hình ảnh ba tôi quằn quại trên giường bệnh bên cạnh những bác sĩ vô lương để đau xé ruột đấng sinh thành ra đi trong uất hận. Và tận cùng hành trang qua xứ người, tôi mang theo ước vọng ngày về với một đất nước thay da đổi thịt …

Núi xương và sông máu, qua hằng thế hệ trên quê hương Việt Nam, là bài học lịch sử quá đắt giá hơn bất cứ đất nước nào, hôm nay với kẻ hậu sinh phải được gẫm suy để đưa vận nước thoát khỏi cơn mê lầm thế kỷ. Chiếc xe lịch sử phải chăng đã thản nhiên lăn trên con đường đầy máu và nước mắt, cán nát cả những kẻ thân yêu của mình, bởi vì lịch sử chỉ có một con đường để đi.

Câu chuyện Mảnh Da Vàng, câu chuyện của tôi mà cũng là câu chuyện của một người lính. Và hơn hết, tôi nghĩ đây cũng là câu chuyện của những người Việt Nam thời ly loạn, để rồi khi hết loạn ly, chỉ còn lại những mảnh da vàng rách nát. Nhưng là những mảnh da vàng để xót thương.

Rồi có một ngày dẫn nhau về nơi chôn nhau cắt rốn, khi lũ Việt Cộng không còn trên quê hương Việt Nam, cùng thắp lên những nén nhang cho tổ tiên và ước nguyện cho những người Việt Nam đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh vừa qua, bất luận từ phía nào và nguyên cớ nào, được thanh thản nơi thế giới nào đó, một thế giới không binh đao và không oán thù.

Chu Lynh

Đã từ lâu, tôi muốn viết về quãng đời niên thiếu kém may mắn của mình, nhưng vẫn chưa tìm được ngày tháng yên hầu để thực hiện giấc mơ. Chinh chiến đã xô đẩy tôi phiêu bạt khắp nơi. Khi chiến tranh chấm dứt, tôi bị lùa vào các trại tập trung. Thoát vòng lao lý, tôi phải lang thang nhiều nơi tìm kế mưu sinh. đến xứ người, tôi vẫn chưa tìm được những khoảnh khắc yên vị để thu nhặt lại những mảnh đời đã lạc khuất trong quá khứ.

Tôi vừa kỷ niệm sinh nhật. Tuổi ngũ thập, tuổi tri thiên mệnh. Chuyện ngày mai, tôi có thể nghi hoặc về những dự đoán hay toan tính của mình. Nhưng chuyện ngày qua, tôi tin những tương quan trong quá khứ chưa hẳn đã chấm dứt, có thể ẩn mình đâu đó như con thú ngủ giấc đông miên, rồi bỗng một hôm thức giấc tiếp tục cuộc hành trình.

Đã đến lúc tôi cần viết ra câu chuyện của chính tôi mà không một chút hoài nghi về sự tương quan kỳ diệu Thương đế đã xếp đặt. Tôi nghĩ đây không còn là chuyện của riêng tôi, mà của một dân tộc chìm đắm trong oan nghiệt một ngàn năm, một trăm năm, rồi mấy chục năm đăng đẳng mà vẫn chưa ló dạng ánh sáng của phục sinh, đêm canh thức vẫn còn thăm thẳm. Như thể chiếc đũa thần đâu đó chưa buông tha dân tộc khốn khổ nầy, vẫn còn khuấy động giòng sông quê hương thêm những đợt sóng bi thương khác.

Mời bạn cùng tôi ngược giòng thời gian, về lại chốn xưa, với những hình ảnh tưởng đã xóa mờ, nhưng lạ thay vẫn còn sống động trong trí nhớ tôi như vừa mới hôm qua.

. . .

Giao thừa năm Mậu Thân, 1968.

Thay cho tiếng pháo nổ rền để đón chào giờ phút thiêng liêng của một năm mới, là những đợt pháo kích dồn dập của Cộng quân vào khắp nơi thị xã Banmêthuột. Có người vẫn ngỡ tiếng pháo giao thừa, không tin chiến tranh có thể nhẫn tâm dẫm lên truyền thống dân tộc. Qua máy truyền thanh, tôi biết tin khắp toàn lãnh thổ miền Nam nằm trong chết chóc kinh hoàng bởi trận tổng công kích của Bắc quân.

Thoạt đầu, các đơn vị đồn trú chịu một số thiệt hại do pháo kích, nhưng sau đó được củng cố hệ thống phòng thủ, bắt đầu phản công mãnh liệt. Cường độ tấn công của địch quân giảm dần sau hơn mười ngày giao tranh. Thiếu tiếp liệu, chịu nhiều tổn thất nặng do đạn pháo binh và phản lực oanh kích, Bắc quân đành tháo chạy, bỏ lại những xác chết la liệt quanh vòng đai thị xã.

Tờ mờ sáng, đơn vị tôi tổ chức lục soát ngoài hàng rào phòng thủ. Toán pháo binh tăng cường cho đơn vị chấm tọa độ khá chính xác. Hơn mười xác địch bỏ lại rải rác bên dốc suối. Thật không thể tin được, những người lính nầy còn quá trẻ. Hà Nội đã vét đến những thiếu niên vào chiến trường miền Nam. Trong khi lục soát, tôi chú ý một thây người khuất trong bụi rậm. Thân hình nằm nghiêng, tay còn ôm cái túi xách quàng vai dành cho cán bộ. Vũ khí không còn, chắc đồng đội đã thu nhặt trước khi rút lui. Ngoài giấy tùy thân của một cán bộ chính ủy, tôi tìm thấy trong túi áo một cái ví da màu vàng cũ, bên trong là một tấm hình đôi trai gái, mặt sau ghi vụng về hàng chữ: Hoàng Thanh – Đoàn Thị Định. Trở về văn phòng, tôi cứ ngờ ngợ, dường như khuôn mặt người thanh niên trong ảnh tôi đã gặp đâu đó trong quá khứ. Khi giao nộp chiến lợi phẩm cho đơn vị, không hiểu sao tôi giữ lại chiếc ví da và tấm hình. Chiếc ví bằng da thuộc đã bạc màu được may rất khéo, hẳn là vật kỷ niệm của một người con gái tiễn người yêu lên đường. Khuôn mặt người trong ảnh đi vào tâm trí tôi. Hai tuần lễ sau, tôi đã nhớ ra người thanh niên ấy…

1954. Quảng Bình, bên kia bờ vĩ tuyến, những ngày sau khi ký kết Hiệp Định Genève.

Qua một người bà con tín cẩn, mẹ tôi biết được tin Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát đình Chiến cho phép dân chúng di cư vào Nam. Sau khi tin tức ấy được loan nhanh trong dân chúng, từng toán bộ đội vội vã đến đóng quân ngay trong làng với nhiều máy móc truyền tin và sách báo. Họ chia từng toán nhỏ vào ở từng nhà, bắt đầu chiến dịch tuyên truyền, vào Nam là sẽ chết đói trong các trại tập trung của Mỹ-Diệm, ở lại quê nhà sẽ được Bác và đảng bảo đảm đời sống no ấm. Họ dạy anh em tôi nhảy những vũ điệu theo những bài hát như: “Thắm thiết tình Việt-Trung-Xô:”

đế quốc càng đầy mối lo
đó là tình người lao động

Mối tình tràn ngập núi sông có công xây đắp tình Việt-Trung-Xô…

Việt-Miên-Lào bên nhau ta cùng chiến đấu.
Việt-Miên-Lào căm thù đế quốc đi sau…

Hoặc

Cuốc cày của ta là súng ống.
Ruộng đồng của ta là áo cơm
Thôn quê của ta là chiến trường.
Nông dân của ta là chiến sĩ…

Họ biến nhà thờ thành nơi nhảy nhót và hội họp. Họ theo sát mẹ tôi mỗi khi người qua nhà hàng xóm. Họ kiểm thảo ngay khi thấy có hai người nói chuyện riêng. Không như ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, làng quê tôi mù tịt với thế giới bên ngoài, nhất cử nhất động của dân làng đều bị theo dõi để chận đứng mọi ý định rời đất Bắc. đối với tôi, việc gặp lại ba tôi trên đất Nam chỉ là một giấc mơ.

Hoàng Thanh là tên người lính trẻ nhất ở trong nhà tôi. Anh ta tỏ ra gần gũi bốn anh em tôi, đôi khi đến bửa ăn còn cho em gái tôi một chén cơm trắng. Mỗi đêm, anh ta thường đứng dựa cột nhà đầu giường mẹ tôi, nói về những xã hội tốt đẹp ở những miền xa xôi như Trung Quốc, Liên Xô. Anh ta còn báo động về cảnh nghèo đói ở Miền Nam và cảnh đạp lên nhau mà chết trong các trại tập trung.

Mỗi tuần hai lần, anh bộ đội nầy dẫn hai anh em tôi đi xem đấu tố địa chủ ở làng trên. Tôi thường sợ hãi mỗi khi nhìn người đàn bà mặc đồ đen trên khán đài dõng dạc tuyên án tử hình hay cải tạo lâu dài những người bà nói là bọn phản động, địa chủ, cường hào ác bá bóc lột nhân dân. Nhưng không hiểu sao hai anh em tôi lại thường xuyên theo anh bộ đội có mặt trong mọi cuộc đấu tố. Sau nầy, tôi nghĩ những câu chuyện gần như thần thoại về những người du kích anh dũng chống Pháp anh ta thường kể trên con đường đê đến địa điểm đấu tố, đã hấp dẫn đứa bé bảy tuổi như tôi, một đứa bé không người cha bên cạnh trong những ngày bơ vơ nơi làng quê quanh năm nghèo đói.

Tôi còn nhớ như in buổi đấu tố địa chủ cuối cùng. Khi tôi đến thì địa điểm đã đầy ắp người đến từ các thôn xã trong vùng. đó là một mảnh đất rộng ngay trung tâm làng, được chia thành nhiều lô cho từng thôn. Một khán đài dựng sát bụi tre có băng chữ Tòa Án Nhân Dân với những cán bộ mặc đồ đen lầm lì đang nhìn xuống phía dân chúng. Trước mặt khán đài là những ghế băng dành cho các viên chức thôn xã, bên trái là vành móng ngựa bằng tre dành cho tội nhân, bên phải là khu vực dành cho mấy chục nhân chứng được bao quanh bằng những sợi dây thừng.

Như thường lệ, người đàn bà quan trọng nhất của Tòa Án Nhân Dân đứng lên tuyên bố khai mạc, nói rõ tên địa chủ cần xét xử. Sau khi bà khi dứt lời, một người đàn ông đứng lên hô to các khẩu hiệu: “Hồ Chí Minh muôn năm! đả đảo địa chủ! đả đảo đế quốc!” Dân chúng đồng loạt gào theo hai chữ muôn năm, đả đảo. Trong đêm tối, âm thanh vang vang trong không gian, dội vào lồng ngực, khiến tôi rùng mình sợ hãi. Hoàng Thanh luôn luôn ngồi sát bên tôi như một sự che chở.

Ở xa, tôi chỉ thấy thấp thoáng hai tên du kích đang áp giải một người đàn ông lớn tuổi, thỉnh thoảng một trong hai tên dộng báng súng vào lưng người đàn ông. Sau cùng, tên thứ hai đẩy mạnh nạn nhân vào trong vành móng ngựa. Ông ta ngã xuống, nhưng cố gượng đứng dậy. Hai ngọn đèn măng sông không đủ sáng để soi rõ khuôn mặt bị cáo. Một cán bộ trên khán đài đứng lên đọc một bản cáo trạng dài, cứ vài phút, như muốn nhấn mạnh tội ác, ông ta lại chỉ vào vành móng ngựa mà la lớn “tên địa chủ nầy phải đền tội”. Tôi không nghe người địa chủ nói được tiếng nào, thỉnh thoảng lại khuỵu xuống, người đàn bà lại kết án ông ta ngoan cố. Không được lên tiếng, ngược lại con người bất hạnh nầy lại bị mấy chục người trong khuôn giây thừng làm nhân chứng kể những tội ác tày trời. Sau nầy mẹ tôi cho hay họ bị buộc phải kể ra những tội ác tưởng tượng như thế.

Trước khi tuyên án, người đàn bà áo đen lại đứng lên kể công ơn và sự khoan hồng của Bác và đảng đối với những kẻ có tội biết ăn năn, nhưng với những tên địa chủ ác ôn phản cách mạng như đoàn Tấn hôm nay phải bị trừng trị đích đáng. Bà tuyên án tử hình người địa chủ. Liền sau đó, rừng người bị kích động đồng loạt đứng dậy, vung tay lên không, hô to những khẩu hiệu của người đàn ông trên khán đài. “đả đảo tên địa chủ Đoàn Tấn!”

Tôi giật bắn người lên khỏi thảm cỏ. Anh bộ đội không hiểu được cử chỉ bất thường hôm nay của đứa bé. Tôi chạy lại gần sân khấu, nhìn cho rõ khuôn mặt người đàn ông lúc nầy đang run rẩy bám vào khung tre. Tôi cứ ngỡ mình nghe lầm, nhìn lầm. Nhưng là sự thật. Bác tôi, Đoàn Tấn họ vừa kết án tử hình.

Trong làng tôi, còn ai hiền từ hơn bác Tấn? Trong giòng họ, có ai săn sóc gia đình tôi trong những ngày ba tôi biền biệt phương xa ngoài bác Tấn? Vậy mà hôm nay, bác Tấn là địa chủ ác ôn. Một nỗi sợ hãi chạy khắp toàn thân. đột nhiên, tôi hiểu được rằng những gì đã xảy ra trong những buổi đấu tố hoàn toàn dối trá và bịa đặt. Theo anh bộ đội trở về nhà, tôi ngậm tăm không nói một câu. Con đường đê hôm ấy dài hun hút. Anh ta không hiểu bên trong sự im lặng của tôi là một trận bảo ngầm.
Một người bà con đã tiết lộ cho mẹ tôi hay chính anh bộ đội Hoàng Thanh đã làm việc với Ủy Ban Hành Chánh Xã và đưa tên bác tôi vào danh sách địa chủ phải đấu tố. Tôi nói với mẹ tôi, hảy coi chừng những anh lính trong nhà mình và mẹ hãy cương quyết xin cho được tờ giấy vào Nam. Sau mấy tháng chạy đôn chạy đáo lên huyện xuống xã, họ đã chịu cho mẹ và anh em tôi ra đi đầy đủ, không như các gia đình khác họ cố tình giữ lại một hai người.

Ngày ra đi, giòng họ tôi như một đám tang. Nỗi vui gặp lại ba tôi phải dấu kín trong lòng, chỉ có nước mắt tuôn ra. Tôi không thể nào quên được hình ảnh bà cố tôi chín mươi tuổi run run chống gậy đứng bên hông nhà, đôi mắt nhìn vào khoảng không. Không một giọt nước mắt, nhưng tôi biết bà đang đau đớn tận cùng cảnh chia ly vĩnh viễn những đứa cháu bà đã chăm sóc bao nhiêu năm trời.

Thật lạ lùng, trước khi ra khỏi địa phận làng, tôi thấy anh bộ đội Hoàng Thanh đang đứng bên đường cùng vài người lạ khác. Lúc nầy tôi nhìn anh ta như một bóng ma cần phải trốn chạy. Anh ta nói gì đó thật tha thiết với mẹ tôi nhưng mẹ tôi vẫn dửng dưng. Quay qua xoa đầu tôi, anh bỗng bật khóc, nói rằng tính mạng anh em tôi rồi sẽ bị Mỹ-Diệm hành hạ dã man cho đến chết trong các trại tập trung. Tôi rùng mình. Hai khuôn mặt đã in đậm mãi trong ký ức tôi ngày ra đi, bà cố tôi và anh bộ đội Hoàng Thanh, một người để yêu thương và một người để sợ hãi.

Phải một tháng sau khi đến thành phố Huế, tôi mới gặp lại ba tôi. Ba tôi trở về sau một cuộc hành quân. Gia đình tôi đã sum họp, nhưng với tôi nửa phần hồn đã để lại quê nhà. Tuổi ấu thơ, con đường làng, cơn gió buốt mùa đông, cây rau tràng đắng nghét ngoài đồng sau mùa gặt, mái tranh nghèo và những người dân quê dạt dào tình thôn xóm đã chiếm hẳn một phần trong ký ức tôi. Tôi thích sưu tầm những bài hát về đồng quê. Mỗi khi hát bài Tôi Yêu Quê Tôi, là tôi nhớ từng con đường nơi tôi đã sinh ra, mảnh đất nghèo ấy đã ấp ủ và nuôi sống tuổi thơ tôi. Nhớ đến làng quê là tôi nhớ đến bà cố, nhớ từng nếp nhăn trên trán bà, rồi bất ngờ tôi có thể khóc dễ dàng như một đứa bé. Trẻ con trong xóm thường nhờ tôi dạy chúng những vũ điệu Việt Minh. Chúng nói điệu nhảy ngồ ngộ. Nhưng tôi lại thích kể những cuộc đấu tố để chúng sợ hãi.

Ba mẹ tôi gởi tôi vào một trường nội trú. Con đường học vấn của tôi đang đi lên đầy hứa hẹn, thì chiến tranh bùng nổ dữ dội. Cuối tuần về thăm nhà, tôi phải vượt qua những con đường đắp mô, có khi bị lùa vào rừng cao su nghe “quân giải phóng” tuyên truyền, rồi chạy bán sống bán chết khi biệt kích đột nhập giải vây hành khách. Hai anh tôi đã vào quân ngũ, ba mẹ tôi kỳ vọng nơi tôi một đứa con đỗ đạt. Mặc cho ba mẹ tôi ngăn cản, tôi nộp đơn tình nguyện vào trường Bộ Binh Thủ đức. Tôi biết điều gì đã thúc đẩy tôi bỏ nghiệp thư sinh để nhập vào giòng chiến tranh.

Chiến tranh đã lên đến cao điểm. Càng nhiều tổn thất, càng nhiều thanh niên trẻ bị đưa vào lò thuốc súng. Một bên để bảo vệ và một bên để xâm chiếm. Khắp nơi chỉ có tàn phá và hủy diệt. Người ta chỉ xây dựng tạm thời nhưng rồi cũng bị tàn phá và hủy diệt. Miền Nam như đã chiến thắng trên các mặt trận, nhưng lại thất bại trên các lãnh vực khác. Thay vì tìm hiểu cội gốc của chiến tranh, một số người đắm mình trong giòng nhạc ru ngủ, cổ vũ luận điệu chủ hòa như những món thời trang cần chạy theo. Tại Hoa Kỳ, những kẻ chủ trương rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, những trí thức phản chiến bạc nhược cộng với mưu đồ của cộng sản quốc tế đã dẫn đến một Hiệp định mở đường xâm lăng cho Bắc quân và trói tay quân lính Miền Nam. Tất cả đã dẫn đến thảm nạn: làn sóng xâm lăng đã nhuộm đỏ Miền Nam.

Những gì xảy ra sau đó? Thế giới đã thấy rõ, nhưng tất cả đã muộn màng. Ngay cả những nhận thức đứng đắn về cuộc chiến cũng cần đến mấy chục năm sau. Lớp lớp người bị đưa vào các trại tập trung nơi rừng thiêng nước độc. Dân thành phố phải giao lại sản nghiệp của mình cho kẻ chiến thắng chiếm hữu để lên sống vất vưởng trên các vùng kinh tế mới đầy muổi và vắt. Chưa hết, mong tìm tự do ở bất cứ nơi dâu, ngươi ta đã bỏ xác trên biển cả, trong rừng sâu. Nhân loại chỉ thổn thức trên ngôn từ, có chăng là chia sẻ một chút từ tâm nào đó, để rồi lại tiếp tục chứng kiến những cảnh man rợ giữa những người cùng màu da giòng máu. Quê hương tôi đã tan nát trong chiến tranh, tiếp tục vỡ ra từng mảnh sau ngày im tiếng súng.

Tôi theo giòng người lưu cư trên cuộc hành trình của thảm trạng lưu đày Babylone. Ngày rời đất Bắc, tôi chưa đủ khôn lớn để khóc cho một đời người. Ngày rời quê hương, tôi mang theo cả một trời tang thương về đất nước. Tôi mang theo hình ảnh những thương bệnh binh bị đẩy ra khỏi các Quân Y Viện với thương tích trên thân thể để đau tận tâm can phận người dân Việt dưới bàn tay tàn độc của người cộng sản. Tôi mang theo hình ảnh ba tôi quằn quại trên giường bệnh bên cạnh những bác sĩ vô lương để đau xé ruột đấng sinh thành ra đi trong uất hận. Và tận cùng hành trang qua xứ người, tôi mang theo ước vọng ngày về với một đất nước thay da đổi thịt …

Núi xương và sông máu, qua hằng thế hệ trên quê hương Việt Nam, là bài học lịch sử quá đắt giá hơn bất cứ đất nước nào, hôm nay với kẻ hậu sinh phải được gẫm suy để đưa vận nước thoát khỏi cơn mê lầm thế kỷ. Chiếc xe lịch sử phải chăng đã thản nhiên lăn trên con đường đầy máu và nước mắt, cán nát cả những kẻ thân yêu của mình, bởi vì lịch sử chỉ có một con đường để đi.

Câu chuyện Mảnh Da Vàng, câu chuyện của tôi mà cũng là câu chuyện của một người lính. Và hơn hết, tôi nghĩ đây cũng là câu chuyện của những người Việt Nam thời ly loạn, để rồi khi hết loạn ly, chỉ còn lại những mảnh da vàng rách nát. Nhưng là những mảnh da vàng để xót thương.

Rồi có một ngày dẫn nhau về nơi chôn nhau cắt rốn, khi lũ Việt Cộng không còn trên quê hương Việt Nam, cùng thắp lên những nén nhang cho tổ tiên và ước nguyện cho những người Việt Nam đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh vừa qua, bất luận từ phía nào và nguyên cớ nào, được thanh thản nơi thế giới nào đó, một thế giới không binh đao và không oán thù.

Chu Lynh

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire