lundi 17 septembre 2018

Ký Thiệt: Bức phù điêu…cao qu‎ý?

Image result for Đại sứ Daniel J. Kritenbrink nghiêng mình trước bức phù điêu... cao quýTrong nhiều bài viết về John McCain bằng tiếng Việt từ ngày ông ta qua đời (25.8.2018), đoạn dưới đây trong bài “Cái quan luận định” của ông Huy Phương chắc đã làm nhiều người suy nghĩ:
Nhắc lại tiểu sử, sự nghiệp của John McCain, người ta đã ca ngợi ông như một anh hùng của nước Mỹ và là một “đại ân nhân” của CSVN. Mỹ và Bắc Việt đã từng là kẻ thù của nhau, có thể nào một anh hùng của đất nước này lại là một ân nhân của đất nước kia không? Ông không những có công với người Việt hải ngoại đã vì chống đối chế độ trong nước mà khăn gói ra đi, ông cũng là một trong những người vận động bỏ cấm vận và mở lại bang giao Việt Mỹ, để người Việt gọi ông là “đại ân nhân,” chúng ta đã thấy hình ảnh nhiều ngươi dân ôm ảnh ông vào lòng mà sụt sùi sau khi ông mất.

Có điều khá khó hiểu là vì sao đối với một “đại ân nhân” như John McCain, CSVN không xây cho ông một tượng đài mươi tỷ, không hoành tráng như tượng “bác Hồ” thì cũng tạm như tượng ông Fidel Castro. Cái tượng tạc ông, nói cho đúng một bức phù điêu nhếch nhác xây bên bờ hồ Trúc Bạch, mô tả cảnh ông quỳ gối, đang tay đầu hàng, bên cạnh một cái bảng khắc những dòng chữ:
“Ngày 26 Tháng Mười, 1967 tại Hồ Trúc Bạch, quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sydney McCain, thiếu tá không quân thuộc lực lượng Hải Quân Hoa kỳ đã lái máy bay A4, bị bắn rơi tại nhà máy điện Yên Phụ. Đây là một trong 10 chiếc máy bay bị rơi cùng ngày.”
Đây rõ ràng không phải là một bức tượng “vinh danh” hay “tri ân” mà là một bức tượng “sỉ nhục,” tả ông trong tư thế quỳ gối, hai tay đưa thẳng lên cao khỏi đầu. Điều làm tôi ngạc nhiên là Thượng Nghị Sĩ John McCain đã tỏ ra “tự hào” khi được Việt Nam dựng “bia” tại hồ Trúc Bạch, nơi máy bay của ông bị bắn rơi. Một bức ảnh chụp lại bức phù điêu này được treo trong phòng làm việc của ông, và ông đã có lần nói với ông Đại Sứ CSVN Nguyễn Quốc Cường là: “Đây là bức ảnh tôi quý nhất!”
Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết mỗi lần thăm Việt Nam, ông John McCain thường dẫn các thượng nghị sĩ và bạn bè của ông tới để “khoe” về tấm bia và chụp hình kỷ niệm.
Người ta cho rằng tư thế quỳ gối đầu hàng của một chiến binh là một sự sỉ nhục ở tầm quốc gia. Câu chuyện này đã làm tôi nhớ lại việc Iran công bố đoạn video ghi lại cảnh 10 thủy thủ Mỹ quỳ gối khi bị bắt giữ ở hải phận Iran, dưới thời Obama. Nhưng ông John McCain chỉ bị bắn rơi và cũng chẳng bao giờ giơ hai tay lên khỏi đầu và quỳ gối với tư thế ươn hèn như vậy. (Ông bị gãy hai tay và một chân khi rơi xuống hồ Trúc Bạch.) Rõ ràng là CSVN luôn luôn chơi trò “kèo trên,” ngoài mặt giả vui cười, nhưng bên trong thì trịch thượng, chơi đòn bẩn, đâm sau lưng. Phải chăng vì là một người Mỹ, ông John McCain trung thực, không thấy rõ lòng dạ của kẻ thù?
Trong thời gian gần đây, giữa Tổng Thống Donald Trump và Thượng Nghị Sĩ John McCain, có chuyện “cơm không lành canh không ngọt,” chúng ta chưa thấy ông Trump đáng là bậc chính nhân mà McCain cũng chưa xứng được gọi là quân tử! (ngưng trích)

Image result for mccain funeralTrong lịch sử Thượng Viện Hoa Kỳ, có lẽ chưa có nghị sĩ tại chức nào qua đời mà tang lễ được tổ chức rình rang và được nói tới nhiều như Nghị sĩ John McCain. Tang lễ ông McCain được tổ chức rình rang là do ý muốn của chính ông. Ông được nói tới nhiều vì trong 81 năm cuộc đời ông (29.8.1936 – 25.8-2018) có nhiều chuyện để nói và ông cũng thích được nói về mình.
Là hậu duệ của một dòng dõi mà cả ông nội và bố đều là đại tướng trong Hải Quân Hoa Kỳ, John McCain cũng đã chọn binh nghiệp, được huấn luyện để trở thành một phi công của Hải Quân, chuyên lái loại máy bay tấn công những mục tiêu trên mặt đất, cất cánh từ những hàng không mẫu hạm trên biển.
Nếu không có chiến tranh Việt Nam thì chắc John McCain cũng sẽ nối gót ông nội và cha để trở nên một hải quân đô đốc trước khi về hưu, an dưỡng tuổi già trong bình lặng, nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông đã chấm dứt khi trong một phi vụ oanh tạc vùng Hà-Nội một ngày vào tháng 10 năm 1967, chiếc A-4 Skyhawk của Thiếu tá John McCain đã trúng đạn phòng không của địch, rơi xuống Hồ Trúc Bạch, mở đầu cho câu chuyện về “bức phù điêu” quái dị cho tới ngày nay. Bức phù điêu đã làm cho Nghị sĩ John McCain “tự hào” và một ảnh chụp cái phù điêu ấy đã được ông McCain trịnh trọng treo trong văn phòng nghi sĩ của ông mà ông nói rằng đó là cái mà ông quý‎ nhất.
Nghĩ như thế nào về bức phù điêu ấy là quyền của ông McCain, cũng như quyền của người khác không đồng ý với ông. Nhưng có những chuyện đằng sau bức phù điêu ấy cũng cần được nói tới, và không thể không nói.
Trước hết là chuyện ai đã bắn rơi chiếc máy bay của Thiếu tá John McCain? Theo tin của Hà-Nội lúc ấy thì “quân dân ta đã bắn rơi chiếc máy bay và bắt sống tên giặc lái…” nhưng tấm bia trên bức phù điêu chỉ ghi “quân và dân thủ đô Hà Nội đã bắt sống phi công John Sydney  McCain”.
Tại sao không ghi rõ trên tấm bia là “chiếc máy bay A-4 đã bị quân dân ta bắn rơi và bắt sống” như tin đã loan? Câu trả lời là tại vì không phải do “quân dân ta” đã bắn rơi chiếc A- 4 Skyhawk, nhưng là do một người lính Nga trong Hồng Quân Liên-Sô tên là Yuri Trushyekin đã làm việc ấy mà cho mãi tới năm 2008 (17 năm sau khi chế độ cộng sản tại Nga sụp đổ), ông ta mới xuất hiện trong một cuộc họp báo ở Mạc-tư-khoa và nói rằng chính mình mới là người đã bắn rơi chiếc máy bay của Thiếu tá John McCain và đã cứu viên phi công Mỹ thoát chết sau khi rơi xuống Hồ Trúc Bạch, đang bị quân lính CSBV và cả dân xúm vào đánh đập tàn nhẫn trong lúc kẻ thù của họ đã bị thương nặng với hai tay và một chân bị gãy. Trushyekin nói rằng ông ta và đồng đội đã ra lệnh cho đám đông hãy dừng tay để bắt sống viên phi công Mỹ.

Image result for Yuri TrushyekinTrushyekin đã trưng ra hình ảnh, giấy thông hành và cả một bằng khen của Hà-Nội để làm bằng chứng và nói rằng trong suốt thập niên 1960 và mấy năm đầu 1970, đã có hàng ngàn binh lính và sĩ quan Nga được đưa sang miền Bắc Việt Nam để giúp cộng quân chống Mỹ, đa số giữ vai trò cố vấn. Nhưng người Nga cũng có mặt tại chiến trường để huấn luyện cho bộ đội cộng sản VN cách sử dụng những vũ khí do Nga cung cấp, nhưng Hà-Nội không bao giờ nhìn nhận có người Nga tham chiến tại miền Bắc VN.
Về việc bắn hạ chiếc A-4 Skyhawk, Trushyekin nói rõ rằng sở dĩ ông ta đã đích thân bắn rơi chiếc máy bay vì lính CSBV đã bắn hết 12 hỏa tiễn phòng không do Liên-Sô cung cấp mà không trúng đích, còn hỏa tiễn cuối cùng, ông ta đã phải nhắm bắn và may mắn trúng mục tiêu.
Chuyện sau đó là những gì đã diễn ra trong bốn bức tường phòng giam ở “Hanoi Hilton” cho tới năm 1973 khi John McCain được trả tự do và trở về Mỹ do việc ký kết bản Thỏa hiệp Paris về “Chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam”,  giúp người Mỹ ra đi “trong danh dự”.
Thời gian sáu năm ấy trong phòng giam kín đã xảy ra nhiều việc mà chỉ có cộng sản Hà-Nội và tù binh John McCain biết, từ những đòn tra tấn tới những lời khai, những lời “thú tội” khi sức chịu đựng của con người bị đẩy tới lằn ranh cuối cùng. Sự tra tấn đã đẩy sức chiu đựng của John McCain tới lằn ranh cuối cùng và ông đã làm những việc mà sau này đã được viết lại mơ hồ và bày tỏ sự hối tiếc trong hồi k‎ý.
Thời gian sáu năm ấy đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của John McCain. Con đường binh nghiệp bị chấm dứt. Ông giải ngũ, rời khỏi Hải Quân năm 1981 với cấp bực Đại tá và dọn về Arizona. Năm sau, 1982, cựu Đại tá John  McCain bước vào đấu trường chính trị nước Mỹ và được bầu vào Hạ Viện với tư cách một đảng viên Cộng Hòa. Sau hai nhiệm kỳ làm dân biểu, John McCain bước lên Thượng Viện năm 1987 và đã đắc cử dễ dàng liên tiếp năm nhiệm kỳ cho tới nhiệm kỳ cuối cùng bắt đầu vào năm 2016 cho tới ngày 25.8.2018.
“Cái quan luận định”, lời dạy của các cụ ngày xưa có nghĩa là khi đậy nắp hòm rồi mới có thể nhận định, khen hay chê về một con người. Nghị sĩ John McCain, sau khi nhắm mắt, xuôi tay, nằm trong hòm, được nhiều người khen, mà kẻ chê cũng lắm. Nhưng, đối với ông McCain, nắp hòm đã đậy rồi cũng chưa đủ để “luận định”, khen hay chê, vì hai ngày sau khi nắp hòm của ông đã đậy, ngày 27.8.2018, Rick Davis, viên cựu quản đốc chiến dịch tranh cử của ông John McCain còn công bố lá thư vĩnh biệt dài dòng của ông cố nghị sĩ với đoạn mở đầu như sau:

Image result for Rick Davis“Gửi những đồng bào mà tôi được phục vụ trong 60 năm qua, nhất là những đồng hương ở Arizona,
Cảm ơn quý vị đã cho tôi cái vinh dự được được phục vụ quý vị, và được lãnh đạo trong cuộc sống quân ngũ và chính trị. Tôi đã nỗ lực để tận tình phục vụ quê hương chúng ta. Đôi khi tôi có lầm lẫn, nhưng tôi hy vọng lòng yêu nước của tôi được quý vị coi nặng hơn những lỗi lầm nhỏ.
Tôi thường tự coi mình là kẻ may mắn nhất trên đời. Ngay cả lúc này -lúc tôi chuẩn bị cho chuyến đi cuối đời- tôi vẫn thấy mình may mắn. Tôi thích cuộc sống tôi đã sống, thích toàn bộ cuộc sống đó – cuộc sống nhiều trải nghiệm, nhiều phiêu lưu, và chan chứa tình bạn, đầy đủ gấp 10 lần những cuộc sống phong phú khác. Tôi tri ân đời.
Dĩ nhiên, như mọi người, tôi cũng có lắm điều ân hận. Nhưng tôi không đổi một ngày nào trong cuộc đời tôi -kể cả những ngày xấu nhất- đổi lấy ngày tốt nhất của bất cứ ai.
Tôi thỏa mãn với cuộc sống, vì tôi yêu thương gia đình tôi. Không vợ con ai dễ thương hơn vợ con tôi, không ai hãnh diện về gia đình như tôi. Quê hương ban phát tình gia đình cho tôi, ban phát những gắn bó với mọi lý tưởng Hoa Kỳ như yêu tự do, chuộng công bằng, kính trọng nhân phẩm của mọi người. Tôi hạnh phúc hơn những thoáng thích thú phù du.
Bản thân và nhân cách của chúng ta trở thành cao lớn hơn vì chúng ta phục vụ cho những lý tưởng vĩ đại.
Thưa quý bạn, tôi say mê hòa mình vào những lý tưởng đó hơn bất cứ điều gì khác. Sống, tôi hãnh diện được là người Mỹ, chết cũng xin chết trong cái hãnh diện đó. Chúng ta là công dân của một đất nước cao thượng, một đất nước đầy lý tưởng, chứ không bó hẹp vào máu và đất. Thượng Đế ban phước cho chúng ta, và chúng ta đem phước lành đến cho nhân quần, bằng cách bảo vệ và bành trướng lý tưởng Hoa Kỳ ngay trong đất nước chúng ta và trên khắp thế giới.
Trong lịch sử, chưa bao giờ chúng ta giải thoát được nhiều người như hiện nay; chúng ta giải thoát họ ra khỏi bọn cường quyền, giải thoát họ ra khỏi cảnh nghèo đói. Trong sứ mạng giải phóng đó chúng ta trở nên mạnh hơn, giàu hơn.
Nhưng chúng ta làm nhỏ đi tầm vóc vĩ đại của Hoa Kỳ nếu chúng ta tưởng sự hơn thua bộ lạc là lòng yêu nước. Những tranh chấp tủn mủn đó chỉ tạo ra thù hận và bạo lực trên thế giới”.(ngưng trích)
Đúng là “lá chúc thư vĩnh biệt” này đã chiếu rọi những tia sáng vào các ngóc ngách trong tận cùng tâm can ông cố nghị sĩ và đã gây ra nhiều chỉ trích, phản ứng tiêu cực, mà tức thì thấy được là ngay sau ông khi ông Davis đọc vừa xong bức chúc thư thì lá cờ sao sọc trên nóc Tòa Bạch Ốc đã được kéo lên cao như những ngày thường, dù trước đó hai ngày, khi có tin Nghị sĩ McCain qua đời, TT Trump đã ký lệnh để cờ rũ trên nóc Bạch Cung cho đến ngày quan tài Nghị sĩ McCain hạ huyệt. Lý do của sự chấm dứt đột ngột để cờ rũ: dù là một người “ngu” hay có đầu óc “hơn thua bộ lạc” tới đâu  cũng thấy những hàng chữ cuối cùng trong phần trích dẫn trên đây là cú đá giò lái nhắm vào kẻ đã không chịu nhìn nhận John McCain là một anh hùng của nước Mỹ và đã bị ông cấm cửa khi ông nằm trong quan tài!
Tuy nhiên, lá chúc thư vĩnh biệt cũng có những điều thành thật đáng khen, như câu “Tôi thường tự coi mình là kẻ may mắn nhất trên đời”. Thật vậy, nếu John McCain không “là kẻ may mắn nhất trên đời” thì đã không thể tới được nơi ông đã tới trước khi nhắm mắt lìa đời.
Có vẻ John McCain không phải là một người thông minh cho lắm. Ông tốt nghiệp Học Viện Hàng Hải Quốc Gia HK hạng thứ 4, đếm từ dưới lên trong bảng xếp hạng những sinh viên tốt nghiệp năm 1958. Khởi đầu, John McCain được phái tới một phi đội A-1 Skyraider như một phi công phụ trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Interpid trên vùng biển Caribe và Địa Trung Hải. Vào giữa thập niên 1960, hai trong trong những phi vụ đầu tiên của ông gặp nạn và phi vụ thứ ba đâm vào một đường dây dẫn diện, nhưng John McCain may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Lần thứ ba, John McCain lại may mắn thoát chết khi chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Forrestal bốc cháy vào ngày 29.7.1967 trên Vịnh Bắc Việt. Ông đã thoát ra kịp thời khỏi chiếc phản lực cơ đang bốc cháy khi một quả bom phát nổ, bị nhiều mảnh bom bắn vào ngực và hai chân nhưng đã sống sót trong lúc 134 thủy thủ đã thiệt mạng và phải mất 24 tiếng đồng mới dập tắt được đám cháy.
Chỉ ba tháng sau, John McCain lại thoát chết trên Hồ Trúc Bạch, khi may mắn được người lính Nga Yuri Trushyekin cứu khỏi những đòn thù của đám “quân và dân thủ đô Hà-Nội”.
Sáu năm sau, John McCain lại có một may mắn nữa là khi trở về Mỹ, đã được đích thân TT Nixon tới tận thang máy bay chào đón, trong khi hàng triệu người lính Mỹ trở về từ Việt Nam đã “được” dân Mỹ chào đón bằng cà chua, trứng thối và những lời nguyền rủa. John McCain còn được suy tôn như một anh hùng của Mỹ, được dân Mỹ trọng vọng bầu vào Quốc Hội cho tới lúc chết. Tang lễ được tổ chức long trọng hết cỡ kéo dài cả tuần, từ miền Tây sang miền Đông nước Mỹ, với sự hiện diện của hầu hết những tai to mặt lớn trong cái “đầm lầy” ở Washington, kể cả ba cựu tổng thống và tất cả những người đã được hai đảng đề cử ra tranh chức tổng thống trong suốt hai thập niên vừa qua.

Image result for President Nixon welcomes home McCainÔng John McCain chắc đã phải mỉm cười nơi chín suối. Và, hẳn là ông sẽ vui hơn nếu được biết sau khi ông rời khỏi cõi trần ai tươi đẹp này thì ông đại sứ Mỹ tại Hà-Nội đã tới đặt vòng hoa và kính cẩn nghiêng mình trước “bức phù điêu… cao qu‎ý” bên bờ Hồ Trúc Bạch, mô tả Thiếu tá John Sydney McCain đang quỳ gối, giơ cao hai tay đầu hàng.
Thôi, Nghị sĩ John McCain hãy quên cái lão tổng thống “thô lỗ và điên khùng” đi, vì dù sao lão ta cũng đã được đa số dân Mỹ bầu ra, đúng quy định của Hiến Pháp và Luật Pháp theo truyền thống dân chủ hay đẹp của nước Mỹ, mà ông nghị sĩ cũng đã cố thử hai lần nhưng không thành công và đã đổ tội oan cho người khác.
Đúng như lời ông nghị sĩ trong chúc thư vĩnh biệt: “Những tranh chấp tủn mủn đó chỉ tạo ra thù hận và bạo lực trên thế giới”.
Ký Thiệt 
https://baotgm.net/ky-thiet-buc-phu-dieucao-qu%E2%80%8Ey/ 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire