mercredi 14 novembre 2018

Obama: Kẻ tội phạm quốc tế

baomai.blogspot.comCó một số người không dễ gì buông bỏ quá khứ. Cựu TT Barack Obama (đảng Dân Chủ nhà ta) là một trong những người như vậy. Từ khi rời khỏi chức vụ sau cuộc bầu cử năm 2016 đã đưa Tổng Thống đảng Cộng Hòa là Donald J. Trump vào Bạch Cung, thì Obama đã cưỡi gió bay đi khắp cùng thế giới, nhúng tay, thọc gậy bánh xe vào những công việc quốc gia đã không còn nằm trong quỹ đạo thuộc thẩm quyền của ông ta, là một cựu Tổng Thống.
Trên phương diện ngoại giao, đây chẳng những là một mô thức tệ hại, mà nó còn là một hành động phạm pháp. Có một đạo luật đã có mặt trên 200 năm đã cấm đoán bất cứ công dân Hoa Kỳ nào, dù người ấy đang ở đâu, không được tiếp xúc với chính phủ ngoại bang mà không có sự cho phép của chính phủ Hoa Kỳ. Đạo luật đó chính là “Logan Act” tuy có tính cách ngắn, gọn, nhưng xác định rất rõ ràng:
baomai.blogspot.com
  
“Bất cứ công dân Hoa Kỳ nào, dù người ấy đang ở đâu, khi không có chính phủ Hoa Kỳ cho phép, thì dù trực tiếp hay gián tiếp, không được liên lạc hay giao tiếp với bất cứ một chính phủ hay bất cứ một viên chức hoặc đại diện của chính phủ ngoại bang, với dụng ý gây ảnh hưởng đến sự điều hành của chính phủ ngoại bang đó trong bất cứ tranh tụng, hay những bàn cãi nào liên hệ đến Hiệp Chủng Quốc, mà mục đích là để đánh bại, là nhằm vô hiệu hóa những giải pháp hoặc đường lối của Hoa Kỳ. Kẻ phạm luật này sẽ bị xử phạt, hoặc bị tù giam không quá 3 năm, hoặc cả hai”.
Những hành động vừa kể của Obama thật là khôi hài khi ông ta cảnh báo với nhóm bàn giao chính phủ của Trump là “chúng ta chỉ có một Tổng Thống trong một lúc mà thôi”.
Dĩ nhiên, Obama muốn nói rằng ông ta có ý định nắm mọi quyền lực quốc gia cho đến phút thứ 11 của giờ thứ 11 trong quãng cuối của nhiệm kỳ tổng thống. Chắc chắn là như vậy rồi, tuy nhiên, một khi Trump đã tuyên thệ nhậm chức vào tháng giêng năm 2017, Obama cần phải tuân theo qui luật.
Nhưng không. Ông ta không muốn tuân theo qui luật.
Vào tháng 11 năm 2017, Obama đã lượn qua Paris, Pháp quốc, và đã gặp Tổng Thống Pháp Emmanual Macron. Nội dung cuộc nói chuyện không được tiết lộ trước công luận.
baomai.blogspot.com
  
Cuộc gặp gỡ bí mật này chỉ là một trong những cuộc gặp gỡ khác, của chuyến đi 5 ngày gặp gỡ giữa Obama và một số lãnh tụ thế giới như Trung cộng, Ấn Độ và Pháp. Với tư cách chỉ là một công dân Hoa Kỳ, khi Obama tiếp xúc với những lãnh tụ các cường quốc này đã đưa đến những quan ngại rằng Obama và những lãnh tụ của đảng Dân Chủ đang thành lập một chính phủ trong bóng tối để đối kháng với chính phủ hiện hành.
Chính phủ đối kháng này được cầm đầu bởi Obama đã được mệnh danh là một cuộc “đảo chánh” nhằm đánh bại chính phủ hiện hành, qua một lực lượng bất hợp pháp cầm đầu bởi một nhóm nhỏ, thông thường là một lực lượng thuộc quân đội.
baomai.blogspot.com
  
Obama đi vòng qua Á châu, chặng đầu tiên dừng ở Trung cộng, chuyện vãn với Chủ tịch Tập Cận Bình. Kế đến lại bay sang Pháp, tại đó Obama đã phỉ báng Vị Tổng Tư Lệnh tối cao của Hoa Kỳ với luận điệu rằng người dân Mỹ là nạn nhân của “một nước Mỹ đang tạm thời không có người lãnh đạo”. Tại Ấn Độ, Obama chế nhạo rằng ông ta có nhiều người theo trong trương mục Twitter hơn là anh chàng rất khoái Tweet như Trump.
Hiển nhiên, một ông cựu tổng thống nào đó vẫn còn thèm muốn cái chức vụ cũ ở Bạch Cung mà mình đã phải rời bỏ cách đây hai năm. Nhưng cái rắc rối lớn ở đây là Obama đã đi lòng vòng đến các cường quốc, thọc gậy bánh xe vào chuyện điều hành đất nước của đương kim Tổng Thống là Donald Trump, và điều đó đã rõ ràng vi phạm vào đạo luật liên bang Logan Act.
baomai.blogspot.com
  
Đạo Luật Logan Act thông qua vào năm 1799 được đặt theo tên một chính khách và là một công dân Hoa kỳ tên George Logan, người đã tự mình xốc vác công việc chính trị mà không qua thẩm quyền của Tổng Thống John Adams, Bộ trưởng Tài chánh Alexander Hamilton, và Bộ trưởng Ngoại giao Thomas Jefferson. Vào năm 1798, Logan du hành qua nước Pháp trong thời kỳ cách mạng bùng nổ để xoa dịu những căng thẳng thương mại sau khi Mỹ đứng về phía Anh quốc, lúc ấy đang là kẻ thù của Pháp, sau khi Mỹ thông qua Hiệp Ước Jay Treaty vào năm 1794.
Mặc dù Logan đã thành công là khiến Pháp chấm dứt những hành động thù nghịch trong những giằng co thương mại đối với Mỹ, và cũng nhờ đó mà tránh được chiến tranh giữa Pháp và một nước Mỹ mới thành lập với 13 tiểu bang. Nhưng khi trở về nước, hành động của Logan đã bị xem là cò tính cách “phản quốc”. Việc đàm phán hay hòa giải đó là trách nhiệm của một chính phủ, chứ không thuộc về một cá nhân tự đề bạt lấy mình vào “nhiệm vụ” đó.
baomai.blogspot.com
  
Adams, Hamilton, và Jefferson, mỗi người trong chính phủ Mỹ lúc đó đều có những sáng kiến riêng để đối phó với người Anh (kẻ thù không đội trời chung với chúng ta cho đến khi chặng cuối cuộc cách mạng dành độc lập của Hoa Kỳ vào năm 1776) và với người Pháp (đồng minh của chúng ta vào những năm cách mạng dành độc lập của Hoa kỳ). Những viên chức vửa kẻ đã mất cơ hội làm trọng trách của họ, chỉ vì Logan đi vòng và phỗng tay trên với tư cách của một công dân chứ không có thẩm quyền gì cả.
Để tránh tình trạng tương tự có thể xảy ra, vào ngày 30 tháng giêng năm 1799, đạo luật Logan Act đã được Quốc Hội Mỹ thông qua.
Hiển nhiên, đạo luật này có hiệu lực, bởi vì từ ấy đến nay chỉ có một vụ vi phạm, đã xảy ra vào đầu thế kỷ 19, dù vậy, đã không b đưa ra truy tố.
baomai.blogspot.com
  
Obama không chỉ là một đảng viên cao cấp của đảng Dân Chủ coi thường luật pháp. Mà chính John Kerry, cựu Ngoại trưởng vào những năm 2013 đến 2017, một thượng nghị sĩ của Massachusetts vào những năm 1985 đến 2013, và là ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ năm 2004 đã gặp riêng với các viên chức ngoại quốc vào tháng 5 vừa qua, gồm có viên đại sứ tại LHQ của Iran, với mục đích cổ động chính sách đối ngoại với chế độ độc tài IRAN (nhằm bảo vệ hiệp ước nguyên tử Obama đã ký với IRAN) đã gây ra những khó khăn cho chính phủ Trump đang cầm quyền.
Nếu thực là vậy, thì đây là một vi phạm vào luật Logan Act do một tay chóp bu khác của đảng Dân Chủ. Dù vậy, theo báo National Review, cái rắc rối không phải là Kerry có phạm tội phản quốc hay không, mà vấn đề là ở chính cái đạo luật Logan. Ký giả Dan McLaughlin viết vào ngày 5 tháng 5, 2018: “Quốc Hội nên hủy bỏ đạo luật Logan này”.
baomai.blogspot.com
  
Ôi, Me-xừ McLaughlin. Nếu Kerry đã vận động mong làm mất hiệu lựu của những cố gắng của chính phủ Trump, thì hãy để cho công lý được hành xử theo đúng luật pháp như đã được công nhận.
“Fringe media” (truyền thông “ngoài luồn”) là một từ ngữ của một tay viết thiên tả áp đặt cho những ký giả nào biết đọc và hiểu luật Logan Act. Sarah Wasko đã phơi bày cái dốt nát về luật khi viết rằng:
“Sự khiếp đảm của những kẻ cực hữu đã dâng cao cơn sốt sau khi Obama gặp gỡ với vài cựu và đương kim lãnh tụ thế giới mà ông đã từng làm việc với họ với tư cách là một tổng thống.”
Có thực là chúng tôi có vẻ khiếp đảm trong nhận xét của cô chăng? Trong hệ thống pháp lý, cái câu “sau khi Obama gặp vài cựu và đương kim lãnh tụ thế giới” đã đủ để bắt đầu cho một truy tố về hành động phạm pháp, với tuyên án cuối cùng là: Phạm Tội !
baomai.blogspot.com
  
Hãy sáng suốt nhận định rằng: bất cứ một chính trị gia nào đã vi phạm luật Logan Act đều biết rõ việc mình làm và với một ý chí tự do, chứ không phải là họ “không biết”.
Còn bao lâu nữa, chúng ta cứ tiếp tục dung dưỡng những tội phạm như Kerry, Obama, và gia đình Clinton để cho họ tự do tránh né luật pháp về tội phản quốc của họ ?
Joe Gilbertson - Tường Giang 

baomai.blogspot.com

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire