Benjamin Franklin cho rằng “Thời gian đã mất không bao giờ tìm lại được” nhưng những kỷ niệm của quá khứ xảy ra trong cuộc sống đã in sâu vào tâm thức được khơi dậy trong ngòi bút có thể tìm lại được thời gian đã mất. Và, sau tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến, tác giả Trạch Gầm mày mò trong ký ức để trang trải cho nhau qua Nhốt Vòng Nhớ Thương!
Nhà văn Pháp Marcel Proust với tác phẩm Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) với cách tự truyện trong bối cảnh xã hội với 200 nhân vật, sinh hoạt trong vòng nửa thế kỷ mà theo lời nhận xét của nhà báo Thụy Khuê: “Tìm lại thời gian đã mất, theo phong cách Proust, là khai quật lại kho tàng thời gian… Nhờ nguồn chẩy của ký ức, nhà văn phục hồi dĩ vãng…”. Và lời kết: “Như thế khi vĩnh viễn ra đi Proust đã gửi lại ký ức và thời gian, hai bảo vật trân quý nhất của mình về cho sự sống”.
Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương của Trạch Gầm dày 228 trang gồm năm mươi bài thơ và mẩu chuyện xen kẽ với nhau mà theo lời tác giả “Tất cả những mảnh vụn nầy đã xảy ra trong mười năm” được ghi lại rất tự nhiên, chân thật và sống động.
Nhà văn Pháp Marcel Proust với tác phẩm Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) với cách tự truyện trong bối cảnh xã hội với 200 nhân vật, sinh hoạt trong vòng nửa thế kỷ mà theo lời nhận xét của nhà báo Thụy Khuê: “Tìm lại thời gian đã mất, theo phong cách Proust, là khai quật lại kho tàng thời gian… Nhờ nguồn chẩy của ký ức, nhà văn phục hồi dĩ vãng…”. Và lời kết: “Như thế khi vĩnh viễn ra đi Proust đã gửi lại ký ức và thời gian, hai bảo vật trân quý nhất của mình về cho sự sống”.
Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương của Trạch Gầm dày 228 trang gồm năm mươi bài thơ và mẩu chuyện xen kẽ với nhau mà theo lời tác giả “Tất cả những mảnh vụn nầy đã xảy ra trong mười năm” được ghi lại rất tự nhiên, chân thật và sống động.