Anh chỉ nợ em một lời giã biệt
Em cũng nợ anh một lần nuối tiếc
Thuyền chửa ra khơi chèo lỡ nhịp rồi!
Mai ta có về trên nhánh sông đôi
Hai bờ vắng đuối nhìn nhau khóc vội
Anh bên ấy buổi hoàng hôn sắp tối
Em bên này – đêm muộn đóm sao rơi
http://phamtinanninh.com/?p=2604
*
* *
* *
*
* *
* *
Thi Ca Yêu Nước - Phan Thị Ngôn Ngữ hạt cát trắng Thùy dương
Ngô Quốc Sĩ – Hải Sơn & Minh Nguyệt trình bày Radio DLSN
PHAN THI NGÔN NGỮ HẠT CÁT TRẮNG THÙY DƯƠNG
Phan Thị Ngôn Ngữ, tên thật là Phan Thị Ngôn sinh quán tại Diên Khánh, Khánh Hòa, là nữ sinh trường Nữ Học Nha Trang. Ra hải ngoại năm 1993, định cư tại vùng Virginia. Tập thơ đầu tiên là “Vọng khúc”, rồi sau đó là “Tạ Tình Khúc”, “Lỗi một vần gieo” và “Dùng dằng”
Thơ Phan Thị Ngôn Ngữ chan chứa kỷ niệm quê nhà, như tác
giả đã thổ lộ với phóng viên RFA “Tôi làm thơ giống như viết nhật ký
bằng văn vần. Đối với tôi, tôi thích nhất chủ đề quê hương, tại vì trong
quê hương nó bao gồm hết tất cả…” Qủa thế! Bỏ nước ra đi là một lựa
chọn bi đát của Phan Thị Ngôn Ngữ và tất cả những ai mang căn cước tị
nạn cộng sản. Hẳn ra đi chạy trốn cộng sản trong cuộc hành trình tìm tự
do, nhưng dân Việt đã phải trả một giá quá đắt, phải đánh đổi tất cả,
quê hương, gia đình, sự nghiệp, để bước vào một tương lai vô định, nên
ai cũng dùng dằng, nửa đi nửa ở:
Dùng dằng như chuyến tàu ngang
muốn quên ga cũ lại mang mang lòng
dùng dằng như nắng nhớ sông
như triều nhớ biển như đồng nhớ mưa
dùng dằng như buổi tiễn đưa
không vơi lòng nhớ chưa vừa dạ thưa
Trong sự lựa chọn bi đát đó, dân Việt đã phải chấp nhận một
vết dao nhọn như thể vết chém cắt đứt tình cảm với người yêu và người
thân, với quê cha đất tổ, nên ai cũng dùng dằng, vì qúa đau xót, không
nỡ đánh mất tất cả:
dùng dằng như thể tơ vương
mối buông sợ đứt mối nương sợ tình
dùng dằng như kẻ tình chung
nửa lao ngọn sóng nửa cùng đáy sông
Dùng dằng, nhưng đành nhắm mắt lao vào cuộc hành trình vô
định, tác giả cảm thấy hồn mình cứng đọng như rong rêu củi mục hay hơn
nữa như gỗ đá:
Sáng hôm nay hồn ta như gỗ mục
Nhìn quanh đời ẩm mốc những đợi trông
Nhìn lại ta héo úa dấu môi hồng
Đã hóa thạch từ nụ cười thơ trẻ
Sáng hôm nay – hồn ta sao quạnh quẽ
Đôi mắt nào vừa khép lại đêm qua
Thế là tác giả đã phải lựa chọn dứt khoát ra đi, bỏ lại tất
cả để chấp nhận thân phận lưu vong, cô đơn lạc lỏng nơi đất khách quê
người:
Ta một mình-bơi ngược nhánh sông xưa
Một đời – ta đi tìm nắng tìm mưa
Ta tìm nhau – chỉ thấy hoàng hôn đọng
Ta tìm nhau – đuổi hoài như chiếc bóng
Ngã bên đường đứng khóc giữa hư không
Trong nỗi cô đơn tột cùng như thể chết lặng giữa hư không,
Phan Thi Ngôn Ngữ đã tìm về những hình ảnh yêu dấu đã mất. Trước tiên là
hình bóng mẹ hiền cách xa, mòn mỏi nhớ mong:
Mai mốt con về vá mảnh áo cũ
Bên mẹ tuổi già bóng rũ chân xiêu
suốt một đời con phiêu bạt cũng nhiều
vẫn chưa bằng mẹ vạn điều cay đắng
Bên cạnh bóng mẹ hiền là hình bóng cha kiêu hùng trong bộ
quân phục đượm mùi thuốc súng, một thời xả thân bảo vệ quê hương:
Cha đã hao mòn với tháng năm
Chôn xuống – đào lên manh áo trận
Chiều chiều bên giậu đứng nhìn câm
Nghe nặng tình quê mấy nỗi buồn
Những đồng đội cũ giạt muôn phương
Quê hương vá mãi chưa lành sẹo
Cha xót lòng … đau một vết thương!
Cạnh bóng mẹ hiền, và cha hùng, còn phảng phất bóng dáng
“người ấy” đã ra đi biền biệt, để lại một trống rỗng đoạn trường:
Ta về áo đẫm hơi sương
Giang tay ôm cả đoạn trường tháng năm
Người đi từ ấy trăng rằm
Rừng xa ngậm ngải tìm trầm thấy đâu
Non cao sương trắng mái đầu.
Bình nguyên‐phố thị…trầm sâu một ngày.
Thế là em đã ôm cả đoạn trường để ra đi, chấp nhận
một mất mát tột đỉnh, mãi mãi trống vắng vì thiếu bóng anh cận kề:
Mất anh rồi – anh ra đi mãi mãi
Cát bụi quân trường khép lại đời trai
Nợ núi sông còn trăm nẻo đường dài
Sao vội thế anh ơi đừng chết nhé
Em không khóc mà chỉ thầm gọi khẽ
Giữa hồn em băng giá lạnh vô cùng
Giữa hồn em là sương khói mênh mông.
Ra đi, không chỉ là chết trong lòng một ít, mà là chết tất
cả, nên nhà thơ không thể ngăn dòng nước mắt phân ly. Nỗi nhớ cuộn lên
theo khói thuốc tưởng tượng của ai đó năm nào:
Vào tóc cũng theo người
Từng cọng bỏ ta đi
Mỗi sớm mơi thức dậy
Sầu đứng khóc phân ly
Khói thuốc đốt năm xưa
Còn vàng tay nỗi nhớ
Đốm lửa hoài cháy đỏ
Soi lòng sâu thẳm đen.
Nhìn khói thuốc tưởng tượng mà nhớ đến người xưa rồi đành tạ lỗi với người, vì chèo đã lỡ nhịp, nghìn trùng xa cách:
Anh chỉ nợ em một lời giã biệt
Em cũng nợ anh một lần nuối tiếc
Thuyền chửa ra khơi chèo lỡ nhịp rồi!
Mai ta có về trên nhánh sông đôi
Hai bờ vắng đuối nhìn nhau khóc vội
Anh bên ấy buổi hoàng hôn sắp tối
Em bên này – đêm muộn đóm sao rơi
Xa mẹ, xa cha, xa anh, Phan Thị Ngôn Ngữ luôn cánh cánh bên
lòng nỗi nhớ quê hương, từng đêm từng ngày xót xa “trông về quê mẹ ruột
đau chín chìu”
Ở đây đèn phố trăng ngàn
Đêm chong dạ nhớ ngày vàng mắt trông
Quê cha đổi mạch thay dòng
Tứ phương về trụ giữa lòng mẹ xưa
Từ nỗi mất mát lớn lao đó, nhà thơ hình như đã hóa thân,
nhìn đời bằng cặp mắt của một triết nhân, luận về ý nghĩa của đời người
và người đời:
Buồn từ ngọn cỏ vạt cây
Xót từ ánh mắt bàn tay ngỡ ngàng
Kiếp người thống khổ lầm than
Tình người như đóm lửa tàn bơ vơ.
Đến đây, xin dừng lại để cùng Phan Thị Ngôn Ngữ nhớ về Nha
Trang cát trắng, nhớ quê hương Việt Nam đẹp xinh, nơi đó còn có bao
nhiêu người thân, và nhất là còn có người bạn của tác giả như Tuyết Lan,
mẫu thân của Mẹ Nấm -Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nữ sinh Thánh Tâm, người
chiến sĩ dân chủ đang mỏi mòn nhớ con thơ từ ngục tù cộng sản.
NQS, MN và HS xin tạm biệt, hẹn gặp lại quí thính giả trong TCYN lấn tới.
Ngô Quốc Sĩ
http://radiodlsn.com/2017/03/30/phan-thi-ngon-ngu-hat-cat-trang-thuy-duong/
*
* *
* *
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire