dimanche 17 septembre 2023

Tam Ca Đông Phương

Tam Ca Đông Phương được thành lập vào năm 1970 gồm Tuyết Hằng, Thu Hà và Hồng Vân. Cả 3 ca sĩ được sinh trưởng tại 3 miền của quê hương Việt Nam đều có chất giọng hài hòa và âm lực rất rộng nên các nhạc sĩ viết hòa âm được rộng tay để sáng tác. 
Đúng lúc phong trào dân ca đang cần được khôi phục, sự ra đời của Tam Ca Đông Phương đáp ứng được nhu cầu của khán giả nên chỉ sau vài lần trình diễn Tam ca Đông Phương đã thành công vang dội vì đã mang đến cho khán giả một sắc thái đặc biệt trong phong cách và bài bản trình diễn.

samedi 16 septembre 2023

Má - HOÀNG NGA

Má nói, “ở đây cũng yên lắm”. Má nói, giọng rất chắc chắn, nhưng một hồi sau, má lại chậc lưỡi, “ờ, mà thỉnh thoảng buổi chiều thì có pháo kích”. 
Má ngó bâng quơ ra ngoài lộ, “nên chiều, đừng lên đây làm gì. Cứ ở dưới hầm cho chắc ăn nghe con”. Má nói “thỉnh thoảng”, nhưng chiều nào má cũng bắt ăn cơm sớm, quần áo chuẩn bị để tản cư phải sẵn sàng để bên cạnh, và muốn hay không, cũng phải chui xuống hầm. “Cho chắc ăn”. Má nói mình bắn canon bên này, tụi nó pháo từ phía bên kia. 

Còn Nụ Cười Buồn - Hoàng Nga

Tôi với Phú là bà con bắn một trăm quả đại bác không tới. Sở dĩ còn biết được cái tên nhau là vì mẹ Phú buôn bán chung với ba mẹ tôi. Lúc nhỏ tôi hay nghe chị Thu, mẹ Phú, than thở về ông con trai duy nhất không chịu học hành tử tế, chỉ ham nhảy đầm, tụm năm tụm bảy với một đám bạn rặt khuôn. Tôi không biết mặt Phú dù nhiều lần đến nhà chị Thu. 
Năm tôi lên đệ tam mà ba mẹ tôi vẫn bắt anh Chuân đón đưa đi về. Anh Chuân rầu rĩ vì giờ giấc bắt buộc mà tôi cũng quê với bạn bè. Tôi “xuống đường” liên miên nhưng vẫn không thay đổi được ý định của ông bà cụ. 

Vàng Phai Mấy Lá/Vĩnh Biệt

Lá thu bay, về anh, như những cánh hoa đời em
Còn đâu cành hoa màu tím - đường đi dệt gấm vàng son
Lòng anh chua xót
Cánh hoa vì đợi anh rã rời, héo tàn úa vàng,
vùi sâu trong kiếp thời gian.

vendredi 15 septembre 2023

DÂN CA 3 MIỀN

Một Công Trình Để Đời của Nhạc Sĩ Y Vân
Nhạc sĩ Y Vân rất đa tài, ngoài những sáng tác đa dạng thuộc nhiều thể loại được ưa thích trước năm 1975 tại Miền Nam, ông còn là một nhạc sĩ hòa âm sáng giá, nổi tiếng ăn khách trong giới kinh doanh sản xuất thu băng đĩa nhạc. Nhạc sĩ Y Vân có thời gian cộng tác với hãng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca do Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông làm giám đốc nghệ thuật; đó cũng là nơi Y Vân đã để lại một dấu ấn đặc biệt ít người biết trong thời vàng son của ông.

samedi 9 septembre 2023

Nhà Thơ Hoàng Anh Tuấn

 

Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của Việt Nam

 

Văn Tế Ngày Mưa - Nguyễn Thanh Khiết / Dzuy Lynh

Chính khí của Người Lính cầm bút VNCH: Nhà văn PHAN NHẬT NAM

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhhgFKb65fx2CfjpJZ-MARZues86x27F5zQ26KhJT_QJ7KIiPH83mmtZqJ3mKVOsk-ci6e3pkEmmy_P4muZ1tbkJGJvhfzSWp-c2g4boQiK3yew7fhwI_U2pyFDXMy0P2zvpddA9VCEoNMT/s1600/M%25C3%25B9a+H%25C3%25A8+%25C4%2590%25E1%25BB%258F+L%25E1%25BB%25ADa+-+Phan+Nh%25E1%25BA%25ADt+Nam.jpgThư gủi Ông Hữu Thỉnh,
Hội Nhà Văn Hà Nội
Qua địa chĩ điện thư Cô Đào Kim Hoa
Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn
Tôi, Phan Nhật Nam nguyên là một sĩ quan cấp Đại Úy Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù/Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của Cô Đào Kim Hoa
#1-Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân Lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975.. Tôi có thư nầy để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là "Hòa Hợp Hòa Giải". Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẻ..

Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam và miếng mồi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ - Huy Phương

Những người đọc sách miền Nam và ở hải ngoại ai cũng biết đến nhà văn Phan Nhật Nam nhưng hôm nay những người ở đây, ít ai biết đến cái tên Hữu Thỉnh.
Hữu Thỉnh là bút hiệu của Nguyễn Hữu Thỉnh, y là một nhân vật như thế nào mà lãnh đạo Hội Nhà Văn CSVN suốt 15 năm nay?
Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn lính Pháp. Mười hai tuổi mới được đi học. Nhập ngũ, làm lính Trung Đoàn 202, tham gia các công việc như chăn bò, học lái xe tăng. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Sơ Cấp Thú Y, rồi làm trưởng Ban Chăn Nuôi, phó biên tập của Tạp Chí Thú Y. Đảng đặt để một ông Thừa Cung thời nay, lên làm hội trưởng Nhà Văn Việt Nam, thật là đúng quy cách, đường lối của đảng Cộng Sản đối với văn nghệ sĩ trong chế độ.

jeudi 7 septembre 2023

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Đan Thọ

Đan Thọ được nhiều người thưởng ngoạn âm nhạc trước năm 1975 biết đến là một nhạc sĩ đa tài, ông là cha đẻ của bản nhạc “Chiều Tím” lời ca Đinh Hùng bất hủ cùng những nhạc phẩm khác như : Tình Quê Hương (phổ nhạc từ thơ Phan Lạc Tuyên), Bóng Quê Xưa, Vọng Cố Đô (viết cùng nhạc sĩ Nhật Bằng) hay Xa Quê Hương (viết cùng nhạc sĩ Xuân Tiên),… Nhạc của ông được nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét là : “… nhạc của ông, vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”. Ngoài sáng tác nhạc, nhạc sĩ Đan Thọ còn chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau, nhưng trong đó ông иổi tiếng nhất với ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone điệu nghệ đã làm mưa làm gió một thời tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn trước năm 75.

mercredi 6 septembre 2023

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên

Ông tên thật là Cao Cự Phúc, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 tại xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Lúc nhỏ theo học trường Quốc học Huế. Đầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên tham gia kháng chiến nhưng rồi từ bỏ quay về thành phố.

Lên ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Đà Lạt, do Thượng tọa Thích Thiện Tấn làm Hiệu trưởng. Thầy giáo Cao Cự Phúc dạy Việt văn lớp đệ lục. Trong ở đó, ông là thầy giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm. 

mercredi 30 août 2023

Chút ân tình Gởi Vọng Ngày Xanh

Mai này ta sẽ đứng giữa cái quan
ngó bóng người mờ dần như sương khói
nhặt nỗi đau trên đường người chưa tới 
như chút tình của kẻ sĩ mà thôi



vendredi 25 août 2023

Dạ Quỳnh tháng 8/2023

Quỳnh vẫn nở một mình trong đêm, đâu có cô đơn. Hương thơm của nó phải được lan toả trong đêm tối, khi phần lớn vạn vật đã ngủ say, trong không gian yên tĩnh trong sạch chỉ có những người yêu hoa mới thấy được vẻ đẹp thật sự của nó.

Giữa đêm toả sắc lung linh
Hương thơm thoang thoảng một mình giữa đêm
Bao nhiêu âu yếm êm đềm
Bỏ xa trần tục như quên sự đời

lundi 21 août 2023

Vũ Hối và Thơ Nhạc Trong Tranh

Nền văn học nghệ thuật Việt Nam vừa mất thêm một họa sĩ tài danh: họa sĩ Vũ Hối. Ông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1932 tại làng Dương Đàn, quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và qua đời ngày 19 tháng 8, 2022 tại Maryland, Hoa Kỳ.
Ông là một họa sĩ, thi sĩ và là nhà thư họa nổi tiếng. Ông được mời vẽ chân dung của Tổng thống Kennedy. Ông cũng vẽ chân dung Đức Đại Lạt Ma, Tổng thống Vaclav Havel và nhiều danh nhân thế giới khác.
Mặc dù tên tuổi của ông được ghi trong nhiều tự điển, tuyển tập, sưu tập hội họa quốc tế, họa sĩ Vũ Hối có một đời sống hết sức khiêm cung, bình dân, gần gũi và hòa đồng với mọi người, mọi giới. Ông mang cái đẹp đến cho con người không phân biệt trình độ hiểu biết về nghệ thuật của họ. 
(Trần Trung Đạo)

mardi 15 août 2023

Những chuyện đời bình thường trong truyện ngắn Tiểu Tử - Nguyễn Văn Sâm

Tôi biết rất ít về con người của Tiểu Tử, đại khái ông, là con trai của nhà văn tiên phong Miền Nam Võ Thành Cứ, đã từng dạy ở trường Petrus Ký một niên khóa nào đó giữa thập niên 50 khi tốt nghiệp kỹ sư từ Pháp về. Lúc đó tôi đang theo học tại trường nầy (54-57) (như vậy trên danh nghĩa tôi là học sinh của ông). Bây giờ ông định cư ở Paris sau một thời gian làm việc ở Phi Châu. Thỉnh thoảng ông phóng lên mạng một truyện ngắn ngắn nhưng hầu hết tình tiết trong câu chuyện thường đi sâu vào lòng người, được đón nhận với cảm tình. Điều nầy do ông biết chọn tình tiết nổi bật, hy sinh những điểm nhỏ không ích lợi cho toàn truyện mặc dầu sẽ làm bài văn trở nên sinh động và mang nhiều màu sắc văn chương hơn. Thêm vào đó, văn ông giản dị trong sự mô tả khiến người đọc dễ cảm nhận những điều ông muốn chuyển tải. Đối thoại của Tiểu Tử bình dị, không bị lệ thuộc vào tính chất cách điệu của văn chương sáng tác nên rất giống với lời nói chuyện ngoài đời. Đó là ba trong số những yếu tố thành công của truyện ngắn Tiểu Tử.

Nhớ Sài Gòn - Thơ Cao Nguyên-Nhạc Đình Đại

Chị Tư Ù - Tiểu Tử


Đi Xe Đò Đi Xe Ôm - Tiểu Tử Võ Hoài Nam

http://soha.flipboard.vcmedia.vn/k:flipboard/100/5e2764xotxa1001chieukiemtienve/can-rang-di-tiec-tung-xe-om-kiem-tien-tieu-tet.jpg

Ngụy - Tác Giả: Tiểu Tử


 Résultat de recherche d'images pour "nhà văn tiểu tử"

Thầy Năm Chén - Tiểu Tử

 

Bài ca vọng cổ -Tác giả Tiểu Tử

 Image associée

NGÀY NẦY, NĂM 1975. Mỹ thật.. đểu…- Tiểu Tử

 

lundi 14 août 2023

Trường Ca Mẹ Việt Nam - Phạm Duy

Trường Ca Mẹ Việt Nam - Phạm Duy

1/ Đất Mẹ (Nhật Trường + Trần Ngọc + Thái Thanh)
2/ Núi Mẹ (Duy Khánh + Thái Thanh)
3/ Sông Mẹ (Duy Khánh + Thái Thanh)
4/ Biển Mẹ (Duy Khánh + Thái Thanh) Lời Kết (Phạm Duy)

dimanche 13 août 2023

Cơm Nguội - Tiểu Tử

Ông già đó lái xe đưa hai thằng cháu nội sáu bảy tuổi đi ăn MacDonal's.// Bữa nay chúa nhựt, vợ chồng thằng con ông không có đi làm, nhưng vì phải đi dự đám cưới của một người bạn vào buổi trưa nên thằng con ông nhờ ông đến nhà vừa giữ nhà vừa trông chừng hai đứa nhỏ. Nó đã điện thoại cho ông hôm tuần trước để…"xí chỗ" bởi vì nó biết hai đứa em của nó lâu lâu cũng nhờ ông làm như vậy.
 

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.
Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Gặp lại Phan Nhật Nam trên Quốc Lộ 1 (Kỳ 3) - Trần Vũ

https://gdb.voanews.com/D28D7A9B-F7E9-46C7-AF56-021514834B67_w408_r0_s.jpgLTS: Tháng Tư luôn là  một ám ảnh của người Việt, dù hải ngoại hay trong nước, và là nỗi băn khoăn, ray rứt cho cả những người thế hệ sau chiến tranh. Trẻ xin được phép đăng lại bài phỏng vấn người lính Phan Nhật Nam của  “người thế hệ sau” Trần Vũ như một chia sẻ đến quý độc giả một người đã trực tiếp bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam. Do diện tích trang báo giới hạn, bài phỏng vấn này sẽ được chia làm 3 kỳ. Mời quý bạn đọc theo dõi…

Gặp lại Phan Nhật Nam trên Quốc Lộ 1 (Kỳ 2) - Trần Vũ

https://www.sbtn.tv/wp-content/uploads/2017/09/aa-6.jpgLTS: Tháng Tư luôn là  một ám ảnh của người Việt, dù hải ngoại hay trong nước, và là nỗi băn khoăn, ray rứt cho cả những người thế hệ sau chiến tranh. Trẻ xin được phép đăng lại bài phỏng vấn người lính Phan Nhật Nam của  “người thế hệ sau” Trần Vũ như một chia sẻ đến quý độc giả một người đã trực tiếp bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam. Do diện tích trang báo giới hạn, bài phỏng vấn này sẽ được chia làm 3 kỳ. Mời quý bạn đọc theo dõi…

Gặp lại Phan Nhật Nam trên Quốc Lộ 1 (Kỳ 1) - Trần Vũ

https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2013/10/phan_nhat_nam_2.jpgLTS: Tháng Tư luôn là  một ám ảnh của người Việt, dù hải ngoại hay trong nước, và là nỗi băn khoăn, ray rứt cho cả những người thế hệ sau chiến tranh. Trẻ xin được phép đăng lại bài phỏng vấn người lính Phan Nhật Nam của  “người thế hệ sau” Trần Vũ như một chia sẻ đến quý độc giả một người đã trực tiếp bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam. Do diện tích trang báo giới hạn, bài phỏng vấn này sẽ được chia làm 3 kỳ. Mời quý bạn đọc theo dõi…
Những ngày 11, 12 tuổi, vào những năm 73-74, tôi say mê Phan Nhật Nam. Anh trở thành thần tượng của tuổi thơ, với những ngày dài trên quê hương, những ngày bi thảm, những ngày thê lương, những ngày gẫy vụn, trong nỗi sợ khốn cùng. Nỗi sợ trái lựu đạn đã bật kíp. Nỗi đau vô hình của đồng ruộng ẩn chứa triệu trái mìn. Nỗi đau thắt ruột của người cha xếp xác con, trên đoạn đường từ Quảng Trị về Huế. Trong bất mãn của người lính trước một hậu phương vô ơn. Của người lính miền Nam phải tự vệ giữa một thế giới làm ngơ những thảm sát tập thể ở bãi Dâu, ở trường tiểu học Cai Lậy. Khác những nhà văn quân đội khác, tính chất bi tráng của một xã hội dân sự thời chiến phủ trùm lấy bút ký của Phan Nhật Nam, vượt lên trên các trận đánh. Không phải Mùa hè đỏ lửa, mà Tù binh và Hòa bình, Dọc đường số 1, Dấu binh lửa mới thực sự ghi lại suy nghĩ của một quân nhân trong chiến tranh. Bên cạnh, nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc chỉ là những tiểu xảo của những sản phẩm được biên tập.

lundi 7 août 2023

Giấc Mơ Việt Nam - Trần Trung Đạo

Giấc mơ Việt Nam là một bài tâm bút của Trần Trung Đạo, Bích Huyền và Đan Thanh xin phép được chia sẻ cùng quý vị và các bạn.
Giấc mơ Việt Nam là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh hòa bình. Nơi đó, ngay từ 20 thế kỷ trước công nguyên tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhỏ, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng.
Từ thuở nhân loại còn trong buổi sơ khai, tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ cấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên một mẹ trăm con cùng chung bọc trứng để làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đã bắt đầu từ thuở xa xưa đó…

jeudi 3 août 2023

Hàng quán Sài Gòn xưa

 Các quán giải khát là một phần không thể thiếu của diện mạo đường phố Sài Gòn từ xưa đến nay. Cùng xem lại những hình ảnh thú vị về quán giải khát vỉa hè ở Sài Gòn thập niên 1960-1970.

Ảnh độc đáo về hàng quán giải khát trên vỉa hè Sài Gòn xưa - Ảnh 1.

Quán giải khát bên ngoài bệnh viện Grall (nay là Bệnh viện Nhi đồng 2), Sài Gòn năm 1967. Ảnh tư liệu.

mercredi 2 août 2023

Sài Gòn Xưa

Những bức ảnh màu mộc mạc gợi nhớ về một đô thị hoa lệ từng đứng bậc nhất Đông Nam Á. Hình ảnh Việt Nam xin giới thiệu bộ ảnh đẹp về Sài Gòn xưa, trước năm 1975.

[​IMG]

Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966

Đại Bàng Buổi Sáng - Hoàng Nga

http://hill29.com/images/chulai3.jpgÔng Clarence bảo muốn đến Chu Lai chỉ vì nơi đó có người anh cả của ông đang đóng quân. Tôi đáp lại, tôi chưa đến Chu Lai bao giờ.

Thật vậy, nếu không kể những lần về miền trung, xe đò bắt buộc phải chạy qua cái thị trấn ven biển nho nhỏ ấy, thì tôi vẫn chưa được kể là đã đến Chu Lai. Dường như là chưa bao giờ có cơ hội đi một vòng xem nơi ấy có những gì dẫu từ đấy ra tới Đà Nẵng, thành phố tôi đã sống chỉ khoảng chừng năm mươi sáu dặm, chưa đến chín chục cây số về hướng nam trên quốc lộ Một, và đường đi thì có thể nói là khá thẳng thớm, dễ dàng.

jeudi 27 juillet 2023

Tình Khúc Nguyễn Đình Toàn - Hỡi Em Yêu Dấu

Nguyễn Ðình Toàn - Dẫn Em Vào Nhạc
Quỳnh Giao
Ngày còn bé, Nguyễn Ðình Toàn không biết đánh đáo.// Ông đánh mạt chược thuộc loại đáo để và ăn nói còn đáo để hơn trên bàn mạt chược, nhưng Quỳnh Giao nghi là ông không biết đánh đáo. Hoặc có lẽ không thèm đánh đáo. Ở tuổi ấu thơ, Nguyễn Ðình Toàn ham mê chuyện khác, để ý đến chuyện khác, chuyện thi ca chẳng hạn, thơ và nhạc.
Người ta có thể kết luận như trên khi đọc tập bút ký của ông viết về 190 tác giả, có tựa đề là “Bông Hồng Tạ Ơn” vừa được ra mắt tại báo quán Người Việt chiều 28 Tháng Mười vừa qua. Quỳnh Giao không viết về ông trước ngày đó như để giới thiệu sinh hoạt này.

Giấc Mơ Việt Nam - Trần Trung Đạo


Giấc mơ Việt Nam là một bài tâm bút của Trần Trung Đạo, Bích Huyền và Đan Thanh xin phép được chia sẻ cùng quý vị và các bạn.
Giấc mơ Việt Nam là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh hòa bình. Nơi đó, ngay từ 20 thế kỷ trước công nguyên tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhỏ, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng.
Từ thuở nhân loại còn trong buổi sơ khai, tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ cấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên một mẹ trăm con cùng chung bọc trứng để làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đã bắt đầu từ thuở xa xưa đó…

mardi 25 juillet 2023

Hình xưa Nử Quân Nhân và Quân Trường VNCH

Quân Trường QLVNCH
Thao Trường Đổ Mồ Hôi - Chiến Trường Bớt Đổ Máu

Hình xưa về Chương Trình Chiêu Hồi

Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ VNCH đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể Tự Do của miền Nam.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra Bản tuyên cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi.
Chương trình này thời gian đầu trực thuộc Bộ Công dân vụ và một thời mang tên “Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm Đường”. Sau năm 1963, phân ban Chiêu hồi đổi qua trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965, chuyển sang Bộ Thông tin.

lundi 24 juillet 2023

Ca sĩ Duy Trác

Duy Trác quê ở Sơn Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo truyền thống. Nghề nghiệp chính của ông là luật sư, theo một vài tài liệu thì ông còn là thẩm phán. Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và cũng là một dịch giả. Duy Trác bắt đầu đi hát từ những năm còn là sinh viên, khoảnh cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 nhờ sự giới thiệu của ca sĩ Quách Đàm với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Tuy giọng ca của ông được rất nhiều người mến mộ, nhưng trước 1975 ở Sài Gòn, Duy Trác gần như không bao giờ trình diễn ở phòng trà hay các chương trình nhạc hội. Ông chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm cho các hãng băng đĩa, vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh “chàng ca sĩ cấm cung”. Duy Trác cũng có sáng tác một vài bài hát như Tiếng hát đêm Noel, Sài Gòn chỉ vui khi các anh về…

dimanche 23 juillet 2023

Dạ Quỳnh tháng 7/2023

Hoa quỳnh tượng trưng cho cái “vẻ đẹp chung thủy”, vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm.

Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, Quỳnh Hoa đã được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao.Hoa quỳnh tượng trưng cho cái “vẻ đẹp chung thủy”, vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm. Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, Quỳnh Hoa đã được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao. 

mardi 4 juillet 2023

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối”

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên sinh năm 1930, có một số sáng tác nổi tiếng từ trước năm 1954, nhưng khi nhắc đến tên tuổi Lê Mộng Nguyên, ai cũng đều nghĩ đến bài hát lãng mạn thời thập niên 1940 là “Trăng Mờ Bên Suối”, được sáng tác khi ông mới ở tuổi đôi mươi dành cho mối tình đầu:
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối 
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Lê Mộng Nguyên 1930-2023

Trên FB của nhà báo Từ Nguyên ở Paris, ngày 30/6/2023 cho biết: “Lê Mộng Nguyên đã qua đời ngày 19 tháng 5 vừa qua, đã hỏa thiêu 9 ngày sau”.

Về tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã được phổ biến trước đây. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học. Năm 1949, ông sáng tác nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối được thành danh nên ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường Âm Nhạc Paris nhưng sau đó sang học Luật và Kinh Tế tại Đại Học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).

samedi 1 juillet 2023

Trả Lại Em Yêu – Sự bi thiết của mối tình sinh viên thời ly loạn

Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, nhạc sĩ Phạm Duy viết ở mọi thể loại nhạc, và hầu như ở thể loại nào, ông cũng để lại nhiều bài hát nổi tiếng.
Trong những tác phẩm âm nhạc được Phạm Duy viết cho lứa tuổi sinh viên học sinh, người ta nhớ đến Con Đường Tình Ta Đi, Ngày Xưa Hoàng Thị, Tuổi Ngọc… và đáng kể nhất là Trả Lại Em Yêu – bài hát đậm chất bi thiết về nỗi buồn chia tay của mối tình sinh viên khi người con trai từ biệt người yêu, giảng đường để lên đường nhập ngũ.
Trái tim của nghệ sĩ đã đập theo nhịp tim của thời đại. Tâm hồn của nhạc sĩ đã hòa nhịp theo nỗi buồn khắc khoải của tuổi trẻ để rung lên những giai điệu da diết của lớp thanh niên hồi đó để cất lên lời ca mà bất cứ thình giả nào khi nghe cũng như thấy được hoàn cảnh và thân phận của mình trong đó.

“Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ !” - Vũ thế Thành

“Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.
Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.

mardi 27 juin 2023

Nửa Hồn Xuân Lộc - Nguyễn Phúc Sông Hương

Trong ít ỏi những nhà thơ viết về cuộc chiến Việt Nam, ngoài Nguyễn Bắc Sơn, Cũng như người lính làm thơ Trạch Gầm, Nguyễn Phúc Sông Hương (NPSH) là một trong những nhà thơ được chúng ta nhắc đến nhiều …, một trong những lý do: đó là ông đã có những bài thơ nói lên cuộc chiến cam go nhưng rất anh dũng & bi tráng của người lính VNCH trong những ngày tàn cuộc chiến, chẳng hạn như “Nửa Hồn Xuân Lộc” hay “Tháng Tư… Lính không cần hớt tóc.”