jeudi 27 janvier 2022

Nhớ Trầm tử Thiêng, cùng ông "nghiêng tai nghe lại cuộc đời"

Tưởng niệm 18 năm ngày mất của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937-25/1/2000), nghe lại những ca khúc thể hiện tình và lòng của người nhạc sĩ mà trái tim và hơi thở của ông tưởng như đã gắn chặt theo từng nhịp chờ của đất mỗi khi sóng biển vỗ vào mãnh cong hình chữ S. Đời riêng của ông vùi chung số phận hoạn nạn của dân tộc, nhưng tuyệt không có hận thù trong ca khúc của ông mà chỉ niềm đau sự thống khổ, một sự khổ nạn mang tên Việt Nam của những con người với trái tim biển cả.

mercredi 26 janvier 2022

Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’

Có một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương, nhân loại.

mardi 25 janvier 2022

Album Tình Ca Dọc Đường - 18 Bài Ca yêu thương Sầu Muộn của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

Em. Em hãy can đảm nghe trọn vẹn những âm thanh và ngôn ngữ này. Những can đảm nhìn suốt về mình, về cuộc đời tình ái của mình. Rồi đây chưa hẳn em sẽ hài lòng về những bài ca của anh, những bài ca tình yêu không tươi sáng mấy. 

 Mà tươi sáng thế nào được!? Khi em bây giờ là như thế đó, khi anh bây giờ là như thế này. 
Hãy nghe đi em. Đó là cách giải thích của anh về tình yêu. Về sự băng rã đương nhiên của nó -sự băng rã đáng sợ. Biết thế! Nhưng làm sao tránh nổi? 

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng: Người viết Kinh Khổ

TRẦM TỬ THIÊNG, Người Chép Sử Lưu Vong Bằng Âm Nhạc - Huy Phương

– “Bước Chân Việt Nam”, bản quốc ca cho những người Việt Nam thống khổ, lưu vong.
“Cộng Sản là Cộng Sản.
Không có việc Cộng Sản ngày
hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
(Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng)


lundi 24 janvier 2022

Lam Phương, người nhạc sĩ không có mùa Xuân

Với trên dưới 200 bản nhạc gần gũi và đại chúng qua vài thế hệ người thưởng ngoạn, nhạc sĩ Lam Phương quả xứng danh là một trong những nhạc sĩ tài hoa hàng đầu của nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc ông ghi dấu lịch sử và thời cuộc, như cuốn sử nhạc ghi lại một chặng đường dân tộc qua các tâm trạng, cảm xúc của riêng ông. Như chính của nhiều người đồng thế hệ. 

Vậy mà điểm lại nhạc Lam Phương, dù có nhiều bản nhạc Thu và Đông, ông lại viết khá ít nhạc thật sự cho mùa Xuân. Nếu có dăm bản thì đó lại là những bản nhạc nhắc đến Xuân buồn. Chúng không phải là loại nhạc Xuân để các ca sĩ trình diễn trong không khí Xuân rộn ràng vì hầu hết là những ngậm ngùi, là phân cách, chia ly. 

dimanche 23 janvier 2022

“Cho Người Vào Cuộc Chiến” (Mặc Thế Nhân & Nhật Ngân) – “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi…”

Đầu thập niên 1970, hai nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và Nhật Ngân chơi thân với nhau và cùng sáng tác những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng với bút danh Phan Trần, đầu tiên là Cho Vừa Lòng Em, sau đó là Một Lần Dang Dở. Dù cả 2 ca khúc này đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt, nhưng dẫu sao thì đó cũng chỉ là những bài hát tình cảm yêu đương thường tình, khác với ca khúc thứ 3 của họ, nội dung mang tính thời đại hơn: Cho Người Vào Cuộc Chiến. 

samedi 22 janvier 2022

Quỳnh Về Trong Đêm Vắng - Phạm Anh Dũng

"Chút hương quỳnh tàn bay theo gió 
Trong tim ta nhạt nhòa lệ hoa 
Cơn mê hoang hoa rời xa người 
Trong đêm thâu ta vẫn lẻ loi"
 
 

lundi 17 janvier 2022

Tiếng hát Lệ Thu

Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên viết về Trường Sa: "Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, giới yêu nhạc tại Sàigòn đã được nghe 3 ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Trường Sa: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em, và Mùa Thu Trong Mưa qua tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thu. Chỉ với 3 bản tình ca này, vườn hoa âm nhạc Việt Nam đã có thêm một bông Hồng tuyệt đẹp. Cá nhân tôi, khi nghe 3 ca khúc này đã yêu ngay cái nét nhạc dịu dàng, bình lặng như dòng suối nhỏ lượn quanh khu vườn yên tĩnh, rồi bất chợt trỗi lên như cơn bão nổi, như con sóng thần ngập tràn dấu đau thương. Tôi cũng yêu nữa những lời ca sâu lắng, man mác buồn, chau chuốt nhưng không kiểu cách, không làm dáng. 

samedi 15 janvier 2022

CHIM BAY VỀ BIỂN - PHẠM TÍN AN NINH

Một mai chim bỏ bay về biển 
Ta đứng một mình ngó nhánh sông 
Ta khóc nhìn theo giòng nước chảy 
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng 
(Sương Mai) 

jeudi 13 janvier 2022

Hoàng Trường Sa

hai-chien-1-305 - Hoàng Sa: Góc nhìn từ dinh ông Thiệu
- Hoang Sa, nỗi đau 40 năm
- Hạt Cát Trường Sa
- Hoàng Trường Sa



Lệ Thu : giọng hát cũng có thể bị « han rỉ » như sắt

Có những giọng hát chỉ thích hợp với một loại nhạc hay trong một giai đoạn nào đó của đời sống, nhưng riêng với Lệ Thu, giọng hát vững vàng, điêu luyện và đầy nội lực quyến rũ ấy, dường như tồn tại trên dòng đời này, là để phù hợp với mọi nguồn âm nhạc. 
Thời gian qua, âm nhạc Việt Nam quả là đã trải qua nhiều biến động mang tính đột phá, với những trào lưu mới, sáng tác và phát hành các sản phẩm âm nhạc trên các kênh trực tuyến. 
Rất nhiều giọng ca được giới trẻ ưa chuộng đã thoát thân từ những sản phẩm online, người ta dễ dàng nhận thấy xu hướng phát hành các video nhạc hay single (bài hát đơn) đang là trào lưu mà nhiều ca sĩ trẻ mới bước chân vào làng giải trí đang hướng tới. Chỉ cần một vài video nhạc ưng ý, đánh trúng thị hiếu giải trí của giới trẻ với những hình ảnh bắt mắt, lãng mạn, ca từ mùi mẫn, không cần quá cầu kỳ gọt giũa, ngay lập tức họ được chú ý và dĩ nhiên đem đến thành công bước đầu nhanh chóng để kết nối với công chúng. 

mardi 11 janvier 2022

Những người vợ lính thời lửa binh - Phạm Phong Dinh

Trong cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của cộng sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội cộng sản Bắc Việt và Việt cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn vinh và ngợi ca. Đó là những người lính không có vũ khí, không số quân, không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường. 

lundi 10 janvier 2022

Lê Trọng Nguyễn và nắng chiều

Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn (Quảng Nam). Ông tên thật là Lê Trọng, còn chữ Nguyễn là họ của mẹ (sau này vợ ông cũng ghép tên ông vào trước tên mình: Lê Trọng Nguyễn Thị Nga). Cha mất sớm, bà mẹ trẻ chấp nhận ở góa để nuôi ông và người em gái cho đến lúc trưởng thành… Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. 

mercredi 5 janvier 2022

Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng?

Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng? 

Hôm nọ, ông NPTrọng phàn nàn là Việt Nam không có những bài hát hay. Tôi thì nghĩ khác ổng, vì Việt Nam có những bài hát hay. Có thể ổng chưa nghe đó thôi. Chúng ta thử tìm về nhạc thời trước 1975 ở miền Nam xem, có nhiều bài hay lắm chứ, và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay dù nó bị vùi dập nhiều lần ... 

Nhạc sĩ Châu Kỳ – người viết nên những ca khúc nổi tiếng

Một trong những nhạc sĩ thành côɴԍ với những sáng tác về nhạc trữ tình, người cho ra đời nhiều bài hát vượt thời gian và được đông đảo côɴԍ chúng đón nhận không ai khác cнíɴн là cố nhạc sĩ Châu Kỳ. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ gạo cội của nền tân nhạc Việt Nam với gần 200 sáng tác. … Người viết nên những bài hát rung động lòng người như: Đừng nói xa nhau, Đón xuân này nhớ xuân xưa, Biệt kinh kỳ, Con đường xưa em đi, Sao chưa thấy нồi âm, Được tin em lấy c нồng, …. 

mardi 4 janvier 2022

Đôi Nét Về Nhạc Sĩ Châu Kỳ

Thật hiếm thấy có người nghệ sĩ nào mà sinh hoạt văn nghệ trải dài trên nhiều lĩnh vực như nhạc sĩ Châu Kỳ, ông dạy nhạc tại trường âm nhạc Huế, tham gia nhiều đoàn văn nghệ như đoàn Ái Liên, đoàn cải lương Bắc Việt, ông lại trở thành ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á, sau vào miền Nam trở thành nhà soạn kịch và đóng những vở kịch chủ đề như là ái tình và tôn giáo khiến nhiều người ngạc nhiên về khả năng của ông, một người ở miền Trung mà lại viết kịch bằng lối hành văn của miền Nam. 

lundi 3 janvier 2022

Ca nhạc sĩ Mạnh Phát và những bản nhạc bất hủ

Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng. 

Đôi Nét Về Nhạc Sĩ Mạnh Phát Và Ca Khúc ‘Thành Đô Ơi ! Giã Biệt’

Nhớ về cố Ca Nhạc sĩ Mạnh Phát là nhớ đến rất nhiều nhạc phẩm mà biết bao người yêu thích từ xưa cho đến nay như Chuyến Đi Về Sáng, Hoa Nở Về Đêm, Nỗi Buồn Gác Trọ, Sương Lạnh Chiều Đông, Vọng Gác Đêm Sương, Ngày Xưa Anh Nói… Không phải ai cũng biết ông cũng là một nam ca sĩ nổi tiếng hàng đầu, vào đầu thập niên 40 ở Sài Gòn. 

dimanche 2 janvier 2022

Tưởng nhớ Ca sĩ Hà Thanh

- Tưởng nhớ Ca sĩ Hà Thanh
- Ca Sĩ Hà Thanh
- Hà Thanh, Chim Hoàng Oanh Đất Thần Kinh - Vương Trùng Dương
- Hà Thanh
- HÀ THANH, Hạc Vàng Về Cõi Thiên Thu - Vương Trùng Dương




Ca Sĩ Hà Thanh


Ca sĩ Hà Thanh, một trong những tiếng hát được yêu mến và có ảnh hưởng nhất trong âm nhạc Việt Nam đã từ trần lúc 4 giờ 27 phút ngày 1 tháng 1, 2014 tại Boston. Danh ca Hà Thanh tên thật Trần Thị Lục Hà, Pháp Danh Tâm Từ, sanh Ngày 25/7/1937. Mất ngày 1/1/2014. Thọ 75 tuổi.

samedi 1 janvier 2022

HAPPY NEWYEAR

HAPPY NEWYEAR 

Nhớ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, lúc còn hụt bước thăng trầm trong cuộc mưu sinh ở SG, cứ đến ngày Tết Dương lịch, anh em bạn bè tôi thường hẹn nhau kéo đến quán cà phê nào đó để nghe nhạc và ngắm thiên hạ, và hiển nhiên những bài nhạc ABBA luôn được ưa thích và ưu tiên trong những ngày này, đặc biệt là bản nhạc bất hủ “Happy Newyear”, một ca khúc trong nhiều năm qua, đã và đang khiến hàng triệu con tim bất chợt thổn thức, xao xuyến mơ hồ, háo hức mông lung, và cuối cùng lắng sâu vào lòng người những bình yên bên lời chúc năm mới đầy yêu thương ngọt ngào. 

CHO MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN

Hoàng Ngọc Ẩn được mệnh danh là người mang thi ca đến với âm nhạc. Thơ ông được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và phổ biến rộng rãi: Phạm Duy với các bài Tháng tám mưa mây, Buồn xưa, Hãy trả lại em, Trong mộ chiều xuân; Phạm Đình Chương với bài Cho một thành phố mất tên; Huỳnh Anh với bài Rừng lá thay chưa, Việt Dzũng với Tự trầm, Bài Tango cuối cùng, Bên đời hiu quạnh, Thung lũng chim bay; Trần Quan Long với Sóng sầu, Thành phố quạnh hiu; Song Ngọc với Sài Gòn vĩnh biệt tình ta, Một thoáng ngậm ngùi; Lê Uyên Phương với Mưa rơi, Ta vẫn còn sầu, Sài Gòn yêu dấu; Trầm Tử Thiêng với Bài Tango cho người tình lỡ; Lê Dinh với Tình ca người mất quê hương… và nhiều nhạc sĩ khác.