Thương Linh, một tiếng hát trẻ, trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhưng
chất giọng mạnh đầy nội lực cùng tính cách luôn đi tìm cái mới đã ghi
dấu thành công của cô trong thể loại nhạc jazz và blues. Đặc biệt khi cô
thể hiện những ca khúc nhạc xưa với cách hoà âm hoàn toàn mới.
“Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du
Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào
Hàng dừa nghiêng bóng ru nhau thầm thì lời âu yếm
Dìu nhẹ đôi cánh mềm rã rời
Đàn chim bé nhỏ ngập ngừng
Nhẹ hương gió đưa về khoảng trời cũ…” (Kiếp dã tràng - Từ Công Phụng)
Đó là Thương Linh, người đi vào nghiệp hát bằng những bài hát ru của cha thuở nhỏ.
“Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du
Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào
Hàng dừa nghiêng bóng ru nhau thầm thì lời âu yếm
Dìu nhẹ đôi cánh mềm rã rời
Đàn chim bé nhỏ ngập ngừng
Nhẹ hương gió đưa về khoảng trời cũ…” (Kiếp dã tràng - Từ Công Phụng)
Đó là Thương Linh, người đi vào nghiệp hát bằng những bài hát ru của cha thuở nhỏ.
“Nếu mà nói người nào đưa em vô cái nghiệp này thì em nghĩ chắc là
ba em. Vì ba em ru con từ bé. Ba em 20 năm tù, không còn đi làm được.
Mẹ đi làm ăn, ba ở nhà chăm con. Lúc bé ba hay ru em ngủ, rồi ba nói là
mai mốt con lớn lên con ru mấy đứa em của con ngủ. Em cũng nghĩ đó là
chức trách của mình, nên nghêu ngao hát vu vơ. Riết dần rồi trở thành
một người rèn luyện giọng hát từ bao giờ không biết.”
“Em cũng không rõ, nhiều cái em cũng không suy nghĩ là có phải
mình đi theo con tim của mình có đúng không? Nhưng em vẫn vui. Cho dù em
không có điều gì đi nữa em vẫn vui vì em đang làm được điều em thích và
không hối hận về điều đó.”
Thương Linh không phải là cái tên xa lạ trong lĩnh vực nghệ thuật âm
nhạc ở Nam California. Nhất là sự táo bạo trong cách biến hoá những ca
khúc nổi tiếng đã từng ghi dấu tên của nhiều thế hệ ca sĩ đàn anh đàn
chị.
Nghệ sĩ là những người luôn khao khát đi tìm cái mới, luôn mong mỏi
tạo nên những luồng gió mang phong cách của chính mình. Để làm được điều
đó, bên cạnh tài năng, ngọn lửa đam mê luôn bùng cháy, họ còn phải có
sự can đảm để bước ra khỏi một thói quen hoặc một khuôn khổ đã được đút
kết từ rất lâu.
Có thể nói ví von điều này giống như một khuôn nhạc. Trong khuôn nhạc
5 dòng kẻ mà chỉ với bảy nốt nhạc cơ bản nằm gọn trong ấy thì bản nhạc
sẽ khó mà bay xa được. Và Thương Linh, cô ca sĩ tự nhận mình bước vào
nghiệp ca hát như bước vào một vòng quay, quay mãi quay mãi, và cô không
thể bước ra được nữa. Cô gái trẻ chọn dòng nhạc jazz, blues không phải
với mục đích khẳng định tên tuổi, mà cô muốn mang đến những điều mới lạ
cho khán thính giả của mình.
“Em rất mong giới thưởng ngoạn, giới nghe nhạc được nghe một gì đó
khác hơn dòng nhạc truyền thống. Em không phải đang chê nhạc Việt Nam.
Em yêu nhạc Việt Nam. Nhạc nào chạm được mình sẽ là một bài hát hay.
Nhưng điều em đang nói là mình quá ít người để phấn đấu cho một đam mê
hoặc một cái gì họ yêu thích. Đây chỉ là một đam mê của em, là cô bé này
sống từ bé đến lớn ở Mỹ. Ở bên Kentucky thì em bị ảnh hưởng bởi nhạc
bởi nhạc blues, nhạc country. Khi kết hợp những cảm xúc, luyến láy, nhấn
nhá đó vào nhạc Việt Nam thì làm cho nhạc Việt Nam có một màu sắc lạ.”
“Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Nghe gió êm qua trái tim từng hoàng hôn
Anh chỉ muốn duyên tình hai chúng ta
Như ánh sao cao vút cao xa trần gian….” (Chân trời tím)
“Một bài rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, bài Chân trời
tím. Hồi xưa đến giờ ai cũng hát bài Chân trời tím theo phong cách
truyền thống của người nhạc sĩ viết và theo hoà âm của người đầu tiên
khai sinh ra nó thôi. Mà sau đó những người khác không khai sinh ra nữa,
họ không cộng thêm những gì của cá nhân họ vào nữa. Còn bây giờ nếu
mình bỏ bài Chân trời tím ra, người hoà âm kế tiếp phải thổi một làn gió
vào đó, đến em thì em lại thổi thêm làn gió của em thì nó sẽ biến thành
một món ăn mới, lạ, và ngon.”
Nếu nói về thầy đầu tiên dẫn dắt Thương Linh vào thế jazz và blues là
nhạc sĩ Ngô Minh Trí, thì nói đến sự đột phá trong việc hoà âm, người
thổi làn gió mới mà Thương Linh nói đến là nhạc sĩ Nam Nguyễn và nhạc sĩ
Hoàng Công Luận. Không chỉ hiểu nhau, đọc được nhau trong nghệ thuật mà
họ còn gắn bó với nhau từ những ngày đầu.
“Những người này là những người gắn bó với em trong bao nhiêu năm
qua, nên họ hiểu được bản chất của em, hiểu được màu sắc của em, hiểu
được giọng của em sẽ tới đâu và xuống được đến đâu, đẹp ở khúc nào và
sáng ở khúc nào, tối ở khúc nào.”
Thương Linh nhìn nhận rằng cách mà cô trình bày một ca khúc phải bắt
đầu đi từ lời nhạc trước. Nhưng lời đẹp cũng chưa hẳn là đủ. Với Thương
Linh, từng ca từ phải chạm vào được trái tim của cô, cô càng hiểu ý và
lời của một khúc bao nhiêu thì cảm xúc cô đưa vào bài hát càng nồng nàn
và chân thật bấy nhiêu.
Người nghệ sĩ trẻ này rất khắt khe với con đường nghệ thuật của chính
mình. Đối với cô, đôi khi chỉ cần một khoảng lặng, hoặc một tiếng động
nhỏ “nghe” được từ trong ca từ của bài hát cũng có thể làm cho người ca
sĩ sáng tạo ra một linh hồn riêng của mình cho bài hát ấy.
“Một bài hát em hát, em rất kỹ lưỡng, em phải làm việc với người
nhạc sĩ sáng tác. Cho dù người nhạc sĩ đó đã mất rồi em cũng tìm hiểu
rất sâu tại sao bài hát đó lại ra đời, chuyện gì xảy ra trong thời gian
đó, chuyện gì có thể thôi thúc người nhạc sĩ viết được những ca từ và
nhạc điệu như vậy. Mình phải nắm rõ từng ly từng bước một, cộng thêm
mình phải bỏ chính bản thân mình vào bài hát đó để tạo ra nó là mình.”
“Ví dụ người nhạc sĩ đưa cho em 1 bài nhạc hoàn toàn mới, em phải
nghe nhạc, rồi em phải đọc, đọc lời trên 1 tờ giấy, chứ không phải là
nghe thôi. Em phải tìm hiểu, phải ngồi xuống tìm hiểu, như ngồi xuống
nói chuyện với bố Từ (Trần Dạ Từ), nghe bố nói lại khoảng thời gian đó
chuyện gì xảy ra, tại sao bố sáng tác ra bài hát này? Trong hoàn cảnh
nào? Tâm tư nào? Muốn mình diễn đạt sao sao? Nhấn ở đâu? Nhá ở đâu? Thả ở
đâu?...”
Thương Linh là một ca sĩ trẻ, rất trẻ. Cô không có sợi dây ký ức với
chiến tranh như những thế hệ ca sĩ đi trước, nhưng, cô miên man cùng với
một Sài Gòn blues thuở ngập tràn khói lửa chiến tranh nhưng cũng đầy
khát vọng tuổi trẻ của Trần Dạ Từ, một thế hệ văn nghệ sĩ gánh chịu
nhiều mất mát sau 1975.
“Thành phố oan trái
Ngọn lửa đó cháy mãi
Thời trẻ trung rồ dại của ta
Thành phố yêu ma
Còn nhớ ta
Con thiêu thân rụng cánh đêm nào
Chút hơi tàn vẫn không ngừng kêu người…” (Saigon Blues - Trần Dạ Từ)
“Sài Gòn Blues nói về một khoảng thời gian những người trẻ nằm trong tù nhìn lại khoảng thời gian đó, thì hỡi ơi, đất nước... mình
không thay đổi được cục diện. Cảm giác đó thế nào? Mình chỉ muốn thét
gào lên, chỉ muốn la toáng lên, bực tức điên loạn lên.”
Tiếng hát Thương Linh rồi sẽ còn ‘bay’ xa nữa, vì niềm đam mê, sự
sáng tạo, và nhất là tình yêu dành cho jazz và blues của cô luôn cháy
bỏng trên con đường nghệ thuật.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/thuong-linh-an-exposed-vocalization-cl-02212016091631.html
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/thuong-linh-an-exposed-vocalization-cl-02212016091631.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire